Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 108 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
108
Dung lượng
1,53 MB
Nội dung
Ngày soạn:……/…… /…………… Tiết:…………. Tuần: Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Nắm được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta. - Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. - Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới. 2. Kĩ năng -Khai thác được các thông tin kinh tế - xã hội từ bảng số liệu, biểu đồ. - Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới. - Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc Đổi mới. 3. Thái độ Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đốivới sự nghiệp phát triển của đất nước. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: - Bản đồ Kinh tế Việt Nam. - Một số hình ảnh, tư liệu, video về các thành tựu của công cuộc Đổi mới - Một số tư liệu về sự hội nhập quốc tế và khu vực . Học sinh : - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: GV: Sau 20 năm tiến hành đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thách thức, khó khăn mà chúng ta phải vượt qua để chủ động hội nhập trong thời gian tới. PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG Hoạt động l: Hình thức: Cả lớp. CH: GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục l.a em hãy cho biết bối cảnh nền kinh tế – xã hội nước ta trước khi tiến hành đổi mới? CH: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu những hậu quả nặng nề của chiến tranh đối với nước ta? Một HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Chuyển ý: Giai đoạn 1976- 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta chỉ đạt 1,4 %. Năm 1986 lạm phát trên 700%. Tình trạng khủng hoảng kéo dài buộc nước ta phải tiến hành Đổi mới. I. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội a. Bối cảnh - Ngày 30 - 4 - 1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước. - Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu. - Tình hình trong nước và quốc tế nÕhững năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 diễn biến phức tạp. Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng. Hoạt động 2: Hình thức : Cặp. GV giảng giải về nền nông nghiệp trước và sau chính sách khoa 10 (khoán sản phẩm theo khâu đến nhóm người lao động). Khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên (từ tháng 4 năm 1998, hợp tác xã chỉ làm dịch vụ). GV đặt câu hỏi: trong đại hội Đảng lần thứ VI. Đ.ảng và nhà nước ta đã đưa ra mấy xu thế chính? HS trao đổi theo cặp, đại diện nhóm trình bày, các HS khác bổ sung ý kiến. GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. Chuyển ý: Quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước cùng với sức sáng tạo phi thường của nhân dân ta để đổi mới toàn diện đất nước đã đem lại cho nước những thành tựu to lớn. Hoạt động 3: Hình thức: Nhóm. Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. - Nhóm 1: Trình bày những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới ở nước ta. Cho ví dụ minh hoạ. - Nhóm 2: Quan sát hình 1.1, hãy nhận xét tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (tỉ lệ lạm phát) các năm 1986 – 2005. Ý nghĩa của việc kiềm chế lạm phát . - Nhóm 3: Dựa vào bảng 1, hãy nhận xét về tỉ lệ nghèo chung và tỉ lệ nghèo lương thực của cả nước giai đoạn 1993 – 2004. Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. GV chỉ trên bản đồ Kinh tế Việt Nam (các vùng kinh tế trọng điểm, vùng chuyên canh nông nghiệp, nhấn mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.) Hoạt dộng 4: Hình thức: Cặp. GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 2, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy cho biết bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ 20 có tác động như thế nào đến công cuộc đổi mới ở nước ta? Những thành tựu nước ta đã đạt được. - Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV đặt câu hỏi: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu những khó khăn của nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực? b. Diễn biến Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số ngành (nông nghiệp, công nghiệp) Ba xu thế đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986: + Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội. + Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. + Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. c. Thành tựu - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005). - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III) . Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét (hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh ). Đời sống nhân dân được cải thiện làm giảm tỉ lệ nghèo của cả nước. 2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực a. Bối cảnh - Thế giới: Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực. - Việt Nam là thành viên của ASEAN (7/95), bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, thành viên WTO năm 2007. b. Thành tựu - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI) - HS trả lời, các HS khác nhận xét, GV rút ra kết luận. * Kết Luận: Khó khăn trong cạnh tranh với các nước phát triển hơn trong khu vực và thế giới; Nguy cơ khủng hoảng; Khoảng cách giàu nghèo tăng. . . Hoạt động 5: Hình thức : Cá nhân/Cặp GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 3, hãy nêu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới ởû nước ta. Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức: Qua gần 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủ động sáng tạo của nhân dân, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thực hiện hiệu quả các định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới sẽ đưa nước ta thoát khỏi tính trạng kém phát triển vào năm 2010 và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. - Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường. - Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, xuất khẩu gạo 3. Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc Đổi mới - Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo. - Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường. - Đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với nền kinh tế tri thức. - Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục. 4. Củng cố – dặn dò: 1 Hãy ghép đôi các năm ở cột bên trái phù hợp với nội dung ở cột bên phải: 1. Năm 1975 A. Đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế - xã hội 2. Năm 1986 B. Gia nhập ASEAN, bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì 3. Năm 1995 C. Đất nước thống nhất 4. Năm 1997 D. Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO 5. Năm 2006 E. Khủng hoảng tài chính ởû châu Aù . Về nhà học bài cũ và làm các bài tập trong SGK, đọc trước bài mới. IV. RÚT KINH NGHIỆM. Ngày soạn:……/…… /…………… Tiết:…… Tuần……. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM VỊ TRI ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC . Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Xác định được vị trí địa lí và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta. - Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới. 2. Kĩ năng Xác định được trên bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta. 3. Thái độ: Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. CHUẨN BỊ. * Giáo Viên: - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ các nước Đông Nam Á - Atlat địa lí Việt Nam. - Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982). * Học sinh: - Atlat địa lí Việt Nam. - SGK, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1 Ổn định lớp (kiểm tra sĩ số). 2 Kiểm tra bài cũ: Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới nước ta? 3 Bài mới: GV: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ là những yếu tô góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh tế - xã hội nước ta. PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG Hoạt động l: Hình thức: Cả lớp. CH: Quan sát bản đồ các nước Đông Nam Á em hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta? - Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây trên đất nước. Toạ độ địa lí các điểm cực. - Các nước láng giềng trên đất liền và trên biển. Một HS chỉ trên bản đồ để trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV rút ra kết luận. Hoạt động 2: Hình thức: Cả lớp. CH: Em hãy cho biết phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm những bộ phận nào? Đặc điểm vùng đất? Chỉ trên bản đồ 2 quần đảo lớn nhất của Việt Nam? Thuộc tỉnh nào? Một HS lên bảng trình bày và xác định vị trí giới hạn phần đất liền trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam, GV nhận xét và đưa ra kết luận. Hoạt động 3: Hình thức: Cá nhân. GV đặt câu hỏi có thể cho học sinh đọc SGK kết hợp quan sát sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế xác định giới hạn của các vùng biển ở nước ta, hoặc GV vừa vẽ, vừa thuyết trình về các vùng biển ở nước ta sau đó yêu cầu HS trình bày lại giới hạn của vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. Sau đó một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. 1. Vị trí địa lí - Nằm ởû rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Hệ toạ độ địa lí: + Vĩ độ: 23 0 23'B - 8 0 34' B (kể cả đảo: 23 0 23' B - 6 0 50' B) + Kinh độ: 102 0 109Đ - l09 0 24'Đ (kể cả đảo 101 0 Đ – l07 0 20’Đ). 2. Phạm vi lãnh thổ a. Vùng đất - Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km 2 . - Biên giới: + phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1300km. + phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km. + phía Đông và Nam giáp biển 3260km - Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà). b. Vùng biển: - Diện tích khoảng 1 triệu km 2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. c. Vùng trời: - Khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ. 3. Ýù nghĩa của vị trí địa lí a. Ý nghĩa về tự nhiên - Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm Hoạt động 4: Hình thức: Nhóm/Cặp. Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. - Nhóm 1, 2, 3: Đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn của vị trí địa llí và tự nhiên nước ta. GVù: Cần đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí tới cảnh quan, khí hậu, sinh vật, khoáng sản. Nhóm 4, 5, 6: Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng Bước 2. GV cho học sinh thảo luận 5 phút sau đó đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận ý đúng của mỗi nhóm. CH: Trình bày những khó khăn của vị trí địa lí tới kinh tế - xã hội nước ta? Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức: nước ta diện tích không lớn, nhưng có dường biên giới bộ và trên biển kéo dài. Hơn nữa biển Đông chung với nhiều nước, việc bảo vêï chủ quyền lãnh thổ gắn với vị trí chiến lược của nước ta. gió mùa. - Đa dạng về động - thực vật, nông sản. - Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản. - Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc - Nam. Đông - Tây, thấp - cao. Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán b. Ý nghĩa về kinh tê, văn hóa, xã hội và quốc phòng:. - Về kinh tế: + Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giơí + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…). - Về văn hoá - xã hội: Thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. - Về chính trị và quốc phòng: Là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. 4. Củng cố – dặn dò: - Hãy xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ các nước Đông Nam Á? - Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam? IV. RÚT KINH NGHIỆM. Ngày soạn:……/…… /…………… Tiết:…… Tuần:…… Bài 3. THỰC HÀNH: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1 Kiến thức: - Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến). Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng. 2. Về kĩ năng Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần trên đất liền) và một số đối tượng địa lí. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ trống Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam. * Học sinh: - Atlat địa lí Việt Nam. - Giấy A4 để vẽ lược đồ. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp (kiểm tra sĩ số). 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ các nước Đông Nam Á? 3. Bài mới: Hoạt Động l: Vẽ khung lược đồ Việt Nam. Hình thức: Cả lớp. Bước 1: Vẽ khung ô vuông. GV hướng dẫn HS vẽ khung ôâ vuông gồm 40 ô, đánh số thứ tự theo trật tự: theo hàng từ trái qua phải (từ A đến E), theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 1 đến 8). Để vẽ nhanh có thể dùng thước dẹt 30 cm để vẽ, các cạnh của mỗi ô vuông bằng chiều ngang của thước (2 cm). - Bước 2: Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền). - Bước 3: Vẽ từng đường biên giới (vẽ nét đứt - - -), vẽ đường bờ biển (có thể dùng màu xanh nước biển để vẽ). - Bước 4: Dùng các kí hiệu tượng trưng đảo san hô để vẽ các quần đảo Hoàng Sa (ô E4) và Trường Sa (ô E8). Bước 5: Vẽ các sông chính. (Các dòng sông và bờ biển có thể tô màu xanh nước biển). Hoạt động 2: Điền tên các dòng sông, thành phố, thị xã lên lược đồ. Hình thức: Cá nhân. * Bước 1: GV quy ước cách viết địa danh. + Tên nước: chữ in đứng. + Tên thành phố, quần đảo: viết in hoa chữ cái đầu, viết song song với cạnh ngang của khung lược đồ. Tên sông viết dọc theo dòng sông. * Bước 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam xác định vị trí các thành phố, thị xã. Xác định vị trí các thành phố ven biển: Hải Phòng: gần 21 0 B, Thanh Hoá: 19 0 45'B, Vinh: 18 0 45'B, Đà Nẵng: 16 0 B, Thành phố Hồ Chí Minh l0 0 49'B Xác định vị trí các thành phố trong đất liền: + Kon Tum, Plâycu, Buôn Ma Thuộc đều nằm trên kinh tuyến l08 o Đ. + Lào Cai, Sơn La nằm trên kinh tuyến l04 0 Đ. + Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lai Châu đều nằm trên vĩ tuyến 22 0 B. + Đà Lạt nằm trên vĩ tuyến 12 0 B. * Bước 3: HS điền tên các thành phố, thị xã vào lược đồ. 4. Củng cố – dặn dò: Nhận xét một số bài vẽ của HS, biểu dương những HS có bài làm tốt, rút kinh nghiệm những lỗi cần phải sửa chữa. Ngày soạn:……/…… /…………… Tiết:…… Tuần:…… Bài 4. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1 Kiến thức - Hiểu được lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam diễn ra rất lâu dài và phức tạp trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn Tiền Cambri, giai đoạn cổ kiến tạo và giai đoạn Tân kiến tạo. - Nắm được ý nghĩa của giai đoạn Tiền Cambri. 2. Kĩ năng - Xác định trên biểu đồ các địa vị nền móng ban đầu của lãnh thổ. - Sử dụng thành thạo bảng niên biểu địa chất. 3. Thái độ : Tôn trọng và tin tưởng cơ sở khoa học để tìm hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển lãnh thổ tự nhiên nước ta trong mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động địa chất của Trái Đất. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên - Bản đồ Địa chất - Khoáng sản Việt Nam. - Bảng niên biểu địa chất. - Các mẫu đá kết tinh, biến chất. - Các tranh ảnh minh hoạ. - Atlat địa lí Việt Nam. * Học sinh - Atlat địa lí Việt Nam. - SGK, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra một số bài vẽ lược đồ của học sinh. 3. Bài mới: GV: Để có bề mặt lãnh thổ như ngày nay với 3/4 diện tích là đồi, núi, thì lãnh thổ nước ta đã trải qua lịch sử phát triển lâu dài, phức tạp, khi được nâng lên, khi bị sụt lún xuống. Những hiện tượng đó diễn ra theo các giai đoạn khác nhau, nó không được tính bằng tháng, năm như lịch sử phát triển của loài người mà được tính bằng đơn vị hàng triệu. PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG Hoạt động l: Hình thức: Cặp/nhóm. CH: Đọc bài đọc thêm, Bảng niên biểu địa chất, hãy: * Những giai đoạn chính trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam. - Giai đoạn Tiền Cambri. - Kể tên các đại, các kỉ thuộc mỗi đại. - Đại nào diễn ra thời gian dài nhất, đại nào diễn ra trong thời gian ngắn nhất? - Sắp xếp các kỉ theo thứ tự thời gian diễn ra từ ngắn nhất đến dài nhất. Một số HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của HS và chuẩn kiến thức (Lịch sử hình thành lãnh thổ nước ta diễn ra trong thời gian dài và chia thành 3 giai đoạn chính, ở mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều kỉ có nhiều điểm khác nhau,…) Hoạt động 2: Hình thức: Tổ/Nhóm. Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. CH: Quan sát lược đồ hình 5, nêu đặc điểm của giai đoạn Tiền Cambri theo dàn ý: - Gồm những đại nào? Kéo dài bao lâu? - Nhận xét về phạm vi lãnh thổ. - Đặc điểm của các thành phần tự nhiên. Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. GV đưa thêm câu hỏi cho các nhóm: 1. Các sinh vật giai đoạn Tiền Cambri hiện nay còn xuất hiện ởû nước ta không? GV: Không còn xuất hiện, vì đó .là các sinh vật côå. Các loài tảo, động vật thân mềm hiện nay được tiến hoá từ các loài sinh vật của thời kì Tiền Cambri. - Lãnh thổ địa phương em giai đoạn này đã được hình thành chưa? Hoạt động 3: Hình thức: Cả lớp. GV đặt câu hỏi: Quan sát hình 5 SGK, tìm vị trí các đá biến chất tiền Cambri, rồi vẽ lại vào bản đồ trống Việt Nam các nền móng đó. Một HS lên bảng vẽ vào bản đồ trống, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn bị các miếng dán cùng màu tượng trưng cho các mảng nền cổ Tiền Cambri và yêu cầu HS dán cùng vị trí. GV kết luận: Tiền Cambri là giai đoạn cổ xưa nhất, kéo dài nhất, quang cảnh sơ khai, đơn điệu và lãnh thổ nước ta chỉ như một đảo quốc với vài hòn đảo nhô cao khỏi mực nước biển. - Giai đoạn Cổ kiến tạo. - Giai đoạn Tân kiến tạo. 1. Giai đoạn tiền Cambri: - Hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam. a. Đây là giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất trong lịch sử phát triển của lãnh thổ Việt Nam thời gian: Bắt đầu cách đây 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 540 triệu năm. b. Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay: các mảng nền cổ như vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, sông Mã, khối Kon Tum,…. c. Các thành phần tự nhiên rất sơ khai đơn điệu - Khí quyển rất loãng, hầu như chưa có ôxi, chỉ có chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđrô. - Thuỷ quyển: hầu như chưa có lớp nước trên mặt. - Sinh vật nghèo nàn: Tảo (tảo lục, tảo đỏ), động vật thân mềm (sứa, hải quỳ, thuỷ tức, san hô,ốc, … 4. Củng cố – dặn dò. - Vì sao nói giai đoạn Tiền Cambri là gai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam? - Giai đoạn Tiền Cambri ở nước ta có những đặc điểm gì? - Về nhà học bài cũ và chuẩn bị trước bài 5. Ngày soạn:……/…… /…………… Tiết:…… Tuần:…… BÀI 5: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂÂN LÃNH THỔ VIỆT NAM (Tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: . 1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của hai giai đoạn cổ kiến tạo và Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ tự nhiên Việt Nam. 2. Kĩ năng - Xác định được trên bản đồ những nơi đã diễn ra các hoạt động chính trong giai đoạn cổ kiến tạo và Tân kiến tạo ở nước ta. - So sánh giữa các giai đoạn và liên hệ với thực tế tại các khu vực địa hình ở nước ta. 3. Thái độ: Nhìn nhận, xem xét lịch sử phát triển của lãnh thổ tự nhiên Việt Nam trên cơ sở khoa học và thực tiễn. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên - Bản đồ Địa chất - Khoáng sản Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam. - Bảng niên biểu địa chất. * Học sinh - Atlat địa lí Việt Nam. - SGK, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao nói giai đoạn Tiền Cambri là gai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam? 3. Bài mới: GV: Những địa được hình thành trong giai đoạn Tiền Cambri được đánh giá là nền móng ban đầu hình thành nên lãnh thổ nước ta. Từ đó đến nay, trải qua hàng trăm triệu năm biến đổi phức tạp ở giai đoạn cổ kiến tạo và Tân kiến tạo, hình dáng đất nước Việt Nam dần dần được hiện ra. PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm giai đoạn CoÅ kiến tạo và Tân kiến tạo Hình thức: nhóm Bước 1: : GV chia HS ra thành các nhóm, 2. Giai đoạn Cổ kiến tạo. - Bắt đầu cách đây 540 triệu năm, kết thúc cách đây 65 triệu năm. giao nhiệm vụ cụ thể (Xem phiếu học tập phần phụ lục) Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm giai đoạn CoÅ kiến tạo. Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm giai đoạn Tân kiến tạo. Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. * GV đặt câu hỏi cho các nhóm: - Quan sát lược đồ hình 5, cho biết nếu vẽ bản đồ địa hình Việt Nam sau giai đoạn Cổ kiến tạo thì nước biển lấn vào đất liền ở những khu vực nào? - Biển vẫn còn lấn vào vùng đất liền của Móng Cái (Quảng Ninh), đồng bằng sông Hồng, các đồng bằng Duyên hải miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long. - Tại sao địa hình nước ta hiện nay đa dạng và phân thành nhiều bậc? - Do giai đoạn Tân kiến tạo vận động nâng lên không đều trên lãnh thổ và chia thành nhiều chu kì . - Thời kì đầu của giai đoạn Tân kiến tạo ngoại lực (mưa, nắng, gió, nhiệt độ ) tác động chủ yếu tới bề mặt địa hình nước ta. Nếu một năm tác động Ngoại lực bào mòn 0,lmm thì 41,5triệu năm bào mòn bao nhiêu? (Sau 41,5 triệu năm ngoại lực bào mòn thì đỉnh núi cao 4150m sẽ bị san bằng. Như vậy, sau giai đoạn Palêôgen bề mặt địa hình nước ta trở lên bằng phẳng, hầu như không có núi cao như ngày nay). Hoạt động 2: Hình thức: Cả lớp. CH: Quan sát hình 5, SGK vị trí các loại đá được hình thành trong giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo, rồi vẽ tiếp vào bản đồ trống Việt Nam các khu vực được hình thành trong hai giai đoạn trên. Một HS lên bảng vẽ vào bản đồ trống lãnh thổ nước ta sau giai đoạn Cổ kiến tạo, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn bị các miếng dán cùng màu tượng trưng cho các mảng nền và yêu cầu HS dán đúng vị trí. Hoạt động 3: So sánh đặc điểm giai đoạn Cổ kiến tạo và giai đoạn Tân kiến tạo. Hinh thức: Cá nhân/cặp GV yêu cầu một nửa lớp so sánh Cổ kiến tạo - Hoạt động địa chất: Vận động uốn nếp và nâng lên ở miền Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ. Hoạt động macma mạnh ở Trường Sơn Nam. - Lãnh thổ: Phần lớn nước ta trở thành đất liền (trừ các khu vực đồng bằng). - Các khoáng sản: Đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc… - Lớp vỏ cảnh quan: Phát triển lớp vỏ cảnh quan nhiệt đới. 3. Giai đoạn Tân kiến tạo - Bắt đầu cách đây 65 triệu năm, kéo dài cho đến ngày nay. - Hoạt động địa chất: Vận động uốn nếp đứt gãy, phun trào macma,… Vận động nâng lên không đềutheo nhiều chu kì. Bồi lấp các vùng trũng lục địa. - Lãnh thổ: + Địa hình đồi núi được chiếm phần lớn diện tích. Địa hình phân bậc. + Các cao nguyên ba dan, các đồng bằng châu thổ được hình thành. - Các khoáng sản: Dầu mo,û khí tự nhiên, than nâu, bôxit… - Lớp vỏ cảnh quan:Tiếp tục được hoàn thiện, [...]... ta Hot ng 2: Xỏc nh v trớ cỏc nh nỳi trờn bn Hỡnh thc: C lp Bc 1: GV t cõu hi: Quan sỏt bn Hỡnh th Vit Nam, xỏc nh v trớ cỏc nh nỳi: Phanxipng: 3143m; Khoan La San: 1853m, Pu Hot: 2452m, Tõy Cụn Lnh: 2419m; Ngc Linh: 2598m; Pu xai lai leng: 2711m; Ro C: 2235m Honh Sn: l046m; Bch Mó: 1444m, Chyangsin: 2405m; Lang Biang 2167 m Sp xp tờn cỏc nh nỳi vo cỏc vựng i nỳi tng ng Bc 2: Hai HS cựng bn bc trao... treo tng v trớ cỏc nh nỳi 4 HS lờn bng sp xp tờn cỏc nh nỳi v cỏc vựng i nỳi tng ng - Vựng nỳi Tõy Bc: nh Phanxipng, Khoan La San - Vựng nỳi ụng Bc: nh Tõy Cụn Lnh - Vựng nỳi Bc Trng Sn: nh Pu Hot, Pu xai lai leng, Ro C, Honh Sn, Bch Mó - Vựng nỳi Nam Trng Sn: nh Ngc Linh, Chyangsin, Lang Biang) Hot ng 3: Xỏc nh v tn cỏc dũng sụng trờn bn Hỡnh thc: C lp Bc 1: GV t cõu hi: Xỏc nh trờn bn a lớ t nhiờn... vi cỏc quc gia: A Trung Quc , Lo ,Campuchia B Trung Quc , Thỏi Lan, Mianma C Thỏi Lan, Lo, Campuchia D Thỏi Lan ,Trung Quc, Lo Cõu 2: c im no sau õy khụng phi ca bin ụng? A Rng ln , ngun nc di do B Giu ti nguyờn khoỏng sn v hi sn C mui cao bc nht th gii D Tng i kớn Cõu 3: Quc gia cú ng biờn gii trờn t lin di nht vi nc ta: A Lo B Thỏi Lan C Trung Quc D Campuchia Cõu 4: Vit Nam cú ch quyn trờn mt vựng... trin nn nụng nghip nhit i quanh nm Khớ hu cn xớch o to iu kin vựng cú th xen canh, thõm canh, tng v) IV NH GI 1 Trỡnh by nhng c im phõn húa ca thiờn nhiờn Vit Nam? 2 Theo em s phõn húa ny mang li nhng mt thun li v khú khn gỡ cho nn kinh nc ta? Bi 13 THC HNH: C BN A HèNH V IN VO LC TRNG MT S DY NI V NH NI I MC TIấU BI HC Sau bi hc, HS cn 1 Kin thc - Khc sõu thờm, c th v trc quan hn cỏc kin thc v a hỡnh,... c im cỏc vựng ng bng trờn bn - Bit nhn xột v mi quan h gia a hỡnh i nỳi, ng bng, b bin, thm lc a v nh hng ca vic s dng t i nỳi i vi ng bng II CHUN B * Giỏo viờn - Bn a lớ t nhiờn Vit Nam - Atlat a lớ Vit Nam - Tranh nh cnh quan a hỡnh ng bng * Hc sinh - Atlat a lớ Vit Nam - dựng hc tp III TIN TRèNH LấN LP 1 n nh lp (kim tra s s) 2 Kim tra bi c: - Anh( Ch) hóy nờu nhng c im khỏc nhau v a hỡnh gia... hin ca s phõn hoỏ thiờn nhiờn t ụng sang Tõy theo 3 vựng: vựng bin v thm lc a, vùng ng bng ven bin v vựng i nỳi 2 K nng - c hiu cỏc trang bn a hỡnh, khớ hu, t, thc vt, ng vt trong Atlat hiu cỏc kin thc nờu trong bi hc ' - c biu khớ hu - Bit liờn h thc t thy c s thay i thiờn nhiờn t Bc vo Nam II PHNG TIN DY HC - Bn hỡnh th Vit Nam - Tranh nh, bng hỡnh v cnh quan thiờn nhiờn - Atlat a lớ Vit Nam... nhiờn theo mựa, thnh phn cỏc loi ng, thc vt t nhiờn v nuụi trng b) Phn lónh th phớa Nam (t dóy Bch Mó vo) - Khớ hu mang tớnh cht cn xớch o giú mựa núng quanh nm - Nhit trung bỡnh nm trờn 250C - Phõn thnh 2 mựa l ma v khụ - Cnh quan ph bin i rng giú mựa cn xớch o - Thnh phn sinh vt mang c trng xớch o v nhit i vi nhiu loi Hot ng 3: Tỡm hiu s phõn hoỏ thiờn nhiờn theo ụng - Tõy Hỡnh thc: C lp/nhúm 2... Ho), Cam Ranh (Khỏnh Ho) K tờn cỏc im du lch, ngh mỏt ni ting ỷ vựng bin nc ta? 2 nh hng ca Bin ụng n thiờn nhiờn Vit Nam a Khớ hu: Nh cú Bin ụng nờn khớ hu nc ta mang tớnh hi dng iu hũa, lng ma nhiu, m tng i ca khụng khớ trờn 80% b a hỡnh v cỏc h sinh thỏi vựng ven bin: - a hỡnh vnh ca sụng, b bin mi mũn, cỏc tam giỏc chõu thoi vi bói triu rng ln, cỏc bói cỏt phng lỡ, cỏc o ven b v nhng rn san hụ -... hiu bit ca bn thõn v quan sỏt bn hóy chng minh Bin c Ti nguyờn thiờn nhiờn vựng bin ụng giu ti nguyờn khoỏng sn v hi - Ti nguyờn khoỏng sn: Du m, khớ sn t, cỏt, qung ti tan ; tr lng ln CH: Ti sao vựng ven bin Nam Trung B rt thun li cho hot ng lm mui? - Ti nguyờn hi sn: cỏc loi thu hi sn - Do cú nhit cao, súng giú, nhiu nc mn, nc l vụ cựng a dng nng, ớt ma, li ch cú mt vi con sụng ra bin Nhúm... cõu hi: so sỏnh c im 2 on theo ni dung sau: - Thi gian kin to - B phn lónh th c hỡnh thnh - c im khớ hu, sinh vt - Cỏc khoỏng sn chớnh K bng thnh 2 ụ v gi 2 HS lm th kớ ghi kt qua so sỏnh lờn bng Ln lt cỏc i din C kin to núi trc, nhúm Tõn kin to trỡnh by tip theo (C kin to: thi gian di hn, lónh th c hỡnh thnh rnghn, ch yu l i nỳi Tõn kin to: thi gian ngn hn, hỡnh thnh lờn cỏc vựng ng bng ) GV nhn xột . là gai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam? 3. Bài mới: GV: Những địa được hình thành trong giai đoạn Tiền Cambri được đánh giá là nền móng ban đầu hình thành nên lãnh thổ nước. với các quốc gia: A. Trung Quốc , Lào ,Campuchia B. Trung Quốc , Thái Lan, Mianma C. Thái Lan, Lào, Campuchia D. Thái Lan ,Trung Quốc, Lào Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của biển Đông? A đỏ), động vật thân mềm (sứa, hải quỳ, thuỷ tức, san hô,ốc, … 4. Củng cố – dặn dò. - Vì sao nói giai đoạn Tiền Cambri là gai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam? - Giai đoạn Tiền