Đánh giá hiệu năng các giao thức mạng

Một phần của tài liệu Định tuyến mạng không dây (Trang 64 - 69)

4. Mô phỏng mô hình bài toán 9 nút mạng

4.2.Đánh giá hiệu năng các giao thức mạng

Thực hiện chạy công cụ giả lập cho từng giao thức định tuyến bằng cách chọn giao thức rồi thực hiện lệnh sau: ns simulation.tcl.

Mỗi một giao thức sau khi mô phỏng ta sẽ có một tệp vết ghi lại toàn bộ các sự kiện xảy ra của mạng.

4.2.1. Thông lượng của kết nối 23

Thông lượng 1 kết nối (Mbps) = Tổng số dung lượng các gói tin đến đích/ (Tổng thời gian truyền tin x 1000000); đơn vị là Mbps.

65 Từ đồ thị ta có nhận xét sau:

Trong đồ thị trên, ta có thể thấy, giao thức AODV có thông lượng đạt giá trị trung bình cao nhất trong số ba giao thức được thử nghiệm, tương đối đều trên trục thời gian (thông lượng bằng không trong khoảng thời gian từ giây 47 đến 52). Ở thời điểm cao nhất, thông lượng của AODV gần 0.28 Mbps.

Giao thức DSDV phải rất lâu sau khi có lệnh truyền tin thì mới tìm được đường đi đến đích (27 giây). Thêm nữa, thông lượng mạng trong thử nghiệm giao thức này không ổn định; từ giây thứ 37 đến 60 thì thông lượng của giao thức DSDV bằng không.

Giao thức DSR, thông lượng trung bình trong toàn bộ quá trình mô phỏng tương đối ổn định và tồn tại liên tục trên trục thời gian từ giây 1 đến giây 47. Thông lượng trung hơn thông lượng của giao thức AODV.

Theo định nghĩa về thông lượng, thông lượng càng lớn thì hiệu năng mạng càng cao. Do đó, ở thông số này, giao thức AODV là tốt nhất (hình 19).

4.2.2. Thông lượng to n mạng

Thông lượng của toàn mạng được tính bằng tổng thông lượng của các kết nối.

66

Có thể thấy, nếu xét về toàn mạng, thì thông lượng của toàn mạng của giao thức AODV, DSR tồn tại liên tục trên trục thời gian từ giây 1 đến giây cuối cùng của thử nghiệm mô phỏng; giao thức AODV ổn định hơn, thông lượng toàn mạng giao thức AODV cao hơn so với thông lượng toàn mạng giao thức DSDV và DSR; khoảng thời gian truyền gói tin đến đích của giao thức AODV và DSR tương đương nhau (ngay từ giây thứ 1), còn giao thức DSDV chậm hơn (khoảng giây thứ 27) (hình 20).

4.2.3. Độ trễ của kết nối 23

Độ trễ trung bình của một kết nối = Tổng thời gian truyền tin của các gói tin đến được đích trong thời gian đang xét) / Số lượng gói tin tương ứng.

Hình 21. Đồ thị độ trễ trung bình kết nối từ nút 2 đến nút 3.

Trong suất quá trình thử nghiệm, độ trễ gói tin của giao thức AODV là thấp và tương đối ổn định.

Giao thức DSR từ giây 1 đến giây 30 độ trễ gói tin sấp sỉ bằng độ trễ giao thức AODV sau đó tăng cao; độ trễ gói tin giao thức DSDV có thời điểm đột biến lớn (gần 1 giây).

Độ trễ truyền tin trong thử nghiệm giao thức AODV tương đối nhỏ và ổn định, do vậy có thể nói, đây là một kết tốt (hình 21).

67

4.2.4. Độ trễ truyền tin trung bình của to n mạng

Độ trễ của toàn mạng được tính bằng tổng độ trễ của từng kết nối hay tổng thời gian truyền của các gói tin / tổng số gói tin đến đích.

Hình 22. Đồ thị độ trễ trung bình của toàn mạng 9 nút

Độ trễ trung bình toàn mạng của giao thức AODV biến đổi ít và thấp hơn các giao thức khác.

Độ trễ trung bình toàn mạng của giao thức DSR lớn hơn độ trễ trung bình toàn mạng của giao thức DSDV.

Với thử nhiệm này giao thức AODV cho kết quả tốt (Hình 22).

4.2.5. Gói tin bị lỗi của kết nối 23

Gói tin lỗi = Tổng (Số gói tin gửi đi – Số gói tin nhận được) / đơn vị thời gian.

68

Gói tin bị mất của giao thức AODV thấp hơn các giao thức khác; ổn định hơn trên trục thời gian.

Giao thức DSDV khi đường định tuyến được thiết lập, gói tin truyền được đến đích thì số gói tin bị lỗi thấp hơn cả giao thức AODV và DSR (Hình 23). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.6. Gói tin bị lỗi của to n mạng

Số gói tin của toàn mạng bị lỗi được tính bằng tổng số gói tin gửi đi trên toàn mạng trừ số gói tin nhận được trên toàn mạng /một đơn vị thời gian.

Hình 24. Đồ thị gói tin bị lỗi của toàn mạng 9 nút

Tỉ lệ mất gói tin toàn mạng của DSDV luôn dẫn đầu trong cả ba giao thức, giao thức AODV là thấp nhất, sau đó là giao thức DSR (hình 24).

Như vậy đánh giá hiệu năng chung của các giao thức ta nhận thấy:

Ở các thí nghiệm đã thực hiện, giao thức DSDV cho thấy thời điểm truyền gói tin đến đích chậm (gần 30 giây) trong khi đó các giao thức khác nhỏ hơn 5 giây. Thông lượng đầu ra thấp, tỉ lệ mất gói tin lớn. Do vậy DSDV tỏ ra không phù hợp với hình thái mạng đã chọn.

AODV là giao thức tương đối ổn định, hiệu quả hơn so với các giao thức trên. Như vậy, với hình thái mạng đã chọn, giao thức định tuyến được khuyến cáo sử dụng là AODV.

Giao thức DSR cùng là giao thức thuộc nhóm khởi phát yêu cầu từ nguồn nhưng không ổn định bằng giao thức AODV.

69

Một phần của tài liệu Định tuyến mạng không dây (Trang 64 - 69)