1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn thi HSG tin hoc 2008-2009

4 1,1K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 93 KB

Nội dung

HƯỚNG DẪN THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC (Kèm theo công văn số: 176&177/SGD&ĐT-KT&KĐ ngày 03 tháng 03 năm 2009) Sở Giáo dục - Đào tạo hướng dẫn việc tổ chức thi học sinh giỏi toàn tỉnh môn tin học lớp 9 và lớp 12 từ năm học 2008-2009 như sau: 1. Thiết bị, máy móc, phần mềm máy tính và nguồn điện dùng cho thi: a. Máy tính: − Số máy vi tính phải đủ để đảm bảo mỗi thí sinh được sử dụng một máy, cứ 5 thí sinh phải có ít nhất 1 máy tính dự phòng. − Cấu hình tối thiểu của máy tính sử dụng cho thi là: 486SX/33MHz, RAM 4MB, ổ đĩa cứng 640MB, ổ đĩa mềm 1,44MB, màn hìnhVGA, con chuột, bàn phím. − Cài đặt phần mềm: • Bắt buộc: Hệ điều hành Windows (các phiên bản), phần mềm Turbo Pascal 7.0 hoặc Free Pascal đầy đủ. • Các phần mềm tùy chọn (có thể có hoặc không): MS Office, NC. • Ngoài ra không được cài đặt bất kỳ phần mềm nào khác. Các phần mềm nói trên được cài mới, không kèm theo bất kỳ tài liệu nào do các phần mềm đó sinh ra trong quá trình sử dụng (các tập tin chương trình, các văn bản và các bảng tính do người dùng soạn thảo .) − Các máy tính dùng cho thi phải là máy đơn lẻ, không trao đổi thông tin với bất kỳ máy móc, thiết bị nào khác trong và ngoài phòng thi (trừ máy in trong phòng thi), không nối mạng (tháo hết các cáp mạng và các thiết bị nối mạng không dây). − Quét kỹ vius cho các máy tính. Cài đặt ngày giờ chính xác cho hệ thống. b. Các thiết bị khác: − Máy in: Mỗi phòng thi có ít nhất 01 máy in laser với đầy đủ mực và trong trạng thái hoạt động tốt. − Đĩa mềm ghi bài làm của học sinh: Mỗi học sinh 01 đĩa 1,44 MB và có một số đĩa dự phòng. Để đảm bảo chất lượng và hình thức đĩa đồng đều, tránh lộ bài, tất cả các đơn vị dùng đĩa mềm do Sở cung cấp và mua đĩa mềm vào ngày mua giấy thi. − Giấy thi: Dùng giấy in trắng khổ A4 định lượng 65 đến 70 g/m 2 để in bài làm của học sinh. Mỗi phòng máy đều phải có máy dập ghim để ghim các tờ in bài làm của học sinh cùng với phách rời (do Sở cung cấp). Giấy nháp cho thi môn tin học giống như giấy nháp cho các môn thi khác. − Các ban coi thi cần chuẩn bị nguồn điện dự phòng đủ để cung cấp cho các máy tính của học sinh làm bài nếu bị mất điện. 2. Cán bộ kỹ thuật phòng máy tính. Mỗi đơn vị dự thi phải có 1 cán bộ kỹ thuật phòng máy tính. Cán bộ kỹ thuật là người của đơn vị sở tại. Cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm chuẩn bị các thiết bị, máy móc, phần cứng và phần mềm theo đúng quy định nêu trên, bố trí vị trí các máy tính theo yêu cầu của giám thị. Cán bộ kỹ thuật phải luôn có mặt tại vị trí do trưởng ban coi thi quy định trong suốt thời gian thi để sẵn sàng giải quyết các sự cố hay đáp ứng các yêu cầu của giám thị đúng với quy định, dưới sự giám sát của giám thị tin học. 3. Giám thị tin học. − Trong phòng thi có 2 giám thị, trong đó giám thị số 1 nhất thiết phải là giáo viên tin học, sử dụng thành thạo máy vi tính và máy in. Giám thị số 2 nên là giáo viên tin học, biết sử dụng máy tính để hỗ trợ giám thị 1 khi cần thiết, trong trường hợp không thể có giáo viên tin học mới sử dụng giáo viên các môn khác. − Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ của người giám thị theo quy định chung cho các môn, giám thị tin học còn phải đảm bảo: • Kiểm tra máy tính, phần mềm máy tính, máy in, đĩa mềm, nguồn điện dự phòng . Niêm phong các cổng giao tiếp của máy tính (đặc biệt là cổng USB, cửa ổ đĩa mềm) sau khi kiểm tra. • Quản lý số đĩa mềm như quản lý giấy thi theo quy định chung và tuân thủ nghiêm ngặt quy định về quản lý đĩa mềm và quy trình thu bài, in bài thi của thí sinh được nêu trong công văn này. • Bố trí chỗ ngồi, máy tính trong phòng thi nhằm tránh thí sinh trao đổi hoặc nhìn bài của thí sinh khác trên màn hình máy tính. • Giám sát việc khắc phục sự cố, tính thời gian bị mất để bù lại cho thí sinh. • Trong giờ thi giám thị không được làm các thao tác trên máy tính của thí sinh trừ trường hợp cần khắc phục sự cố hoặc giúp thí sinh chép bài thi ra đĩa mềm và in bài thi. Khi cần làm các thao tác trên máy tính của thí sinh, giám thị 1 phân công một người làm (kỹ thuật viên hoặc giám thị), 1 giám thị giám sát chặt chẽ. 4. Quy trình chuẩn bị và tổ chức thi môn tin học a. Phần chuẩn bị trước ngày thi: − Giám thị và cán bộ kỹ thuật kiểm tra số lượng máy tính, máy in và các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định trong công văn này. Sắp xếp các máy tính và thiết bị theo yêu cầu, đánh số các máy tính sử dụng để thi (kể cả máy dự phòng). − Chạy thử nguồn điện dự phòng với toàn bộ các máy tính dùng để thi và máy in. − Mọi thí sinh, giám thị và cán bộ kỹ thuật phải có mặt để học nội quy, làm quen với các máy tính sử dụng để thi (kể cả máy dự phòng). Thời gian làm quen với máy tính của học sinh do giám thị quyết định. − Giám thị thử thao tác in bài của học sinh trên giấy thi môn tin học (có hướng dẫn in kèm theo công văn này). − Giám thị kiểm tra và xóa tất cả các tài liệu không cần thiết trong ổ đĩa cứng (do quá trình làm quen với máy tạo ra hoặc tạo ra từ trước có thể ảnh hưởng đến tính trung thực của kỳ thi). − Niêm phong ổ đĩa mềm, cổng USB và các cổng kết nối ra bên ngoài để học sinh không sử dụng trong suốt giờ thi bằng giấy niêm phong có chữ ký của giám thị và ngày giờ niêm phong. Kiểm tra và quản lý đĩa mềm dùng cho thi. Niêm phong phòng máy để thi. b. Công việc tiến hành trong ngày thi: − Giám thị kiểm tra niêm phong phòng máy và niêm phong ổ đĩa mềm trước khi gọi học sinh vào phòng thi. − Thí sinh vào phòng thi, ngồi đúng vị trí theo đánh SBD của giám thị. − Thí sinh làm bài và ghi chương trình lên ổ đĩa cứng của máy tính. Giám thị nhắc học sinh nhớ ghi đĩa thường xuyên để tránh mất chương trình trong trường hợp có sự cố. − Trước khi hết giờ thi 15 phút và 5 phút, giám thị thông báo và nhắc học sinh ghi đĩa. − Khi có sự cố mất điện hoặc phải thay máy tính, giám thị tin học báo cáo với trưởng ban coi thi, mời kỹ thuật viên tham gia xử lý sự cố nếu cần thiết. Giám thị tính thời gian mất điện hoặc thay máy để tính bù cho thí sinh. Trong suốt thời gian khắc phục sự cố giám thị tin học phải có mặt tại phòng thi và giám sát mọi hoạt động, không để thí sinh vi phạm quy chế. Nếu thời gian khắc phục sự cố quá 30 phút thì việc thi bị hủy bỏ (đối với những thí sinh có máy tính gặp sự cố). Các sự cố kỹ thuật xảy ra phải được ghi biên bản đầy đủ, có xác nhận của thí sinh dự thi và ý kiến của trưởng ban coi thi. − Khi hết giờ thi, giám thị yêu cầu thí sinh dừng làm bài, ghi lại chương trình lần cuối, thoát khỏi chương trình Pascal và rời khỏi máy tính ngồi vào chỗ do giám thị quy định trong phòng thi. − Giám thị số 1 gọi từng sinh thực hiện các công việc (trong khi giám thị số 2 giám sát mọi hoạt động trong phòng thi): • Thí sinh về chỗ ngồi của mình, nhận đĩa mềm do giám thị phát, ghi số báo danh của thí sinh lên nhãn đĩa (ghi ở giữa nhãn, ngoài ra không ghi dấu hiệu gì khác). • Mở niêm phong ổ đĩa mềm. Thí sinh tự chép bài làm của mình lên đĩa mềm hoặc nhờ giám thị chép hộ. • Giám thị in chương trình bài làm của thí sinh ra giấy trên máy tính có nối với máy in. Giám thị đóng ghim các tờ bài làm của thí sinh cùng với tờ phách để tránh nhầm lẫn. Thí sinh kiểm tra để xác nhận đúng bài làm của mình, sau đó ghi đầy đủ các nội dung cần thiết trong phần phách. Giám thị ký vào phách theo quy định, thí sinh cũng ký vào phách để xác nhận bài làm của mình. • Sản phẩm bài làm của mỗi thí sinh bao gồm đĩa mềm và tờ giấy thi tin học in chương trình bài làm của thí sinh. Tờ giấy thi được coi là bài làm chính trong trường hợp đĩa mềm bị hỏng hoặc có sự sai khác giữa nội dung đĩa mềm và bài làm trên giấy. Các tờ giấy thi tin học và đĩa mềm được niêm phong trong những gói riêng. Yêu cầu các phòng GD-ĐT, các trường đặt địa điểm thi, lãnh đạo các ban coi thi và giám thị tin học nghiên cứu kỹ công văn này và triển khai thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc. HƯỚNG DẪN IN BÀI THI MÔN TIN HỌC - Thư mục chứa chương trình bài làm của học sinh ngầm định là thư mục làm việc của TURBO PASCAL (thường là \TP\BIN hoặc \TP). Giám thị cần chú ý để thí sinh ghi đúng. - Giám thị cần nhắc thí sinh ghi chương trình bài làm đúng với tên do đề bài yêu cầu, tuyệt đối không được thay đổi tên này. - Để dành phần giấy cho làm phách (khoảng 7cm đầu trang giấy), cần thực hiện như sau: o Dùng chương trình Notepad để in chương trình, không in trực tiếp từ Turbo Pascal. o Trước ngày thi, khi chuẩn bị phòng máy, giám thị cần thiết lập tham số cho các trang in như sau: Vào chương trình Notepad, vào menu File/Page Setup. Khi xuất hiện cửa sổ Page Setup, cần đặt các tham số như sau − Size: A4 - Orientation: Portrait − Margins (millimeters): Left = 25, Right = 15, Top = 70, Bottom = 20 hoặc Margins (inches): Left = 1, Right = 0.6, Top = 2.8, Bottom = 0.8 − Header và Footer: để trống. o Trong buổi thi, nếu việc in không được như ý, cần kiểm tra lại các tham số trên. o Mở tập tin để in trong chương trình Notepad: Vào menu File/Open, xuất hiện cửa sổ Open như sau (hình thức có thể khác nhau tùy phiên bản Windows): − Chọn ổ đĩa A: chứa bài làm của học sinh trong hộp Look in. − Trong hộp Files of type chọn All files. − Khi xuất hiện danh sách tất cả các tập tin trong ổ đĩa A:, bấm đúp chuột vào tập tin cần in để mở. o Vào menu File/Print trong chương trình NotePad để in ra máy in. . HƯỚNG DẪN THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC (Kèm theo công văn số: 176&177/SGD&ĐT-KT&KĐ ngày 03 tháng 03 năm 2009) Sở Giáo dục - Đào tạo hướng. Giáo dục - Đào tạo hướng dẫn việc tổ chức thi học sinh giỏi toàn tỉnh môn tin học lớp 9 và lớp 12 từ năm học 2008-2009 như sau: 1. Thi t bị, máy móc, phần

Ngày đăng: 26/07/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w