ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II. NĂM HỌC: 2009 -2010. MÔN: LỊCH SỬ 8 Câu 1: Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859 diễn ra như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế trong chiến sự ở Gia Định? * Chiến sự ở Đà Nẵng : - Lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô, chiều 31/8/1858, 3000 quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng . - Rạng sáng 1/9/1859, Pháp nổ súng xâm lược nước ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, quân ta chiến đấu dũng cảm…Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà . * Nhận xét :Cơ hội bị bỏ lỡ, không kiên quyết nắm thời cơ để hành động. Câu 2: Nêu nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5/6/1862 . Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn;mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc; Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến …. Câu 3:Thực dân pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào? - Từ cuối 1872, Đuy-puy gây rối ở Hà Nội .Gác-ni-ê đem hơn 200 quân ra Bắc . - Sáng 20/11/1873, Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. 7000 quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy cố gắng cản giặc nhưng thất bại. - Sau đó, Pháp chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định…. Câu 4 :Hiệp ước Qúy Mùi (Hác-Măng) có nội dung gì? Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh- Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viêm Khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì. Câu 5: Vì sao phái chủ chiến trong triều đình Huế phản công quân Pháp (tháng7/1885)? Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế diễn ra như thế nào? * Nguyên nhân : - Sau hai Hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình nuôi hi vọng giành lại chủ quyền. - Trước hành động ngày càng quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến . * Diễn biến : - Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá . - Sau khi củng cố tinh thần, quân Pháp phản công chiếm Hoàng Thành . Trang 1 Câu 6: Cứ điểm Ba Đình có những điểm mạnh, điểm yếu nào? Cuộc chiến đấu ở Ba Đình đã diễn ra như thế nào? * Những điểm mạnh, điểm yếu: - Điểm mạnh : Liên hoàn, có lũy tre, công sự, khu ngập nước… - Điểm yếu : Địa bàn hẹp, cố định . * Cuộc chiến đấu ở Ba Đình : Cuộc kháng chiến bắt đầu quyết liệt từ 12/1886 đến 01/1887, nghĩa quân chiến đấu anh dũng trong 34 ngày đêm, sau đó rút lên Mã Cao tiếp tục chiến đấu một thời gian rồi tan rã . Câu 7: Vì sao nông dân Yên Thế đứng lên khởi nghĩa? Cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế diễn ra như thế nào? * Nguyên nhân : - Do thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, biến Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. - Để bảo vệ cuộc sống của mình nông dân yên Thế đứng lên đấu tranh . * Diễn biến : Cuộc khởi nghĩa Yên Thế chia làm 3 giai đoạn : - Giai đoạn 1: (1884 – 1892): thủ lĩnh là Đề Nắm, nghĩa quân hoạt động riêng lẻ, không có sự thống nhất. Sau đó Đề Thám trở thành lãnh đạo tối cao. - Giai đoạn 2: (1893 – 1908) : là thời kì nghĩa quân nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở. Thấy lực lượng chênh lệch, Đề Thám tìm cách giảng hòa với Pháp lần thứ nhất. - Để cứu vãn tình thế, Đề Thám chủ động xin giảng hòa lần thứ hai (12/1897). Từ 1897 đến 1908, Đề Thám lo tích trữ lương thực, xây dựng quân đội… - Giai đoạn 3: (1909 – 1913): Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lên Yên Thế. - Đến 10/2/1913, thủ lĩnh Đề Thám hi sinh, phong trào tan rã. Câu 8: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX. Vì sao các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách? * Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX. - Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. - Chính trị, kinh tế mục rỗng, cạn kiệt. - Đời sống nhân dân khó khăn, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt . * Vì: Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân. Muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù . Câu 9: Vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên . Toàn quyền Đông Dương Bắc Kì Trung Kì Nam Kì Lào Cam-pu-chia (Thống sứ) (Khâm sứ) (Thống đốc) (Khâm sứ) (Khâm sứ) Bộ máy chính quyền cấp kì (Pháp) Trang 2 Bộ máy chính quyền cấp Tỉnh, Huyện (Pháp +Bản xứ) Bộ máy chính quyền cấp Xã, Thôn (Bản xứ) Câu 10: Dưới thời Pháp thuộc các giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi như thế nào? Cùng với sự phát triển của đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới nào đã xuất hiện? * Sự thay đổi của giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân: - Giai cấp địa chủ phong kiến số lượng ngày càng đông thêm. - Đã đầu hàng, làm tay sai cho Pháp. - Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. - Cuộc sống của người nông dân đều lâm vào cảnh nghèo khổ, không lối thoát. - Họ căm ghét Pháp, phong kiến nên sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh cho bất kì cá nhân, tổ chức, tầng lớp hoặc giai cấp nào đề xướng. * Đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện: -Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều như Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn-Chợ Lớn … -Tầng lớp tư sản đầu tiên xuất hiện . -Tầng lớp tiểu tư sản thành thị ra đời. -Công, thương nghiệp thuộc địa phát triển, dẫn đến sự hình thành đội ngũ công nhân, lúc đó có khoảng 10 vạn người. Hết. Trang 3 . ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II. NĂM HỌC: 2009 -2010. MÔN: LỊCH SỬ 8 Câu 1: Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 185 8- 185 9 diễn ra như thế nào? Em có nhận xét gì về thái. trong triều đình Huế phản công quân Pháp (tháng7/ 188 5)? Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế diễn ra như thế nào? * Nguyên nhân : - Sau hai Hiệp ước 188 3 và 188 4, phái chủ chiến trong. ngày càng quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến . * Diễn biến : - Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/ 188 5, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm