Hướng dẫn nhiệm vụ dạy học 2010 - 2011

7 290 0
Hướng dẫn nhiệm vụ dạy học 2010 - 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng GD&ĐT Thạnh Hoá CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Thạnh Phước Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số : 21/ KH – THCS Thạnh Phước , ngày 6 tháng 9 năm 2010 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ DẠY HỌC NĂM HỌC 2010-2011 Căn cứ Chỉ thị số Số: 3399 /CT-BGDĐT ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010 - 2011; Căn cứ công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH ngày 11 tháng 8 năm 2010 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010-2011; Căn cứ Quyết định về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2010 - 2011 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ phương hướng nhiệm vụ năm học 2010-2011 của Phòng GD-ĐT và thực tế yêu cầu nhiệm vụ giáo dục của trường. Nhà trường hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ dạy học năm học 2010-2011 đối với các Tổ chuyên môn, CBGV trong toàn trường như sau: I. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của Ngành -Toàn thể CBGV trong nhà trường tiếp tục triển khai tích cực và hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo hướng dẫn tại Chỉ thị Số: 3399 /CT-BGDĐT ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về nhiệm vụ trọng tâm giáo dục phổ thông năm học 2010-2011 bằng những nội dung, hình thức thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của trường với phương châm lồng ghép và tích hợp nội dung, giải pháp các cuộc vận động và các phong trào thi đua nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường. - Gắn việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua với việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, tạo sự chuyển biến tích cực và rõ nét về chất lượng giáo dục trung học. II. Thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục 1. Thực hiện Kế hoạch thời gian và KHGD a)Thực hiện KHGD với 37 tuần thực học mỗi năm học đối với trường, chia ra học kỳ I có 19 tuần, học kỳ II có 18 tuần trên cơ sở giữ nguyên tổng số tiết học dành cho các môn học ở phân phối chương trình hiện nay (chương trình áp dụng cho 37 tuần) ,nhà trường quy định dùng tuần 20 của học kỳ I và tuần 38 của học kỳ II để dạy bù các ngày nghỉ lễ, các hoạt động khác của nhà trường. b) Các tổ chuyên môn chú trọng bồi dưỡng GV, đặc biệt giúp đỡ GV mới ra trường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy bảo đảm cho GV nắm vững CT-SGK, có kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, sử dụng thiết bị dạy học, nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục. c) Thực hiện dạy học tự chọn. +Dạy môn học tự chọn là môn tin học cho các lớp 6,7,8,9, nội dung chương trình thực hiện theo công văn 7723 về việc hướng dẫn dạy môn tin học tự chọn. Nội dung giảng dạy chủ đề tự chọn bám sát là ôn tập, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục. Không bổ sung kiến thức nâng cao mới. + Bồi dưỡng học sinh giải các môn lớp 9. +Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tự chọn. Đối với môn học tự chọn thực hiện theo quy chế đánh giá xếp loại học sinh ban hành theo quyết định 40/2006 ngày 5/10/2006 của Bộ GD – ĐT. Đối với dạy chủ đề tự chọn bám sát theo môn học kiểm tra lấy một cột điểm và vào cột điểm viết hệ số 1 của môn đó . 2. Thực hiện các hoạt động giáo dục - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Thực hiện đủ các chủ đề quy định cho mỗi tháng, với thời lượng 2 tiết/tháng (thực hiện vào các tuần chẳn trong tuần) và tích hợp nội dung Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào môn Giáo dục công dân như sau: + Cấp THCS: (các lớp 6, 7, 8, 9) ở các chủ đề về đạo đức và pháp luật. - Hoạt động giáo dục hướng nghiệp: Thời lượng Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được bố trí 9 tiết/năm học. + Lớp 9: Tích hợp vào Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở 2 chủ điểm sau đây: (1) "Truyền thống nhà trường", chủ điểm tháng 9; (2) "Tiến bước lên Đoàn", chủ điểm tháng 3. 3-Sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, thí nghiệm thực hành. Đối với các bộ môn khoa học thực nghiệm phải đảm bảo thực hiện đủ các bài thí nghiệm, thực hành quy định trong chương trình – sách giáo khoa. Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học sử dụng vào tiết dạy của mình. Nghiêm cấm việc dạy “chay” 4.Thực hiện các nội dung giáo dục địa phương: Các môn có quy định dạy chương trình địa phương như Ngữ Văn; Lịch sử; Địa lý cần thực hiện nghiêm túc, đúng chương trình theo hướng dẫn tại Công văn và tài liệu hướng dẫn của Sở GD 5-Quy định thực hiện thống nhất phân phối chương trình các môn học có số tiết lẻ trong kế hoạch giáo dục, cụ thể như sau: Lớp Môn học Số tiết/Tuần Trong KHGD Số tiết/Tuần HK1 Số tiết/Tuần HK2 7 Công nghệ 1,5 1 2 8 Công nghệ 1,5 2 1 Địa lý 1,5 1 2 Lịch Sử 1,5 2 1 9 Địa lý 1,5 2 1 Lịch Sử 1,5 1 2 Âm nhạc 0,5 1 0 Mỹ thuật 0,5 0 1 III. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá 1- Về sử dụng sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy. Khi sử dụng SGK để chuẩn bị kế hoạch bài giảng (giáo án), giáo viên cần căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình môn học, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Nếu gặp tình huống có các cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào đó giữa SGK và CTGDPT thì cần căn cứ vào CTGDPT để giảng dạy. Nếu gặp tình huống có các cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào đó giữa SGK và SGV thì căn cứ vào SGK để thiết kế bài giảng. Nếu gặp tình huống có cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào đó giữa SBT và SGK thì lấy SGK làm căn cứ để giảng dạy, học tập. Về sử dụng tài liệu giáo dục địa phương Thực hiện theo hướng dẫn tại các công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 và số 5982/BGDĐT-GDTH ngày 07/7/2008 của Bộ GDĐT về thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở các cấp học phổ thông từ năm học 2008-2009. Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, ra đề thi, cần căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học để đặt câu hỏi, ra đề theo định hướng yêu cầu học sinh nắm vững bản chất kiến thức, có kỹ năng tư duy độc lập, biết vận dụng kiến thức một cách sáng tạo để giải quyết vấn đề; hạn chế đến mức thấp nhất chỉ yêu cầu học thuộc máy móc theo SGK. *Lưu ý: Dạy học theo CTGDPT và chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình môn học là bắt buộc (phát lệnh) yêu cầu mọi giáo viên phải tuân thu khi giảng dạy. 2- Đổi mới phương pháp dạy học - Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT. Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh; thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất; - Giáo viên sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng yêu cầu học sinh ghi chép quá nhiều, dạy học thuần tuý theo lối "đọc - chép"; chú trọng phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức quá trình dạy học. - Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên học sinh học tập; chú trọng tổ chức hợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm; rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. - Tăng cường sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong các bài giảng; khai thác tối đa hiệu năng các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn; coi trọng thực hành, thí nghiệm; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; chú trọng liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học. - Đối với các môn học: Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục cần coi trọng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và giáo dục tình cảm hứng thú, thái độ tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức cố gắng vươn lên trong học tập cho học sinh, không quá thiên về đánh giá thành tích như mục tiêu đào tạo chuyên ngành. - Cần thực hiện tốt trách nhiệm của giáo viên và CBQL theo công văn số 117/TB-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2009 về Kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại Hội thảo “Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông”. (cụ thể nội dung văn bản sẽ gửi qua mail) 3-Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy. - Mọi CBGV-NV trong toàn trường cấn tích cực tự bồi dưỡng về trình độ tin học, ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực công tác của mình, nhà trường quản lý việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy không chỉ quản lý về số lượng (Duy trì chỉ tiêu thực hiện BGĐT 10% của tổng số tiết giảng dạy trong năm học của từng giáo viên) mà phải xem xét tính hiệu quả của một bài giảng điện tử -Tăng cường xây dựng thư viện tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy. -Tích cực tham gia bài viết trên Webstie của trường. 4- Thực hiện công tác kiểm tra dự giờ, thao giảng, các chuyên đề dạy học và đánh giá kết quả giảng dạy công tác. - Thực hiện nghiêm túc kế hoạch thanh, kiểm tra của Nhà trường, đảm bảo mọi CBGV,NV đều được kiểm tra chuyên đề, 1/3 CBGV,NV được thanh tra toàn diện. Sử dụng kết quả thanh tra để đánh giá, xếp loại công chức cuối năm. -Trong năm học sẽ tổ chức hai đợt thao giảng trong hai học kỳ ( đợt 1 vào tháng 10, đợt 2 vào tháng 2-3), mỗi đợt 2 tiết, kết hợp với việc chấm hồ sơ các nhân và các tiết thanh kiểm tra để đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên. Việc đánh giá và xếp loại giờ dạy của giáo viên thực hiện theo công văn 10227/THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. -Tháng 11 dự thi GCDG cấp huyện, lưu ý Phòng GD sẽ tổ chức theo điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2010/TT-BGDĐT ngày 20 /7 /2010 -Các loại hồ sơ cá nhân của giáo viên, của tổ chuyên môn thực hiện theo quy định 02 của nhà trường. -Việc soạn giảng theo mẫu quy định năm học trước, tuy nhiên cần dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ môn để xác định mục tiêu và định hướng nội dung bài soạn. -Thực hiện các chuyên đề dạy học đổi mới, tập trung vào việc dạy học theo chuẩn KT-KN và giải quyết các vấn đề mới và khó. Vì vậy các tổ chuyên môn cần rà soát lại chương trình – sách giáo khoa để đăng ký nội dung thực hiện chuyên đề ngay từ đầu năm học. 5- Đổi mới kiểm tra đánh giá. - Những yêu cầu quan trọng trong việc đổi mới KTĐG là: + Giáo viên đánh giá sát đúng trình độ học sinh theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của Bộ GDĐT với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập của mình; + Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT; riêng kiểm tra học kỳ I và học kỳ II vẫn áp dụng hình thức tự luận. + Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh THCS, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành theo bảng quy định chế độ cho điểm các môn học ở cấp THCS đã áp dụng từ năm học 2008-2009. - Đối với một số môn khoa học xã hội: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, cần coi trọng đổi mới KTĐG theo hướng hạn chế ghi nhớ máy móc, không yêu cầu làm bài theo mẫu mà khuyến khích từng bước ra loại đề "mở", đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và có thể biểu đạt chính kiến của bản thân khi làm bài. -Việc ra đề kiểm tra định kỳ thực hiện theo ma trận chung cho từng môn ở từng khối lớp và do tổ soạn thảo sát chuẩn. 6. Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. a)Bồi dưỡng học sinh giỏi. 08 môn văn hóa,Tin; giải toán trên MTBT đối với môn Toán thực hiện theo kế hoạch, tuy nhiên hiện có thêm 03 môn là giải toán trên MTBT đối với Lý;Hóa Sinh cử Đ/C Khánh bồi dưỡng lý; Đ/C Sa Hóa; Đ/C Phượng: Sinh. Trước mắt đề nghị 03 GV sưu tầm, nghiên cứu tài tiệu , trường sẽ có kế hoạch cụ thể sau. b)Phụ đạo HS yếu. Các tổ khẩn trương rà soát, phân loại đối tượng học sinh và lập kế hoạch phụ đạo nộp về chuyên môn để xây dựng kế hoạch phụ đạo chung trong toàn trường ngay trong tháng 9. 7-Tiếp tục đổi mới công tác quản lý. Tiếp tục rà soát lại hệ thống các văn bản liên quan đến quản lý chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục để hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu mới. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng; đồng thời tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự kiểm tra, đánh giá của cán bộ quản lý, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn Tiếp tục thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 về Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, theo đó các cơ sở giáo dục thực hiện 3 công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá. Đối với công tác dạy và học đề nghị các tổ chỉ đạo giáo viên thực hiện cập nhật điểm lên phần mềm hàng ngày. Tăng cường quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục; tiếp tục củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá, thi cử, bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng Chú trọng việc triển khai công tác kiểm định chất lượng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Các tổ cần có biện pháp theo dõi, quản lý để thực hiện có hiệu quả việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo các thông tư và công văn hướng dẫn của Bộ. Xây dựng kế hoạch và chương trình bồi dưỡng để giáo viên trong tổ phấn đấu đạt chuẩn mức độ cao. 8.Công tác chủ nhiệm lớp. Tăng cường vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị và kỹ năng sống, tư vấn học đường… cho học sinh; thiết lập và duy trì có hiệu quả mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với giáo viên bộ môn, các đoàn thể xã hội và gia đình học sinh trong việc phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, nắm chắc tình hình, khắc phục nguyên nhân học sinh bỏ học; giáo dục toàn diện cho học sinh. IV-Tổ chức thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch này. Các tổ chuyên môn và toàn thể giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể phù hợp với yêu cầu của từng tổ, từng bộ môn. Nếu có gì vướng mắc, mâu thuẫn cần báo cáo kịp thời với nhà trường để giải quyết. . tháng 9 năm 2010 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ DẠY HỌC NĂM HỌC 201 0- 2011 Căn cứ Chỉ thị số Số: 3399 /CT-BGDĐT ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về nhiệm vụ trọng tâm. chuyên nghiệp năm học 2010 - 2011; Căn cứ công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH ngày 11 tháng 8 năm 2010 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 201 0- 2011; Căn cứ. gian năm học 2010 - 2011 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ phương hướng nhiệm vụ năm học 201 0- 2011 của Phòng GD-ĐT và thực tế yêu cầu nhiệm vụ giáo dục

Ngày đăng: 02/07/2015, 16:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan