1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn nghiệp vụ tin học nam hoc 2009 2010

9 263 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 124,5 KB

Nội dung

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 1259/ SGD&ĐT-GDTrH Đà Lạt, ngày 13 tháng 10 năm 2009 V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 môn Tin học Kính gửi: - CÁC PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO; - CÁC TRƯỜNG THPT; - CÁC TRƯỜNG THCS & THPT, PT DTNT. Thực hiện kế hoạch năm học 2009 - 2010, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 môn Tin học như sau: 1. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 1.1. Trung học phổ thông: Chương trình Tin học lớp 10, 11 và 12 thực hiện theo chương trình và sách giáo khoa phân ban của Bộ GD&ĐT đã ban hành. Lưu ý khi triển khai thực hiện cần bám sát chương trình chuẩn kiến thức và kỹ năng nhằm tránh quá tải cho học sinh, nhất là chương trình Tin học lớp 11 và 12. 1.2. Trung học cơ sở: Từ năm học 2006-2007, Tin học là môn học tự chọn của THCS. Thời lượng dạy học là 2 tiết / tuần ở tất cả các lớp của cấp học, được bố trí trong thời lượng dạy học tự chọn trong Kế hoạch giáo dục của cấp THCS. Từ năm học này, những nơi có điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất và học sinh có nguyện vọng thì cần tổ chức dạy môn Tin học từ lớp 6, các trường này cần phải có kế hoạch dạy tiếp ở các lớp 7, 8 và 9 trong những năm học tiếp theo. Năm học 2009 – 2010, các trường tiếp tục dạy học Tin học lớp 9 theo sách giáo khoa Tin học cuốn 4 của Bộ GD& ĐT đã ban hành. Sách giáo khoa dạy học môn Tin học ở THCS do Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn và được thống nhất sử dụng trên toàn quốc. Bộ sách này gồm 4 cuốn: Tin học dành cho THCS quyển 1, quyển 2, quyển 3 và quyển 4 tương ứng dùng cho các lớp 6, 7, 8 và 9 đã được xuất bản và thông báo phát hành. Lưu ý: Môn Tin học là một tự chọn bắt buộc, nghĩa là nhà trường đã chọn cho học sinh học từ lớp 6 thì phải có kế hoạch (bắt buộc) dạy tiếp ở lớp 7, 8 và lớp 9. 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN HỌC 2.1. LỚP 6 2.1.1 Tổ chức dạy học - Thời lượng dạy học của môn tin học lớp 6 là 70 tiết, được dạy trong 37 tuần của năm học. - Dạy đủ số tiết dành cho Bài thực hành của từng chương và của cả năm học. Nếu thấy cần thiết và điều kiện cho phép, có thể bổ sung thời lượng cho Bài thực hành, bài tập, ôn tập. - Cuối mỗi học kì có 1 tiết ôn tập và 2 tiết kiểm tra học kì. - Các tiết Bài tập, Ôn tập chưa quy định nội dung cụ thể, cần căn cứ tình hình giảng dạy, kết quả tiếp thu của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường, để định ra nội dung cho tiết Bài tập, Ôn tập nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu, hình thức có thể là học trên lớp học hay thực hành trên phòng máy. Cần ưu tiên sử dụng các tiết này để giải đáp câu hỏi, chữa bài tập (nếu còn) trong SGK. - Đối với học sinh đã học Tin học ở cấp học dưới, biết sử dụng máy vi tính, có thể chọn các bài đọc thêm trong SGK, xây dựng thêm Bài tập và Bài thực hành, để củng cố, hệ thống, chuẩn xác hoá kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Khi thực hành nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả tiết học. - Khi thực hành trên máy, nếu nội dung không được xây dựng để thực hành theo nhóm thì bố trí tối đa là 2 học sinh/1 máy tính. 1 - Trong thời lượng phân phối cho các Bài cần dành thời gian để hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và làm bài tập trong SGK. - Các bài của chương II là các bài lí thuyết kết hợp với thực hành (lí thuyết chiếm khoảng 50% thời gian của mỗi bài). Mặc dù không có tên là bài thực hành nhưng các bài của chương II được dạy học ở phòng máy, học sinh phải thực hành trên máy vi tính. Các bài của chương II không nhất thiết phải dạy liền nhau, nên tách và dạy xen vào các chương khác. Khi làm PPCT chi tiết cần lưu ý đảm bảo sự phù hợp về mạch phát triển kiến thức, kĩ năng và sự hỗ trợ qua lại giữa các nội dung học tập. Phần mềm dạy học chương II có thể được tải về từ website http://www.vnschool.net hoặc http://tinhocphothong.nxbgd.com.vn. - Ở một số nội dung, để học lí thuyết hiệu quả hơn cần sử dụng máy tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan. Đặc biệt, phần lớn các nội dung lí thuyết của chương 2, chương 3 và chương 4 dạy trên máy sẽ hiệu quả hơn. – Kết thúc học kì I chậm nhất cần dạy xong Bài thực hành 3 (Các thao tác với thư mục). 2.1.2. Kiểm tra, đánh giá - Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Việc kiểm tra, đánh giá phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học. - Trong thời lượng của môn Tin học lớp 6 phải dành 8 tiết để kiểm tra. Trong đó có 4 tiết dành cho kiểm tra học kì (học kì I: 2 tiết; học kì II: 2 tiết); 02 tiết kiểm tra (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết); 02 tiết kiểm tra thực hành trên máy (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết). - Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì. - Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lí thuyết, thực hành và phải theo nội dung, mức độ yêu cầu được quy định trong chương trình môn học. - Sở GDĐT hướng dẫn về kiểm tra thường xuyên theo quy định. Trong hướng dẫn của Sở về kiểm tra thường xuyên, cần hướng dẫn giáo viên tiến hành đánh giá và cho điểm học sinh trong các tiết Bài thực hành để nâng cao hiệu quả tiết học. Điểm này là điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1). - Việc kiểm tra học kì phải được thực hiện ở cả hai nội dung lí thuyết và thực hành trên máy. 2.2. LỚP 7 2.2.1. Tổ chức dạy học - Thời lượng dạy học của môn tin học lớp 7 là 70 tiết, được dạy trong 37 tuần của năm học. - Phải đảm bảo dạy đủ số tiết dành cho Bài thực hành của từng phần và của cả năm học. Nếu cần và khi điều kiện cho phép, có thể bổ sung thời lượng cho Bài thực hành, bài tập, ôn tập. - Các bài của Phần 2 - Phần mềm học tập không nhất thiết phải dạy liền nhau, nên dạy xen các bài này vào nội dung của Phần 1. Khi làm PPCT chi tiết cần lưu ý đảm bảo sự phù hợp về mạch phát triển kiến thức, kĩ năng và sự hỗ trợ qua lại giữa các nội dung học tập. - Cuối mỗi học kì có 2 tiết ôn tập và 2 tiết kiểm tra học kì. - Các tiết Bài tập, Ôn tập chưa quy định nội dung cụ thể, cần căn cứ tình hình giảng dạy, kết quả tiếp thu của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường, để định ra nội dung cho tiết Bài tập, Ôn tập nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu, hình thức có thể là học trên lớp học hay thực hành trên phòng máy. Cần ưu tiên sử dụng các tiết này để giải đáp câu hỏi, chữa bài tập (nếu còn) trong SGK. - Đối với học sinh đã biết về phần mềm bảng tính, có thể chọn các bài đọc thêm trong SGK, xây dựng thêm Bài tập và Bài thực hành, để củng cố, hệ thống, chuẩn xác hoá kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Khi thực hành nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả tiết học. - Khi thực hành trên máy, nếu nội dung không được xây dựng để thực hành theo nhóm thì bố trí tối đa là 2 học sinh/1 máy tính. - Trong thời lượng phân phối cho từng bài cần dành thời gian để hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK. - Các bài của Phần 2 là các bài lí thuyết kết hợp với thực hành (nội dung lí thuyết chiếm khoảng 50% thời gian của mỗi bài). Mặc dù không có tên là bài thực hành nhưng các bài của 2 Phần 2 được dạy học ở phòng máy, học sinh phải thực hành trên máy vi tính. Phần mềm dạy học của Phần 2 có thể được tải về từ địa chỉ website http://www.vnschool.net hoặc http://tinhocphothong.nxbgd.com.vn. - Để học lí thuyết hiệu quả hơn cần sử dụng máy tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan. – Kết thúc học kì I chậm nhất cần dạy xong Bài thực hành 5 (Bố trí lại trang tính của em). 2.2.2. Kiểm tra, đánh giá - Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Việc kiểm tra, đánh giá phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học. - Trong thời lượng của môn Tin học lớp 7 phải dành 8 tiết để kiểm tra. Trong đó có 4 tiết dành cho kiểm tra học kì (học kì I: 2 tiết; học kì II: 2 tiết); 02 tiết kiểm tra (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết); 02 tiết kiểm tra thực hành trên máy (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết). - Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì. - Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lí thuyết, thực hành và phải theo nội dung, mức độ yêu cầu được quy định trong chương trình môn học. - Sở GDĐT hướng dẫn về kiểm tra thường xuyên theo quy định. Trong hướng dẫn của Sở về kiểm tra thường xuyên, cần hướng dẫn giáo viên tiến hành đánh giá và cho điểm học sinh trong các tiết Bài thực hành. Đây là kiểm tra thường xuyên (điểm hệ số 1). - Việc kiểm tra học kì phải được thực hiện ở cả hai nội dung lí thuyết và thực hành. 2.3. LỚP 8 2.3.1. Tổ chức dạy học - Thời lượng dạy học của môn tin học lớp 8 là 70 tiết, được dạy trong 37 tuần của năm học. - Dạy đủ số tiết dành cho Bài thực hành của từng phần và của cả năm học. Nếu thấy cần thiết và điều kiện cho phép, có thể bổ sung thời lượng cho Bài thực hành, bài tập, ôn tập. - Các bài của Phần 2 - Phần mềm học tập không nhất thiết phải dạy liền nhau, nên bố trí dạy xen các bài này vào nội dung của Phần 1 - Lập trình đơn giản. Khi làm PPCT chi tiết cần lưu ý đảm bảo sự phù hợp về mạch phát triển kiến thức, kĩ năng và sự hỗ trợ qua lại giữa các nội dung học tập. - Cuối mỗi học kì có 2 tiết ôn tập và 01 tiết kiểm tra học kì. - Các tiết Bài tập, Ôn tập chưa quy định nội dung cụ thể, cần căn cứ tình hình cụ thể, điều kiện thực tế của nhà trường để định ra nội dung cho tiết Bài tập, Ôn tập nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu, hình thức có thể là học trên lớp học hay thực hành trên phòng máy. Cần sử dụng các tiết này để giải đáp câu hỏi, chữa bài tập (nếu còn) trong SGK. - Đối với học sinh đã biết lập trình, có thể chọn các bài đọc thêm trong SGK, xây dựng thêm Bài tập và Bài thực hành, để củng cố, hệ thống, chuẩn xác hoá kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Khi thực hành nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau trong học tập. - Khi thực hành trên máy, nếu nội dung không được xây dựng để thực hành theo nhóm thì bố trí tối đa là 2 học sinh/1 máy tính. - Trong thời lượng phân phối cho từng Bài cần dành thời gian để hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK. - Các bài của Phần 2 là các bài lí thuyết kết hợp với thực hành (nội dung lí thuyết chiếm khoảng 50% thời gian của mỗi bài). Mặc dù không có tên là bài thực hành nhưng các bài của Phần 2 được dạy học ở phòng máy. Để học các nội dung của Phần 2 học sinh phải thực hành trên máy vi tính. – Các phần mềm phục vụ dạy học theo SGK Tin học THCS quyển 3 có trong CD kèm theo tài liệu Hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK môn Tin học lớp 8 (Các giáo viên tham dự lớp tập huấn giáo viên dạy học môn Tin học lớp 8 năm học 2008-2009 đều có tài liệu này). Ngoài ra, CD này còn có các phần mềm dùng cho giảng dạy phần phần mềm học tập của lớp 6 và lớp 7. Các phần mềm trong CD nêu trên có thể được tải về từ website http://www.vnschool.net hoặc http://tinhocphothong.nxbgd.com.vn. 3 - Để học lí thuyết hiệu quả hơn cần sử dụng máy tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan. – Kết thúc học kì I chậm nhất cần dạy xong Bài 6 (Câu lệnh điều kiện). 2.3.2 Kiểm tra, đánh giá - Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, khi ra đề kiểm tra phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình. - Trong thời lượng của môn Tin học lớp 8 phải dành 6 tiết để kiểm tra. Trong đó có 2 tiết dành cho kiểm tra học kì (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết); 02 tiết kiểm tra (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết); 02 tiết kiểm tra thực hành trên máy (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết). - Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì. - Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lí thuyết, thực hành và phải theo nội dung, mức độ yêu cầu được quy định trong chương trình môn học. - Sở GDĐT hướng dẫn về kiểm tra thường xuyên theo quy định. Trong hướng dẫn của Sở về kiểm tra thường xuyên, cần hướng dẫn giáo viên tiến hành đánh giá và cho điểm học sinh trong các tiết Bài thực hành để nâng cao hiệu quả tiết học. Điểm này là điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1). 2.4. LỚP 9 2.4.1. Tổ chức dạy học - Thời lượng dạy học của môn tin học lớp 9 là 70 tiết, được dạy trong 37 tuần của năm học. - Dạy đủ số tiết dành cho Bài thực hành của từng phần và của cả năm học. Nếu thấy cần thiết và điều kiện cho phép, có thể bổ sung thời lượng cho Bài thực hành, bài tập, ôn tập. - Khi thực hành trên máy, nếu nội dung không được xây dựng để thực hành theo nhóm thì bố trí tối đa là 2 học sinh/1 máy tính. - Trong thời lượng phân phối cho từng Bài cần dành thời gian để hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK. 2.4.2. Kiểm tra, đánh giá - Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, khi ra đề kiểm tra phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình. - Thời lượng dành cho ôn tập là 03 tiết/học kì. Nội dung các tiết ôn tập do GV tự quyết định. Tuy nhiên các tiết ôn tập cần dành để ôn tập các nội dung chính, trọng tâm của chương trình: sử dụng Internet và xây dựng bài trình chiếu. Các tiết ôn tập nên được bố trí vào cuối kì (ngay trước bài kiểm tra cuối học kì). - Thời lượng để kiểm tra, đánh giá là 03 tiết/học kỳ. Trong đó, 2 tiết cho bài kiểm tra cuối học kì, 1 tiết còn lại dành cho các bài kiểm tra định kì trong học kì. - Sở GDĐT hướng dẫn về kiểm tra thường xuyên theo quy định. Trong hướng dẫn của Sở về kiểm tra thường xuyên, cần hướng dẫn giáo viên tiến hành đánh giá và cho điểm học sinh trong các tiết Bài thực hành để nâng cao hiệu quả tiết học. Điểm này là điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1). 2.5. LỚP 10 2.5.1. Tổ chức dạy học - Thời lượng dạy học của môn Tin học lớp 10 là 70 tiết, được dạy trong 37 tuần của năm học. - Phải đảm bảo dạy đủ số tiết Bài tập và thực hành của từng chương và của cả năm học. Nếu thấy cần thiết và điều kiện cho phép, có thể bổ sung thời lượng cho Bài tập và thực hành, bài tập, ôn tập. - Cuối mỗi học kì có 1 tiết ôn tập và 1 tiết kiểm tra học kì. - Các tiết Bài tập, Ôn tập chưa quy định nội dung cụ thể, cần căn cứ tình hình thực tế để định ra những nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập đảm bảo truyền đạt đủ các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Nên lựa chọn, xây dựng nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập để nhằm mục đích củng cố kiến thức hay rèn luyện kĩ năng, hình thức có thể là học trên lớp học hay thực hành trên phòng máy. - Đối với các học sinh đã được học tin học ở cấp học dưới, giáo viên chọn các bài đọc thêm trong sách giáo khoa, xây dựng thêm các Bài tập và thực hành, để củng cố, hệ thống và 4 nhất là chuẩn xác hoá các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Đồng thời trong tiết Bài tập và thực hành giáo viên nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả của tiết học. - Ở một số nội dung, việc học lí thuyết sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng máy tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ để giới thiệu trực quan. Đặc biệt, một số nội dung lí thuyết của chương 2 và chương 3 dạy trên máy sẽ hiệu quả hơn. - Khi thực hành trên máy, nếu nội dung không được xây dựng để thực hành theo nhóm thì bố trí tối đa là 2 học sinh/1 máy tính. – Kết thúc học kì I chậm nhất cần dạy xong Bài tập thực hành 5 (Thao tác với tệp và thư mục) 2.5.2. Kiểm tra, đánh giá - Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Việc kiểm tra, đánh giá phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học. - Trong thời lượng của môn Tin học lớp 10 phải dành 6 tiết để kiểm tra. Trong đó có 2 tiết dành cho kiểm tra học kì (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết); 02 tiết kiểm tra (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết); 02 tiết kiểm tra thực hành trên máy (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết). - Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì. - Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lí thuyết, thực hành và phải theo nội dung, mức độ yêu cầu được quy định trong chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình. - Sở GDĐT hướng dẫn về kiểm tra thường xuyên theo quy định. Trong hướng dẫn của Sở về kiểm tra thường xuyên, cần hướng dẫn giáo viên tiến hành đánh giá và cho điểm học sinh trong các tiết Bài tập và thực hành để nâng cao hiệu quả tiết học. Điểm này là điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1). 2.6. LỚP 11 2.6.1. Tổ chức dạy học – Thời lượng của môn Tin học lớp 11 là 52 tiết. Có thể bố trí dạy: Học kì I: 18 tiết và Học kì II: 34 hoặc học kì I: 34 tiết và Học kì II: 18 tiết. – Phải đảm bảo dạy đủ số tiết Bài tập và thực hành của từng chương và của cả năm học. Nếu thấy cần thiết và điều kiện cho phép, có thể bổ sung thời lượng cho Bài tập và thực hành, bài tập, ôn tập - Cuối mỗi học kì có 1 tiết kiểm tra học kì. Ở mỗi học kì, trước tiết kiểm tra học kì có 1 hoặc 2 tiết ôn tập (Học kì dạy 18 tiết có 1 tiết ôn tập, học kì dạy 34 tiết có 2 tiết ôn tập). - Các tiết Bài tập, Ôn tập chưa quy định nội dung cụ thể, cần căn cứ tình hình thực tế để định ra những nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập đảm bảo truyền đạt đủ các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Nên lựa chọn, xây dựng nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập để nhằm mục đích củng cố kiến thức hay rèn luyện kĩ năng, hình thức có thể là học trên lớp học hay thực hành trên phòng máy. - Đối với các học sinh đã được học lập trình ở cấp học dưới, giáo viên chọn các bài đọc thêm trong sách giáo khoa, xây dựng thêm các Bài tập và thực hành, để củng cố, hệ thống và nhất là chuẩn xác hoá các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Đồng thời trong tiết Bài tập và thực hành giáo viên nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả của tiết học. - Ở một số nội dung, việc học lí thuyết sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng máy vi tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan. Khi thực hành trên máy, nếu nội dung không được xây dựng để thực hành theo nhóm thì bố trí tối đa là 2 học sinh/1 máy tính. - Nếu bố trí học kì I: 18 tiết và học kì II: 34 tiết thì chậm nhất khi kết thúc học kì I cần dạy xong mục 10. Cấu trúc lặp; Nếu bố trí dạy học kì I: 34 tiết và học kì II: 18 tiết thì chậm nhất khi kết thúc học kì I cần dạy xong mục 13. Kiểu bản ghi. 2.6.2. Kiểm tra, đánh giá - Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Việc kiểm tra, đánh giá phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học. - Trong thời lượng của môn Tin học lớp 11 phải dành 4 tiết để kiểm tra. Trong đó có 2 tiết dành cho kiểm tra học kì (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết) và 02 tiết kiểm tra (trong đó có 1 tiết kiểm tra thực hành trên máy). 5 - Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì. - Phải đánh giá cả kiến thức, kĩ năng, cả lí thuyết, thực hành và phải theo nội dung, mức độ yêu cầu được quy định trong chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học. - Sở GDĐT hướng dẫn về kiểm tra thường xuyên theo quy định. Trong hướng dẫn của Sở về kiểm tra thường xuyên, cần hướng dẫn giáo viên tiến hành đánh giá và cho điểm học sinh trong các tiết Bài tập và thực hành để nâng cao hiệu quả tiết học. Điểm này là điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1). 2.7. LỚP 12 2.7.1. Tổ chức dạy học - Thời lượng của môn tin học lớp 12 là 52 tiết. Có thể bố trí dạy: học kì I: 18 tiết và học kì II: 34 hoặc học kì I: 34 tiết và học kì II: 18 tiết. - Các bài lí thuyết và Bài tập và thực hành nên được dạy học theo trình tự trình bày trong sách giáo khoa. Nếu Sở GDĐT tiến hành dạy học các bài không theo trình tự trình bày trong SGK (ví dụ dạy chương III trước chương II) cần báo cáo phương án phân phối chương trình chi tiết, cụ thể về Bộ (qua Vụ GDTrH) trước khi thực hiện. - Trường hợp dạy học theo trình tự trình bày trong SGK: Nếu bố trí dạy học kì I: 18 tiết và học kì II: 34 tiết thì chậm nhất khi kết thúc học kì I cần dạy xong mục5. Các thao cơ bản trên bảng; Nếu bố trí dạy học kì I: 34 tiết và học kì II: 18 tiết thì chậm nhất khi kết thúc học kì I cần dạy xong mục 9. Báo cáo về kết xuất báo cáo. - Phải đảm bảo dạy đủ số tiết Bài tập và thực hành của từng chương và của cả năm học. Nếu thấy cần thiết và điều kiện cho phép, có thể bổ sung thời lượng cho Bài tập và thực hành, bài tập, ôn tập. - Cuối mỗi học kì, có 1 tiết ôn tập và 1 tiết kiểm tra học kì. - Các tiết Bài tập, Ôn tập chưa quy định nội dung cụ thể, cần căn cứ tình hình thực tế để định ra những nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập đảm bảo truyền đạt đủ các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Nên lựa chọn, xây dựng nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập để nhằm mục đích củng cố kiến thức hay rèn luyện kĩ năng, hình thức có thể là học trên lớp học hay thực hành trên phòng máy. - Đối với các học sinh đã có hiểu biết về cơ sở dữ liệu, giáo viên chọn các bài đọc thêm trong sách giáo khoa, xây dựng thêm các Bài tập và thực hành, để củng cố, hệ thống và nhất là chuẩn xác hoá các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Đồng thời trong tiết Bài tập và thực hành nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả của tiết học. - Ở một số nội dung (đặc biệt là chương II), việc học lý thuyết sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng máy vi tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan. Khi thực hành trên máy, nếu nội dung không được xây dựng để thực hành theo nhóm thì bố trí tối đa là 2 học sinh/1 máy tính. 2.7.2. Kiểm tra, đánh giá - Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Việc kiểm tra, đánh giá phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình môn học. - Trong thời lượng của môn Tin học lớp 12 phải dành 4 tiết để kiểm tra. Trong đó có 2 tiết dành cho kiểm tra học kì (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết) và 2 tiết kiểm tra (trong đó có 1 tiết kiểm tra thực hành trên máy). - Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì. - Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lý thuyết và thực hành và phải theo nội dung, mức độ yêu cầu được quy định trong chương trình môn học. - Sở GDĐT hướng dẫn về kiểm tra thường xuyên theo quy định. Trong hướng dẫn của Sở về kiểm tra thường xuyên, cần hướng dẫn giáo viên tiến hành đánh giá và cho điểm học sinh trong các tiết Bài tập và thực hành để nâng cao hiệu quả tiết học. Điểm này là điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1). 3. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH 6 3.1. Phân phối chương trình Tin học THCS: thực hiện theo công văn số 1128/SGD&ĐT – GDTrH ngày 04/9/2008 của Sở GD và ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình và kế họach dạy học THCS, THPT, HNDN năm học 2008 – 2009 áp dụng từ năm học 2008 -2009. 3.2. Phân phối chương trình Tin học THPT: thực hiện theo công văn số 1128/SGD&ĐT – GDTrH ngày 04/9/2008 của Sở GD và ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình và kế họach dạy học THCS, THPT, HNDN năm học 2008 – 2009 áp dụng từ năm học 2008 -2009. 4. BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC 4.1. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học THCS: 4.1.1. Thi học sinh giỏi Tin học lớp 9: Năm học 2008 – 2009 là năm học đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ Thông tin của ngành Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn Tin học vào kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 THCS. Bước đầu đã có nhiều đơn vị bồi dưỡng cho học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi THCS môn Tin học. Trong năm học 2009 – 2010 các trường THCS, THCS & THPT, các Phòng GD & ĐT cần tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học, đề nghị các phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho học sinh thi học sinh giỏi môn Tin học lớp 9 cấp huyện - thị - thành phố, xem môn Tin học như các môn văn hóa khác có thi học sinh giỏi các cấp. Nội dung chương trình thi học sinh giỏi Tin học lớp 9 thi lập trình trên ngôn ngữ Pascal. Nội dung chi tiết đã được phổ biến tại các đợt tập huấn thay sách giáo khoa môn Tin học THCS và công văn số 1147/SGD&ĐT – GDTrH ngày 9 tháng 9 năm 2008 về việc Chương trình bồi dưỡng Tin học chuyên và không chuyên bậc THCS năm học 2008 – 2009. Nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi đã phổ biến tại các đợt tập huấn thay sách giáo khoa môn Tin học lớp 6, 7 và lớp 8. 4.1.2. Thi học sinh giỏi Tin học trẻ: do Trung ương Đoàn TNCS HCM, Bộ GD&ĐT, Bộ KHCN tổ chức hàng năm cho các em học sinh các lớp Tiểu học và THCS qua 15 lần tham dự học sinh Lâm Đồng đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo các trường tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học theo chương trình Tin học trẻ của Trung ương Đoàn THNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Khoa học Công nghệ phối hợp tổ chức hàng năm. 4.1.3. Thi thi giải toán qua Internet dành cho học sinh cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở: Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng đã ban hành công văn Số: 1138/ SGDĐT- GDTrH ngày 21/9/2009 V/v: Hướng dẫn tổ chức cuộc thi giải toán qua Internet dành cho học sinh cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, đề nghị các giáo viên Tin học, Toán – Tin THCS chủ động tích cực hướng dẫn học sinh của đơn vị tham gia. 4.2. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học THPT: 4.1.1. Thi học sinh giỏi Tin học lớp 12: Các trường THPT cần tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học theo chương trình Tin học Chuyên của Bộ GD&ĐT, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi Tin học THPT các cấp. Trường THPT Chuyên Thăng Long tập trung đầu tư nâng cao chất lượng hiệu quả việc bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên Tin học. Các trường THPT cần chú ý đầu tư bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học nhằm bổ sung học sinh cho đội tuyển Tin học của Tỉnh Lâm Đồng dự thi Tin học Quốc gia. Nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi đã phổ biến tại các đợt tập huấn thay sách giáo khoa môn Tin học lớp 10, 11 và lớp 12. 4.1.2. Thi học sinh giỏi Tin học trẻ: do Trung ương Đoàn TNCS HCM, Bộ GD&ĐT, Bộ KHCN tổ chức hàng năm cho các em học sinh các lớp Tiểu học, THCS và THPT qua 15 lần tham dự học sinh Lâm Đồng đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Trường THPT, THCS & THPT cần tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học theo chương trình Tin học trẻ của Trung ương Đoàn THNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Khoa học Công nghệ phối hợp tổ chức hàng năm. 5. ỨNG DỤNG CNTT TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 7 5.1. Ứng dụng CNTT: Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu ban giám hiệu các trường phân công một CBQL phụ trách và huy động giáo viên Tin học làm lực lượng nồng cốt hổ trợ đồng nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy – học. Các giáo viên Tin học giúp các giáo viên bộ môn về các kỹ năng Tin học cơ bản và sử dụng các phần mềm dạy học. Giúp việc Ban giám hiệu nhà trường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý như: quản lý thời khóa biểu, quản lý học sinh, quản lý điểm, quản lý thi học kỳ, thi tốt nghiệp … (Lưu ý: Giáo viên Tin học đào tạo, bồi dưỡng và hướng dẫn sử dụng cho các giáo viên và nhân viên văn phòng chứ không làm thay!). Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các giáo viên Tin học THPT đã tham dự tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra đánh giá (KTĐG) có hổ trợ công nghệ thông tin (CNTT) cho giáo viên THPT năm 2009, từ ngày 17/8/2009 đến ngày 21/9/2009 phải có báo cáo bằng văn bản cho Hiệu trưởng nhà trường, các đơn vị có kế hoạch triển khai bồi dưỡng nhân rộng cho giáo viên trong toàn trường trong học kỳ I năm học 2009 – 2010. 5.2. Đổi mới PPDH: Cần kế thừa các phương pháp dạy học truyền thống có tính đến đặc điểm riêng của bộ môn, lưu ý tới các phương pháp sau: - Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề - Dạy học hợp tác - Dạy học dựa trên đề án, dự án. Chú trọng phương pháp thực hành trong dạy Tin học và tăng cường kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành. Bài thực hành được dạy ở phòng máy, học sinh học kiến thức mới kết hợp với thực hành ngay trên máy tính. Máy tính là giáo cụ trực quan, máy tính còn là phương tiện học tập – học sinh dùng máy tính kiểm nghiệm ngay kiến thức vừa được học. Trong năm học 2009 – 2010 này, giáo viên Tin học đã được tập huấn Chương trình Giáo dục Intel (ITE) hoặc đã được tập huấn đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra đánh giá (KTĐG) có hổ trợ công nghệ thông tin (CNTT) cho giáo viên THPT năm 2009 phải áp dụng phương pháp học dựa trên dự án đến học sinh (mỗi lớp 1 dựa án / 1 năm học). 6. CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÒNG MÁY TÍNH VÀ MẠNG INTERNET Trong những năm học trước, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số: 253/SGD- GDTrH ngày 05 tháng 03 năm 2007 v/v Hướng dẫn quản lý, sử dụng phòng Máy tính, các thiết bị CNTT, mạng Internet và Web Site trường học, nhìn chung các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên ở một số đơn vị còn tồn tại các vấn đề sau: - Một số đơn vị quản lý phòng máy tính, các thiết bị CNTT, mạng Internet chưa tốt như: Không có nội quy phòng máy tính, không sổ theo dõi (nhật ký) phòng máy. - Không phân công giáo viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm phụ trách phòng máy và thiếu sự kiểm tra thường xuyên, định kỳ của BGH. - Việc bảo quản các thiết bị còn hạn chế, còn để máy tính hư hỏng về phần cứng, không sữa chữa kịp thời. Nhiều máy tính hỏng các phần mềm hệ thống, không cài các phần mềm phục vụ học tập mà Sở đã triển khai, các máy tính cài rất ít các chương trình phục vụ học tập, tham khảo thêm cho học sinh. - Phòng máy, bàn ghế máy tính không đúng qui cách, còn chật chội, ánh sáng, quạt thông gió không đảm bảo. Không có khăn màn phủ máy tính nên máy tính còn bụi bặm. Còn để học sinh viết vẽ bậy lên CPU, màn hình, bàn ghế Vệ sinh phòng máy rất kém. - Một số đơn vị đã kết nối mạng Internet, nhưng còn hạn chế học sinh và giáo viên sử dụng. Để quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả cao các phòng máy tính, các thiết bị CNTT, các phòng học bộ môn có trang bị các thiết bị CNTT, mạng máy tính, mạng Internet, các phần mềm hổ trợ dạy học, phần mềm quản lý. Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc các yêu cầu sau: 1. Nhanh chóng khắc phục những tồn tại đã nêu trên. 2. Các trường đều phải xây dựng nội quy bảo quản và sử dụng máy tính đảm bảo cho máy tính được trang bị phục vụ có hiệu quả và lâu dài cho hoạt động dạy và học. 3. Ban giám hiệu phân công giáo viên Tin học phụ trách kiêm nhiệm phòng máy tính, chịu trách nhiệm quản lý bảo quản máy tính, phòng máy, Internet. Phân công các giáo viên có 8 năng lực chuyên môn và có trình độ Tin học tốt quản lý theo dõi tình hình sử dụng các thiết bị CNTT của giáo viên như: Máy tính xách tay (Laptop), Đèn chiếu (Projector), máy chiếu vật thể (Camera kỹ thuật số) … Lưu ý: Do chưa có hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bố trí giáo viên chuyên trách, kiêm nhiệm phụ trách quản lý Phòng máy vi tính, Ban giám hiệu nhà trường xem xét tính giờ quản lý phòng máy tính cho giáo viên, xem phòng máy tính như là các phòng thí nghiệm thực hành khác, để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của giáo viên phụ trách phòng máy. 4. Triển khai tập huấn cho giáo viên tại trường sử dụng các thiết bị CNTT và các phần mềm dạy học các bộ môn: Toán, Lý, Hoá, Văn, Địa, … phần mềm thi trắc nghiệm, hướng dẫn sử dụng bảng tương tác thông minh (ebeam) cho giáo viên mà Sở Giáo dục đã triển khai trong các hội nghị chuyên môn trong năm học qua. 5. Vào sổ tài sản chung của nhà trường kèm giá cả để hoạch toán khấu hao tài sản hàng năm. Mở sổ nhật ký theo dõi tình hình sử dụng máy tính, Internet và hoạt động của phòng máy. 6. Phân công giáo viên, nhân viên, học sinh thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh bảo trì máy tính và phòng máy tính. Khi có hư hỏng giáo viên phụ trách phòng máy tính phải báo cáo ngay với BGH kịp thời sửa chữa. 7. Thực hiện quản lý sử dụng Internet theo đúng các quy định của pháp luật tại các văn bản hướng dẫn của Bộ Công an (Công văn số 71/2004/QĐ-CA(A11) ngày 29/01/2004 của Bộ Công An), và các văn bản khác của các ngành Bưu điện, Văn hóa, Giáo dục. 8. Các đơn vị đã có cần nâng cấp trang Web, phân công chuyên viên, giáo viên phụ trách thường xuyên cập nhật những thông tin về hoạt động giáo dục của đơn vị, nhà trường được phép tuyền truyền rộng rãi lên trên trang Web của đơn vị. Đề nghị các Phòng Giáo dục và Đào tạo sao văn bản này gửi về các trường THCS. Trong quá trình thực hiện nội dung trên, nếu có gì vướng mắc đề nghị phản hồi ý kiến về phòng Giáo dục Trung học Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng. Nơi nhận: - Như kính gửi (để thực hiện); - Lưu: VP, GDTrH. KT.GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC (Đã ký) Huỳnh Văn Bảy 9 . họach dạy học THCS, THPT, HNDN năm học 2008 – 2009 áp dụng từ năm học 2008 -2009. 4. BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC 4.1. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học THCS: 4.1.1. Thi học sinh giỏi Tin. kế hoạch năm học 2009 - 2010, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 môn Tin học như sau: 1. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 1.1. Trung học phổ thông: Chương. cho học sinh cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, đề nghị các giáo viên Tin học, Toán – Tin THCS chủ động tích cực hướng dẫn học sinh của đơn vị tham gia. 4.2. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Tin

Ngày đăng: 02/07/2014, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w