Trường THPT Lê Lợi Ngày 23 tháng 03 năm 2010 Lớp: 10A2 Tiết: 43 Người soạn: SV Nguyễn Đình Hạnh GVHD: Hoàng Thị Sa GIÁO ÁN Bài 42. Thực hành: QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT I. Mục tiêu bài học Học xong bài này học sinh đạt được: 1. Kiến thức: - Tiến hành được các thao tác nhuộm đơn tế bào. - Quan sát được hình ảnh của một số nấm men, vi khuẩn, nấm mốc và bào tử của nấm mốc. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi - Rèn luyện kĩ năng làm tiêu bản tạm thời. 3. Thái độ: - Ý thức tổ chức kỉ luật trong giờ thực hành. - Lòng yêu thích nghiên cứu khoa học. II. Nội dung trọng tâm - Nhuộm đơn và quan sát tế bào nấm men, nấm sợi, bào tử nấm mốc. III. Phương pháp dạy học - Thí nghiệm củng cố. - Đàm thoại - tái hiện. IV. Phương tiện dạy học 1. Dụng cụ, hóa chất: - Que cấy vô trùng, phiến kính sạch, đèn cồn, kính hiển vi, chậu đựng nước rữa pipet, giấy lọc cắt nhỏ (cở 2x3 cm), ống nghiệm. - Dung dịch fucsin 1% (có thể thay thế fucsin đó bằng các thuốc kiềm khác màu như safranin, pironin), nước cất. 2. Nguyên liệu: - Nấm men: Dùng bột bánh men tán nhỏ hòa với nước đường 10% trước 24h. - Nấm mốc: bánh mì, quả để lâu ngày bị lên mốc. - Một số tiêu bản làm sẵn của một số loại vi sinh vật và bào tử nấm mốc. V. Tổ chức hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị nguyên liệu của học sinh. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Vi sinh vật là những cơ thể có kích thước rất nhỏ bé, đường kính tế bào khoảng 0,2 – 2 µ ( Đối với vi sinh vật nhân sơ) và 10 – 100 µ (Đối với vi sinh vật nhân thực). Phần lớn chúng đơn bào; không thể quan sát bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính hiển vi. Vậy hình dạng của vi sinh vật như thế nào, làm thế nào mà chúng ta có thể quan sát được chúng. Để tìm hiểu, chúng ta cùng tiến hành làm bài thực hành: Quan sát một số vi sinh vật. b. Bài mới: Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - GV chia học sinh thành bốn tổ, sắp xếp chổ ngồi cho học sinh. - GV: Thông báo mục đích- yêu cầu của bài thí nghiệm. - GV phát bản báo cáo thu hoạch cho mỗi nhóm. - GV yêu cầu mỗi học sinh trong mỗi nhóm phải chú ý lắng nghe. - GV giới thiệu nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất của bài thí thực hành. -GV đặt câu hỏi: Thao tác sử dụng kính hiển vi? - HS lắng nghe và ghi vào vở. I. Mục đích – yêu cầu - Tiến hành được các thao tác nhuộm đơn tế bào. - Quan sát được hình ảnh của một số nấm men, vi khuẩn, nấm mốc và bào tử của nấm mốc. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi - Rèn luyện kĩ năng làm tiêu bản tạm thời. II. Chuẩn bị: 1. Dụng cụ, hóa chất: - Que cấy vô trùng (Pipet), phiến kính sạch, đèn cồn, kính hiển vi, chậu đựng nước rữa pipet, giấy lọc cắt nhỏ (cở 2x3 cm), ống nghiệm. - Dung dịch fucsin 1% (có thể thay thế fucsin đó bằng các thuốc kiềm khác màu như safranin, pironin), nước cất. 2. Nguyên liệu: - Nấm men: Dùng bột bánh men tán nhỏ hòa với nước đường 10% trước 24h. - Nước váng dưa chua. - Nấm mốc: bánh mì, quả để lâu ngày bị lên mốc. - Động vật nguyên sinh: Nước ao hồ… - Một số tiêu bản làm sẵn của một số loại vi sinh vật và bào tử nấm mốc. GV nhận xét, hoàn thiện: - Lúc đầu phải hạ bàn kính xuống sau đó mới đặt lam kính vào. - Lúc đầu để ở vật kính nhỏ, sau đó dùng ốc thứ cấp để chỉnh đến vùng cần quan sát. - Hạ bàn kính xuống rồi mới chuyển sang vật kính lớn hơn: x 10, x 40, rồi dùng ốc vi cấp điều chỉnh sao cho quan sát được rõ nhất. - GV vừa thông báo các thao tác làm tiêu bản tạm thời: nhuộm đơn và quan sát tế bào nấm men, nấm men vừa biểu diển cách làm cho HS quan sát. HS trả lời. III. Cách tiến hành: 1. Nhuộm đơn và quan sát tế bào nấm men. - Cách tiến hành: - Dùng pipet lấy một giọt dung dịch bánh men vào ống nghiệm đã có sẵn 5ml nước cất, khuấy đều. - Dùng pipet lấy một giot dung dịch này lên một phiến kính sạch, hong khô tự nhiên hay hơ nhẹ vài lượt phía trên cao của ngon lửa đèn cồn. - Dùng pipet nhỏ một giọt fucsin vào vị trí đã nhỏ giọt dung dịch bánh men. Để một phút rồi nghiêng phiến kính, đổ fucsin đi. - Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất, hong khô rồi đưa lên soi kính, lúc đầu để ở vật kínhx10, sau đó là x 40. - Yêu cầu: Quan sát được nấm men có hình trái xoan đang nảy chồi. 2. Quan sát nấm sợi trên thực phẩm bị mốc. - Cách tiến hành: + Dùng pipet lấy một ít nấm sợi trên mẫu bánh mì, hoặc vỏ cam quýt đã mốc cho vào ống nghiệm đã có sẵn 5ml nước + Dùng pipet lấy một giọt nước dung dịch này đưa lên một phiến kính sạch. - GV yêu cầu nhóm trưởng trong mỗi tổ nhận dụng cụ thực hành. - GV bao quát lớp, nhắc nhở, giúp đỡ các nhóm làm thực hành. - GV lưu ý học sinh các thao tác trong khi làm tiêu bản: + Khi hơ khô lam kính không nên hơ quá gần. +Phải chú ý dùng pipet hút dung dịch bánh men và phải pha loãng. + Phải lau sạch lam kính, lamen, không để bọt nước có trong tiêu bản. -GV yêu cầu HS vừa thao tác vừa chú ý hoàn thành bản thu hoạch. - GV yêu cầu học sinh nộp các tiêu bản đã làm. - GV kiểm tra các tiêu bản của học sinh. - GV mời đại diện HS ở mỗi nhóm xem tiêu bản nấm men, nấm sợi đã được chuẩn bị sẵn. - GV yêu cầu học sinh nhận xét hình dạng nấm men, nấm sợi. Phân biệt nấm men, nấm sợi. - HS tiến hành thao tác thực hành. Đại diện học sinh ở mỗi nhóm lên quan sát các tiêu bản đã được giáo viên chuẩn bị sẵn. + Hong khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ vài lượt phía trên cao ngọn lữa đèn cồn rồi đưa lên kính. - Yêu cầu: Quan sát được hình dạng của một số nấm mốc. 3. Quan sát các động vật nguyên sinh - Cách tiến hành + Lấy một ít nước ao hồ (đồng ruộng) về nuôi trong môi trường thích hợp cho sự phát triển của ĐVNS. + Dùng pipet lấy một giọt nước dung dịch này đưa lên một phiến kính sạch. + Đậy nhẹ bằng lamen, tránh không tạo bọt khí. + Đưa lên quan sát dưới kính hiển vi. - Yêu cầu: Quan sát được ĐVNG: trùng cỏ, trùng đế dày, amip… 3. Quan sát tiêu bản một số loại vi sinh vật và bào tử nấm lên soi kính. Lần lượt đưa các tiêu bản một số loại vi sinh vật và bào tử nấm lên soi kính. - GV yêu cầu học sinh lên bảng vẽ lại hình dạng của nấm men, nấm sợi. - GV cho học sinh quan sát thêm tranh của nấm men, nấm mốc - GV yêu cầu học sinh tiếp tục hoàn thành bản thu hoạch. HS hoàn thành nội dung bản thu hoạch. - GV yêu cầu học sinh nộp lại bản báo cáo thu hoạch. IV. Viết bản thu hoạch HS hoàn thiện bản báo cáo thu hoạch. 4. Củng cố: - GV nhận xét tiết học: tuyên dương các nhóm làm tốt, nhắc nhở các nhóm chưa làm nghiêm túc. 5. Bài tập về nhà: - Xem lại bài nguyên phân, giảm phân. Trường THPT Lê Lợi BẢN BÁO CÁO THU HOẠCH Lớp: 10A2 Bài 42. Thực hành: QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT Nhóm:……………………… Nấm men Nấm mốc ĐVNS Cách tiến hành thí nghiệm Mô tả hình dạng Vẽ lại hình dạng . Trường THPT Lê Lợi Ngày 23 tháng 03 năm 2 010 Lớp: 10A2 Tiết: 43 Người soạn: SV Nguyễn Đình Hạnh GVHD: Hoàng Thị Sa GIÁO ÁN Bài 42. Thực hành: QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT I. Mục tiêu. kích thước rất nhỏ bé, đường kính tế bào khoảng 0,2 – 2 µ ( Đối với vi sinh vật nhân sơ) và 10 – 100 µ (Đối với vi sinh vật nhân thực). Phần lớn chúng đơn bào; không thể quan sát bằng mắt thường. về nhà: - Xem lại bài nguyên phân, giảm phân. Trường THPT Lê Lợi BẢN BÁO CÁO THU HOẠCH Lớp: 10A2 Bài 42. Thực hành: QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT Nhóm:……………………… Nấm men Nấm mốc ĐVNS Cách tiến hành