Phân loại các giao thức định tuyến cho mạng Ad-hoc

Một phần của tài liệu Định tuyến mạng không dây (Trang 26 - 29)

Có rất nhiều giao thức định tuyến trong mạng Ad-hoc không dây. Ứng với mỗi cách tiếp cận khác nhau thì lại có một kiểu phân loại khác nhau. Song nhìn chung có thể phân thành ba loại chính là giao thức định tuyến điều khiển theo bảng ghi (Table-Driven Routing Protocols), giao thức định tuyến theo yêu cầu khởi phát từ nguồn (Source Initiated On-demand Routing) và phương pháp lai ghép (Hybird) giữa chúng.

Hình 5. Phân loại các giao thức định tuyến mạng Ad hoc

4.1.Định tuyến điều khiển theo bảng ghi (Table Driven Routing Protocols):

Giao thức định tuyến theo bảng ghi: Tư tưởng của giao thức này là bất kỳ một nút nào trong mạng đều luôn duy trì trong bảng định tuyến của nó thông tin định tuyến đến tất cả các nút khác trong mạng. Thông tin định tuyến được phát broadcast trên mạng theo một khoảng thời gian quy định để giúp cho bảng định tuyến luôn cập nhật những thông tin mới nhất. Chính vì vậy, một nút nguồn có thể lấy thông tin định tuyến ngay lập tức khi cần thiết.

Ad-hoc Routing Protocols

Table Driven

(Điều khiển theo bản ghi)

On-Demand

(Yêu cầu khởi phát từ nguồn)

Hybird (Phương pháp lai ghép)) DSDV Destination-Sequenced DistanceVector OLSR

(Optimized Link State Routing Protocol) AODV (Ad-hoc On-demand Distance Vector) DSR (Dynamic Source Routing) ZRP

(Zone Routing Protocol)

TORA

(Temporally – Ordered Routing Algorithmrouting

protocol)

27

Với những mạng mà các nút di chuyển nhiều hoặc các liên kết giữa các nút bị đứt thì cần phải có cơ chế tìm kiếm hoặc sửa đổi thông tin của nút bị đứt trong bảng định tuyến, nhưng nếu các liên kết đó không sử dụng thì sẽ trở nên lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng đến các băng thông của mạng.

Ưu điểm:

- Khả năng sẵn sàng cao khi có một nút cần truyền gói tin. - Có cơ chế đảm bảo không có đường định tuyến kín (loop).

- Các bản tin cập nhật được điều chỉnh cho phù hợp môi trường mạng.

Nhược điểm:

- Phụ thuộc vào thông tin quảng bá định kỳ, tiêu tốn thời gian tổng hợp thông tin và gây lãng phí tài nguyên mạng.

- Không thích hợp với các nút di chuyển nhanh.

- Phản ứng chậm chạp khi xây dựng và khi có lỗi xảy ra. Các giao thức sử dụng phổ biến: trong loại này có bao gồm:

- DSDV (Highly Dynamic Destination-Sequenced Distance Vector routing protocol)

- OLSR (Optimized Link State Routing Protocol)

4.2. Định tuyến theo yêu cầu nguồn (Source Initiated On demand Routing):

Định tuyến điều khiển theo yêu cầu còn được gọi là giao thức phản ứng (Reactive). Tư tưởng chủ đạo là các đường đi sẽ được tạo ra nếu như có nhu cầu. Khi một nút yêu cầu một tuyến đến đích, nó phải khởi đầu một quá trình khám phá tuyến để tìm đường đi đến đích (Route Discovery). Quá trình này chỉ hoàn tất khi đã tìm ra một tuyến sẵn sàng hoặc tất cả các tuyến khả thi đều được kiểm tra.

Khi một tuyến đã được khám phá và thiết lập, nó được duy trì thông số định tuyến (route maintenance) cho đến khi hoặc là tuyến đó không thể truy nhập được từ nút nguồn hoặc là không cần thiết đến nó nữa.

Nó không phát broadcast đến các nút lân cận về các thay đổi của bảng định tuyến theo thời gian, nên tiết kiệm được tài nguyên mạng. Vì vậy, loại giao thức này có thể sử dụng trong các mạng MANET phức tạp, các nút di chuyển nhiều.

28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ưu điểm:

- Tránh được đường định tuyến kín

- Không yêu cầu bộ nhớ và khả năng xử lý cao Nhược điểm:

+ Độ trễ về thời gian cao trong việc tìm route

+ Quá nhiều flooding có thể làm cho mạng bị tắc nghẽn

Một số giao thức tiêu biểu thuộc loại n y:

+ AODV (Ad hoc On demand Distance Vector) + DSR (Dynamic Source Routing)

4.3. Định tuyến kết hợp (Hybrid Routing Protocol):

Phương pháp lai ghép là sự kết hợp của cả hai phương pháp trên để tạo ra giao thức định tuyến tối ưu. Giao thức này phù hợp với những mạng quy mô, kích thước lớn, mật độ các nút mạng dày đặc. Trong giao thức định tuyến này, mạng được chia thành các vùng (zone). Mỗi vùng được đánh số theo bán kính vùng, việc định tuyến được chia ra làm hai phương pháp. Định tuyến trong vùng sẽ sử dụng phương pháp định tuyến theo bảng ghi, định tuyến ngoài vùng sẽ sử dụng phương pháp định tuyến theo yêu cầu. Nhờ vậy có thể giảm tối đa thời gian khám phá tuyến và thuận lợi khi topo mạng thay đổi.

Ưu điểm:

- Thời gian định tuyến nhanh hơn.

- Không yêu cầu bộ nhớ và xử lý quá cao đối với mỗi nút

Nhược điểm:

- Lợi ích hay không phụ thuộc vào số lượng nút activated

- Phản ứng tới dữ liệu yêu cầu phụ thuộc vào gradient của khối traffic - Giao thức cho giải thuật loại này là: ZRP (Zone Routing Protocol)

29

Một phần của tài liệu Định tuyến mạng không dây (Trang 26 - 29)