Khi trẻ em đổ vỡ niềm tin Chuyên viên tư vấn Thạch Ngọc Yến (Văn phòng tư vấn trẻ em TP HCM) cho biết, số trẻ đến tư vấn vì mất lòng tin ở người lớn chiếm trên 70%. Rất nhiều trường hợp các em phàn nàn cha mẹ chỉ mải kiếm tiền mà không quan tâm đến con cái. Hậu quả của việc này là số trẻ em hư hỏng, bỏ nhà ngày càng tăng. Theo các chuyên viên tư vấn, bố mẹ và thầy cô là người được các em quý mến nhất. Tuy nhiên, hiện nay, có rất nhiều em tâm sự rằng không còn kính trọng thầy cô như trước. Một bậc phụ huynh kể, con chị mới 12 tuổi, cháu đang học rất giỏi thì đột ngột có những dấu hiệu sa sút: học hành chểnh mảng, nhiều điểm kém, thường tư lự một mình. Chị tìm hiểu thì cháu tấm tức: “Tại sao con cũng làm bài giống bạn, nhưng điểm lại kém hơn bạn? Có phải con không đi học thêm tại nhà cô nên bị cô ghét? Cô giáo đã không công bằng!” Hay có những em đặt câu hỏi với chuyên viên tư vấn rằng, tại sao em đi chơi mới 9 giờ tối về là bị đánh chửi, còn bố nhậu nhẹt đến 1-2 giờ sáng mới về, quậy cả nhà, bị hàng xóm chửi mà mẹ không nói tiếng nào? Một khảo sát mới đây của Trung tâm tư vấn 43 Nguyễn Thông (TP HCM) cho thấy, đa số các bạn trẻ thích chia sẻ “bí mật” của mình với bạn bè hơn là với cha mẹ. Có em đã tự tử vì phát hiện cha mẹ không tốt như em nghĩ. Nhà giáo ưu tú Lê Minh Nga cho rằng sở dĩ các bạn vị thành niên trở nên lặng lẽ, không cởi mở với gia đình, hoài nghi với người lớn là do cha mẹ không gương mẫu trước mặt con cái. Ông cha ta đã có câu “cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo”, khi những tấm gương kia “đục” thì con cái tất yếu sẽ hoài nghi, hoặc học tập cách sống không đẹp của bố mẹ. Cũng theo các chuyên viên tư vấn, ở lứa tuổi vị thành niên, cách tốt nhất là nên đối xử với các em như một người lớn thật sự. Nên công bằng, thẳng thắn, trung thực và đồng cảm sâu sắc với các em. Những biện pháp mạnh như ra lệnh, cưỡng chế, hay trừng phạt chỉ mang lại hiệu quả nhất thời hoặc phản tác dụng. Trẻ em sẽ phản ứng quyết liệt, bất cần và trở nên khó dạy bảo. Hãy làm một người bạn của con, hãy cố gắng sống tốt, đó là lời khuyên của các chuyên viên tư vấn dành cho các ông bố, bà mẹ. Khi trẻ không chịu đi học Theo các nhà tâm lý, hầu hết trẻ em kêu ca về trường học, 5-10% ghét đến trường. Dưới đây là những lý do phổ biến nhất và cách ''xử lý'' để trẻ ngoan ngoãn tới trường. Lo âu Một trong những lo lắng làm trẻ không muốn đến trường là sợ bị cô lập, thông thường trẻ bắt đầu đến trường mới. Với trẻ mẫu giáo, cha mẹ nên động viên để con tự tin, đừng tỏ thái độ lo lắng. Hãy chào tạm biệt ''Con học ngoan nhé! Mẹ sẽ đón con lúc 4h30'' thay vì nói ''Đừng sợ, mẹ sẽ đứng ngoài lớp học''. Sự cô đơn Nhiều trẻ không thích đến trường vì không có bạn. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp con bạn luôn đơn độc, giả vờ ốm để tránh sinh hoạt với lớp. Giải quyết trường hợp như vậy, bạn hỗ trợ trẻ kỹ năng giao tiếp. bạn có thể dạy con một vài phương thức làm quen như ''Mình là Tuấn, còn bạn?''. Sợ bị bắt nạt Nếu con bạn có vẻ trầm lặng và lo âu, bỗng nhiên kém tự tin, có thể do bị bắt nạt, không muốn đến trường. Nếu vậy, hãy dạy con trẻ tính quả quyết. Những trẻ quả quyết với bọn bắt nạt có thể kết thúc việc bị ức hiếp. Trẻ bị bắt nạt nên ngay lập tức thông báo với giáo viên và gần gũi với những người bạn khác để được bảo vệ, tránh nơi bọn bắt nạt thường lai vãng. Nếu có thể phụ huynh nên mời kẻ bắt nạt đó về nhà dùng bữa, xem phim hoạt hình trên tivi và chơi điện tử chung với bé. Do thể chất Trẻ kêu ca không muốn đi học còn do thể chất như trẻ có thể luôn bị cho là lười biếng, dù rất cố gắng. Thị lực là nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng tới học lực của trẻ. Hãy lưu ý khi trẻ có đọc sách quá gần mắt không? Trẻ có phàn nàn bị ngứa mắt, nhức đầu hay chóng mặt sau khi thực hiện những công việc tỉ mỉ không. Những đứa trẻ có khiếm khuyết trong học tập thường thất bại và tỏ vẻ lơ đãng. Chúng có thể không nhớ hết hoạt động đơn giản, các mẫu tự a, b, c hoặc tình tiết của câu chuyện chúng được nghe. Nếu bạn nghi ngờ con mình bị bất lực trong học tập, hãy đến gặp chuyên gia tâm lý giáo dục để thẩm định khả năng. Đừng quên trẻ em cũng biết cách làm bố, mẹ chống lại giáo viên. Nếu con bạn kể một câu chuyện kinh dị về trường học, máy móc đừng vội tin đó là sự thật. Hãy thảo luận với giáo viên, hiệu trưởng. Một khi con bạn xác định rõ nguyên nhân con bạn ghét trường học, bạn sẽ có giải pháp cụ thể. . người lớn chiếm trên 70%. Rất nhiều trường hợp các em phàn nàn cha mẹ chỉ mải kiếm tiền mà không quan tâm đến con cái. Hậu quả của việc này là số trẻ em hư hỏng, bỏ nhà ngày càng tăng. Theo các. mang lại hiệu quả nhất thời hoặc phản tác dụng. Trẻ em sẽ phản ứng quyết liệt, bất cần và trở nên khó dạy bảo. Hãy làm một người bạn của con, hãy cố gắng sống tốt, đó là lời khuyên của các chuyên. nên mời kẻ bắt nạt đó về nhà dùng bữa, xem phim hoạt hình trên tivi và chơi điện tử chung với bé. Do thể chất Trẻ kêu ca không muốn đi học còn do thể chất như trẻ có thể luôn bị cho là lười