Điều trị nhiễm độc chì

Một phần của tài liệu Tổng quan về độc tính của chì và thuốc giải độc (Trang 35 - 44)

2.2.1 Các phương pháp điều trị [5], [25]

Việc điều trị nhiễm độc chì đã được nghiên cứu từ lâu (thế kỷXIX). Đầu tiên người ta thường điều trị theo triệu chứng và dựa vào kinh nghiệm như sữa có tác dụng chống độc, nhưng sau này tác giả L.Dérobert(1972) thấy sữa hoàn toàn không có tác dụng. Ngày nay người ta đã biết được nguyên tắc của việc điều trị nhiễm độc chì và đã đề ra các phương pháp điều tiị saụ

• Phương pháp cố định chi vào xương :

Chì được chuyển thành chì triphosphat và tập trung vào xương

Có thể dùng các loại muối Calci dưới dạng Clorid, Gluconat hay Lactat, với liều uống 10-30 g Calci gluconat trong một ngày hoặc tiêm tĩnh mạch dung dịch 10% 2g/ ngày .

Chế độ ăn giàu calci như trứng, sữa, rau, Vitamin D cũng có tác dụng cố định chì và xương. Dùng Phosphat disodic để điểu trị nhiễm độc chì với liều uống 60g/ngày hoặc tiêm tĩnh mạch dung dịch 15%. Cách điều trị này có hiệu quả rõ rệt nhưng không bền vì yếu tố gây độc vẫn tồn tại trong cơ thể .

• Phương pháp tăng thải c h ì:

Có nhiều phương pháp gây tăng thải chì, chẳng hạn:

Chì trong cơ thể được chuyển từ chì cố định thành chì hoà tan để đưa vào máu tuần hoàn rồi thải ra ngoàị

Có thể áp dụng bằng cách cho chế độ ăn nghèo Calci, Phosphat disodic. Có thể dùng chất tăng độ acid như Chlorid amoni, Phosphat aciđ ... hoặc chất tăng độ kiềm, tốt nhất là dùng MgS04. Chất này gây tăng chì trong máu, trong nước tiểu và trong phân. Tiêm tĩnh mạch dung dịch M gS0410% với liều lg/ngày trong 2 tuần. Hoặc tiêm tĩnh mạch 5ml dung dịch MgS04 25% trong cơn đau bụng chì. Một số nội tiết tố cận giáp trạng, VitaminC cũng có tác dụng huy động chì vào máụ

• Phương pháp giải độc :

Hợp chất chì hoà tan trong cơ thể được chuyển thành hợp chất ít hoà tan do đó ít độc hơn. Có thể dùng lưu huỳnh để chuyển chì hoà tan thành chì sunfit không hoà tan (có tác dụng bù trừ sự thiếu Glutation), trong nhiễm độc chì cấp dùng Rongalit Formaldehyd, Natri sulfocylat với liều uống 1,5 g/ngàỵ

2.2.2 Phác đồ điêu trị [11], [2], [17], [15], [21], [16], [12]

• Điều trị nhiễm độc chì cấp tính :

- Rửa dạ dày với dung dịch kết tủa chì dưới dạng sulfat không hoà tan như Na2S 04vàM gS 04

- Tiêm EDTA Na2Cạ

- Chống sốc bằng tiếp nước qua tiêm truyền. • Điều trị nhiễm độc chì mãn tính :

Việc điều trị dựa vào lượng 5 ALA niệụ Hằng số sinh học của ô ALA niệu là 2,91+l,04mg/l. Giới hạn bệnh lý của 5 ALA niệu là từ 10mg/l trở lên. Cách xử lý nên tiến hành như sau:

- Delta ALA niệu từ 5-9 mg/1: Giai đoạn tiếp xúc chưa đến mức độ rối loạn sinh học, chỉ cần theo dõị

- Delta ALA niệu từ 10mg/l trở lên : Có thấm nhiễm chì, ở giai đoạn này chưa cần điều tri thải chì, chỉ cách ly với môi trường lao động trong 2 tháng thì có thể hết tình trạng thấm nhiễm, delta ALA niệu trở về bình thường.

Delta ALA niệu từ 10mg/l trở lên, kết hợp với một số triệu chứng như thiếu máu, Hemoglobin giảm, suy nhược cơ thể (yếu mệt, nhức đầu, ngủ ít), ăn kém ngon ... hoặc là sau khi ngừng tiếp xúc trên 2 tháng mà mức delta ALA niệu chưa trở về dưới giới hạn bệnh lý, cần dùng thuốc thải chì loại nhẹ là Ethambuton uống, liều lượng hàng ngày là 20 mg/kg cơ thể, dùng viên nén 400mg.

- Dùng thuốc thải chì trong nhiễm độc thật sự với các triệu chứng lâm sàng rõ :

+ EDTA: là thuốc thải chì có khả năng cố định chì, calci và các Cation khác hình thành một phức hợp không còn ở dạng ion. Để tránh làm giảm calci

huyết người ta dùng EDTA dạng muối calci và natri (EDTA CaNa2), chì

thay thế calci trong hợp chất EDTA CaNa2. Hợp chất EDTA chì mới hình thành này hoà tan nhanh chóng và thải ra ngoài qua thận.

Tiêm tĩnh mạch, EDTA phân lán nhanh chóng khắp cơ thể và loại qua tlìận. Gần một nửa liều tiêm vào sẽ loại ra ngay trong giờ đầu và sau 7 giờ loại hết 90%. Chì cũng bị loại theo tỉ lệ như vậỵ

Nhiễm độc chì hiện nay thường không rõ rệt về lâm sàng, do đó cho dùng EDTA trươc khi đinh lượng chì niệu cũng làm cho việc chẩn đoán được rõ ràng.

EDTA thường độc với thận nên khi điều trị phải chú ý những người có tổn thương thận và phải theo dõi chức năng thận .

Liều EDTA sử đụng là 20mg/kg thể trọng, hoà tan trong 100-300ml dung dịch ngọt đẳng trương hoặc dung dịch sinh lý tiêm tĩnh mạch chậm, có thể tiêm trực tiêp và rất chậm vào mạch. Tiêm một ngày tối đa không quá 50mg/kg thể trọng, điều trị liên tục như vậy trong 5 ngàỵ Nếu chì niệu còn cao có thể điều trị tiếp một đợt nữa sau ít nhất là hai ngày nghỉ.

EDTA dạng tiêm, ống 5-10ml cỉiứa 0,50g. EDTA CaNa2 còn có dạng viôn 0,25-0,30g và 0,50g để uống hoặc để đặt đưới lưỡị Nói chung, lác dụng thải chì của EDTA CaNa2 qua đường tiêu hoá rất kém. Hiện nay cấm sử dụng loại uống nhất là để điều trị dự phòng .

+ Dimercaprol. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người ta thường kết hợp giữa EDTA và BAL trong điều trị nhiễm độc chì để tránh hiện tượng tăng chì huyết cấp do EDTA gây rạ

Khi tiêm nồng độ tối đa của BAL trong huyết tương đạt được sau 30 - 60 phút. Khoảng 50% thuốc được thải trừ nguyên dạng qua đường mật và nước tiểu, phần còn lại nhanh chóng bị chuyển hóạ Sau khi đưa vào cơ thể một liều đơn, thuốc sẽ bị chuyển hoá và thải trừ hoàn trong vòng 6 - 24h.

BAL phải được dùng thận trọng cho các bệnh nhãn cao huyết áp hoặc bị tổn thương chức năng thận. Nếu trong quá trình điều trị, bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận nghiêm trọng thì nên ngừng sử clụng thuốc hoặc phải có chế độ theo dõi đặc biệt. Do phức BAL và kim loại bị phá huỷ trong môi Irường acid nên phải kiềm hoá nước tiểu để bảo vệ thận khỏi bị lổn thương bởi kim ỉoại trong quá trình điều trị. Chống chỉ định cho bệnh nhân bị tổn thương chức năng gan (trừ nguyên nhân do nhiễm độc kim lo ạ i).

BAL không dùng theo đường uống hay tiêm tĩnh mạch. Dùng dung dịch 10% trong dầu để tiêm bắp sâụ Liều dùng không nên vượt quá 5mg/ngày để tránh nôn mửa, động kinh và hôn mê.

Liều lượng tính theo diện tích da :

Nhiễm độc nặng : 750 mg/m2 /ngày, chia Liều nhỏ cách 4h tiêm một lần. Nhiễm độc trung bình:500mg/m2/ngày, chia liều nhỏ cách 4h tiêm một lần. Nhiễm độc nhẹ : 333mg/m2/ngày, chia liều nhỏ cách ốh tiêm một lần. + Penicillamin.

Penicillamin cũng được dùng nhưng kết quả kém hơn .

Thuốc có khả năng kết hợp với kim loại tạo phức Chelat tan trong nước và thải ra ngoài cơ thể. Được sử dụng khi nhiễm độc Pb, Cr, Hg và khi rối loạn chuyển hóa Cu trong bệnh Willson.

Penicillamin hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, khoảng 40 - 70% lượng thuốc uống vào được hấp thụ Thức ăn và các thuốc Antacid, các chế phẩm có chứa Fe và các kim loại khác làm giảm độ hấp thu thuốc.

Trong máu Penillamin liên kết khoảng 80% với huyết tương, nồng độ lối cta đạt được sau l-3h.

Penicillamin chuyển hoá gần như hoàn toàn ở gan và sản phẩm chuyển hoá được thải trừ qua phân và nước tiểu .

Penicillamin là thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ và có tỉ lệ bộph nhân mắc bệnh caọ Các tác dụng phụ đôi khi rất nguy hiểm do đó thuốc phải được sử dụng thận trọng và theo dõi chặt chẽ trong thời gian điều trị .

Thuốc được dùng theo đường uống và nên uống lúc ctói, ít nhất là một giờ trước bữa ăn và trước khi đi ngủ. Liều cuối cùng sau bữa tối ít nhất 3h. Bệnh nhân phải thực hiện chế độ ăn kiêng có ít đồng và bổ sung Pyridoxin 25mg/ngàỵ

Liều 600mg/m2 da/ngày, uống cho tới khị nồng độ chì duy trì mức thấp

hơn 50mg/dL (thông thường đạt dược sau 4 tuần điều trị hoặc hơn nữa tuỳ theo mức độ bệnh ).

Tác dụng phụ của thuốc sẽ được giảm thiểu nếu như khởi đáu điều trị với 25% liều, sau 1 tuần tăng lên 50% và từ tuần thứ 3 Irở đi dùng liều đầy đủ cùng với chế độ theo dõi đặc biệt.

+ Ethambutol.

Ethambutol có khả năng thải chì qua nước tiểu và giảm delta ALA niệu của người tiếp xúc và thấm nhiễm chì nhưng kém hơn EDTA CaNa2. Ethambutol không gây tai biến và có khả năng phục hồi sức khoẻ tốt hơn EDTA sau 10 ngày uống thuốc .

Liều uống là 80mg/kg/ngày thời gian điều trị là 10 ngày . • Điều trị triệu chứng

- Cơn đau bụng c h ì: dùng các loại thuốc chống co thắt trong đó Clopromate có tác dụng giảm đau, an thần rất lốt; có thể dùng Prednisolon uống 20-30 mg/ngày giảm đau nhanh.

- Tai biến não dùng các thuốc Barbituric và chống tăng áp lực nội sọ bằng dung dịch ưu trương. Người ta còn đùng phối hợp EDTA, Dimercaprol để điều trị nhiễm độc chì trong tai biến não ở trẻ em.

- Huyết áp cao : Dùng các thuốc hạ huyết áp.

- Liệt do chì : Tiêm Strychnin liều tăng dần, kèm theo các loại VitaminBị, VitaminC, VitaminBộ, châm cứu, vật lý trị liệụ

- Chống stress oxy lioá: Sử đụng các chất chống oxy hoá như VitaminC, VitaminE, Belta - caroten, Selen và các chế phẩm chứa nhiều Polyphenol dạng thực phẩm trong tự nhiên hay dưới dạng thuốc.

Kĩ thuật bào chế hiện nay đã cho phép chế tạo và phối hợp 4 chất Belta- caroten, Selen, VitaminC, VitaminE thành dạng thuốc lỏng chứa trong nang mềm, bảo quản trong vỉ bấm, trong đó công thức phối hợp được tối ưu hoá là:

15mg Belta-caroten + 400mg VitaminE + 50mg Selen + 500mg VitaminC Trên thị trường viên có dạng biệt dược : Belaf, Cigelton, Pre-astig.

Liều uống 1 viên/ngày có tác dụng rất tốt để bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự dọ

PHẨN 3 - KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

Kết luận

Để thực hiện 2 mục tiêu đề ra là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tổng kết về dược động học và các cơ chế gây độc của chì trong cơ thể. 2. Điểm lại những thuốc đang sử dụng hiện nay và định hướng mới về thuốc trong điều trị và phòng chống nhiễm độc chì

Khoá luận của chúng tồi đã có những kết quả chính sau :

• Cập nhật được hai cơ chế nền tảng và xuyên suốt về độc tính của chì trong cơ thể. Đó là :

- Chì ức chế và tấn công quá trình sinh tổng hợp Hem ở tế bào, làm suy giảm nghiêm trọng kho Hem của cơ thể và làm mất hoạt tính của hàng loạt enzym hoặc phân tử sinh học thiết yếu có chứa Hem (như Hemoglobin, Myoglobin, Catalase, Cytocrom P-450, các Cytocrom khác trong ty thể...)- Cơ chế này giúp hiểu và giải thích dễ dàng độc lính của chì trcn hệ tạo huyết, trên

hệ tim mạch, trên hệ thần kinh, gan, thận và trên các cơ quan khác, tổ chức

khác.

- Chì gia tăng gốc tự do, ức chế hệ thống bảo vệ chống oxy hóa của cơ thể. Cơ chế tác động này của chì cho phép làm sáng tỏ thêm nhiều hậu quả nguy hiểm trong bệnh nhiễm độc chì.

• Tổng kết lại và liên hệ với thực tế tình hình hiện nay về thuốc và điều trị nhiễm độc chì. Cụ thể:

- Các cơ chế tác dụng của thuốc điều trị nhiễm độc chì. - Định hướng tìm thuốc mớị

- Hệ thống lại các xét nghiệm cận lam sàng. - Phác đồ điều trị nhiễm độc chì.

Đề xuất

Chì được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật và đời sống, nhưng chính nó là kim loại rất độc hại cho sức khỏe con ngườị Chống ô nhiễm môi trường do chì, nghiên cứu các biện pháp can thiệp phòng chống và điều trị nhiễm độc chì luôn được coi là trách nhiệm y tế quốc gia ở nhiều nước trên thế giớị Từ phần khảo sát thực tế của đề tài, qua khoá luận này, chúng tôi đề n g h ị: Ở Việt Nam rất cần có các chương trình nghiên cứu đúng mức và kịp thời về những vấn đề trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quốc Anh. Ô nhiễm chì do khí thải giao thông và mức độ thâm nhiễm chì ở trẻ em Hà Nộị Luận án thạc sĩ y học. Hà Nộị 1999

2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Tập 1. Nhà xuất bản y học Hà Nộị 1997. 339 - 347

3. Trần Hữu Bình. Góp phần nghiên cứu nhiễm độc chì. Công trình tốt nghiệp Dược sĩ đại học. Hà Nộị 1978. 34 - 38

4. Nguyễn Hữu Chấn. Enym và xúc tác sinh học. Nhà xuất bản y học. 1996. 250 - 320

5. Nguyễn Bát Can, Đặng Đức Bảọ Nhiễm độc chì, vệ sinh lao động. Nhà xuất bản y học. 1962. 407- 414

6. Hà Trung Kỳ. Tình hình nhiễm chì qua 5 năm điều tra trôn các đối tượng tiếp xúc. Dịch tễ học môi trường lao động. Bộ y tế. 1992. 38 - 43

7. Phạm Luận. Cơ sở lý Ihuyết của phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử. Khoa hoá, trường đại học Tổng I Iợp Hà Nội

8. Phan Đức Nhuận và cộng sự. Công trinh nghiên cứu khoa học viện vệ sinh dịch tễ học. Số 1. 1968

9. Lê Thành Phước, Nguyễn Quang Thường. Chuyên đề phức chất và gốc tự do trong y - dược. Trường đại học Dược Hà Nộị 12. 1998

10. Phạm Bình Quyền. Ô nhiễm môi trường do hoá chất dùng trong nông nghiệp. Báo nhân dân chủ nhật. Số 23 (278) trang 5

11. Lê Trung. Bệnh nhiễm độc chì vô cơ - 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Viện y học lao động và vệ sinh môi trường. 1997. 320 - 348

12. Nguyễn Thị Xuân Thuỷ và ctv. Phương pháp định lượng chì trong máu và nước tiểu bằng máy cực phổ sóng vuông và nghiên cứu khả năng thải chì của Ethambutol trên thỏ. Luận án phó tiến sĩ y học. 1986

13. Thanh Xuân. Sử dụng xăng không pha chì. Một cách bảo vệ sức klioẻ. ự Báo sức khoẻ và đời sống số 6Ố (2/6)

14. Berg Dahl IA, Vahter M, Schütz M, Artamonova VG (1998) : Plasma and blood lead in humans : Capacity - limited blinding to delta - aminolevulinic acid dehydratase and other lead blinding components. Toxicol. Scị Dec. 46(2). 247 - 53

15. Chelating agents antidotes and antagonits: Martinclalẹ 30th . Edition 1993.674-697

16. Drug used in the Management of Poisoning. Drug Evaluations Annual. 1994. 54. 62

17. Drug information for the health care professional. Vol. 15th . E dition. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1995

18. Haeger - Arosen. B. Bristish Journal of industrial medicin. 1971. 28. (Trang 52 - 58)

19. Patra RC, Suarup D : Effect of lead on erythrocytic antioxidant defence,

lipid peroxide level and thiol groups in calves. Res.Vet. Scị Feb. 68 (1): 7 1 - 4 ^

20. Pereira B, Curi R, Coleubun E, Bechara EJ (1992) : 5-amino levulinic acid - induced alterations of oxidative metabolism in Sodentary and exercise - trained rats. J. Appl - Physiol. Jan. 72 (1): 226 - 30

21. Physicians Ren Rx 5™ . Edition. 1995

22. US Department of health and human services : ATSDR - Toxi pological Profile for lead, u s Govermemt printing officẹ 1998

23. WHỌ Inorganic lead. Environmetal Health Criteriạ 1 6 5 --- _____ — V 24. Wirth w . Toxicologic - Fibel, Georg thieme Verlag. Stutt - gart.1997. Trang 140

25. Dérobert. L. Intoxications et maladiêprofessionelles - Misea Juor. 1972 441 -448.

Một phần của tài liệu Tổng quan về độc tính của chì và thuốc giải độc (Trang 35 - 44)