Sinh 9 Tuan 9

4 148 0
Sinh 9 Tuan 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án Sinh 9 GV : Trương Minh Hiệp Ngày soạn: 18 tháng 10 năm 2009 Tuần 9 – Tiết 17 MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN I. Mục tiêu : a) Kiến thức :- Mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN - Biết xác định những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa ARN và AND - Trình bày được sơ bộ quá trình tổng hợp ARN , đặc biệt là nguyên tắc của quá trình này b) Kĩ năng : Tiếp tục ph/ triển kĩ năng q/ sát , ph/ tích kênh hình và tư duy lí thuyết II. Chuẩn bị : - Tranh phóng to hình 17.1 và 17.2 - Mô hình động về tổng hợp ARN III. Tiến trình : 1 ) Ổn định : 2) Kiểm tra : ( 8 phút ) - Mô tả quá trình tự nhân đôi của ADN . Giải thích vì sao ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ ? - Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen ? 3 ) Bài dạy : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC NỘI DUNG * HOẠT ĐỘNG I : Tìm hiểu ARN ( 12 phút ) - Treo hình 17.1: + ARN có thành phần hóa học như thế nào ? + Trình bày cấu tạo của ARN ? - Yêu cầu HS làm BT mục ∇ tr.51 - Chốt kiến thức : Đặc điểm ARN AND Số mạch đơn 1 2 Các loại đơn phân A , U , G , X A , T , G , X Kích thước , khối lượng Nhỏ Lớn - Tùy theo chức năng mà ARN chia thành các loại khác nhau … * HOẠT ĐỘNG II : Tìm hiểu ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào ?( 15 phút ) + ARN được tổng hợp ở kì nào của chu kì tế bào ? - Tự thu nhận thông tin , nêu được : cấu tạo hóa học và tên các loại Nu - Thảo luận nhóm , hoàn thành bảng 17 - Đại diện 1 nhóm lên bảng làm , các nhóm khác bổ sung - Ở kì trung gian , tại NST , ARN được tổng I. ARN ( Axit Ribônucleic ) - ARN là các đại phân tử , có cấu trúc đa phân gồm các nguyên tố C , H , O , N , P và cấu tạo bởi một mạch đơn - Mỗi đơn phân của ARN là một Nucleotit , gồm 4 loại : A ( Adenin ) , U ( Uraxin ) , G ( Guanin ) , X ( Xitôxin ) . Mỗi phân tử ARN có từ hàng trăm đến hàng nghìn Nu - Các loại Nu trên ARN sắp xếp với thành phần , số lượng và trật tự khác nhau  ARN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù - Có 3 loại ARN : + ARN thông tin ( m ARN ) : Truyền đạt thông tin qui định cấu trúc protein cần tổng hợp từ gen  Riboxôm + ARN vận chuyển ( t ARN ) : Vận chuyể Axit Amin  Riboxôm để tổng hợp Protein + ARN Riboxôm ( r ARN ) : Là thành phần tham gia cấu tạo Riboxôm II. Nguyên tắc tổng hợp ARN : Qúa trình tổng hợp ARN dựa trên nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bổ sung ( A – U , G – X , T – A ) , diễn ra tại NST ở kì trung gian : Trường THCS Lê Thánh Tôn Giáo án Sinh 9 GV : Trương Minh Hiệp - GV mô tả quá trình tổng hợp ARN dựa vào hình 17.2 ( hoặc mô hình động ) - Yêu cầu HS quan sát hình 17.2 : + ARN được tổng hợp dựa vào 1 hay 2 mạch đơn của gen ? + Các loại Nu nào liên kết với nhau tạo thành mạch ARN ? + Nhận xét trình tự các đơn phân trên ARN so với mỗi mạch đơn của gen ? - Chốt kiến thức - Gọi 1 hs đọc mục “ Em có biết “  t ARN và r ARN sau khi được tổng hợp sẽ tiếp tục tạo thành cấu trúc bậc cao hơn + Qúa trình tổng hợp ARN theo những nguyên tắc nào ? + Nêu mối quan hệ gen – ARN ? hợp từ ADN - Ghi nhớ kiến thức - Thảo luận , thống nhất : + ARN được tổng hợp từ 1 mạch đơn + Liên kết theo NTBS : A-U , T-A , G-X , X- G + ARN có trình tự tương ứng với mạch khuôn theo NTBS - Thảo luận nhóm , cử đại diện phát biểu … - Dưới tác dụng của Enzim , một đoạn của ADN tương ứng với một gen nào đó tháo xoắn và tách dần hai mạch đơn ra - Các Nu tự do trong môi trường nội bào lần lượt liên kết với các Nu trên một mạch gen ( mạch gốc hay mạch khuôn ) thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung để hình thành dần mạch ARN - Sau khi được tổng hợp , phân tử ARN tách khỏi gen , di chuyển ra tế bào chất để tổng hợp Protein  Mối quan hệ giữa gen – ARN : Trình tự các Nu của mạch ADN qui định trình tự sắp xếp các Nu trên mạch ARN 4) Củng co : ( 7 phút ) Chọn ý trả lời đúng : 1/ Qúa trình tổng hợp ARN xảy ra ở : a – Kì trung gian b – Kì đầu c- Kì giữa d – Kì sau e – Kì cuối 2 / Loại ARN có chức năng truyề n đạt thông tin di truyền : a- t ARN b- m ARN c – r ARN d- Cả a , b và c 3 / Một đoạn ARN có trình tự : -A –U –G –X –U –U –G -A- . Hãy xác định trình tự các Nu trên đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên . Nêu mối quan hệ giữa gen – ARN 5) Hướng dẫn học ở nhà : ( 3 phút ) - Học bài theo nội dung SGK - Làm câu hỏa 1 , 2 , 3 vào vở BT - Đọc mục “ Em có biết “ - Đọc trước bài 18 Trường THCS Lê Thánh Tôn Giáo án Sinh 9 GV : Trương Minh Hiệp Ngày soạn: 18 tháng 10 năm 2009 Tuần 9 – Tiết 18 PRÔTÊIN I. Mục tiêu : a) Kiến thức : - Nêu được thành phần hóa học của Prôtein , phân tích được tính đặc thù và đa dạng của nó - Mô tả được các bậc cấu trúc của Protein và hiểu được vai trò của nó - Trình bày được các chức năng của Protein b) Kĩ năng : - Phát triển tư duy lí thuyết ( phân tích , hệ thống hóa kiến thức ) - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình II. Chuẩn bị : Tranh phóng to hình 18 SGK III. Tiến trình : 1) Ổn định : 2) Kiểm tra ( 8 phút ) - Mô tả cấu trúc của ARN ? So sánh với ADN ? - ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào ? Nêu bản chất mối quan hệ theo sơ đồ gen  ARN ? 3) Bài dạy : * Mở bài : Prôtein đảm nhận nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ cấu trúc và hoạt động sông của tế bào , biểu hiện thành các tíhn trạng của cơ thể HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC NỘI DUNG * HOẠT ĐỘNG I : Tìm hiểu cấu trúc của Prôtein : ( 14 phút ) - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin : + Nêu thành phần hóa học và cấu tạo của Prôtein ? - Thảo luận : + Tính đặc thù của Prôtein được thể hiện như thế nào ? + Yếu tố nào xác định sự đa dạng của Prôtein ? + Vì sao Prôtein có tính đa dạng và đặc thù ? - Treo hình 18  tính đa dạng và đặc thù còn biểu hiện ở cấu trúc không gian + Tính đặc thù của Prôtein thể hiện qua cấu trúc không gian như thế nào? * HOẠT ĐỘNG II : Tìm hiểu - Nghiên cứu thông tin , trả lời - Thảo luận , thống nhất : + Tính đặc thù thể hiện ở số lượng , thành phần và trật tự của AxitAmin + Sự đa dạng do cách sắp xếp khác nhau của 20 loạiAxitAmin - Đại diện nhóm phát biểu , các nhóm khác bổ sung - Ghi nhớ kiến thức - Tính đặc trưng thể hiện ở cấu trúc bậc 3 và bậc 4 - Nghe giảng kết hợp đọc thông tin I. Cấu trúc của Protêin : - Prôtêin được cấu tạo bởi các nguyên tố C , H , O , N . Là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân , trong đó đơn phân là các Axit Amin . Có hơn 20 loại Axit Amin khác nhau - Prôtêin có tính đa dạng , do cách sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại Axit Amin - Prôtêin còn có tính đặc thù , được qui định bởi thành phần , số lượng và trình tự sắp xếp các axit Amin , và thể hiện qua cấu trúc không gian của nó ( Cấu trúc bậc 1 , 2 , 3 , 4 ) : + Cấu trúc bậc 1 : Là chuỗi Axit Amin có trình tự xác định + Cấu trúc bậc 2 : Là chuỗi Axit Amin tạo vòng xoắn lò xo + Cấu trúc bậc 3 : Do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng + Cấu trúc bậc 4 : Gồm 2 hay nhiều chuỗi AxitAmin kết hợp với nhau II. Chức năng của Prôtêin : a) Tham gia cấu tạo và hoạt động Trường THCS Lê Thánh Tôn Giáo án Sinh 9 GV : Trương Minh Hiệp chức năng của Prôtein : ( 13 phút ) - Giảng 3 chức năng của Prôtein . VD : Prôtein dạng sợi là thành phần chủ yếu của da , mô liên kết - Phân tích thêm các chức năng : + Là thành phần tạo nên kháng thể + Prôtein phân giải  cung cấp năng lượng + Truyền xung thần kinh …. - Yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi mục ∇ tr.55 + Vì sao Prôtein dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc tốt ? + Nêu vai trò một số Enjimđối với sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng và dạ dày ? + Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường ? - Vì các vòng xoắn dạng sợi , bện lại kiểu dây thừng  chịu lực khỏe - Các loại Enjim : Amilaja biến tinh bột thành đường ; Pepsin cắt tinh bột chuỗi dài thành chuỗi ngắn - Do thay đổi tỉ lệ bất thường của Insulin tăng lượng đường trong máu cơ thể : - Chức năng cấu trúc : Xây dựng cấu trúc tế bào , hình thành các mô , cơ quan , cơ thể - Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất : Prôtêin lá thành phần chủ yếu của các Enzim, đóng vai trò xúc tác các phản ứng hóa sinh trong tế bào và cơ thể - Chức năng điều hòa quá trình TĐC : Prôtêin là thành phần của phần lớn Hoocmôn , tham gia điều hòa các phản ứng TĐC của cơ thể - Chức năng bảo vệ : Prôtêin là thành phần kháng thể tham gia chức năng bảo vệ cơ thể , chống các chất độc , chất lạ xâm nhập - Prôtêin là nguồn dự trữ năng lượng cho hoạt động tế bào và cơ thể b) Tham gia chức năng di truyền : Prôtêin tham gia cấu tạo NST , tham gia Enzim xúc tác phản ứng nhân đôi ADN , mặt khác còn trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể 4) Củng cố : ( 7 phút ) Chọn ý trả lời đúng : 1/ Tính đa dạng và tính đặc thù của prôtein là do : a- Số lượng , thành phần các loại Axit Amin c- Cấu trúc không gian của Prôtein b- Trật tự sắp xếp các Axit Amin d- Cả a , b và c 2/ Bậc cấu trúc có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của Prôtein : a – Cấu trúc bậc 1 b – Cấu trúc bậc 2 c – Cấu trúc bậc 3 d – Cấu trúc bậc 4 5) Hướng dẫn học ở nhà : ( 3 phút ) - Học bài theo nội dung SGK - Làm câu hỏi 2 , 3 , 4 vào vở BT - Ôn lại ADN và ARN - Đọc trước bài 19 Trường THCS Lê Thánh Tôn . Giáo án Sinh 9 GV : Trương Minh Hiệp Ngày soạn: 18 tháng 10 năm 20 09 Tuần 9 – Tiết 17 MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN I. Mục tiêu : a) Kiến. biết “ - Đọc trước bài 18 Trường THCS Lê Thánh Tôn Giáo án Sinh 9 GV : Trương Minh Hiệp Ngày soạn: 18 tháng 10 năm 20 09 Tuần 9 – Tiết 18 PRÔTÊIN I. Mục tiêu : a) Kiến thức : - Nêu được thành. – U , G – X , T – A ) , diễn ra tại NST ở kì trung gian : Trường THCS Lê Thánh Tôn Giáo án Sinh 9 GV : Trương Minh Hiệp - GV mô tả quá trình tổng hợp ARN dựa vào hình 17.2 ( hoặc mô hình

Ngày đăng: 02/07/2014, 19:00

Mục lục

  • Ngày soạn: 18 tháng 10 năm 2009

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan