1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÁCH KHÁM HỆ HÔ HẤP pdf

11 2,7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 59 KB

Nội dung

CÁCH KHÁM HỆ HÔ HẤP A. LÝ DO, TIỀN SỬ, ĐIỀU KIỆN SỐNG. 1. Lý do bệnh nhân đến khám bệnh. 2. Tiền sử. 3. Điều kiện sinh hoạt B. CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG 1. Ho: Ho là phản xạ của thần kinh và tương ứng khi thở ra bất thình lình và mạnh, ho là một phản xạ tự nhiên. * Mô tả - Thời gian xuất hiện: + Cấp: thường gặp trong viêm phế quản cấp tính, viêm đường hô hấp. + Mạn: thường gặp trong bệnh phổi mạn tính, - Chất tiết: + Ho có đờm: thường ho lọc xọc, cũng có khi chất tiết không phải là đờm vì đờm đã bị nuốt, nhất là phụ nữ và trẻ em. + Ho khan: Ho không có chất xuất tiết, thường ho từng cơn (ho gà). Loại ho này thường làn bệnh nhân mệt, buồn nôn hoặc nôn, nhất là ở trẻ nhỏ * Giá trị và hướng dẫn chẩn đoán - Ho cấp: + Do nhiễm khuẩn: viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai, viêm xoang, viêm phổi, tràn dịch màng phổi. + Do dị ứng: hen( thường ho về ban đêm do co thắt). + Bệnh ảnh hưởng đến tím tái: phù phổi, biểu hiện về phổi do bệnh tim và ho sau gắng sức hoặc lúc bắt đầu nằm. + Hít phải bụi hoặc chất kích thích. - Ho kéo dài có kèm theo chất tiết: đa số các trường hợp viêm phổi phế quản mạn tính nhất là nhưẽng bệnh nhân hút thuốc lào, thuốc lá. Trong trường hợp này cần lưu ý: + ở người nghiện thuốc lá nặng, ho luôn, đồng thời tính chất ho thay đổi hoặc ho ông ổng, đó là dấu hiệu của ung thư phế quản. + Khạc đờm nhiều kèm theo bội nhiễm cần nghĩ đến: ung thư họng - thanh quản. - Ho khan kéo dài cần chú ý đến + Bệnh của thanh quản, viêm tai, hoặc viêm tai xương chũm mạn tính. + Ung thư phế quản. + Tràn dịch màng phổi mạn tính. 2. Khạc đờm không có máu: Đờm tiết ra từ dưới nắp thanh quản và được đẩy ra ngoài sau khi ho. - Màu sắc của đờm: + Trong trắng, có bọt là nước bọt. + Trong và lỏng là chất tiết của thanh mạc. + Trắng hoặc hơi xám là chất tiết của niêm mạc. + Trắng hồng, xốp là từ phổi. + Vàng: nhầy mủ + Xanh: Mủ + Đỏ, nâu hoặc màu gỉ sắt: có máu - Mùi: có thể không mùi, nhưng nếu thối phải nghĩ đến nhiễm khuẩn do vi khuẩn yếm khí. 3. Khó thở Khó thở là tình trạng khó khăn trong việc thở của bệnh nhân. * Mô tả: - Lúc xuất hiện: + Cấp hoặc mới xảy ra lần đầu, rất đột ngột, cần phải diều trị cấp cứu. + Mạn tính kéo dài có thể do khó thở từ trước. - Giờ xuất hiện:giúp chẩn đoán nguyên nhân - Thời kỳ thở: + Khó thở khi hít vào: có chướng ngại vật trên đường thở, và khi hít vào có thể tiếng cò cử ở thanh quản, khí quản, cánh mũi phập phồng, co kéo các cơ trên đòn và liên sườn. + Khó thở thì thở ra: lồng ngực căng phồng do không đẩy được hết khí ra ngoài mặc dù đã cố gắng dùng các cơ thành ngực. Bệnh nhân cảm thấy như thiếu không khí. * Hướng chẩn đoán 4. Đau ngực * Mô tả: - Thời gian xuất hiện: + Cấp, mới bắt đầu: bệnh nhân có thể nói rõ giờ đau, nơi đau. + Mạn tính đau tăng lên hoặc âm ỉ. - Yếu tố khởi phát: + Sau gắng sức và giảm đi sau khi nghỉ: nghĩ đến nguyên nhân ở động mạch vành, đau lại càng giảm nhanh khi dùng trinitrin. + Đau tăng khi ho và hít vào sâu thường là nguyên nhân ở màng phổi và khi lá thành bị tổn thươngđau không những tăng khi ho mà còn đau khi ấn vào thành ngực. + Nếu có kèm theo hội chứng nhiễm khuẩncó thể hướng tới bệnh phổi. - Các loại đau ngực: + Đau như thắt: suy vành + Đau như dao đâm: tràn khí màng phổi. * Hướng chẩn đoán 5. Các dấu hiệu cơ năng khác. - Loạn về tiếng nói hay nói khó - Nấc - Khó nuốt 6. Các dấu hiệu toàn thân - Sốt - Mệt nhọc - Kém ăn - Rối loạn về cân nặng:gầy, béo - Rối loạn khi đi ngủ: đêm hay trở dậy: thường gặp ở người hen phế quản, cũng có khi ứ trệ chất tiết ở phế quản… C. THĂM KHÁM LỒNG NGỰC - Nhìn: Bệnh nhân cởi áo cho đến thắt lưng, lúc đầu ngồi, sau nằm ngửa để xem phần trước lồng ngực. + Hình dáng lồng ngực: Bình thường lồng ngực cân đối các xương sườn hơi nghiêng từ trên xuống dưới từ sau ra trước. Khi bất thường có thể gặp. * Biến dạng: + Lồng ngực hình thùng: gặp trong giãn phế nang. + Không đối xứng do co kéo, nửa lồng ngực bị lép, gặp trong di chứng bệnh phổi bị xơ, di chứng tràn dịch màng phổi. + Biến dạng cột sống. + Gù vẹo * Tuần hoàn bàng hệ: đó là tình trạng mạch máu ở lồng ngực giãn to, ngoằn ngoèo nổi trên mặt da. Thường kèm theo giãn tĩnh mạch cổ, chứng tỏ có hiện tượng giãn tĩnh mạch chủ trên. Thường do u. * Phù: + Phù từ thắt lưng trở lên gọi là phù áo khoác. Hai hố thượng đòn đầy kèm theo phù cả cổ và mặt. Cũng là dấu hiệu chèn ép tĩnh mạch chủ trên. + Phù 1 bên nhất là vùng đáy lồng ngực thường thấy trong tràn dịch màng phổi mủ. - Sờ + Phương pháp: áp sát vào các vùng khác nhau của mỗi bên lồng ngực, trong khi đó bảo bệnh nhân nói to và so sánh hai bên. + Kết quả: Bình thường âm phát ra từ thanh quản được truyền qua thành ngực, bàn tay thầy thuốc có hiện tượng rung nhẹ. Nếu rung thanh tăng là trường hợp đông đặc ở vùng phổi phía dưới. Nếu rung thanh giảm hay mất chứng tỏ có dịch hoặc có hơi ngăn cách giữa nhu mô phổi và tay ta. Thành ngực dày cũng hoặc cường độ âm phát ra quá yếu cũng làm rung thanh giảm. Sờ còn cho biết các điểm đau, hạch, đặc biệt là hạch thượng đòn. - Gõ: là làm cho rung thành ngực để phát ra các tiếng có thể nghe thấy được nhằm mục đích xác định tổ chức ở phía dưới có tỷ trọng khác nhau hơi hay dịch. + Phương pháp: gõ nhiều nơi trên thành ngực và so sánh hai bên, có 2 cách gõ Gõ trực tiếp: Đầu ngón tay uốn cong gõ trực tiếp vào thành ngực ở các điểm khác nhau. Gõ gián tiếp: Dùng đầu ngón tay giữa của bàn tay phải đập vào ngón trỏ hoặc ngón giữa của bàn tay trái đặt áp sát vào thành ngực và ngón tay để song song với khoang liên sườn. Động tác của tay phải đập bằng khớp cổ tay. + Kết quả: Khi ta gõ có thể cho biết sự giãn nở của lồng ngực, bình thường gõ thấy trong. Khi gõ đục tuyệt đối thường là tràn dịch màng phổi hoặc h/c đông đặc. Gõ tiếng vang như trống thường gặp trong tràn khí màng phổi, giãn phế nang túi hơi. - Nghe + Phương pháp: Để bệnh nhân thở sâu, đều, mím mồm, thở mũi, phải đặt ống nghe trên toàn bộ lồng ngực ở hai bên. Tiếng thở bình thường: có 2 loại tiếng thở khí phế quản và rì rào phế nang. Tiếng bất thường: Rì rào phế nang có thể mất khi tràn dịch màng phổi hoặc giữa phổi và thành ngực có hơi, phổi bị đông đặc. Rì rào phế nang giảm khi có thành ngực quá dầy ở những người béo, giãn phế nang. Tiếng khí phế quản bất thường còn gọi là tiếng thổi, có tiếng thổi ống và tiếng thổi màng phổi. Ngoài ra còn có tiếng thổi vò, tiếng thổi hang. Các tiếng phụ: Tiếng rít còn gọi là rên rít nguồn gốc từ phế quản, có cường độ thay đổi mạnh, nghe rõ ở thì hít vào hoặc cả hai thì, có thể nghe thấy bằng tai thường khi bệnh nhân ngồi từ xa. Rên ngáy nguồn gốc cũng từ phế quản như rên rít, âm độ trầm nghe rõ cả 2 thì. Rên nổ thường gặp trong rõ ở thì thở vào và không thay đổi khi ho hay gặp trong viêm phế quản nhỏ, viêm phổi, xơ phổi. Rên bọt: là tiếng lọc xọc đo ứ các chất tiết ở phế quản lớn, nghe rõ ở cả 2 thì và thay đổi khi ho.Thường gặp trong viêm phế quản đa tiết chất nhầy. Tiếng cọ màng phổi: do 2 lá của màng phổi cọ vào nhau tiêng thô ráp, nông, không thay đổi khi ho. Thường gặp trong giai đoạn đầu hoặc sau khi bớt tràn dịch. - Khám toàn thân: + Khám mồm, họng và các xoang. + Tím: thường thấy ở đầu chi, niêm mạc, + Móng tay khum: thương gặp trong u phổi, xơ phổi và một số bệnh tim. + Khám tim mạch: cần tìm những dấu hiệu suy tim nhất là những dấu hiệu của suy tim do bệnh ở phổi. D. THĂM DÒ CẬN LÂM SÀNG 1. Chụp XQ lồng ngực thẳng, nghiêng. 2. Chụp cắt lớp (CT Scanner). 3. Soi phế quản. E. XÉT NGHIỆM 1. Xét nghiệm chất tiết phế quản 2. Nuôi cấy vi khuẩn…. 3. Sinh thiết phế quản. 4. Thăm dò màng phổi F. THĂM DÒ CHỨC NĂNG HÔ HẤP. HỘI CHỨNG ĐÔNG ĐẶC 1. Định nghĩa: Các triệu chứng khám khi thấy nhu mô phổi bị đông đặc chứng tỏ có bệnh ở phế nang hoặc phế quản bị tắc. 2. Nguyên nhân: thường gặp là nhiễm khuẩn (do vi khuẩn hoặc do vi rus), cũng có thể do mạch máu (nhồi máu phổi) hoặc do u ( trực tiếp do khối u hay gián tiếp do xẹp phổi). Nhu mô phổi bị đông đặc có thể chiếm một thuỳ hay phân thuỳ, co rút (thể tích vùng phổi bị tổn thương nhỏ đi) hoặc không rút (thể tích phổi vẫn bình thường). 3.Triệu chứng 3.1 Triệu chứng cơ năng: Ho 3.2 Triệu chứng thực thể: - Rung thanh tăng. - Gõ đục ít hoặc nhiều. - Rì rào phế nang giảm. Rung thanh tăng là do nhu mô phổi đặc, rắn lại, nên dẫn truyền của dây thanh âm xa hơn bình thường. Rì rào phế nang giảm vì các phế nang bị viêm, đầy tiết dịch nên luồng không khí lưu thông bị cản trở. 3.3 Triệu chứng cận lâm sàng Chụp X quang phổi: Thấy hình ảnh mờ 4. Chẩn đoán Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng. HỘI CHỨNG TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI 1. Triệu chứng cơ năng - Ho khan, hay ho ông ổng nhất lả khi thay đổi tư thế. - Đau khi hít vào sâu hoặc ho. Đau lan lên vai. - Khó thở nhanh nhưng nông. 2. Triệu chứng thực thể - Nhìn 1/2 lồng ngựccó dịch kém di động. Nếu có dịch nhiều bên có dịch phình ra. - Sờ: rung thanh giảm nhiều hoặc mất hẳn. - Gõ: đục - Nghe: rì rào phế nang giảm hoặc mất, cọ màng phổi (ở trên của dịch). 3. Triệu chứng cận lâm sàng - Bất kỳ tràn dịch nào cũng phải chụp Xquang phổi (tư thế ngồi hay đứng), cần chụp ở cả tư thế nghiêng để xác định tư thế tràn. - Trên phim thẳng có hình mờ đều ở dưới, ranh giới phía trên lờ mờ, bề lõm quay lên trên và hướng vào trong. - Số lượng dịch có thể ít, trung bình, rất nhiều tuỳ từng nguyên nhân. - Chọc màng phổi nhằm chẩn đoán nguyên nhân hoặc điều trị HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI Thường gặp không rõ nguyên nhân( trên 80% các trường hợp) ở nam giới từ 20-30 tuổi. Trước đó có kèm theo giai đoạn nhiễm khuẩn và bệnh có thể bắt đầu sau gắng sức. 1. Triệu chứng cơ năng - Đau ngực, xuất hiện đột ngột, đau tăng khi hít vào sâu. - Ho khan, ho ông ổng, khi tay đổi tư thế. - Khó thở vừa, xảy ra ở người trước đây khoẻ mạnh trừ trường hợp tràn khí màng phổi có van. 2. Triệu chứng thực thể - Nhìn 1/2 lồng ngực kém di động, căng phồng, khoang liên sườn giãn rộng. - Sờ: rung thanh giảm hoặc mất hẳn. - Gõ: quá trong - Nghe: rì rào phế nang mất, có tiếng thổi vò. 3. Triệu chứng cận lâm sàng - Xquang phổi:1/2 lồng ngực phía có hơi khoang liên sườn nằm ngang, thấy phế trường quá trong. HỘI CHỨNG TRUNG THẤT 1. Dấu hiệu thần kinh: thường do các dây thần kinh bị kích thích - Dây thần kinh hoành bị kích thích sẽ gây nấc. - Đám rối thần kinh cánh tay: Các rễ từ C8- D1 là giới hạn trên của lồng ngực . Khi bị kích thích sẽ gây đau xuống cánh tay (gặp trong ung thư đỉnh phổi). 2. Biểu hiện của mạch máu: Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên: tím ở tay, nhức đầu, phù ở mặt nền cổ và phần trước của lồng ngực, cánh tay (phù áo khoác), tĩnh mạch cổ nổi, tĩnh mạch dưới lưỡi giãn to, tuần hoàn bàng hệ 1/3 trên lồng ngực. 3. Biểu hiện đường tiêu hoá: Nuốt nghẹn 4. Biểu hiện đường hô hấp: khó thở từng lúc, sau thường xuyên. 5. Chụp Xquang: có đám mờ lẫn vào nhu mô phổi. [...]...VIÊM PHẾ QUẢN CẤP Là viêm nhiễm cấp các phế quản lớn và trung bình và thường kèm theo cả viêm khí phế quản 1 Lâm sàng - Giai đoạn đầu: thường có viêm đường hô hấp trên như sốt, đau họng, hắt hơi, sổ mũi - Toàn phát: Ho là dấu hiệu chủ yếu Đầu tiên còn ít tiết dịch phế quản, bệnh nhân ho khan, sau đó khạc đờm gồm chất nhầy và mủ, sốt bắt đầu giảm . CÁCH KHÁM HỆ HÔ HẤP A. LÝ DO, TIỀN SỬ, ĐIỀU KIỆN SỐNG. 1. Lý do bệnh nhân đến khám bệnh. 2. Tiền sử. 3. Điều kiện sinh hoạt B. CÁC TRIỆU. lá của màng phổi cọ vào nhau tiêng thô ráp, nông, không thay đổi khi ho. Thường gặp trong giai đoạn đầu hoặc sau khi bớt tràn dịch. - Khám toàn thân: + Khám mồm, họng và các xoang. + Tím:. viêm phế quản cấp tính, viêm đường hô hấp. + Mạn: thường gặp trong bệnh phổi mạn tính, - Chất tiết: + Ho có đờm: thường ho lọc xọc, cũng có khi chất tiết không phải là đờm vì đờm đã bị nuốt,

Ngày đăng: 02/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w