Giúp con kiềm chế cơn giận Nguyên tắc chung: Trong những sách giúp thành công, tác giả thường trình bày cho các bậc cha mẹ một nguyên tắc quan trọng là Thấu Hiểu và Ðiều Khiển Cơn Giận Của Bạn. Bạn hãy tự nói với mình: "Nếu hàng trăm người lớn còn phải tham dự các lớp học về cách điều khiển cơn giận, thì tôi cũng không thể nổi nóng với con và tôi sẽ dạy con mình biết cách tự kiềm chế cơn giận". Ðừng đáp lại cơn giận bằng sự giận dữ: bạn đừng đối phó cơn giận của trẻ bằng sự giận dữ của chính mình. Sự bực dọc của bạn sẽ có khuynh hướng làm tăng tâm trạng bực bội và gắt gỏng của trẻ. Thay vào đó, bạn hãy tự kiềm chế cơn giận của chính mình trước. Nên trả lời con bằng giọng ôn tồn, bình tĩnh. Làm như thế bạn sẽ điều khiển được những hành động của con mình, và bạn sẽ có thể uốn nắn được cách cư xử của nó. Chọn lựa giải pháp: Phải cho con bạn biết rằng những cảm xúc giận dữ là chuyện bình thường, người lớn cũng thường giận giữ, tuy nhiên cách thể hiện những cảm xúc giận giữ ấy có thể chấp nhận được hoặc không thể chấp nhận được. Ðể giúp trẻ học được điều này, bạn hãy công nhận nguyên nhân làm trẻ giận dữ. Chính khi biết rằng bạn đã hiểu được cảm xúc của nó, con bạn sẽ dịu lại. Ví dụ, bạn làm gì nếu con bạn giận dữ vì anh nó đã lấy xe đạp đi mà không hỏi nó trước, và thế là nó la hét và chửi thề? Lúc ấy, bạn phải bình tĩnh công nhận lý do bực dọc của trẻ bằng cách nói như thế này: "Ừ, bố (mẹ) biết anh làm con bực mình khi lấy đồ của con mà không hỏi." Ðiều này thường sẽ làm cho trẻ ngưng lại để suy nghĩ về cách hưởng ứng mới mẻ này của bạn. Tiếp đến, bạn hãy hỏi một câu hỏi để hướng suy nghĩ của trẻ theo cách hữu ích hơn: "Phải làm sao để bắt anh con nhớ phải hỏi trước khi dùng đồ của con?" Nếu trẻ vẫn còn trả lời một cách giận dữ thì gợi ý cho nó nghĩ theo hướng tích cực hơn: "Con nóng giận như vậy cũng chẳng được gì. Con thấy bây giờ phải làm gì?" Bạn hãy ở lại với con mình khi nó đang bực bội và hướng dẫn nó vượt qua cơn nóng giận đó. Làm nguôi cơn giận: Nếu thấy con bạn "giận quá mất khôn" và hành động nóng nảy của nó đi lệch hướng, bạn hãy ngăn nó lại và đưa nó đi khỏi chỗ đó, hoặc vào phòng riêng để lấy lại bình tĩnh. Ðừng cố đối đầu lúc trẻ đang giận dữ tột đỉnh. Sau đó, khi trẻ lắng xuống, hãy tìm dịp nói cho nó biết một cách cụ thể những gì nó làm khiến bạn không hài lòng. Khuyến khích, thử hỏi nó xem làm sao để tránh những hành vi như vậy trong tương lai. Dạy bảo: Nên nói cho con bạn biết rằng học được cách kiềm chế cơn giận rất quan trọng. Trước hết, hãy cho trẻ biết lần tới, nếu trẻ nổi giận, bạn sẽ giúp nó bằng cách bắt vào phòng riêng để lấy lại bình tĩnh. Nếu nó không chịu làm theo lời bạn nói ngay lập tức thì sẽ mất quyền lợi trong ngày hôm đó, như không được xem ti-vi, không được đi chơi với bạn bè Lên kế hoạch: Hãy giúp con của bạn triển khai "một kế hoạch kiềm chế cơn giận". Khi mọi chuyện êm ả, bạn gọi con đến nói chuyện như người lớn với nhau và đưa ra một cuộc thảo luận về sự tức giận. Cả hai cùng đưa ra một loạt hành vi mà một người khi mất bình tĩnh nên làm: Ví dụ, uống một ly nước, đeo loa vào tai để nghe nhạc, đi ra ngoài và đá vài đường banh, hoặc đi tắm Bảo trẻ viết những ý tưởng đó vào một bảng liệt kê và đặt nó ở chỗ dễ thấy nhất. Hãy khích lệ con bạn mỗi khi nó thực hiện những ý tưởng đó. Bạn cũng có thể cùng với con chọn một mật mã (ví dụ như nheo mắt phải, đưa ngón tay út ra ) để cho biết lúc nào trẻ đã "phạm luật" và nó cần một khoảng thời gian để nguôi cơn giận. Bạn lẫn trẻ có thể sử dụng mật mã đó làm dấu hiệu khi cần ngừng cuộc đối thoại, và cho phép trẻ có thời gian để tự kiềm chế chính mình. Một chút hài hước như thế sẽ giúp giảm bớt căng thẳng khi trẻ đang nổi nóng (và chắc chắn bạn cũng bật cười khi bạn đang nổi nóng thì thằng con bé nhỏ dùng mật mã đó để báo cho bạn biết: hãy tự kiềm chế mình!) Giúp con ngăn nắp Hướng dẫn trẻ nhỏ có cuộc sống ngăn nắp không phải việc đơn giản đối với các bậc cha mẹ. Cùng nhau sắp xếp cho ngăn nắp là một cơ hội hiếm hoi giúp bạn biết được con mình nghĩ gì, chia sẻ mục tiêu và những ước mơ. 1. Đừng la mắng con bạn. Hạn chế dùng những lời như "Con bừa bãi quá!" "Con lười biếng quá!", "Phòng này giống chuồng heo quá!" Hãy cho con bạn sự tự tin bằng cách giúp con sắp xếp lại. 2. Không nên vội đánh giá. Bạn không thể đánh giá con bạn có ngăn nắp hay không nếu chỉ nhìn vào không gian hoặc sách vở của con. Hãy hỏi con những việc đã làm và những gì chưa. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên về những điều bạn biết được. 3. Tôn trọng suy nghĩ, mục đích theo cách của riêng con. Có thể bạn sẽ chia áo sơ-mi thành hai nhóm, tay dài và tay ngắn - nhưng con bạn lại thích chia theo màu sắc hoặc phong cách hơn. Suy nghĩ của bạn có thể khác con bạn. Miễn là được ngăn nắp thì bạn cứ ủng hộ con mình. 4. Làm những công việc dùng tay chân dễ dàng hơn. Tập hợp chai lọ, cột những cái túi rác đầy, giúp dán nhãn, đem đi bỏ, đem những đồ vật của phòng khác về chỗ cũ. 5. Giúp con bạn hiểu rõ vấn đề. Nếu con trai hoặc con gái hỏi những câu hỏi có từ "nên" như "Con nên đặt cái này ở đâu?" "Con nên phân cái này như thế nào?" "Con có nên ném cái này đi không?" thì bạn hãy hỏi ngược lại con mình: "Con nghĩ sao?" "Theo con thì nên làm gì?" Nếu bạn chia sẻ ý kiến của bạn cho con mình thì bạn nên nhận xét theo cách "À, theo mẹ thì nhưng con có thể tìm cách khác tốt hơn đối với con". 6. Củng cố mối quan tâm của con. Nếu con bạn có quá nhiều việc phải làm hay nản lòng thì hãy nhắc con những lý do bạn muốn con ngăn nắp. Nên nhớ trẻ chỉ ngăn nắp vì những lý do của riêng chúng, không phải vì muốn bạn hài lòng. 7. Hướng dẫn con bạn. Giúp con lên kế hoạch và dành ưu tiên đối với những khu vực mà nó muốn sắp xếp trước. Khuyến khích con bạn trong một lúc chỉ tập trung vào một khu vực và hoàn thành khu vực đó xong rồi mới chuyển sang khu vực khác. 8. Dạy con bằng ví dụ. Sắp xếp lại Khu vực chung của gia đình như phòng khách, nhà bếp hoặc phòng tắm. Để con bạn tự do và thoải mái mang đồ đạc giúp bạn, sau đó đề nghị được giúp con sắp xếp phòng của nó. Giúp con bạn cách sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc cho ngăn nắp là một cách xây dựng một mối quan hệ giữa bạn và con hoặc làm mối quan hệ đã có thêm bền chặt. Nếu con bạn rủ bạn cùng sắp xếp đồ đạc với thì hãy xem đây là một vinh dự và thực hiện thật chu đáo. Điều quan trọng nhất là phải kiên nhẫn, khuyến khích và giúp con tin vào khả năng của chúng để có thể thành công. Đừng mong những kết quả xa vời là con bạn sẽ luôn ngăn nắp. Nhưng hãy nhớ rằng việc tổ chức và quản lý thời gian là những kỹ năng sống (không phải tài năng) có thể học được. Bạn có thể giúp con mình có được những kỹ năng này. . với con và tôi sẽ dạy con mình biết cách tự kiềm chế cơn giận". Ðừng đáp lại cơn giận bằng sự giận dữ: bạn đừng đối phó cơn giận của trẻ bằng sự giận dữ của chính mình. Sự bực dọc của bạn. bội và gắt gỏng của trẻ. Thay vào đó, bạn hãy tự kiềm chế cơn giận của chính mình trước. Nên trả lời con bằng giọng ôn tồn, bình tĩnh. Làm như thế bạn sẽ điều khiển được những hành động của. làm: Ví dụ, uống một ly nước, đeo loa vào tai để nghe nhạc, đi ra ngoài và đá vài đường banh, hoặc đi tắm Bảo trẻ viết những ý tưởng đó vào một bảng liệt kê và đặt nó ở chỗ dễ thấy nhất. Hãy khích