Thuốc tác dụng theo cơ chế chống

Một phần của tài liệu Tổng quan về độc tính của chì và thuốc giải độc (Trang 32 - 35)

Từ những phát hiện mới về độc tính nguy hại của chì trên kho hem của toàn cơ thể, lại biết chắc chắn chì gia tăng tạo ra các gốc tự do rất độc cho tế bào người ta đã định hướng cho nghiên cứu về thuốc cũng như các biện pháp can thiệp phòng chống các gốc tự do trong nhiễm độc chì. Cùng với việc nghiên cứu các phối tử hoá học tạo phức bền với chì để đào thải chì khỏi cơ thể, ngày nay các nhà nghiên cứu đang hướng vào phát hiện những Antioxydant có tác dụng chống gốc tự dọ

Có nhiêu chất hoá học có tính chất chống oxy hoá, chúng phân huỷ được các peroxyd, oxy đơn bội, các gốc tự do khác, chúng hoặc dập tắt gốc tự do, hoặc ngăn chặn quá trình oxy hoá sinh học do những cơ chế gián tiếp. Chúng có

sẵn trong cơ thể hoặc được đưa từ ngoài vào dưới nhiều dạng khác nhaụ Người ta sắp xếp thành 3 nhóm chính là:

• Nhóm polyphenol gồm: VitaminA, vitaminE, vitaminC, CoenzymQ,

Bioflavonoid...nhóm chất này có các tính chất sau:

- Dạng khử của chúng có thể phản ứng với các gốc tự do tạo dạng oxy hoá (Quinon).

- Dạng oxy hoá của chúng có thể chuyển thành dạng lưỡng gốc và như vậy chúng có khả năng phản ứng với hai gốc tự đọ

- Đặc biệt là dạng oxy hoá và dạng khử có thể chuyển hoá thuận nghịch tạo gốc bền và có thể tồn tại lâu dàị

Hydroquinon Quinon lưỡng gốc bền Semiquinon Hydroquinon

(dạng khử) (dạngoxihoá) (dẫn chất) (dẫn chất)

- Các Polyphenol (dạng ortho) có khả năng tạo Chelat với ion sắt (hoặc đồng) nên có thể làm mất khả năng xúc tác của những ion này trong phản ứng Fenton.

• Nhóm các chất chứa thiol gồm: Glutathion, Mercaptopropionoylglycin, N-

acetylcystein. Tác dụng của chúng là cùng VitaminC chuyển VitaminE từ dạng oxy hoá sang dạng khử nhằm hồi phục chức năng của VitaminẸ

Các hợp chất chứa thiol có khả năng trung hoà gốc OH* tạo gốc thiyl: RSH +OH* — > RS* +H20

1

Gốc Thiyl có thể kết hợp với chính nó để tạo thành hợp chất Disulfur (RSSR) hoặc trung hoà một gốc oxy hoá khác. Tuy nhiên gốc Thiyl của một số hợp chất Thiol khác có tính thân oxy hoá, do đó nó có thể kết hợp với oxy để tạo gốc Sulfoxyl cũng là một dạng oxy hoạt động:

RS’ + 0 2—>RS02* • Nhóm các phối tử của sắt và đồng :

lon sắt và đồng (chủ yếu là sắt) xúc tác phản ứng Fenton, tạo nên hai dạng

oxy hoạt động rất độc hại cho cơ thể là gốc hydroxyl OH* và oxy đơn bội * ( > 2

0*-2 +H20 2 — > '0 2 +OH' +OH*

(lon sắt nếu tạo được phức qua đủ 6 liên kết phối trí như trong Hemoglobin ,Myoglobin thì không có khả năng xúc tác phản ứng trên).

Trong cơ thể có nhiều protein tạo phức Chelat với sắt đủ 6 liên kết phối trí, như:

Transferrin: là protein vận chuyển sắt của huyết tương. Ở người khoẻ mạnh chỉ cần huy động 20-30% lượng Transperrin là đủ làm mất hoạt tính xúc tác của sắt. Nhưng trong trường hợp quá tải sắt (uống thuốc chứa sắt quá nhiều, vỡ nhiều hồng cầu, tổn thương cơ...) thì huyết tương không đủ Transperin và phản ứng Fenton xảy ra mạnh .

Lactoferrin: Có trong các dịch sữa, nước mắt, nước bọt. Lactoferrin làm mất hoạt tính xúc tác của sắt trong các dịch trên.

Ceruloplasmin: đây là một protein chứa đồng nó có khả năng tạo phức với đồng và làm mất hoạt tính xúc tác cho phản ứng Fenton của đồng. Đồng thời oxy hoá Fe2+ thành Fe3+, ngăn ngừa sự tạo thành các gốc oxy hoạt động từ phản ứng Fenton.

Đưa được các Antioxydant trên đây vào điều trị nhiễm độc chì sẽ góp phần loại bỏ được tác hại cơ bản của chì trong cơ thể.

Một phần của tài liệu Tổng quan về độc tính của chì và thuốc giải độc (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)