Cấu trúc tập tin theo vết mạng di động không dây 802.11 của NS2

Một phần của tài liệu Định tuyến mạng không dây (Trang 57 - 59)

Tập tin theo vết do NS2 sinh ra khi ta mô phỏng mạng WLAN theo chuẩn 802.11 là tập tin văn bản. Các dòng trong tập tin thể hiện nhiều thông tin khác nhau như: thông tin về nút mạng (sự kiện diễn ra, thời gian, thông tin về gói tin, trạng thái mạng…). Mỗi dòng được chia ra thành nhiều cột, số lượng cột cùng với ý nghĩa của các cột tùy thuộc vào các thông tin thiết lập trong pha mô phỏng như: topo mạng được mô phỏng cho mạng không dây có cơ sở hạ tầng hay mạng không dây Ad-hoc. Hay ngay các các giao thức định tuyến khác nhau cũng có cấu trúc tệp vết khác nhau. Sau đây là cấu trúc tệp vết dành cho mạng Ad-hoc theo chuẩn IEEE 802.11.

Tập tin theo vết thay đổi qua các phiên bản của ứng dụng. Hiện nay, các phiên bản NS2 đều sử dụng định dạng mới như mô tả dưới đây. Trong phần này, tác giả sẽ trình bày cơ bản về cấu trúc của tập tin theo vết. Đây là tiền đề để có thể xây dựng được công cụ phân tích hiệu năng mạng.

Để phân tích hiệu năng, ta chỉ quan tâm đến những sự kiện gửi – nhận – drop – forward gói tin trong trace file.

Ví dụ về sự kiện gửi:

s 5.000000000 _28_ AGT --- 0 cbr 512 [0 0 0 0] --- [28:0 25:0 32 0] [0] 0 0

STT Tên trường Ví dụ Ý nghĩa

1 Loại sự kiện s

Chữ cái viết tắt thể hiện loại sự kiện được sinh ra. Có 4 loại sự kiện chính: s (SEND), r (RECV), f (FORWARD), D (DROP).

2 Thời gian 5.000000000 Thời gian diễn ra sự kiện

3 ID node mạng _28_ Nút mạng phát sinh sự kiện tương ứng

4 Loại gói tin AGT

Các loại gói tin, thể hiện là gói tin định tuyến (RTR), hay gói tin do ứng dụng tạo ra (AGT).

5 Một số cờ --- Một số cờ được sử dụng

6 ID gói tin 0 ID của gói tin trong sự kiện

7 Tên gói tin cbr Tên của gói tin

58

9 Thông tin thêm về

gói tin

[0 0 0 0] ---- ---

Một số thông tin khác cho gói tin. trong ứng dụng phân tích sẽ không sử dụng những thông tin này

10

Thông tin về nút gửi, nhận, Port của

ứng dụng, TTL, nexthop

[28:0 25:0 32 0]

Các thông tin về nguồn, đích của gói tin, port ứng dụng dùng để gửi – nhận tin, TTL còn lại của gói tin và nút tiếp theo trong truyền tin. Nút tiếp theo bằng 0 có nghĩa là gói tin broadcast.

Bảng 6. Chi tiết cấu trúc trace file

s: send (chỉ đây là sự kiện gửi gói tin)

r: receive (chỉ đây là sự kiện nhận gói tin) d: drop (chỉ đây là sự kiện mất gói tin)

f: forward (chỉ đây là sự kiện chuyển tiếp gói tin)

RTR: Thông báo định tuyến,

AGT: Cho biết thông tin ở tầng giao vận, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IFQ: Cho biết các sự kiện ở hàng đợi ưu tiên

CBR: Lưu lượng của các nguồn sinh với tốc độ không đổi

Qua đây có thể thấy được, một sự kiện được ghi lại trong trace file tuy có rất nhiều trường thông tin, nhưng không trường nào trực tiếp nói lên hiệu năng của giao thức định tuyến. Và cấu trúc tập tin này cũng có thể thay đổi theo các giao thức, hoặc khi người dùng cấu hình thêm các cờ cho gói tin.

4. Tóm tắt chương

Chương 3 giới thiệu về bộ công cụ mô phỏng mạng NS2, với kiến trúc chặt chẽ, dễ sử dụng, NS2 đã được chọn làm công cụ mô phỏng của rất nhiều dự án lớn. Phần tiếp theo, tác giả giới thiệu các thông số làm thước đo đánh giá thông lượng trong mạng, thời gian trễ của quá trình truyền tin, số gói tin bị mất trong toàn bộ quá trình truyền tin từ nút nguồn tới nút đích. Ngoài ra tác giả tìm hiểu và chạy mô phỏng mạng Ad-hoc di động 9 nút mạng, 80 nút mạng; từ đó vẽ biểu đồ, đánh giá hiệu năng các giao thức, đề xuất lựa chọn giao thức ứng với từng bài toán thí nghiệm mô phỏng tham khảo.

59

Chương 4. Mô phỏng, đánh giá hiệu năng các giao thức định tuyến

Một phần của tài liệu Định tuyến mạng không dây (Trang 57 - 59)