1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tong hop cac de HK II(van 6 - BGD)

8 333 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 97,5 KB

Nội dung

Trắc nghiệm khách quan 4 điểm, 8 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.. Cảnh mặt trời mọc trên biển tr

Trang 1

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6

I Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 8 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng

1 Văn bản “Sông nước Cà Mau”của Đoàn Giỏi sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?

A Tự sự B Miêu tả C Biểu cảm D Nghị luận

2 Vị trí quan sát của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau” là ở đâu ?

A Tại một địa điểm nhất định B Từ trên cao bao quát toàn cảnh

C Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch D Trên đường bộ bám theo các kênh rạch

3 Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là bài thơ trữ tình nhưng có nhiều yếu tố tự

sự Nhận xét này đúng hay sai ?

4 Hai câu thơ: “Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng” đã sử dụng nghệ thuật gì ?

A Nhân hoá B Ẩn dụ C So sánh D Hoán dụ

5 Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì ?

A Kí B Hồi kí C Truyện ngắn D Truyện thơ

6 Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng để thể hiện những phẩm chất của cây

tre trong bài “Cây tre Việt Nam” là gì ?

A So sánh B Nhân hoá C Hoán dụ D Ẩn dụ

7.Nhận xét nào đúng cho câu: “Giữa hồ, nơi có một toà tháp Rùa cổ kính.” ?

A Thiếu chủ ngữ Thiếu vị ngữ C Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D Không thiếu chủ ngữ, vị ngữ

8 Văn bản “Động Phong Nha” đặt ra vấn đề gì ?

A Cần phải có tình cảm với quê hương đất nước; B Cần phải biết nâng niu trân trọng với các di tích lịch sử

C Bảo vệ và gìn giữ sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường

D Bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh và phát triển du lịch

II Tự luận (6 điểm)

Đã lâu lắm rồi em mới có dịp trở lại thăm ngôi trường cũ Trường đã thay đổi nhiều nhưng vẫn giữ được những hình ảnh gắn bó với tuổi thơ em Hãy tả lại ngôi trường ấy

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6

I Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vàomột chữ cái trước câu trả lời đúng

1 “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào ?

A Tạ Duy Anh B Tô Hoài C Đoàn Giỏi D Nguyễn Tuân

2 Câu nào ghi lại chính xác lời Dế Choắt nói với Dế Mèn ?

A Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân

B Ở đời không cẩn thận nói năng, nếu không sớm muộn cũng sẽ mang vạ vào mình

C Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình

D Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình

3 Truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A Tự sự B Miêu tả C Biểu cảm D Nghị luận

4 Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai ?

A Chú bé Phrăng B Thầy giáo Ha - men C Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha -

Trang 2

men

D Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha - men, bác phó rèn Oat - tơ và cụ già Hô - de

5 Vị trí quan sát của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau” ở đâu ?

A Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch B Từ trên cao bao quát toàn cảnh

C Tại một địa điểm nhất định D Trên đường bộ bám theo các kênh rạch

6 Cảnh mặt trời mọc trên biển trong văn bản Cô Tô được tả như thế nào ?

A Dịu dàng và bình lặng B Rực rỡ và tráng lệ C Duyên dáng và mềm mại D Hùng vĩ và lẫm liệt

7 Nếu viết: “Nhú lên dần dần rồi nhô lên cho kỳ hết”, câu văn mắc lỗi gì ?

A Thiếu chủ ngữ B Thiếu vị ngữ C Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D Thiếu bổ ngữ

8 Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn: “Bến cảng lúc nào cũng đông

vui, tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước.” ?

A So sánh B Nhân hoá C Ẩn dụ D Hoán dụ

9 Từ “cứ” trong câu “Chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám

mây nhỏ” thuộc loại phó từ nào ?

A Chỉ quan hệ thời gian B Chỉ mức độ C Chỉ sự tiếp diễn tương tự D Chỉ sự phủ định

10 Tổ hợp từ: “mới biết viết tập toạng” là:

A cụm danh từ B cụm tính từ C cụm động từ D câu trần thuật đơn

11 Muốn tả người cần phải làm gì ?

A Quan sát, lựa chọn và trình bày các chi tiết tiêu biểu về đối tượng cần miêu tả theo thứ tự

B Chỉ cần miêu tả dáng vẻ bên ngoài của đối tượng cần tả

C Chỉ cần nói đến những tình cảm của mình về đối tượng cần tả

D Chỉ cần tái hiện được nét tính cách nào đó về đối tượng cần tả

12 Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn ?

A Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí

B Em bị ốm không đến lớp học được

C Em muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh

D Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng

II Tự luận (7 điểm)

Tả cảnh nơi em đang sống

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6

I Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 8 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng

“Giời chớm hè Cây cối um tùm Cả làng thơm Cây hoa lan nở hoa trắng xoá Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa Chúng đuổi cả bướm Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao Từng đàn rủ nhau lặng

lẽ bay đi.”

(SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2)

1 Đoạn văn trên được trích dẫn từ văn bản nào ?

A Cây tre Việt Nam B Luỹ làng C Lao xao D Cô Tô

2 Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?

A Tự sự B Miêu tả C Biểu cảm D Nghị luận

3 Từ “chớm” trong câu: “Giời chớm hè.” có nghĩa là:

A Biểu hiện mùa hè đang bắt đầu B Biểu hiện cái gì đó xảy ra ngoài dự tính

Trang 3

C Biểu hiện thời điểm mùa hè vừa qua đi D Biểu hiện thời điểm mùa hè sắp kết thúc

4 Câu “Cây hoa lan nở hoa trắng xoá.” là câu trần thuật đơn theo kiểu nào?

A Định nghĩa B Giới thiệu C Miêu tả D Đánh giá

5 Câu“Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao.” sử dụng phép tu từ nào ?

A So sánh B Ẩn dụ C Hoán dụ D Nhân hoá

6 Câu:“Cây hoa lan nở hoa trắng xoá.” có cấu tạo chủ ngữ là gì ?

A Danh từ B Cụm danh từ C Cụm động từ D Cụm tính từ

7 Nếu viết “Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật ”, câu văn sẽ mắc lỗi nào ?

A Thiếu chủ ngữ B Thiếu vị ngữ

C Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D Không thiếu chủ ngữ, vị ngữ

8 Tổ hợp từ “Cả làng thơm” thuộc loại nào dưới đây ?

A Cụm danh từ B Cụm tính từ C Cụm động từ D Câu đơn

II Tự luận (6 điểm):

Viết bài văn tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè

ĐỀ thi v¨n häc k× II

I Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm; 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm) Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng

• Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi từ 1 đến 8:

"Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi

lắm Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường

tráng Đôi càng tôi mẫm bóng Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng

dần và nhọn hoắt Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc

vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ Những ngọn cỏ

gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn

hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi Mỗi khi tôi vũ

lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã Lúc tôi đi bách bộ thì cả người

tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn."

( Bài học đường đời đầu tiên, Ngữ văn 6, tập 2)

1 Nhận xét nào đúng về phương thức biểu đạt của đoạn văn trên ?

A Tự sự kết hợp với nghị luận B Tự sự kết hợp với miêu tả

C Tự sự kết hợp với biểu cảm D Miêu tả kết hợp với biểu cảm

2 Hình ảnh Dế Mèn được tái hiện qua con mắt của ai?

A Nhà văn B Dế Mèn C Dế Trũi D Chị Cốc

3 Nhận xét nào phù hợp với đoạn trích?

A Tái hiện được ngoại hình của nhân vật Dế Mèn

Trang 4

B Tái hiện được ngoại hình và nội tâm của nhân vật Dế Mèn

C Tái hiện được ngoại hình và hành động của nhân vật Dế Mèn

D Tái hiện được hành động và nội tâm của nhân vật Dế Mèn

4 Từ nào sau đây không phải là từ láy?

A điều độ B phanh phách C hủn hoẳn D rung rinh

5 Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt?

A thanh niên B cường tráng C lợi hại D mẫm bóng

6 Phép tu từ nổi bật trong câu văn "Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có

nhát dao vừa lia qua" là gì?

A Nhân hoá B So sánh C Ẩn dụ D Hoán dụ

7 Câu " Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt " thuộc

loại câu gì?

A Câu đơn B Câu đặc biệt C Câu rút gọn D Câu ghép

8 Dấu phẩy trong câu " Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế

thanh niên cường tráng." nhằm đánh dấu ranh giới nào?

A Giữa cụm chủ vị với thành phần phụ của nó

B Giữa các từ có cùng chức năng với nhau

C Giữa một bộ phận của câu với phần chú thích của nó D Giữa hai vế của một câu

ghép

9 Mục đích của văn bản miêu tả là gì?

A Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người B Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

C Trình bày diễn biến sự việc D Nêu nhận xét, đánh giá

10 Yêu cầu nào không nhất thiết phải có trong đơn?

A Đơn viết phải có nội dung cụ thể, rõ ràng

B Tên đơn bao giờ cũng phải viết hoa hoặc viết chữ in to

C Đơn phải được trình bày sáng sủa, cân đối D Phải ghi rõ địa điểm viết đơn

II Tự luận (7,5 điểm)

11 (1,5 điểm): Em hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn văn dẫn ở phần trắc nghiệm trên

12 (6 điểm): Em hãy tả để làm rõ các nét đáng yêu của một em bé mà em quý mến

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6

I Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời

đúng

1 Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì ?

A Kí B Hồi kí C Truyện ngắn D Truyện thơ

2 “Bức tranh của em gái tôi” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?

A Miêu tả B Tự sự C Biểu cảm D Nghị luận

3 Bài thơ nào dưới đây là thơ bốn chữ ?

A Đêm nay Bác không ngủ B Mưa C Lượm D Tre Việt Nam

4 “Sông nước Cà Mau” của tác giả nào ?

A Tạ Duy Anh B Vũ Tú Nam C Tô Hoài D Đoàn Giỏi

5 Tác phẩm nào dưới đây nêu lên ý nghĩa: “Phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là

Trang 5

một phương tiện quan trọng để giữ nền độc lập.” ?

A Lao xao B Lòng yêu nước C Cây tre Việt Nam D Buổi học cuối cùng

6 Khổ thơ đầu tiên trong bài “Lượm” có vần chân Nhận xét này đúng hay sai ?

7 Câu văn: “ Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.” sử dụng loại so sánh nào ?

A Người với người B Vật với người C Vật với vật D Cái cụ thể với cái trừu tượng

8 Dòng nào là vị ngữ của câu: “Tre là cánh tay của người nông dân ” ?

A là B là cánh tay C cánh tay của người nông dân D là cánh tay của người nông dân

9 Câu “Tre là cánh tay của người nông dân” là câu trần thuật đơn theo kiểu nào ?

A Câu định nghĩa B Câu giới thiệu C Câu đánh giá D Câu miêu tả

10 Tổ hợp từ nào không phải là cụm động từ ?

A Chèo thoát qua kênh Bọ Mắt B Xuôi về Năm Căn

C Đổ ra sông Cửa Lớn D Tính nết nhu mì

11 Câu thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?

A So sánh B Ẩn dụ C Nhân hoá D Hoán dụ

12 Phần nào dưới đây không nhất thiết phải có trong đơn ?

A Quốc hiệu, tiêu ngữ B Ai gửi đơn, đơn gửi ai, gửi để làm gì

C Thời gian, địa điểm viết đơn D Chữ ký của người viết đơn

II Tự luận (7 điểm) Em hãy tả một người thân của em

B NỘI DUNG ĐỀ

I Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả xô về phía trước Tất cả đều mời mọc lên đường

Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp cất lên tiếng hót Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả, trông như những con thuyền du ngoạn

Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào Biển khi nổi sóng, trông càng lai láng mênh mông Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn Sóng đập vào mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới Phía sau, chiếc thuyền bạn, trung thành và khăng khít, cũng đang lướt chồm trên sóng bám sát chúng tôi

(Trích Bám biển - Bùi Hiển, Văn miêu tả tuyển chọn, NXB Giáo dục, HN.2001)

1 Trong đoạn trích trên, cảnh biển được miêu tả vào thời điểm nào?

A Buổi sáng B Giữa trưa C Buổi chiều D Đêm trăng

2 Nội dung chính của đoạn trích trên là gì ?

A Miêu tả biển trong ngày giông bão B Miêu tả biển ngày lặng gió

C Miêu tả cảnh những con thuyền ra khơi D Miêu tả cảnh những con thuyền trở

Trang 6

về

3 Đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên là gì ?

A Sử dụng rộng rãi phép so sánh và các từ láy có ý nghĩa gợi tả

B Sử dụng nhiều từ Hán Việt tạo nên giọng điệu trang trọng

C Sử dụng nhiều kiểu câu trần thuật kết hợp với câu cảm thán

D Sử dụng nhiều phép ẩn dụ và hoán dụ

4 Cảnh biển trong đoạn trích trên là cảnh như thế nào ?

A Mênh mông và rực rỡ B Duyên dáng và tĩnh lặng

C Mịt mùng và huyền ảo D Dịu dàng và mềm mại

5 Dòng nào sau đây không chứa từ Hán Việt?

A nguy nga, rực rỡ, nhỏ xíu, can trường B long lanh, vất vả, du ngoạn, ào ào, xa xa

C khăng khít, thon thả, lai láng, mênh mông D thùm thùm, nô giỡn, trắng hồng, trung thành

6 Từ du ngoạn có nghĩa là gì?

A Công việc phiêu lưu, mạo hiểm B Cuộc sống lênh đênh, trôi nổi

C Làm ăn vất vả, khó nhọc D Rong ruổi vui chơi ở những nơi xa

7 Yếu tố võ trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với yếu tố võ trong võ sĩ?

A võ bị B võ trang C võ vàng D võ tướng

8 Câu văn nào sau đây không sử dụng phép so sánh?

A Phía sau, chiếc thuyền bạn, trung thành và khăng khít, cũng đang lướt chồm trên sóng bám sát chúng tôi

B Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả, trông như những con thuyền du ngoạn

C Sóng đập vào mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới

D Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp cất lên tiếng hót

9 Dòng nào sau đây chỉ chứa tính từ và cụm tính từ?

A cảnh hừng đông, những đám mây trắng hồng, sắp cất lên tiếng hót

B càng mạnh, càng lai láng mênh mông, trắng hồng, nguy nga, rực rỡ

C chiếc thuyền bạn, đang lướt chồm trên sóng, tay võ sĩ can trường

D đang chạy ra khơi, mời mọc lên đường, cảnh mây nước long lanh

10 Hình ảnh con thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra

chịu đấm thể hiện rõ nhất điều gì?

A Sự dữ dội của biển cả B Sự to lớn của con thuyền

C Sự mạnh mẽ, can đảm của con người D Sự hăng say, phấn chấn trong laođộng

II Tự luận (7, 5 điểm)

11 (2 điểm): Vận dụng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét của em để viết 4 câu văn, mỗi câu miêu tả một hình ảnh sau:

- Mặt trời

- Mặt biển

- Những con thuyền

- Những cánh chim

12 (5, 5 điểm): Miêu tả một cảnh đẹp của quê hương em

Trang 7

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời

đúng

1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?

A Người kể chuyện B Chị Cốc C Dế Mèn D Dế Choắt

2 Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai ?

A Tạ Duy Anh B Vũ Tú Nam C Tô Hoài D Đoàn Giỏi

3 Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì ?

A Kênh rạch bủa giăng chi chít B Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ

C Chợ nổi trên sông D Kết hợp cả A, B và C

4 Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và ““Sông nước Cà Mau” là:

A tả cảnh sông nước B tả người lao động

C tả cảnh sông nước miền Trung D tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc

5 Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai ?

A Chú bé Phrăng B Thầy giáo Ha - men

C Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha - men

D Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha-men, bác phó rèn Oat-tơ và cụ Hô-de

6 Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha - men đứng dậy “người tái

nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao” ?

A Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy B Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy

C Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy

D Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa

7 Yêú tố nào thường không có trong thể ký ?

A Sự việc B Lời kể C Người kể chuyện D Cốt truyện

8 Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì ?

A Kí B Hồi kí C Truyện ngắn D Truyện thơ

9 Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng

cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì ?

A Định nghĩa B Đánh giá C Giới thiệu D Miêu tả

10 Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào ?

A là + một cụm danh từ B là + một cụm động từ

C là + một cụm tính từ D là + một kết cấu chủ vị

11 Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại

câu đơn nào ?

A Đánh giá B Định nghĩa C Miêu tả D Tồn tại

12 Phó từ là những từ chuyên đi kèm với:

A động từ và danh từ B động từ và tính từ C động từ và số từ D động từ và lượng từ

13 Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì ?

A Chỉ quan hệ thời gian B Chỉ sự tiếp diễn tương tự C Chỉ mức độ D Chỉ khả năng 14.Trong hai câu thơ: Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng “ tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng Đúng hay sai ?

A Đúng B Sai

15 Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì ?

A So sánh B Nhân hoá C Hoán dụ D Ẩn dụ

Trang 8

16 Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã

được đổi tên

thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì ?

A Sai về nghĩa B Thiếu chủ ngữ C Thiếu vị ngữ D Thiếu cả chủ ngữ và vị ng

II Tự luận (6 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1 Tả một người mà em yêu thương

Đề 2 Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời

Ngày đăng: 02/07/2014, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w