Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 15 docx

8 212 0
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 15 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ðừng để sinh hoạt quá độ Rất nhiều người mong muốn con em mình thành tài bằng cách cho các em bé học thêm nhiều môn ngoại khóa. Có nhiều em bé thích và thành công cũng vì nhờ được những cơ hội đó nhưng cũng có không ít em bé vì sinh hoạt quá bận rộn mà tuổi thơ mất đi phần nào vui thú. Một khi bé quá bận rộn, bé sẽ có những dấu hiệu sau: -Bé thường phàn nàn đau đầu hoặc đau bụng. Có thể đây chỉ là do bé tự suy ra nhưng cũng có thể có thật vì ăn uống và nghỉ ngơi không điều độ -Bé bị táo bón vì không có thời gian -Bé bị căng thẳng tinh thần hoặc tỏ ra chán nản -Xuống điểm hoặc lơ là bài học ở trường. Những gì mà bạn có thể làm: -Chọn những gì thích hợp với tuổi tác, khả năng và sở thích của bé. Tránh những sinh hoạt chỉ làm vinh quang cho cha mẹ - đừng nên ép bé nếu như bé không cảm thấy hứng thú hoặc không tiến bộ được -Tránh để thời khóa biểu của ngoại khóa xung đột với những khóa chính trong trường -Nhớ dành thời gian cho những mục khác, chẳng hạn thời gian mà cả nhà cùng ngồi chơi với nhau -Viết tất cả sinh hoạt của cả nhà trong lịch và cố gắng tránh tìm những sinh hoạt khác để điền vào những chỗ trống. Tuổi thơ là thời gian đẹp và ngắn nhất trong đời. Ðể chuẩn bị bước vào đời, trẻ em cần sự hướng dẫn của trưởng bối. Học hành và sinh hoạt cần được điều hòa. Như vậy con em của bạn chắc chắn sẽ được thành công và hạnh phúc. Ðừng ép bé lớn quá nhanh Cha mẹ, đôi khi vì quá bận rộn, thường ước mơ con mình có thể làm mọi thứ, một mình, ngay tức khắc. Ở trường cũng vậy, người ta muốn trẻ xoay xở một mình. Tuy nhiên, chúng ta không thể ép buộc đứa trẻ trở nên "lớn", cũng như không thể làm cho trẻ đi hoặc nói trước tuổi. Bằng cách theo dõi, cha mẹ sẽ biết được mình có đi quá xa trong việc ép con trở thành người lớn nhanh quá hay không. Nếu trẻ cảm thấy phấn khởi và tự tin, thì nhiệm vụ được giao thật vừa sức với nó. Nhưng nếu trẻ tỏ ra ít năng động và lo lắng, đó là dấu hiệu của sự quá mức. Để một mình, bé sẽ mất phương hướng. Tuy rằng dạy cho trẻ tính tự lập là rất tốt nhưng thay vì áp đặt sự tự lập ở trẻ, tốt hơn là nên đề nghị. Có những trẻ em vì để làm vừa lòng cha mẹ, chúng đáp ứng mọi yêu cầu và tỏ ra hãnh diện vì đã hành động như một người lớn, nhưng chúng phải trả giá rất đắt! Không có sự nâng đỡ của người lớn, trẻ có tính cách tự lập sớm thường ẩn giấu sự yếu đuối và đôi khi cả sự khổ sở. Nhiều đứa trở nên bứt rứt, ngủ không ngon giấc và đến tuổi dậy thì lại trở nên thụ động hoặc khó quan hệ với những người xung quanh. Đối diện với một tình huống khó khăn, đứa trẻ cần có sự an toàn về thể chất và tình cảm. Cha mẹ phải đo lường được sự rủi ro, và nhất là khuyến khích con bằng giọng nói và ánh mắt. Khi bé không tự xoay xở được như ý bạn thì trước hết bạn nên trấn an con khi nó vụng về và nhất là không nên la rầy con hoặc chế nhạo. Nhịp độ của một đứa trẻ không phải là một người lớn, nếu lúc 3 tuổi đứa trẻ không thể cởi áo khoác của mình thì bạn đừng nên nổi nóng mà hãy chỉ dẫn cho con phải làm thế nào và khuyến khích nó. Cảm thấy được bảo vệ và yên tâm, trẻ sẽ tự tin và dễ thành công hơn. Đừng giết chết sự sáng tạo Một lần đi mua sắm trong siêu thị, tình cờ khi ngang qua gian hàng làm tranh cát dành cho các em thiếu nhi, tôi nghe được một mẩu đối thoại giữa hai mẹ con: - Tóc mà sao con lại tô bằng cát đỏ? Tóc thì phải đen mới đúng chứ, đỏ không thật chút nào. Con có thấy mắt ai màu tím bao giờ chưa? Cả cái cánh tay nữa, không ai đi sơn màu xanh dương bao giờ, màu mè ngược ngạo như thế trông thật chẳng giống ai. Đứa bé (ước chừng 5 - 6 tuổi) phụng phịu: - Nhưng con thích mái tóc màu đỏ, đôi mắt màu tím, cánh tay màu xanh… để nó lạ hơn những bức tranh khác. Bà mẹ không chịu cách lập luận của con, mắng bừa: - Tranh nhưng cũng phải đúng sự thật, con không được sáng tạo màu như vậy. Thôi bỏ bức tranh này đi, mua bức khác tô lại! Đứa bé vùng vằng một hồi rồi cũng chịu nghe lời mẹ, nhưng xem ra trong lòng nó không hề muốn chút nào, chỉ vì mẹ nó "bắt buộc" nó phải làm theo. Tôi lại nhớ có lần đến chơi nhà người bạn, vừa đến ngưỡng cửa thì thấy họ đang căng thẳng với nhau về một vấn đề gì đó. Thấy tôi, chị như tìm được người để phân trần: - Bạn xem, con bé Phương nhà mình thật khó bảo. Lần nào làm tập làm văn cũng bị phê: "Ý lạ, nhưng không sát đề bài", chả là con bé nhà mình nó bướng bỉnh lắm, bảo nó nương theo mấy bài văn mẫu mà viết, thế mà nó không nghe. Bao nhiêu lần viết theo ý nó là bấy nhiêu lần bị điểm kém. Điều này thì tôi có thể cảm thông với con bé. Nhiều đứa trẻ có tư duy độc lập từ rất sớm, nó không muốn bị gò bó trong cái khuôn mẫu do người lớn áp đặt cho. Trường hợp mẹ đứa bé vẽ tranh cát chẳng hạn, chị không sai (so với thực tế), nhưng đứa bé con chị lại thích "phá cách" cho lạ hơn thực tế, thế là chị không bằng lòng vì nghĩ con mình dở, không biết; còn trong trường hợp của bạn tôi, dù biết là sai (bê bài văn mẫu thành văn của mình thì rõ ràng là sai rồi), nhưng thấy xung quanh ai cũng thế, nên chị cứ nhắm mắt bắt con phải theo số đông cho xong. Kiểu nào cũng "giết chết" sự sáng tạo nơi con trẻ cả. Đừng vội xem bé là người lớn Tôn trọng và đáp ứng nhu cầu của trẻ là điều cần thiết, nhưng đừng vội tìm cách làm cho chúng lớn lên quá nhanh. Ngày nay, việc giáo dục nhấn mạnh về sự học hỏi và tính độc lập. Các phụ huynh càng có ít thời gian thì đòi hỏi trẻ có trách nhiệm càng sớm. Chúng đi học phải về một mình trông em - "được, có thể xem chúng như mọi người, nhưng bé không phải là một người trưởng thành, không nên tước đoạt niềm vui trẻ thơ của chúng" - đó là nhận xét của một nhà tâm lý học của Pháp. Chọn lựa cuộc sống: sự quyết định của cha mẹ. Như vậy, dưới lý do là tôn trọng chúng, chúng tôi luôn hỏi ý kiến của trẻ về mọi thứ: Con thích đi hay về nhà bà? Kết quả: trẻ tự hỏi không biết cha mẹ có biết được điều gì tốt cho nó hay không? Nên làm: Nói chuyện với con về sở thích của nó (quần áo, truyền hình, phim ảnh, âm nhạc). Những buổi tranh luận trên sẽ giúp phát triển sự phán đoán của trẻ. Nhưng, đối với việc lựa chọn cuộc sống thì chúng ta có quyền quyết định. Chỉ cần giải thích rõ sự lựa chọn này. Nên tránh: Để trẻ một mình trước sự lựa chọn vượt quá tầm tay trẻ: "Con muốn đi học nội trú cũng được". Tốt hơn nên giải thích và chuẩn bị cho trẻ việc cần làm cho việc chia tay này. Độc đoán: liều lượng cân bằng. Tính độc đoán luôn có dư âm không hay. Nhiều người cho nó là phương pháp xấu trong giáo dục. Vậy mà, trẻ con lớn lên là nhờ những xung đột nhỏ với cha mẹ. Nên làm: Đặt những giới hạn. Nếu khi còn bé, bạn áp đặt những quy luật về an toàn, thì ở tuổi dậy thì, chúng ta có thể thiết lập những yêu cầu về cư xử đúng đắn và nói với trẻ rằng: "Con phải về nhà lúc 19h. Vậy thôi!" Bằng chứng của sự độc đoán đơn giản. Nên tránh: Sự nhục mạ và hình phạt trì hoãn. Trường học: nên êm dịu. Chúng ta nên ngừng làm cho trẻ lo âu với thành tích ở trường lớp, thông thường khi trẻ có dấu hiệu sa sút thì cha mẹ càng tạo ra sự căng thẳng khó chịu cho chúng. Nên làm: Khoanh tròn các khó khăn của trẻ tìm cách giúp trẻ khắc phục các môn yếu hoặc nếu có thể yêu cầu tư vấn của các nhà tâm lý học, nhất là khi trẻ ở lứa tuổi dậy thì. Giúp trẻ tháo gỡ mọi khúc mắc trong quan hệ giữa giáo viên, bạn bè hoặc người thân. Động viên trẻ khi bước vào cuộc thi. Nên tránh: Bi quan hóa vấn đề, có thái độ lo âu, càu nhàu lên lớp trẻ về một tương lai không tốt đẹp. Đối với trẻ dù ở tuổi dậy thì, tuơng lai là sáng ngày mai. Vấn đề khó khăn: đừng nói hết. Khó khăn về kinh tế, xung đột giữa cha mẹ, rắc rối trong công việc làm ăn chúng thường đề cập đến các vần đề khó khăn. Không nên lẩn tránh câu trả lời, trẻ có thể suy diễn ra rằng chình chúng là nguyên nhân của vấn đề. Nên làm: Thừa nhận sự khó khăn chúng ta đang trong giai đoạn khó khăn. Nhưng hãy trấn an trẻ: vẫn có giải pháp. Nếu cuộc sống hôn nhân của bạn không êm thấm, thì hãy chứng tỏ rằng mọi tình yêu của bạn dành cho trẻ vần hoàn hảo. Nên tránh: Trả lời các câu hỏi không có liên quan đến trẻ. Cho chi tiết về việc xung đột giữa cha mẹ chỉ làm trẻ lo âu thêm. Đừng nghĩ rằng chúng ta phải bày tỏ hết mọi điều với trẻ. Sự kiên nhẫn cần thiết. Môi trường, hoàn cảnh tân tiến thúc đẩy chúng ta, chúng ta muốn: "Mọi thứ thật nhanh", nhất là đối với con em chúng mình: chúng ta thích chúng thành công, càng nhanh càng tốt Nhưng cách tốt nhất để đảm bảo sự cân bằng cho trẻ là tôn trọng nhịp độ phát triển tâm sinh lý bình thường của chúng. . bé quá bận rộn, bé sẽ có những dấu hiệu sau: -Bé thường phàn nàn đau đầu hoặc đau bụng. Có thể đây chỉ là do bé tự suy ra nhưng cũng có thể có thật vì ăn uống và nghỉ ngơi không điều độ -Bé. quang cho cha mẹ - đừng nên ép bé nếu như bé không cảm thấy hứng thú hoặc không tiến bộ được -Tránh để thời khóa biểu của ngoại khóa xung đột với những khóa chính trong trường -Nhớ dành thời. trẻ em cần sự hướng dẫn của trưởng bối. Học hành và sinh hoạt cần được điều hòa. Như vậy con em của bạn chắc chắn sẽ được thành công và hạnh phúc. Ðừng ép bé lớn quá nhanh Cha mẹ, đôi khi

Ngày đăng: 02/07/2014, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan