1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy văn ở tiểu học - Phần 12 pps

15 587 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 212,7 KB

Nội dung

Vì vậy, song hành với cô Tấm luôn là cô Cám, có Thạch Sanh thì phải có Lí Thông, có người anh tham lam, xảo quyệt thì phải có người em thật thà, có cô chị độc ác thì phải có cô em nhân h

Trang 1

con người “nhỏ bé” không có địa vị xã hội và tiềm lực kinh tế Họ đều là những người mang những phẩm chất lí tưởng theo quan niệm của người lao động xưa: cần cù, chân thật, nhân hậu Càng qua thử thách, phẩm chất của

họ càng ngời sáng Vì vậy, hành vi và nhân cách của họ có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ em, trở thành mẫu mực cho trẻ học tập Trái ngược với những con người lí tưởng đó là kẻ ác, những con người luôn áp chế người khác, lừa lọc, tham lam Trong xung đột với nhân vật chính diện, các nhân vật phản diện này đều thất bại dưới hình thức này hay hình thức khác, giữ chức năng

là những phản ví dụ nhằm hoàn thiện đầy đủ ý nghĩa các bài học giáo dục đạo đức của cổ tích Vì vậy, song hành với cô Tấm luôn là cô Cám, có Thạch Sanh thì phải có Lí Thông, có người anh tham lam, xảo quyệt thì phải

có người em thật thà, có cô chị độc ác thì phải có cô em nhân hậu, có ác quỷ thì phải có người anh hùng Những xung đột xã hội được thể hiện trong cổ tích, suy cho cùng là những xung đột được gói gọn trong phạm trù đạo đức với những mặt đối lập: thiện - ác, tốt – xấu, trung thực – gian xảo, chăm chỉ – lười biếng, độ lượng – hẹp hòi…Những biểu hiện tính cách ấy được miêu

tả đầy ấn tượng và nhất quán qua các nhân vật chức năng, các nhân vật này

có những tính cách được ấn định từ trước, không thay đổi theo hoàn cảnh, khắc sâu trong tâm trí trẻ em một hình ảnh nào đó, từ đó cung cấp cho trẻ một bài học đạo đức nào đó

Đặc trưng thứ hai – Truyện cổ tích phản ánh thực tại một cách độc đáo Nếu thần thoại và truyền thuyết chú ý đến những đề tài cao cả thuộc

vấn đề tồn vong của một dân tộc thì truyện cổ tích lại quan tâm tới những quan hệ của con người trong sinh hoạt đời thường Tuy vậy, khác với hiện thực ngoài đời, các yếu tố thực tế trong cổ tích luôn đan xen với yếu tố kì ảo,

tạo ra một vườn cổ tích rất độc đáo Những gì phi lí, không thể tồn tại ngoài

đời thì đều được chấp nhận dễ dàng trong cổ tích Cũng từ đó, nó rọi chiếu

Trang 2

một thứ ánh sáng đặc biệt vào cuộc đời tối tăm đầy khổ đau của con người, thôi thúc tiềm năng và niềm lạc quan của họ Đề tài, tư tưởng, thậm chí mô típ cốt truyện của cổ tích có tính chất toàn nhân loại, nhưng mỗi dân tộc lại

có cách thể hiện riêng độc đáo, tạo ra những không gian cổ tích khác nhau

Chẳng hạn, cùng sử dụng mô típ ướm giày, truyện Tấm Cám của Việt Nam

có cách miêu tả khác với truyện Cô bé Lọ Lem của Pháp Cô Tấm mất giày

khi đi hội làng, còn cô Lọ Lem đánh rơi giày khi đi khiêu vũ ở hoàng cung

Căn cứ vào phương thức phản ánh, có thể chia truyện cổ tích thành hai

loại: Cổ tích thần kì và Cổ tích sinh hoạt

Cổ tích thần kì là loại cổ tích ra đời sớm, luôn luôn sử dụng yếu tố

thần kì khi xây dựng cốt truyện và miêu tả số phận nhân vật, nếu thiếu sự can thiệp của nó, câu chuyện khó lòng tiếp tục Khuynh hướng nổi bật của

nó là miêu tả hiện thực theo chiều hướng lí tưởng hoá, không nhấn mạnh điều đang có mà trình bày điều người ta mong muốn có Vì vậy, mọi mâu thuẫn xung đột đều được giải quyết theo xu hướng thoả mãn khát vọng tự do

và hạnh phúc của người xưa Những con người nhỏ bé vốn bị thua thiệt đủ điều sẽ được thay đổi số phận Người em bất hạnh sẽ được ra đảo vàng, những cô bé mồ côi sẽ trở thành những bà hoàng, anh trai cày sẽ thành con

rể phú ông, Thạch Sanh lên làm vua, những chàng ngốc thông minh, nhanh nhẹn sẽ nắm quyền hành, vợ chồng Sọ Dừa sẽ mãi hạnh phúc bên nhau Những kẻ độc ác, xấu xa đều bị trừng phạt: kẻ thì chết, kẻ bị biến thành các con vật xấu xí bị ruồng bỏ và lên án Do sử dụng chung nhiều mô típ cốt truyện nên cổ tích thần kì không có cốt truyện phong phú, một câu chuyện

có thể có nhiều dị bản Những mô típ cốt truyện phổ biến là: “Người bỏ lốt

vật” (Sọ Dừa), “Người chết đi sống lại trong kiếp loài vật hoặc cây cỏ” (Tấm Cám), “Nộp mạng định kì cho một con vật đã thành tinh” (Thạch Sanh), “Ba

điều ước”, “Dũng sĩ cứu người đẹp khỏi ma thuật phù thuỷ” Do sử dụng

Trang 3

yếu tố thần kì nên kết thúc của cổ tích thần kì luôn có hậu, thoả mãn lòng mong muốn của nhân dân, đặc biệt phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ của trẻ thơ Thực tế đã chứng minh rằng sự có mặt của yếu tố thần kì trong cổ tích đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của nó đối với trẻ em Trẻ có thể thả hồn theo trí tưởng tượng hoang đường về các nàng công chúa xinh đẹp, đáng thương bị phù phép và vô cùng mãn nguyện trước hình ảnh các chàng công tử hào hoa vượt qua mọi thử thách giải cứu cho nàng Trẻ vô cùng thán phục trước các

cử chỉ yêu thương mà các nhân vật chính diện đầy nhân ái dành cho những con người bất hạnh hoặc các con vật bé bỏng, đồng thời vô cùng thoả mãn khi thấy kẻ ác bị trừng phạt Trẻ được xâm nhập vào thế giới kì diệu của cỏ cây, hoa lá, của các phép màu cổ tích với những phép thần thông biến hoá, viên ngọc ước, thuốc trường sinh, gậy sinh tử, cây đàn thần, niêu cơm thần, ông Bụt, bà Tiên

Cổ tích sinh hoạt là loại cổ tích ra đời muộn, khi mâu thuẫn xã hội đã trở nên gay gắt, nhân dân không còn ảo tưởng dùng yếu tố kì ảo để giải quyết các vấn đề xã hội Vì vậy, ở đây, yếu tố hiện thực đóng vai trò quan trọng hơn yếu tố kì ảo, số phận nhân vật về cơ bản giống với diễn biến cuộc đời thực Những vấn đề tồn tại xã hội như kiếp người nghèo khổ bất hạnh, bi kịch lòng tin, các tệ nạn xã hội, sự bạc bẽo vô đạo trong quan hệ giữa người với người…đều được phản ánh trong cổ tích sinh hoạt với những kết cục chẳng mấy tươi sáng Chẳng hạn, cùng nói về tệ nạn lừa lọc, gian xảo trong

xã hội, nhưng cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt có những cách xử lí rất

khác nhau Có thể lấy hai truyện Cái cân thuỷ ngân và Bà lớn đười ươi làm

ví dụ Vốn là một truyện cổ tích thần kì, Cái cân thuỷ ngân khuyên người ta

trung thực trong làm ăn buôn bán Điều này bộc lộ qua những biểu hiện ăn năn, hối hận của người lái buôn có cái cân thuỷ ngân nọ, và qua phần kết có hậu của câu chuyện, rằng nhờ vậy, những đứa con quỷ sứ của ông ta đều

Trang 4

được Trời lần lượt gọi về, cuối đời ông ta được sống một tuổi già yên ổn bên

những đứa con ngoan ngoãn Vốn là một truyện cổ tích sinh hoạt, Bà lớn đười ươi chỉ đơn giản thuật lại một mánh lới lừa đảo của những kẻ lưu

manh: chúng dạy cho một con đười ươi nói tiếng người, tuy nhiên nó chỉ nói được duy nhất vài tiếng “được được, tốt tốt”, chúng cho đười ươi vào một chiếc kiệu đóng giả làm bà lớn đi mua tơ lụa loại hảo hạng, cuối cùng đã khuân được cả kho tơ lụa quý của một ông chủ nhẹ dạ Câu chuyện không lên án kẻ xấu, không ái ngại cho nạn nhân, mà nêu lên một quy luật: chừng nào con người còn quan tâm tới các món hời thì chừng đó còn bị thua thiệt Tuy nhiên, mơ ước công bằng, dân chủ vẫn được thể hiện ở nhóm truyện

phân xử với các vị quan toà công minh, chẳng hạn như Những hạt thóc giống, Cậu bé thông minh, Mồ côi xử kiện mà sách giáo khoa Tiếng Việt

tiểu học đã giới thiệu Yếu tố thần kì có thể vẫn được sử dụng nhưng thường tập trung ở cuối truyện, nhằm tô đậm hiện thực, thể hiện một ý đồ nghệ thuật nào đó nhiều hơn là để thể hiện ước mơ

Truyện cổ tích có hai nội dung cơ bản

Nội dung thứ nhất – Truyện cổ tích miêu tả hiện thực cuộc sống của người xưa Hiện thực ấy được thể hiện qua các mâu thuẫn gia đình và xã hội

được phản ánh trong cổ tích Trước hết là mâu thuẫn về quyền lợi vật chất

trong khuôn khổ gia đình phụ quyền Với quan niệm quyền huynh thế phụ,

xã hội công khai thiên vị người đàn ông và người con cả trong gia đình, nên trong gia đình bắt đầu xuất hiện sự bất bình đẳng giữa các thành viên Thực

tế này đã được cổ tích miêu tả thông qua mô típ chia tài sản: khi cha qua

đời, người anh đứng ra chia tài sản, chiếm hết phần hơn, chỉ cho em những

phần không đáng kể (Cây khế, Núi cười, Hà rầm hà rạc…) Tuy không miêu

tả mâu thuẫn trực diện, nhưng cổ tích đã nêu bật bản chất trái ngược giữa họ bằng cách đặt họ đứng trước những hoàn cảnh thử thách như nhau, những

Trang 5

cách cư xử khác nhau của họ sẽ đẩy họ ngày càng xa nhau và dẫn họ đến những kết cục trái ngược Mâu thuẫn về tình cảm nảy sinh trong quá trình hình thành những quan hệ mới giữa các thành viên của gia đình, khi thành viên mới có thể đe doạ các thành viên khác cả về quan hệ tình cảm lẫn vị thế

và quyền lợi vật chất Thành viên đó có thể là người con dâu, con rể trong

gia đình Truyện Sự tích trầu cau đã miêu tả quá trình rạn nứt tình cảm giữa

hai anh em mồ côi giống nhau như hai giọt nước vốn hết mực thương yêu nhau, kể từ khi người chị dâu xuất hiện Kết cục của nó là cái chết bi thảm

của cả ba bên bờ một con suối Truyện Sọ Dừa và những truyện có chung

mô típ Người bỏ lốt vật, cũng đặt ra một vấn đề tương tự, hai người chị sẵn

sàng hãm hại em gái hòng mong chiếm đoạt người em rể, khi thấy anh ta không những không còn là sọ dừa mà còn thi đỗ Trạng nguyên Thành viên mới ấy cũng có thể là người dì ghẻ, cha dượng, người con riêng…Trong quan hệ với kẻ mồ côi, họ luôn là thế lực áp chế, hãm hại, đẩy kẻ mồ côi vào

bước đường cùng, làm nảy sinh những mâu thuẫn đối kháng ( Tấm Cám, Nói

ra hoa ra ngọc, Sự tích chim đa đa…) Mâu thuẫn gia đình phát triển lên một

mức độ nào đó, khi các thành viên của gia đình trở thành người đại diện cho các giai cấp đối lập nhau, thì mâu thuẫn xã hội sẽ xuất hiện Lợi ích giữa các giai cấp đối kháng luôn là vấn đề mà cổ tích quan tâm và thể hiện qua hai tuyến nhân vật kẻ giàu – người nghèo Người lao động nghèo khổ luôn bị lợi dụng, bóc lột, khinh rẻ, lừa gạt, nhiều lúc họ bị rơi vào hoàn cảnh bi thảm,

nhưng nhiều lúc họ đã được đền bù xứng đáng (Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh, Lọ nước thần, Bốn chàng trai khoẻ, Sự tích chim hít cô, Sự tích ba ông đầu rau…) Trong cổ tích không chỉ tồn tại những mâu thuẫn xung đột mà

còn tồn tại những cảnh đời: cuộc sống giàu sang của kẻ thượng lưu và cuộc

sống cùng quẫn của những người nghèo khổ Truyện Sự tích con thạch sùng

miêu tả cuộc thi của cải giữa Thạch Sùng và một vị quan lớn trong triều,

Trang 6

trong khi Sự tích chim hít cô lại tả cảnh chết đói thương tâm của một người đàn bà cô độc cùng với đứa cháu mồ côi Truyện Sự tích con muỗi kể về một

người chồng hết lòng yêu thương, chiều chuộng vợ mà vẫn bị phụ bạc, bên

cạnh đó Người thiếu phụ Nam Xương lại kể chuyện người vợ tuy một lòng

chung thuỷ mà vẫn bị nghi ngờ bởi người chồng ghen tuông Trong khi phản ánh những xung đột, mâu thuẫn, những cảnh trái ngang trong gia đình và xã hội, cổ tích luôn bộc lộ cái nhìn thương cảm, nâng đỡ và tin cậy đối với những con người nhỏ bé, bất hạnh, tinh thần nhân ái bàng bạc khắp nơi trong thế giới cổ tích, gợi lên trong lòng người thưởng thức những tình cảm mãnh liệt, đó chính là cách cổ tích chuyển tải những bài học đạo đức đến tâm hồn trẻ em

Nội dung thứ hai – Truyện cổ tích miêu tả thế giới ước mơ của người lao động lương thiện Sống trong một xã hội đầy rẫy bất công ngang trái,

người lao động đã tự an ủi mình bằng những điều tốt đẹp được tạo ra nhờ trí tưởng tượng về một xã hội tốt đẹp gấp nhiều lần thực tại Đó chính là thế giới của ước mơ Nhờ vào yếu tố thần kì, người xưa đã làm một cuộc cách mạng trong tưởng tượng, vươn tới khát vọng đạo đức, công lí, chiếu rọi ánh sáng kì ảo của niềm hạnh phúc vào cõi đời bất hạnh họ đang sống, khiến họ trở nên yêu đời và sống mạnh mẽ, tích cực hơn Bằng những hình tượng nhân vật gần gũi với cuộc đời thực, cổ tích đã trình bày lí tưởng của nhân dân về một xã hội công bằng, dân chủ, trong đó những con người lương thiện với những phẩm hạnh tốt đẹp sẽ được hưởng hạnh phúc xứng đáng Khi đề cao vai trò của các phẩm chất đạo đức, coi đó là điều kiện quyết định

sự đổi thay số phận của nhân vật, người xưa đã thể hiện lí tưởng đạo đức của mình Ông Bụt chỉ đến với cô Tấm, anh Khoai, người chồng thương vợ, cô gái chăn trâu nghèo khổ…mà không đến với những kẻ độc ác nếu như không phải để trừng phạt Bằng những yếu tố thần kì khác như tấm thảm

Trang 7

bay, đôi giày vạn dặm, cây đũa thần, chiếc đèn thần, thuốc trường sinh, gậy sinh tử, chiếc mâm thần…người xưa đã mong đến với một cuộc sống sung sướng , đầy đủ, nhàn hạ, trường sinh bất tử Những ước mơ đó thể hiện tinh thần lạc quan, niềm tin vào sự tất thắng của điều thiện và lẽ công bằng mà nhân dân gửi gắm trong cổ tích

* Truyện ngụ ngôn: là loại truyện cổ dân gian được đặt ra cốt để gửi gắm một ý răn đời, một kết luận luân lí, triết lí, một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội, với lối biểu hiện thông thường là nhân hoá giới tự nhiên để nói chuyện về con người

Chính biện pháp nghệ thuật nhân hoá mà ngụ ngôn thường sử dụng đã khiến cho nhiều người nhầm lẫn ngụ ngôn với truyện đồng thoại Cần phải phân biệt hai thể loại này Ngụ ngôn là sáng tác dân gian, tác giả của nó, ngoại trừ một số tên tuổi hay được nhắc đến, là tác giả tập thể, độ dài truyện ngụ ngôn rất khiêm tốn, trong khi truyện đồng thoại là sáng tác của các nhà văn hiện đại dành cho trẻ em, dung lượng truyện có thể dài ngắn bất kì, nhưng dù sao cũng dài hơn truyện ngụ ngôn vì ngụ ngôn chỉ bao hàm một tình huống, trong khi đồng thoại là cả một câu chuyện có mở đầu có kết

thúc Có thể lấy truyện đồng thoại Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài

làm ví dụ

Nói tới truyện ngụ ngôn của một số nước trên thế giới, người ta hay nhắc đến một số tên tuổi như: Êdốp (Hilạp), La Phôngten (Pháp), Lep Tôn- xtôi (Nga), Trang Tử (Trung quốc)…Điều này làm nảy sinh tranh cãi: vậy ngụ ngôn có phải là sáng tác dân gian hay không? Thực tế cho thấy, các nhà văn, nhà văn hoá nói trên, trên cơ sở các cốt truyện ngụ ngôn dân gian, đã sáng tạo, bổ sung thêm chi tiết mới hoặc cách diễn đạt mới, làm cho cốt

truyện dân gian trở nên hấp dẫn và sâu sắc hơn Đó chính là công việc làm nhuận sắc truyện ngụ ngôn, mà bổ sung chưa hẳn đã là sáng tạo ra cái mới

Trang 8

Do vậy, không thể nghi ngờ rằng ngụ ngôn không phải là sáng tác dân gian, chỉ có điều, có thể nó đã sớm được sáng tác theo con đường chuyên nghiệp

Ngụ ngôn có bốn đặc trưng cơ bản

Thứ nhất, ngụ ngôn rất ngắn gọn Mỗi câu chuyện chỉ nêu lên một

tình huống ứng xử và giải quyết tình huống đó, vì vậy ngụ ngôn không quan tâm tới việc miêu tả chi tiết Nhiều khi, một câu chuyện chỉ được lược thuật bằng vài câu đơn giản, bởi vì trong đó người kể đã khéo khai thác vốn sống

của người nghe Ví dụ truyện Thả mồi bắt bóng – người ta không cần kể con

chó đã có được miếng mồi trong trường hợp nào, cây cầu mà nó đi qua là cây cầu gì, nhưng chỉ qua chi tiết nó nhìn thấy bóng mình dưới nước ngỡ là

có con chó to hơn cắp miếng mồi to hơn, người đọc hiểu ngay rằng đó là một cây cầu độc mộc hay cầu tre lắt lẻo Về số lượng câu chữ, ngụ ngôn rất kiệm lời, bởi vì nó nói với người đời chủ yếu bằng hàm ngôn mà thôi

Thứ hai, nhân vật của ngụ ngôn thường là loài vật được nhân hoá Vì

vậy mỗi truyện ngụ ngôn là một ẩn dụ lớn Các nhân vật loài vật trong ngụ ngôn đều là nhân vật chức năng, đóng vai trò tượng trưng cho một kiểu người nào đó trong xã hội Những con thú dữ thường là hình ảnh của kẻ có quyền lực và sức mạnh; những con vật bé nhỏ thường là hình ảnh của người lương thiện, luôn là nạn nhân của kẻ mạnh, nhưng đôi khi, bằng lòng dũng cảm và trí thông minh, họ có thể làm cho kẻ mạnh phải nể sợ Trong truyện

Cọp, cò, cáo và chuột của ngụ ngôn Việt Nam thì cọp đóng vai đức vua, các

con vật còn lại là thần dân có bổn phận chăm sóc nhà vua trong đau ốm, chúng lần lượt bị khép tội chết vì hoặc là dám nói sự thật như cò, hoặc là nịnh hót như chuột, hoặc là không có chính kiến như cáo Câu chuyện khiến người ta tự hỏi: vậy đức vua muốn thần dân phải cư xử như thế nào? Trong

truyện Thỏ và cá sấu hoặc Kiến giết voi các con vật bé nhỏ đã can đảm

đương đầu với thử thách bằng khả năng của mình Thỏ đã kích động vào

Trang 9

thói tự mãn của cá sấu, khiến hắn phải ngoác miệng ra kêu ha ha ha nhờ vậy

mà thoát chết Kiến đã chui vào tai voi, nhằm chỗ da mỏng nhất mà đốt, lại buộc voi đập đầu vào đá, khiến voi một phen kinh hoàng, hết kiêu ngạo Truyện ngụ ngôn của mọi quốc gia đều có nhân vật con ếch, đó là hình ảnh

của những kẻ vừa dốt nát lại hay tự cao tự đại Trong truyện ếch ngồi đáy giếng của Việt Nam, con ếch luôn cho mình là to lớn, quan trọng nhất, điều

đó quả là đúng trong phạm vi đáy giếng, nhưng khi ra tới bên ngoài, ếch đã

bị một con trâu giẫm chết bẹp Tương tự như vậy, nhân vật con quạ trong ngụ ngôn chính là hình ảnh của những kẻ hấp tấp, nôn nóng Trong truyện

Chim khách và quạ, vì hấp tấp nên quạ đã không phân biệt được sự khác

nhau về bản chất giữa tiếng kêu của mình và tiếng kêu của chim khách, đã

thế, khi bị mọi người xua đuổi còn trách chim khách là không chân thành

Thứ ba, ngụ ngôn luôn đặt ra mục tiêu triết lí Mỗi một câu chuyện

ngụ ngôn hàm chứa trong đó ít nhất một bài học triết lí, đó là lí do vì sao nó được coi là túi khôn của nhân loại Bài học triết lí được thể hiện hoặc công khai qua nhan đề câu chuyện và qua lời nói của nhân vật, hoặc kín đáo qua hàm ngôn của nó Để chuyển tải lời triết lí, nhan đề truyện phải là những thành ngữ hoặc những lời nhận xét ngắn gọn thâu tóm toàn bộ ý nghĩa của câu chuyện Rất nhiều truyện ngụ ngôn Việt Nam lấy tên là thành ngữ tiếng

Việt: Đẽo cày giữa đường, Thả mồi bắt bóng, Thầy bói xem voi, ếch ngồi đáy giếng, Mạt cưa mướp đắng, Mèo lại hoàn mèo…Nhiều khi, để rõ ý

nghĩa của một thành ngữ nào đó, người ta sẽ đi tìm gợi ý từ câu chuyện ngụ

ngôn mà thành ngữ đó đứng tên Chẳng hạn, Mạt cưa mướp đắng kể về hành

vi đánh tráo dưa chuột thành mướp đắng của một anh nông dân trồng dưa chuột Cũng chỉ vì dưa chuột được mùa, giá rẻ, mướp đắng mất mùa, giá đắt

mà anh ta buộc lòng phải làm như vậy Ai ngờ, anh ta đã bị lỡm bởi một bà bán cám, vì vậy mang về nhà một thúng mạt cưa Qua đó, người nghe có thể

Trang 10

hiểu Mạt cưa mướp đắng là một thành ngữ mang nghĩa giống với các thành ngữ và tục ngữ sau: Tham thì thâm, Gậy ông đập lưng ông, Vỏ quýt dày móng tay nhọn, Kẻ cắp bà già gặp nhau, Kẻ tám lạng người nửa cân, Tương

kế tựu kế Trong truyện ngụ ngôn, lời nói của nhân vật chỉ trở thành lời triết

lí khi nó có khả năng nêu lên một nhận xét hoặc đúc kết một bài học nào đó,

về mặt hình thức, nó thường là câu kết truyện Chẳng hạn như lời của con

đom đóm trong Phù du và đom đóm: Cái kiếp vờ của anh ta chỉ sống có nửa ngày, anh ta hiểu sao được chuyện có sáng có tối, chuyện có mặt trời lặn Thế mà mình đi tranh cãi với anh ta, hoá chẳng vô ích lắm sao! Hoặc lời của ông hàng xóm người chôn vàng: Bác có vàng mà chẳng dám chi tiêu gì, chỉ đem chôn rồi đào lên ngắm nghía thì nó có khác gì hòn đá đâu! (Chôn vàng)

Ngoài hình thức công khai bài học triết lí kể trên, đại đa số truyện ngụ ngôn để cho lời triết lí tiềm ẩn trong tình huống truyện, đòi hỏi người nghe phải tự đúc kết Chính vì vậy, tuỳ vào sự hiểu biết của mỗi người mà câu

chuyện có những ý nghĩa khác nhau Qua truyện Treo biển, người nghe có

thể đúc kết được ít nhất hai bài học triết lí Một từ phía anh chủ cửa hàng cá,

do thiếu hiểu biết về mục đích công việc mình làm, nên luôn bị động bởi ý kiến người ngoài; một từ phía những người qua đường góp ý cho tấm biển hiệu của anh ta: họ thực tâm muốn gây rối, đâm bị thóc chọc bị gạo, nên đã dùng lô gích lập luận chặt chẽ để che đậy sự thiếu thành ý của mình, khiến đối phương không biết xoay xở ra sao ở đây, tác giả dân gian đã dành sự phê phán cho cả hai đối tượng Với hành vi kéo cây lúa lên của anh nông dân trong câu chuyện ngụ ngôn cùng tên, người ta đã phê phán thái độ nôn nóng, đốt cháy giai đoạn do thiếu hiểu biết về quy luật sự sống cuả anh ta

Thứ tư, ngụ ngôn dùng các bài học kinh nghiệm thực tiễn để giáo dục người đời Các bài học giáo dục đều được nêu lên qua những tình huống ứng

Ngày đăng: 02/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w