1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lễ hội dân gian với phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam

33 1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 155 KB

Nội dung

Lễ hội dân gian với phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch rất phong phú và đa dạng, cósức hấp dẫn lớn chẳng những đối với khách du lịch trong nước mà còn vớikhách du lịch quốc tế và bà con Việt kiều ở xa Tổ quốc

Chúng ta có đủ điều kiện để đa dạng hóa các loại hình du lịch từ thamquan, nghỉ mát điều dưỡng, tắm biển, leo núi, thể thao đến nghiên cứu khoahọc và có khả năng tiếp nhận một số lượng lớn du khách

Về mặt tự nhiên, Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, cảnh thiên nhiên cónhững nét hùng vĩ nên thơ của núi rừng như Sapa mờ ảo trong sương, như ĐàLạt - thành phố thông reo, hay vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên của thếgiới…

Bên cạnh tiềm năng về mặt tự nhiên, Việt Nam còn có một kho tàng vănhóa - lịch sử phong phú Đó là những di tích khảo cổ học minh chứng cho nềnvăn hóa Đông Sơn, Hòa Bình nổi tiếng từ hồi tiền sử, những di tích lịch sửcòn được bảo tồn nguyên hiện trạng hoặc sưu tầm được qua các triều đại lịch

sử nước ta, rất có giá trị về mặt khoa học và giáo dục truyền thống, truyền bákiến thức như Đền Hùng, Hoa Lư, chùa Tây Phương, Huế, Thánh Địa MỹSơn, phố cổ Hội An Những lễ hội truyền thống như hội Đền Hùng (VĩnhPhú), hội Dóng (Hà Nội), hội chùa Dâu ( Bắc Ninh ), hội chùa Keo (TháiBình),… những nền văn nghệ dân gian với các nhạc cụ độc đáo (t’rưng,Krông put ) với các điệu múa đặc sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam Ngoài ra, chúng ta cũng có rất nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệtruyền thống như mây tre đan, sơn mài, gốm sứ, thêu đan, chạm khắc, các sản

Trang 2

phẩm từ cói v.v đạt trình độ thẩm mỹ cao, hoàn toàn có thể thỏa mãn nhucầu các loại khách du lịch.

Trong vài năm trở lại đây chúng ta thường hay nói tới một loại hình dulịch mới mà cũ đó là du lịch văn hoá Trong hệ thống các nguồn tài nguyênphục vụ cho phát triển du lịch văn hoá có một nguồn tài nguyên hết sức quantrọng mà dường như từ lâu đã bị mai một, đó chính là các lễ hội dân gian ởViệt nam

Với mục tiêu làm rõ vai trò, ý nghĩa của lễ hội dân gian trong việc phát

triển du lịch văn hoá ở Việt nam em đã chọn đề tài nghiên cứu : “Lễ hội dân gian với phát triển du lịch văn hoá ở Việt nam"

Với đề tài trên, trong bài viết này em xin được trình bày những nội dung sau:

Phần I : Lễ hội dân gian, tính chất và đặc điểm của lễ hội dân gian ở Việt nam Phần II : Lễ hội dân gian với phát triển du lịch văn hoá ở Việt nam.

I-Những nét khái quát về du lịch văn hoá.

II- Vai trò của lễ hội dân gian trong việc phát triển du lịch văn hoá.

III-Một số lễ hội tiêu biểu ở miền bắc Việt nam.

1 Lễ hội Đền Hùng

2 Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn

3 Lễ hội chùa Hương

Phần III : Những điều kiện để thu hút khách đến với các lễ hội.

Trang 3

PHẦN I

LỄ HỘI DÂN GIAN, TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM

CỦA LỄ HỘI DÂN GIAN Ở VIỆT NAM

I LỄ HỘI DÂN GIAN.

Trong các dạng tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên

có giá trị phục vụ du lịch rất lớn Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổnh hợpbao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hoá nghệthuật, linh thiêng và đời thường… là một sinh hoạt có sức hút một số lượnglớn những hiện tượng của đời sống xã hội Như vậy lễ hội là mộthình thứcsinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao đọng vất vả, hoặc là mộtdịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặcliên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần lànhững hoạt động có tính chất giải trí Do đó lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với

du khách Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần chính :

- Phần lễ (hay còn gọi là phần nghi lễ) Tuỳ vào tính chất của lễ hội mà

nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng Có thể phần nghi lễ mở đầu ngàyhội mang tính tưởng niệm lịch sử hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại,tưởng niệm một vị anh hùng dân tộc Cũng có thể phần lễ là nghi thức thuộc

về tín ngưỡng, tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính đối với các bậc thánh hiền vàthần linh, cầu mong được những điều tốt đẹp trong cuộc sống

Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giátrị văn hoá truyền thống, giá trị thẩm mỹ và triết học sâu sắc của cộng đồng

Nó mang trọn ý nghĩa hấp dẫn của cả lễ hội đối với du khách Phần nghi lễ làphần hạt nhân của cả lễ hội

Trang 4

- Phần hội, là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu biểu diễn… Mặc

dù cũng hàm chứa những yếu tố văn hoá truyền thống, nhưng phạm vi nộidung của nó không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ sungbởi những yếu tố văn hoá moéi Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy nơi nào bảotồn và phát triển được những nét truyền thống trong phần hội với những tròchơi mang tính dân gian thì lễ hội nơi đó có giá trị hơn Thông thường phầnhội gắn với tình yêu, giao duyên nam nữ

Cũng có những lễ hội mà ở đó hai phần lễ và hội hoà quyện với nhau,trong đó trọng tâm là phần hội, nhưng bản thân phần hội đã mang trong mình

ý nghĩa tâm linh của phần lễ Hội trọi trâu đồ sơn là một điển hình

Như vậy, để tìm hiểu văn hoá Việt nam, văn hoá làng xã cũng như vănhoá lúa nước, người ta có thể tìm hiểu qua lễ hội, hoặc trực tiếp tham gia vào

lễ hội Từ đó có thể thấy lễ hội là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn rấtquan trọng

II TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LỄ HỘI DÂN GIAN Ở VIỆT NAM.

1 Tính chất của các lễ hội dân gian ở Việt nam.

Xét về tính chất của các lễ hội dân gian ở Việt nam chúng ta thường thấy

có ba loại lễ hội :

- Các lễ hội mang tính lịch sử như hội Đền Hùng, Hoa lư, Vạn Kiếp…các lễ hội này thường được tổ chức gắn liền với các sự kiện có ý nghĩa lớntrong lịch sử hay để tưởng nhớ những người anh hùng, người có công lớntrong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm đem lại cuộc sống thanh bình cho nhândân

- Các lễ hội mang tính giải trí như hội Lim, hội chọi trâu Đồ Sơn…trongcác lễ hội thường có những trò chơi giải trí mà nội dung và hình thức của cáctrò chơi này gắn liền với các hoạt động lao động sản xuất của người dân

Trang 5

- Các lễ hội mang tính tôn giáo như hội chùa Hương, hội chùa Keo, hộiPhủ Giày… mà phổ biến nhất ở Việt nam có lẽ là lễ hội Phật giáo.

Tuy nhiên việc phân loại trên chỉ mang tính tương đối bởi trên thực tếcác tính chất của lễ hội đan xen hoà trộn vào nhau Mỗi một lễ hội được tổchức đều mang những nét của truyền thống lịch sử, tôn giáo và trong các lễhội càng không thể thiếu được các trò chơi

2 Đặc điểm của lễ hội dân gian ở Việt nam.

Lễ hội dân gian ở Việt nam được hình thành từ nền nông nghiệp lúanước để phục vụ chính cuộc sống sản xuất, sinh hoạt của những người nôngdân trồng lúa nước (Rõ ràng là sẽ khó mà có các lễ hội cầu mưa, cầu nắng,nếu không có việc trồng lúa nước) Do vậy, khi nói đến những lễ hội dân giancủa vùng, thực chất là nói đến các lễ hội nông nghiệp (lễ hội của người nôngdân) Và đã là lễ hội nông nghiệp thì trước hết, chúng phải chịu sự chi phốimạnh của "nhịp điệu các mùa sản xuất" Lịch sinh hoạt của các lễ hội dângian được xác định bởi nông lịch của mỗi tiểu vùng Các nông lịch lại đượchình thành trên cơ sở những đặc điểm của điều kiện khí hậu địa lý tự nhiên,nên các lễ hội dân gian dân gian ở Việt nam được diễn ra theo thời tiết.Thường chúng được mở tập trung vào hai mùa quan trọng nhất của một nămsản xuất nông nghiệp là đầu mùa sản xuất (gieo, cấy) và cuối mùa sản xuất(mùa thu hoạch, gặt hái)

Cũng vì thực chất là các lễ hội nông nghiệp mà các lễ hội dân gian ởViệt nam không tái hiện cuộc sống nào khác sống nông nghiệp của chính họ.Chúng (các lễ hội dân gian) đã phản ánh những tâm tư, tình cảm và nguyệnvọng của những người nông dân trồng lúa nước Việt nam Có thể nói, hầunhư mọi mong ước tình cảm được phản ánh ở các lễ hội dân gian đều xoayquanh hai chủ đề chính là cầu mưa, cầu nắng để cây lúa có đủ điều kiện pháttriển, nảy hạt, đâm bông Các lễ hội cầu nước thường được tổ chức vào đầumùa sản xuất (cũng đồng thời là đầu năm mới); bởi phải có nước thì mới làm

Trang 6

được ruộng nước cày cấy và hạt lúa mới có thể nảy mầm được Các lễ hội cầunắng thường được tổ chức vào giữa và cuối mùa sản xuất: bởi, khi đã đủnước, cây lúa cần có nắng, có ánh sáng để phát triển, có sức nóng để làm chínnhững hạt lúa vàng Và khi lúa đã chín, sau khi vui mừng thu hoạch lúa,người nông dân Việt nam thường tổ chức các lễ hội để gửi gắm vào trong đólòng biết ơn, sự vui mừng trước những kết quả đã đạt được Thực chất củaviệc cầu mưa nắng thuận hòa ở mỗi lễ hội dân gian đều xuất phát từ mongước đạt được một kết quả sản xuất tốt đẹp (một vụ lúa bội thu) Mỗi lễ hội làmỗi nguyện vọng, mỗi khắc khoải của người nông dân trồng lúa đối với từnggiai đoạn phát triển của cây lúa Cho nên mới nói, các lễ hội dân gian ở Việtnam được hình thành từ nền nông nghiệp lúa nước để phục vụ chính cuộcsống sản xuất, sinh hoạt của những người nông dân trồng lúa nước.

Cuộc sống nông nghiệp được phản ánh rất đậm nét trong các lễ hội dângian ở Việt nam Tuy nhiên, đây không phải là sự sao chép lại hiện thực, mà

đó là sự phản ánh hiện thực Việt nam qua cách nhìn của những người nôngdân trồng lúa Nó không phải là tất cả những gì có sẵn trong tự nhiên, trong

nó chứa đựng những suy nghĩ và mong ước ấy lại xuất phát từ hoàn cảnh tựnhiên, điều kiện địa lý, môi trường, xã hội của họ Vì cây lúa là đối tượngchính của sự sản xuất nông nghiệp Việt nam, nên nó (cây lúa) trở thành trungtâm của sự phản ánh trong các lễ hội dân gian của vùng (cũng như trong mọihình thái văn hóa dân gian khác của vùng) Cây lúa được coi là biểu trưng cho

sự no đủ, hạnh phúc, biểu trưng cho tất cả những đức tính tốt đẹp của conngười Mọi sự vật, hiện tượng đều được nhận thức trên cơ sở của quy luậtphát triển của cây lúa Trong suy nghĩ của những người dân Việt nam, người

mẹ, người phụ nữ chính là những người đã tạo ra những giống lúa, sáng tạo ranghề trồng lúa (vì nghề trồng lúa được ra đời từ hái lượm, mà hái lượm lại làcông việc của người phụ nữ); Cho nên, ở các lễ hội dân gian của vùng, các tínngưỡng về cây lúa như là tín ngưỡng bản địa của các dân tộc trên đất nước

Trang 7

Việt nam, và sự phản ánh tín ngưỡng ấy qua biểu tượng người phụ nữ là mộtđặc thù của các lễ hội dân gian ở Việt nam.

Các lễ hội dân gian ở Việt nam đều được tạo thành bởi một chuỗi cáccảnh diễn liên tiếp, theo một kịch bản quy định Những cảnh diễn, cũng nhưnhững quy định của kịch bản, lại xuất phát từ chính cuộc sống sinh hoạt vàlao động của những người nông dân trồng lúa, nên chúng có nhiều điểmchung Mỗi cảnh diễn được tạo thành bởi sự tập trung và tập hợp của nhiềuloại hình, loại chủng văn hóa, để diễn tả một hoạt động, một sinh hoạt vật chấtnào đó của người nông dân Đương nhiên, sự diễn tả ấy là nhằm vào một mụcđích nhất định: nói lên một nguyện vọng, một mong ước của cộng đồng; nên

sự tập hợp lộn xộn, mà chúng có những quy tắc, quy định nhất định (nếukhông, cảnh diễn sẽ không có ý nghĩa, không biểu phát được nguyện vọng mànhững người nông dân muốn gửi gắm) Mặt khác, mỗi cảnh diễn lại nhằmphục vụ cho việc làm rõ mục đích chung của lễ hội, nên chúng cũng phải tuânthủ theo những quy tắc và quy định của lễ hội (để đạt được mục đích của lễhội) Chính những quy tắc và quy định này đã làm cho các hoạt động lễ hộiđược "cấu tạo theo cơ chế mô hình" (nghĩa là chúng bao gồm những yếu tố cótính chất "bộ xương", còn phần "thịt", tức các chi tiết thì dành cho các cánhân, các cộng đồng sáng tạo bồi đắp khi thực hiện hoạt động) Điều đángchú ý ở đây là những quy tắc, quy định (tức những yếu tố chung) được phátsinh từ những người nông dân (bởi trong cộng đồng các dân tộc Việt nam,người nông dân bao giờ cũng chiếm đa số); do đó, mô hình của các lễ hội dângian ở Việt nam thường là giống nhau Với cơ chế mô hình, lễ hội dân gianvừa đảm bảo tính thống nhất và truyền thống của cộng đồng, vừa có chỗ đểcác cá nhân sáng tạo Điều này khiến các lễ hội trong vùng không cái nàogiống cái nào nhưng vẫn có nét chung

Cũng phải nói thêm rằng, chính vì được sản sinh và quy tụ để làm rõmục đích chung của lễ hội, mà các loại hình văn hóa tập trung và tập hợp

Trang 8

trong cảnh diễn, cũng như chuỗi cảnh diễn trong lễ hội luôn luôn được đặtvào một hệ thống, trong đó, các loại hình văn hóa gắn bố hữu cơ với nhau(cũng như cảnh diễn này gắn bó với cảnh diễn kia) đến mức: nếu tách mộtloại hình văn hóa nào đó ra khỏi cảnh diễn, hoặc một cảnh diễn ra khỏi lễ hộithì chúng không còn ý nghĩa như nó vốn có trong cảnh diễn và trong lễ hộinữa (Đương nhiên, mục đích của lễ hội cũng không đạt được một cách trọnvẹn nếu thiếu đi một hay vài loại hình văn hóa hoặc một vài cảnh diễn) Ở

đây, lễ hội đã bộc lộ rõ nét một đặc điểm đặc thù trong phương thức nhậnthức và phản ánh của văn hóa dân gian, đó là: "phương thức tổng thể nguyênhợp" (tức nhận thức sự vật với tư cách đó là một tổng thể) Vậy mới nói, lễhội là một loại hình văn hóa dân gian tiêu biểu

Khi nói lễ hội dân gian trong vùng thực chất là các lễ hội nông nghiệpcũng là muốn nói chúng - các lễ hội dân gian - là sản phẩm văn hóa củanhững người nông dân (người nông dân vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là ngườitiêu dùng) Các hoạt động lễ hội nhằm đáp ứng nhu cầu không phải cho một

cá nhân người nông dân, mà cho cả cộng đồng người nông dân Nó là sángtạo của cả cộng đồng người nông dân Vì thế mọi tri thức, tư tưởng, tìnhcảm cũng như những hành vi, quy ước, ước lệ trong lễ hội đều được biểutượng hóa bằng những hình ảnh, những dấu hiệu quen thuộc của cộng đồng.Mọi thành viên trong cộng đồng đều có thể cảm nhận được chúng (Không chỉ

có thế, chúng còn được mọi người tiếp nhận một cách tự nguyện bởi chúngmang vác và diễn đạt những mong ước của chính họ) Ở thời kỳ tiền nôngnghiệp, khi cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên thì cácbiểu tượng của các lễ hội trong vùng có nhiều nét giống nhau cả về vật dùnglàm biểu tượng lẫn giá trị mà biểu tượng ấy mang vác, bởi chúng đều được rađời trên cơ sở một hay nhiều đặc điểm về những điều kiện tự nhiên độc đáocủa môi trường sinh tồn Việt nam (nóng, ẩm, mưa nhiều, địa hình nhỏ hẹp );

và được ra đời từ nhu cầu sở thuộc xã hội và tính cố kết cộng đồng

Trang 9

Cũng vì nhằm đáp ứng nhu cầu cho cả cộng đồng người nông dân mà lễhội được lưu truyền chủ yếu qua trí nhớ chứ không phải qua chữ viết (đa sốngười nông dân xưa không biết chữ), nên quá trình sản xuất (sáng tạo) ra lễhội cũng đồng thời là quá trình nó được phân phối đến từng người và tiếpnhận (tiêu thụ) nó Lễ hội được ra đời chính lúc kết thúc các hoạt động lễ hội.Tóm lại, do được cấu thành bởi sự tham gia của nhiều chủng loại vănhóa dân gian khác nhau mà lễ hội mang trong nó mọi đặc điểm đặc thù củavăn hóa dân gian Vì thế, muốn tìm hiểu được văn hóa dân gian Việt nam,chúng ta không thể không tìm hiểu các lễ hội dân gian của Việt nam, và đểphát triển loại hình du lịch văn hoá ở Việt nam không thể bỏ qua được mộtnguồn tài nguyên hết sức quan trọng đó là các lễ hội dân gian.

PHẦN II

LỄ HỘI DÂN GIAN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ

Ở VIỆT NAM

Trang 10

I NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH VĂN HOÁ.

Có thể hiểu du lịch văn hoá là một loại du lịch mà mục đích chính lànâng cao hiểu biết cho cá nhân đáp ứng sự ham hiểu biết qua các chuyến dulịch đến những vùng đất mới tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh

tế, chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của địa phương đất nướcđến du lịch hoặc là kết hợp những mục đích khác nữa

Xu thế quốc tế hoá trong sinh hoạt văn hoá giữa cộng đồng và các dântộc trên thế giới được mở rộng, dẫn tới việc giao lưu văn hoá, tìm kiếm nhữngkiến thức về nền văn hoá nhân loại, về những miền đất lạ đã trở thành mộtnhu cầu cho nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội Du lịch không còn hoàn toàn

là nghỉ ngơi giải trí đơn thuần (khôi phục và tái sản xuất sức khoẻ khả nănglao động, ) mà còn là hình thức nghỉ ngơi tích cực có tác dụng bổ sung trithức, làm phong phú đời sống tinh thần của con người Đó chính là nội hàmcủa khái niệm du lịch văn hoá

Du lịch văn hoá vừa là phương tiện, vừa là mục đích của kinh doanh dulịch Du lịch văn hoá nhằm chuyển hoá các giá trị văn hoá, các giá trị vật chấtcũng như tinh thần cho hoạt động du lịch Du lịch văn hoá là phương thức hấpdẫn vì nó giải quyết những nhu cầu về cảm thụ cảnh quan của quốc gia và dulịch văn hoá thường để dành cho du khách có trình độ cao trong xã hội

Du lịch văn hoá được xem là tổng thể của du lịch - xem đó là một hiệntượng văn hoá những cố gắng thu hút khách ở các điểm du lịch phải mangtính văn hoá Những động cơ thu hút đến các điểm du lịch là để nghỉ ngơi vàgiải trí

Tuỳ theo các tiêu thức khác nhau mà người ta có thể phân chia du lịchvăn hoá ra nhiều loại:

+ Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hoá: Khách đi tìm hiểu các nền văn hoá làchủ yếu mục đích chuyến đi mang tính chất khảo cứu, nghiên cứu Đối tượng

Trang 11

khách chủ yếu là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên - đó là các chươngtrình du lịch dã ngoại đến các làng dân tộc ít người thuộc các tỉnh Hoà Bình,Sơn La, Lai Châu, để khách tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống văn hoácủa các dân tộc đó Khách sẽ đi bộ khi tham quan các bản làng và thườngnghỉ qua đêm tại các bản làng đó.

+ Du lịch tham quan văn hoá: Đây là loại hình du lịch phổ biến nhất - dukhách thường kết hợp giữa tham quan với nghiên cứu tim fhiểu văn hoá trongmột chuyến đi Đối tượng tham gia vào loại hình du lịch này rất phong phú,bên cạnh những khách vừa kết hợp đi để tham quan, vừa để nghiên cứu còn

có những khách chỉ để chiêm ngưỡng để biết, để thoả mãn sự tò mò hoặc cóthể theo trào lưu, Do vậy, trong một chuyến du lịch, du khách thường đi đếnnhiều điểm du lịch, trong đó vừa có những điểm du lịch văn hoá, vừa cónhững điểm du lịch núi, du lịch biển, du lịch dã ngoại, săn bắn, Đối tượngkhách là những người ưa phiêu lưu mạo hiểm, thích tìm cảm giác mới và chủyếu là những người trẻ tuổi Ví dụ như các chương trình leo núi (ở nước ta đã

tổ chức cho khách du lịch leo núi Phanxipăng), các chương trình du lịch dãngoại, các chương trình du lịch săn bắn

+ Du lịch kết hợp giữa tham quan văn hoá với các mục đích khác mụcđích chính của khách là trong chuyến đi nhằm thực hiện công tác hoặc nghềnghiệp nào đó và có kết hợp với tham quan văn hoá Đối tượng của loại hìnhnày là những người đi tham dự hội nghị, hội thảo, kỷ niệm những ngày lễ lớn,các cuộc triển lãm Loại khách này đòi hỏi trình độ phục vụ hiện đại, phongphú, có chất lượng cao, qui trình phục vụ đồng bộ, chính xác, họ có khả năngthanh toán cao nhưng nói chung thời gian dành cho du lịch của họ rất ít Thểloại du lịch cụ thể của loại hình du lịch này là du lịch công cụ

Tuy nhiên, sự phân loại du lịch văn hoá thành các loại hình trên chỉ làtương đối Vì trong một chương trình du lịch thường được kết hợp nhiều hoạtđộng khác nhau như: Kết hợp đi du lịch dã ngoại với du lịch theo chuyên đề

Trang 12

văn hoá, hoặc du lịch săn bắn, trong một chuyến hành trình nhằm tránh gâycho khách cảm giác nhàm chán.

Du lịch văn hoá là loại hình du lịch tiềm năng vì nó ít chịu sự chi phốicủa yếu tố thời vụ du lịch (thời tiết, khí hậu), nhưng nó phụ thuộc vào đặcđiểm nhân khẩu học như: giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, tôngiáo, của du khách

+ Yếu tố thời vụ du lịch: so với các loại hình du lịch khác, du lịch vănhoá mang tính đại chúng Tuy có chịu ảnh hưởng tính thời vụ nhưng khôngphụ thuộc hoàn toàn, ít chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết khí hậu (Nhữngđặc điểm này thể hiện rất rõ ở loại hình du lịch lễ hội) đồng thời mức độchênh lệch cung cầu của du lịch văn hoá thường không lớn)

+ Yếu tố giới tính: Có tác động đến động cơ đi du lịch và động cơ đi dulịch văn hoá là một trong những nguyên nhân chủ yếu của nam giới vì đối với

họ ít chịu sự ràng buộc của gia đình, thường có trình độ học vấn cao, có địa vị

xã hội,

+ Yếu tố độ tuổi: Tham gia vào các chuyến du lịch văn hoá chủ yếu vẫn

là những khách du lịch cao tuổi và thanh niên Đối với khách cao tuổi họthường có nhiều thời gian rỗi, thường có kinh nghiệm trong việc đi du lịch,

họ thích tìm hiểu về âm nhạc, nghệ thuật quần chúng, các món ăn đậm đà tínhdân tộc, và họ quan tâm nhiều đến chất lượng phục vụ Chủ yếu họ mua cácchương trình tham quan du lịch văn hoá Ngược lại, đối với khách du lịchthanh niên đây là nhóm có số lượng đông đúc với các đặc trưng của thanhniên như: ưa khám phá, thích tìm tòi, muốn thử sức mình, thích đi xa, thích sự

tự do, thích thay đổi điểm du lịch và thường đi thành nhóm lẻ, do đó họ có

xu hướng đòi hỏi tính mới mẻ, đa dạng trong dịch vụ du lịch, họ có khả năngthanh toán thấp, ít có kinh nghiệm trong đi du lịch, họ thường quan tâm đếngiá cả nhưng ít quan tâm đến yêu cầu về chất lượng dịch vụ Khách du lịchthanh nhiên thường tham gia vào các chuyến du lịch dã ngoại, săn bắn mạo

Trang 13

hiểm, tham quan văn hoá, Đối với những khách trung niên thường là nhữngngười có địa vị xã hội có khả năng thanh toán cao, có sự tự chủ lớn trong khi

đi du lịch Họ quan tâm nhiều đến chất lượng phục vụ, họ thường kết hợpgiữa đi công tác với đi du lịch

+ Yếu tố trình độ học vấn: Những người có trình độ học vấn cao là loạikhách được các nhà kinh doanh du lịch quan tâm nhiều vì những nhà học vấncao thường thường là những người có địa vị xã hội cao, thu nhập cao, trình độvăn hoá cao nên có nhu cầu mở rộng sự hiểu biết tìm hiểu thế giới xungquanh cao hay có thể nói họ có động cơ văn hoá cao trong nhu cầu đi du lịch.Khách du lịch văn hoá có thể được coi là khách du lịch thuần tuý vìkhách có thể chỉ đi vì động cơ văn hoá Tuy nhiên số lượng khách du lịch vănhoá thuần tuý trong thực tế thường rất ít mà khách du lịch thường kết hợpgiữa loại hình du lịch văn hoá với loại hình du lịch khác trong một chuyếnhành trình

II VAI TRÒ CỦA CÁC LỄ HỘI DÂN GIAN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN

DU LỊCH VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM

Để phát triển du lịch không một quốc gia nào trên tế giới lại không coitrọng sự phát triển của du lịch văn hoá, bởi du lịch văn hoá là một loại hình dulịch có nhiều ưu điểm : ít có tính mùa vụ, có thể phát triển quanh năm, tạonguồn thu ổn định, với mức tăng trưởng ngày càng lớn, nó giúp cho conngười hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh…

Việt Nam là một đất nước có tiềm năng phát triển du lịch văn hoá rấtlớn Với hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông đã đểlại cho chúng ta hàng ngàn các di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá.Trong số đó các lễ hội dân gian là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọngcho phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam

Trang 14

Lễ hội là một phong tục lớn một nét văn hoá không thể thiếu trong đờisống của người Việt Nam

Lễ hội thường diễn ra ở các vùng quê nơi có cảnh quan thiên nhiên tươiđẹp co những công trình kiến trúc mang dấu ấn của từng thời đại như : Đình,Chùa, Đền Miếu Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường được tổ chức vàomùa xuân, mùa thu, khi mùa màng đã song xuôi nông dân có thời gian nghỉngơi vui chơi thoải mái Cấu trúc của một lễ hội thường gồm có hai phần làphần lễ và phần hội

Phần lễ thường được tổ chức ở đình Chùa nhằm thể hiện lòng thành kínhcủa con người và để bày tỏ nguyện vọng của con người trước những khó khăncủa cuộc sống với phật thánh

Trong lễ không thể thiếu phần hội vì hội là để vui chơi thoải mái, không

bị ràng buộc bởi những lê nghi tôn giáo tuổi tác Sau những tháng ngày làm

ăn lam lũ dân làng chờ đón ngày hội như chờ đón một tin vui Họ đến với hộihoàn toàn tự nguyện, ngoài vui chơi giải trí, gặp gỡ bạn bè mọi người đi dựhội đều cảm thấy như mình được thêm một cái gì đó có thể là điều may Thứquyền lợi vô hình ấy làm cho những người đi hội thêm phần phấn chấn Chính

vì vậy lễ hội bao giờ cũng có đông người đến dự Tuy nhiên quy mô của từnghội có khác nhau Có hội chỉ diễn ra ở một vài làng nhưng cũng có hội mangtính toàn quốc như : hội Đền Hùng, hội Chùa Hương, hội Hoa Lư trong quátrình diễn ra lễ hội đã làm tái hiện lại phong tục tập quán, tín ngưỡng văn hoá

và những sự kiện lịch sử quan trọng Lễ hội chính là một pho sử khổng lỗ.Bên cạnh những lễ hội thuần tuý mang ý nghĩa về lễ ghi nông nghiệpnhư lễ hội Chùa Dâu cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi còn cónhững lễ hội mang ý nghĩa lịch sử như: Hội Đền Hùng, hội Gióng

Ngoài những lễ hội trên còn có những lễ hội mang ý nghĩa văn nghệ giảitrí như hội lim hát quan họ hội hát xoan Phú Thọ

Trang 15

Theo thống kê sơ bộ ở Việt Nam có hàng trăm lễ hội, lễ hội tập trungnhiều nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nơi có nền văn minh lúa nước phát hiệnsớm Như vậy theo cùng với các loại hình du lịch nghỉ Biển, nghỉ núi, dãngoại chữa bệnh thì loại hình du lịch lễ hội luôn có sức thu hút khách dulịch trong nước và quốc tế vì lễ hội không chỉ là sản phẩm văn hoá mà còn làmột tiềm năng du lịch hết sức hấp dẫn Du lịch càng phát triển thì càng gắn bóchặt chẽ với loại hình du lịch lễ hội

Thông qua những chương trình du lịch lễ hội nhằm giới thiệu với dukhách một cách sinh động hơn về đất nước con người Việt Nam trong quákhứ và hiện tại; giới thiệu những nét đặc trưng những giá trị văn hoá tínngưỡng được thể hiện trong lễ hội

Đến với lễ hội du khách cũng được cộng hưởng niềm vui với cái vui của

lễ hội được hoà mình với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp được chiêmngưỡng những công trình kiến trúc cách đây hàng thế kỷ

Du lịch lễ hội xuất hiện rất sớm ở Ai Cập có từ thời cổ thông qua cáccuộc hành hương đến thánh địa ở Việt Nam đây là một sinh hoạt tổng hợp,mang tính du lịch có từ ngàn đời nay du lịch lễ hội phát triển sẽ góp phầnquan trọng trong việc giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc

Một khi những yếu tố di sản văn hoá được khuyến khích trong du lịch sẽ

là cơ sở để phát triển du lịch bền vững và tạo điều kiện để thu hút khách dulịch ngày càng đông

Có thể nói giữ gìn bản sắc văn hoá là sự trường tồn của lễ hội và sẽ làđiều kiện quan trọng để phát triển du lịch bền vững

Trang 16

III MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM.

1 Lễ hội Đền Hùng.

Khi nói đến các lễ hội có ý nghĩa và giá trị lớn phục vụ phát triển du lịch

ở nước ta, ai cũng nhắc trước tiên đến lễ hội Đền Hùng Bởi lẽ, trong suy nghĩchung lễ hội Đền Hùng có tính linh thiêng đối với mỗi người dân Việt nam

Nó nhắc chúng ta nhớ về cội nguồn, về tổ tiên chung của cả cộng đồng ngườiViệt

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười, tháng ba

Là người Việt nam dù là được ở quê hương hay phiêu bạt nơi đâu, nhưng

cứ mỗi độ xuân sang, ai cũng hướng lòng mình về một vùng đất Tổ – Vùngđất trung du thơ mộng thuộc xã Hy Cương, huyện Phong Châu, Phú Thọ, nơicội nguồn của dân tộc, nơi hàng năm con chắu cả nước về dự Giỗ tổ HùngVương

Trước lúc vào hội, mời bạn hãy đến thăm những di tích lịch sử cổ kínhcủa một quần thể kiến trúc tuyệt vời trên ngọn núi nghĩa lĩnh này ngọn núi từbao đời nay được con cháu từ khắp mọi miền nhắc đến với một niềm súcđộng dào dạt, hướng về nơi chôn rau cắt rốn của mình

Dưới những tán cây chò xanh cao vút, mát rượi, bước theo các bậc đásạch sẽ từ cổng chính đi lên,chẳng mấy chốc lên tới đền Hạ theo truyềnthuyết, nơi đây Bà Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành trăm người contrai Sau đó Lạc Long Quân dẫn 50 người về xuôi, Âu Cơ dẫn 49 người lênngược, dể lại người con trưởng làm vua, xưng là hv, đóng đô ở Phong Châu,đặt tên nước là Văn Lang Từ đó sinh sôi ra các dân tộc Việt nam

Trước cửa Đền Hạ có một cây thiên tuế chính nơi đây Bác Hồ đã nóichuyện với cán bộ chiến sĩ đại đoàn quân Tiên phong trước khi về tiếp quảnThủ đô tháng 9/1954 Câu nói nổi tiếng ấy nay đã được khắc thành chữ vàng

Ngày đăng: 01/02/2013, 15:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w