bai thi phú yen dot 2 có hinh

18 241 0
bai thi phú yen dot 2 có hinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu hỏi 1 : Sự ra đời của các tổ chức Đảng và việc thống nhất các tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930 là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. Đảng cộng sản ra đời là một sự kiện trọng đại của cách mạng Việt Nam, chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành đủ sức đảm nhận sứ mệnh giải phóng dân tộc của cách mạng nước ta. Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời cách mạng Việt Nam đã có sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản, hoạt động ở 3 miền khác nhau. Sự chia rẽ đó minh chứng cách mạng Việt Nam phát triển , nhưng cũng là nguy cơ gây mất đoàn kết và chia rẽ nội bộ của cách mạng nước ta lúc bấy giờ. Chính vì thế yêu cầu của cách mạng Việt Nam cuối năm 1929 đầu 1930 là phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 1/ Sự chuẩn bị về lí luận và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Sau khi chiếm trọn ba miền của Việt Nam năm 1884, Thực dân Pháp nhanh chóng đặt ách thống trị của chế độ thực dân và tiến hành các chương trình khai thác thuộc địa. Nhân dân Việt Nam đã điêu đứng trước những chính sách cai trị tàn bạo của Chủ nghĩa thực dân. Nhiều cuộc khởi nghĩa của các sĩ phu, quan lại và nông dân diễn ra nhưng đều bị thất bại. Tiếp đến, những năm đầu thế kỉ XX nhiều phong trào đấu tranh diễn ra theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản tiêu biểu như các phong trào Đông du, cuộc vận động Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục… điễn ra những không giành được thắng lợi. Sự thất bại của các khuynh hướng cứu nước đã khiến cho cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng về con đường cứu nước, khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, năm 1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau một thời gian bôn ba qua nhiều nước trên thế giới. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành đã trở lại Pháp hoạt động trong phong trào công nhân của nước Pháp. Lúc này ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga đã vang dội đến nước Pháp, qua học tập tìm hiểu nghiên cứu các khuynh hướng cứu nước. Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được Sơ thảo bản Luận cương của VI. Lê-nin về “Vấn đề dân tộc và thuộc địa”. Từ ánh sáng của cách mạng tháng Mười Nga và những quan điểm tiến bộ của Lê-nin đã giúp Nguyễn Ái Quốc xác định được con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam: đó là con đường cách mạng vô sản. Kể từ đó Nguyễn Ái quốc tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở Pháp. Tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua. Tại Đại hội này Nguyễn Ái Quốc đã tán thành việc tham gia Quốc tế thứ III do Lê-nin sáng lập và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là một hoạt động đã làm chuyển biến từ tư tưởng đến hành động của Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến Chủ nghĩa Mác – Lênin. Thời gian hoạt động tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lê nin về Việt Nam thông qua những tài liệu tuyên truyền bí mật. Chuẩn bị về mặt lí luận để tiến tới thành lập ở Việt Nam một chính đảng của giai cấp vô sản. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô trực tiếp tìm hiểu về cách mạng tháng Mười Nga và thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tại đây, Người đã trình bày những quan điểm cơ bản của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, trình bày về sự nhất quán và cần thiết của quá trình đoàn kết của những người vô sản trên toàn thế giới. Thời gian hoạt động tại Liên Xô đã bổ sung tính thực tiễn trong quá trình hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, là một bước chuẩn bị về mặt lí luận và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Sau thời gian hoạt động tại Liên Xô, tháng 12 năm 1924 Nguyễn Ái Quốc đã về Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã tiếp xúc với các nhà lãnh đạo cách mạng nước ta tại Trung Quốc, cùng một số thanh niên từ trong nước sang để thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên vào tháng 6 – 1925. Đây là tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng cộng sản. Từ 1 những chủ trương và hoạt động của Hội đã đưa phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1926-1929 phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng vô sản. Đến trước Đại hội đại biểu lần thứ nhất, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã có tổ chức cơ sở ở hầu khắp cả nước. Ngoài ra, một số đoàn thể quần chúng như Công hội, Nông hội, Hội học sinh, Hội phụ nữ… cũng được tổ chức. 2/ Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc và dân chủ ở nước ta trong năm 1928, 1929 đặt biệt là phong trào công nhân theo con đường cách mạng vô sản đã phát triển mạnh mẽ. Cũng như nguy cơ tan rã và thất bại của Việt Nam quốc dân Đảng (theo khuynh hướng tư sản). Trước tình hình đó, cần phải thành lập một đảng cộng sản để tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân và các lực lượng yêu nước khác đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập và tự do. Do vậy, cuối tháng 3 – 1929 một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì ( trong đó có Ngô Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh ) đã họp tại số nhà 5Đ phố Hàm Long ( Hà Nội) để lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 người, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Tháng 5 – 1929, tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên họp ở Hương Cảng (Trung Quốc), kiến nghị thành lập Đảng Cộng sản không được chấp nhận, đoàn đại biểu Bắc Kì bèn bỏ Đại hội về nước, rồi ra lời kêu gọi công nhân, nông dân, các tầng lớp nhân dân cách mạng nước ta ủng hộ chủ trương thành lập đảng cộng sản. Ngày 17 – 6 – 1929, đại biểu của các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kì họp đại hội quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ của đảng, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận. Tuyên ngôn nêu rõ mục đích của Đảng là đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản, chế độ phong kiến, giải phóng công nhân, nông dân, thành lập chuyên chính vô sản, tiêu diệt giai cấp, thực hiện xã hội bình đẳng, tự do, bác ái. Tuyên ngôn gồm 2 chương. Chương thứ nhất giải thích chủ nghĩa cộng sản. Chương thứ hai nói về chính sách của Đảng. Tuyên ngôn chỉ rõ cách mạng Đông Dương là cách mạng dân chủ, nhiệm vụ của nó là đánh đuổi được đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập, đánh đổ địa chủ, phong kiến, thực hiện cách mạng thổ địa, lập chính phủ công nông binh, do giai cấp vô sản lãnh đạo, khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đảng dùng chính sách thống nhất các giai cấp, đảng phái để chống đế quốc; khi thời cơ đến, giai cấp thống trị đã rối loạn, quần chúng sôi sục cách mạng sẵn sàng hi sinh, Đảng sẽ đưa quần chúng ra đấu tranh giành chính quyền, thành lập chính phủ xô viết công nông binh. Đây là một văn kiện có tính chất cương lĩnh của Đông Dương Cộng sản đảng. Tiếp đó, các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và ở Nam Kì, cũng quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng vào tháng 8 – 1929, trên cơ sở một số chi bộ cộng sản được thành lập và đang hoạt động tại Trung Quốc và ở Nam Kì. Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản đảng ( 6 – 1929 ) và An Nam Cộng sản đảng (8 – 1929 ) đã tác động mạnh mẽ đến Tân Việt cách mạng đảng. Các đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt, từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, cũng tách ra để thành lập một tổ chức cộng sản thứ ba là Đông Dương Cộng sản liên đoàn ( 9 – 1929). Như vậy, đến tháng 9 – 1929 ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản lần lượt tuyên bố được thành lập. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cở sở đảng tại nhiều địa phương, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của nông dân chống sưu cao thuế nặng, chống cướp ruộng đất, với phong trào bãi khóa của học sinh, bãi thị của tiểu thương… tạo thành làn sóng đấu tranh cách mạng dân chủ khắp cả nước. 2 Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3-2-1930). Ảnh chụp tranh của Phan Kế An. Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản nói trên lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Tình hình đó nếu kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. 3/ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ( 3 – 2 – 1930 ). Lược đồ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Ngày 27 – 10 – 1929, Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản đã gửi thư cho các tổ chức cộng sản ở Đông Dương về vấn đề thành lập Đảng Cộng sản. Bức thư đã phân tích tình hình cách mạng quốc tế, sự lớn mạnh của phong trào cách mạng Đông Dương, sự cần thiết phải có một đảng cộng sản duy nhất, sự tai hại và nguy hiểm của tình trạng tồn tại nhiều tổ chức cộng sản biệt lập. "Nhiệm vụ quan trọng hơn hết và tuyệt đối cần kíp của tất cả những người cộng sản Đông Dương là sáng lập một đảng cách mạng của giai cấp vô sản ở Đông Dương, chỉ có đảng ấy là tổ chức cộng sản mà thôi". Lúc này, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm (Thái Lan). Nên thư này chưa đến với Nguyễn Ái Quốc, song với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương nên Người đã chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng họp từ ngày 3 đến ngày 7 – 2 - 1930 để bàn việc thống nhất thành một đảng cộng sản duy nhất cho cách mạng Việt Nam. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, được tiến hành tại Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc). Hội nghị do Nguyễn Ái Quốc chủ trì có sự tham gia của hai đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài là Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu, có hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng là Nguyễn Đức Cảnh và Trịnh Đình Cửu, hai đại biểu của An Nam Cộng sản đảng là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu. Hội nghị được tiến hành bí mật nên địa điểm liên tục được thay đổi lúc đầu tiến hành trên sân vận động, lúc thì ở ngoài bãi biển lúc thì ở trong căn nhà của người công nhân tại Hương Cảng. Hội nghị đã phân tích tình hình cách mạng Việt Nam và đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thong qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được xem là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta. Trong đó Chính cương vắn tắt nêu khái quát tình hình đế quốc Pháp thống trị kìm hãm sự phát triển của công nghiệp Việt Nam, làm cho giai cấp tư sản bản xứ lệ thuộc vào đế quốc Pháp; nông nghiệp tập trung và phát sinh khủng khoảng, nông dân thất nghiệp, đại địa chủ thì đứng về phe đế quốc, vì vậy chính cương nêu chủ trương tiến hành cách mạng dân chủ tư sản, đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, thành lập chính phủ công nông binh, thi hành các quyền tự do dân chủ mở đường tiến tới xã hội cộng sản. Sách lược vắn tắt ghi rõ: Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân; Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân và nông dân, lãnh đạo nông dân đấu tranh chống đại địa chủ. Đảng phải vận động tiểu tư sản, trí thức, trung nông đi với giai cấp công nhân, đồng thời tranh thủ hoặc trung lập hoá tầng lớp trung, tiểu địa chủ, phú nông và tư sản Việt Nam theo nguyên tắc không thoả hiệp, bảo vệ lợi ích công nông. Đảng phải nêu cao khẩu hiệu Việt Nam độc lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai 3 cấp vô sản thế giới. Thực tiễn cách mạng Việt Nam khẳng định tính đúng đắn của đường lối chiến lược được vạch ra trong Chính cương và Sách lược vắn tắt ngay khi Đảng mới ra đời Nhân dịp mừng Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, Nguyễn Ái Quốc đã ra Lời kêu gọi các giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam ủng hộ Đảng Cộng sản. Sau hội nghị, ngày 24 – 2 – 1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn cũng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn ba tổ chức cộng sản ở nước ta đã được hợp nhất thành một đảng thống nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam. 4/ Ý nghĩa lịch sử của việc ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam . Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930 là một sự kiện quan trong của cách mạng Việt Nam. Đánh dấu sự trưởng thành là lớn mạnh của cách mạng Việt Nam theo khuynh hướng vô sản. Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã thực sự trưởng thành và đủ sức thực hiện sứ mệnh lịch sử. Đảng ra đời là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh, là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác – Lênin , phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về con đường cứu nước, chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam đã có một giai cấp tiến tiến nhất lãnh đạo mà lực lượng tiên phong là Đảng Cộng sản. Các xu hướng cứu nước khác đều không phù hợp với thực tiễn của cách mạng Việt Nam nên lần lượt bị thất bại. Như vậy ngay năm 1930, cách mạng Việt Nam đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc duy nhất của nước ta là con đường cách mạng vô sản. Đây là sự lựa chọn của lịch sử và của cả dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã gắn kết cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. Vì thế Đảng ra đời là một bước ngoặc vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Câu hỏi 2 : Tổ chức tiền thân của Đảng CSVN ở Phú Yên trước năm 1930. Sự ra đời của Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở Phú Yên và sự phát triển của tổ chức Đảng trong những năm 1930-1931 ở Phú Yên? TỔ CHỨC TIỀN THÂN CỦA ĐẢNG CSVN Ở PHÚ YÊN TRƯỚC NĂM 1930 1. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên So với một số tỉnh ở miền Bắc, hoạt động của chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Phú Yên không mạnh và không đều khắp các huyện. Song đối với khu vực Nam Trung Bộ thì Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Phú Yên hoạt động khá tốt. Do tham gia phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Châu Trinh của học sinh ở Huế và Qui Nhơn, một số học sinh Phú Yên đã bị đuổi học trở về quê hương. Dưới tác động của đường lối cứu nước mới, những thanh niên này khi về địa phương một mặt truyền tay nhau đọc các loại sách báo tiến bộ như Nhành lúa, Tiếng dân, Tiếng chuông rè , mặt khác tuyên truyền tư tưởng yêu nước, bàn biện pháp tập hợp lực lượng, hưởng ứng đường lối đấu tranh của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Năm 1926, Phạm Đức (quê ở An Nghiệp, Tuy An) cùng một số thanh niên học sinh góp tiền ra ngoài tỉnh học nghề, theo tinh thần “chấn hưng hàng nội hóa” do Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đề ra, đồng thời gặp gỡ, tiếp xúc với những người yêu nước. Số thanh niên ra Huế và Hà Nội có Phan Thanh Cưu, Huỳnh Thượng Chánh (Đồng Xuân), Phạm Nghĩa, Đặng Tín (Tuy An). Trên đường đi, họ đã tìm đến nơi ở của nhà yêu nước Phan Bội Châu (Huế), Ngô Đức Kế (Hà Nội) để dò hỏi tình hình. Sau một năm, họ trở về Phú Yên, cùng một số anh chị em tại địa phương như Phan Thanh, Trần Chương, Võ Thị Trang mở rộng chi nhánh Hưng nghiệp, một tổ chức làm kinh tế của Hội và tuyên truyền dân chúng dùng hàng nội, bài hàng ngoại. Lúc này ở Phú Yên có chi nhánh Hưng Nghiệp hội xã ở Sông Cầu - Đồng Xuân (bao gồm cả Tuy An ngày nay) và ở Tuy Hòa. 4 Tháng 3-1928, đồng chí Nguyễn Văn Nguyên, y tá, quê ở Nghệ An, hoạt động trong tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Vinh bị đổi vào làm việc tại nhà thương Sông Cầu. Khi đi, đồng chí được các đồng chí trong Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Trung Kỳ giao nhiệm vụ xây dựng phát triển lực lượng Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Phú Yên. Đến Sông Cầu, đồng chí Nguyễn Văn Nguyên tìm hiểu tình hình, nắm lại các tổ chức Hưng nghiệp hội xã, liên lạc với Nguyễn Trung Hanh thư ký Tòa án, Nguyễn Giao ở Sở Công chánh. Tháng 6-1928, chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Phú Yên chính thức ra đời gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Nguyên, Nguyễn Trung Hanh, Nguyễn Giao. Đồng chí Nguyễn Văn Nguyên làm Bí thư chi bộ và hoạt động tại Sông Cầu. Đầu năm 1929, đồng chí Nguyễn Văn Nguyên vào làm việc tại Tuy Hòa, còn đồng chí Nguyễn Trung Hanh và Nguyễn Giao vào hoạt động ở Nam Kỳ. Từ đó chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Sông Cầu không còn nữa. Tháng 1-1929, đồng chí Hoàng Hữu Đàn, giao thông của Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Trung Kỳ đến Phú Yên, móc nối, xây dựng lại cơ sở. Mùa hè 1929, Hoàng Hữu Đàn bắt mối được Phan Thanh, Trần Chương, Võ Thị Trang, Phạm Sĩ Vinh (Trưởng kíp ở Sở dẫn thủy nhập điền Tuy Hòa), Trần Hòa, Huỳnh Lưu, Trương Thị Hảo là những thành viên của Hưng nghiệp hội xã, thành lập Chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Tuy Hòa. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Tuy Hòa hoạt động dưới hình thức hợp pháp là các Hưng nghiệp hội xã, tập trung tuyên truyền tôn chỉ mục đích, phát triển hội viên. Hội cũng dự định rải truyền đơn vào ngày 1-5-1929 trong toàn tỉnh, song kế hoạch đã bại lộ, không thực hiện được. Mật thám bắt đầu theo dõi và khám xét truy nã tổ chức này. Giữa năm 1929, cơ sở Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Trị bị vỡ. Qua sự kiện này, địch phát hiện được các hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Phú Yên, nên cuối năm 1929 Hưng nghiệp hội xã ở Tuy Hòa bị niêm phong, những người lãnh đạo Hội như: Phan Thanh, Trần Chương bị địch bắt. Tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên lại tan rã. 2. Tân Việt cách mạng Đảng Năm 1927, thầy giáo Phạm Đức Bân dạy học ở Trường tiểu học Thanh Hóa bị bọn thống trị nghi thầy làm chính trị nên đổi vào huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Tháng 9-1927, chúng lại đưa vào Sông Cầu (Phú Yên). Cùng đi với thầy giáo Phạm Đức Bân có Nguyễn Văn Hợi, Trương Khâm, và một số người khác. Đến Sông Cầu, thầy giáo Phạm Đức Bân cùng các thầy giáo Bùi Dung, Trịnh Bá Đài và một số thanh niên học sinh như Nguyễn Lân, Trương Khâm, Bùi Văn Hữu tuyên truyền, vận động, xây dựng tổ chức Tân Việt tại Sông Cầu. Tài liệu tuyên truyền lúc này là các quyển sách nhỏ của nhà xuất bản Quan hải tùng thư, báo Thần Chung (Chuông thần) Tiếng Dân và những bài văn thơ yêu nước của cụ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, báo An Nam do luật sư Phan Văn Trường làm chủ bút, tờ Argus (chim trĩ) của nhóm Clementi Pháp kiều ở Hà Nội có xu hướng dân chủ, còn những bài hát như Chiêu hồn nước, Người đi đày, Hỡi đồng bào thường được hát và truyền miệng cho nhau. Với hình thức giáo dục tình cảm, chọn mặt gửi vàng, đồng tâm đồng chí, tổ chức Tân Việt ngày càng mở rộng, đấu tranh ngày càng hăng hái, ý chí phản đế, phản phong ngày càng quyết liệt. Tân Việt là ngọn cờ cách mạng của Phú Yên lúc bấy giờ. Cuối năm 1928, Tân Việt cách mạng Đảng ở Phú Yên thông qua đồng chí Phạm Bá Hòe (công nhân nhà máy điện Qui Nhơn) đã có những liên hệ chặt chẽ với Trung ương Tân Việt cách mạng Đảng nên phương pháp đấu tranh, tập hợp lực lượng có nhiều đổi mới. Các đảng viên Tân Việt cách mạng đã tiến hành nhiều đợt rải truyền đơn, treo cờ ở Sông Cầu, kêu gọi đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. THÀNH LẬP CHI BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN Ở PHÚ YÊN Vào cuối mùa thu 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm (Thái Lan), được nghe báo cáo về tình hình giữa các Đảng cộng sản trong nước. Đầu tháng giêng 5 năm 1930, Người từ Xiêm trở lại Hương Cảng, triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Dự hội nghị có 2 đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và 2 đại biểu An Nam Cộng sản đảng, còn Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập sau nên không kịp cử đại biểu đến dự hội nghị. Tại phiên họp ngày 3-2-1930, các đại biểu đã ra quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một Đảng Cộng sản chân chính lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng. Cuối năm 1929, đồng chí Phan Lưu Thanh, thành viên trong Hưng nghiệp hội xã ở La Hai vào Sài Gòn học lái xe ô tô ở Trường Cơ khí Chu Văn Hai. Tại đây, ông được các đảng viên cộng sản Nguyễn Chương và Tư Rèn (công nhân đóng tàu xưởng Ba Son) tuyên truyền giác ngộ cách mạng. Sau đó ông được giao nhiệm vụ về lại Phú Yên gây cơ sở và tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi thợ thuyền, dân cày, binh lính nổi dậy chống bất công, cải thiện cuộc sống, đoàn kết với vô sản thế giới chống đế quốc và phong kiến. Nhiều lần cờ Đảng được treo ở cây me (giữa nhà công sứ Pháp với nhà Lục bộ), ở đồn lính khố xanh. Truyền đơn được rải từ cầu Tam Giang đến chân dốc Găng, cầu Thị Thạc và nhà thương Sông Cầu. Ngày 1-8-1930, cờ búa liềm được treo ở sân quần vợt, trường tiểu học, đồn lính khố xanh; truyền đơn được rải từ cầu Thị Thạc đến trung tâm tỉnh lỵ. Qua những hoạt động và thử thách thực tế, tháng 8-1930 Phan Lưu Thanh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tại chi bộ Thị Nghè (Sài Gòn) , rồi được cử về La Hai (Phú Yên). Tại đây, qua liên lạc, móc nối, Ông đã tập hợp được một số thanh niên tiến bộ, kết nạp họ vào Đảng cộng sản, đầu tiên là đồng chí Bùi Xuân Cảnh, rồi đến Phan Ngọc Bích (Việt Hồng) Nguyễn Thạnh, Nguyễn Phục Hưng, Nguyễn Hữu Tánh, Nguyễn Diệp, Nguyễn Thị Hảo. Trên cơ sở đó, ngày 5-10-1930, tại thôn Đồng Bé, xã Xuân Long (Đồng Xuân), đồng chí Phan Lưu Thanh đã tổ chức hội nghị đảng viên, tuyên bố thành lập chi bộ Đảng cộng sản tại Phú Yên. Tiếp theo việc thành lập của chi bộ Đảng tại Đồng Bé - La Hai, nhiều chi bộ Đảng khác cũng được thành lập như: chi bộ Phước Lãnh, Thạnh Đức, Triêm Đức, Phước Hòa, Phú Xuân, Hà Trung, Hà Bằng, Háo Danh, Khoan Hậu thuộc huyện Đồng Xuân và An Thổ, Ngân Sơn thuộc huyện Tuy An. TỈNH ỦY PHÚ YÊN RA ĐỜI (1 – 1931). Sau một thời gian hoạt động và phát triển các cơ sở Đảng, đảng viên, số lượng đảng viên và chi bộ Đảng tăng lên đáng kể. Tình hình đó, đòi hỏi phải có một tổ chức lãnh đạo chung thì các hoạt động mới đạt hiệu quả cao. Do đó, tháng 1-1931, các đồng chí đảng viên tổ chức Hội nghị và quyết nghị thành lập Tỉnh ủy lâm thời. Ban lãnh đạo gồm có 5 đồng chí; đồng chí Phan Lưu Thanh được cử giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Tại cuộc họp, đồng chí Bí thư thay mặt Tỉnh ủy lâm thời báo cáo tình hình trong và ngoài nước, vạch rõ tội ác của bọn thực dân, xác định phương hướng, nhiệm vụ đấu tranh cách mạng thời gian đến. Tháng 2-1931, Tỉnh ủy lâm thời liên lạc với Phân ban Xứ ủy Trung Kỳ đóng tại Quy Nhơn, được Phân ban Xứ ủy thừa nhận. Sau đó, Xứ ủy Trung Kỳ điều động đồng chí Phan Lưu Thanh về công tác tại Phân ban và cử đồng chí Trần Toại (tức Kim Tương, quê ở Quảng Ngãi) làm Bí thư Tỉnh ủy. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1931 . Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 đã tác động sâu sắc đến nền kinh tế Đông Dương. Nhiều nhà máy, xí nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, hàng vạn công nhân bị sa thải, 6 đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó là hàng nghìn vụ bắt bớ diễn ra khắp cả Bắc, Trung và Nam Kỳ, đã làm cho lòng căm thù của các tầng lớp nhân dân đối với thực dân Pháp ngày càng quyết liệt. Nhân dân nhiều nơi trong nước đã tổ chức đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chống đàn áp, bóc lột. Những phong trào đấu tranh của nhân dân các nơi đã khơi thành ngọn lửa làm bùng cháy phong trào cách mạng ở Phú Yên. Tháng 4-1931, tại Bầu Rùa dưới chân núi hòn Chảo, hơn 300 người dân đã tham gia mít tinh chống Pháp. Từ tháng 5-1931 đến tháng 6 - 1931, các chi bộ Đảng tổ chức nhiều cuộc mit tinh, lên án chế độ thực dân, kêu gọi nhân dân đấu tranh chống khủng bố trắng ở Nghệ Tĩnh và Quảng Ngãi, đỉnh cao là các xã thôn trong huyện Đồng Xuân như La Hai, Triêm Đức, Thạnh Đức, Phước Lãnh. Truyền đơn cũng được in rải nhiều nơi tại Sông Cầu, Tuy An, La Hai, Củng Sơn và trên các trục đường giao thông lớn. Giữa lúc phong trào cách mạng ở Phú Yên có xu hướng phát triển thuận lợi, Xứ ủy Trung kỳ chủ trương hai tỉnh Bình Định và Phú Yên chuẩn bị lực lượng tổ chức cuộc biểu tình vào ngày 20-7-1931, nhân kỷ niệm cách mạng tư sản Pháp và Quốc tế chống chiến tranh (1-8-1914), nhằm phát động một cao trào cách mạng mới, phân tán sự khủng bố của Pháp tại Nghệ Tĩnh. Kế hoạch đang khẩn trương chuẩn bị, ngày 13-7-1931 đồng chí liên lạc Sông Cầu - La Hai bị địch bắt và chúng khai thác được nhiều tin tức. Đêm 17-7-1931, khoảng 30 lính tập được ô tô chở đến La Hai và 5 làng lân cận. 5 giờ sáng cùng ngày, chúng bất ngờ tập kích và truy bắt các đồng chí đảng viên. Ngay trong đêm 17-7-1931, các đồng chí đảng viên bị bắt và giam trong nhà lao đã thành lập ban lãnh đạo gồm: Phan Lưu Thanh, Bùi Xuân Cảnh, Nguyễn Tánh, Cao Lộc, Nguyễn Khắc Khoan, Trương Tấn Ích. Ban lãnh đạo quyết định tất cả các đồng chí bị bắt không được khai gì cho địch, nếu đồng chí nào chịu không nổi thì chỉ khai tập trung vào đồng chí Phan Lưu Thanh là có tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản. Các đảng viên chưa bị lộ vào Tuy Hòa hoạt động và tổ chức lại cơ sở Đảng. Ban lãnh đạo cũng đề ra nhiệm vụ đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù, giúp đỡ những gia đình có người bị bắt đang gặp khó khăn, tố cáo những tên lý trưởng ngoan cố ngóc đầu dậy lập công với địch để khoét sâu mâu thuẫn nội bộ. Do sự đấu tranh quyết liệt của các tù nhân, vào lúc 14 giờ 00 ngày 28-10-1931, phiên tòa xét xử được mở tại dinh Án sát Sông Cầu. Thành phần tham dự có Công sứ, Tuần vũ, Án sát, Tổng lý và đông đảo quần chúng nhân dân. Tòa đã kết án 31 người; đồng chí Trần Toại (Kim Tương) bị tù chung thân phát phối, đồng chí Phan Lưu Thanh 15 năm tù phát phối, cả hai bị đày lên nhà lao Buôn Ma Thuột. Tỉnh ủy Phú Yên bị tan rã. Thực hiện Nghị quyết của Chi bộ nhà lao Sông Cầu, đồng chí Phan Ngọc Bích vào Tuy Hòa làm nghề kéo xe, thông qua công tác tuyên truyền, giác ngộ cách mạng, một số thanh niên tích cực được kết nạp vào Đảng. Ngày 24-11-1931, chi bộ Đảng Tuy Hòa được thành lập tại chùa Bà (nay thuộc phường I) dưới chân núi Nhạn. Tháng 7-1935, đồng chí Phan Lưu Thanh ra tù, sau đó, đồng chí cùng một số đảng viên cũ (Huỳnh Lưu, Việt Hồng) khôi phục lại chi bộ đảng ở La Hai, Chi bộ bắt liên lạc với Xứ ủy qua đồng chí Phan Đăng Lưu ở Huế và liên hệ với các tổ chức đảng ở phía nam Bình Định, tổ chức một chi bộ gần nhà máy tơ Phú Phong, lấy tên là chi bộ Hồng Lĩnh. Giữa năm 1935, tổng số đảng viên trong toàn phủ Tuy Hòa là 16 đảng viên (9 đảng viên thuộc các thôn Nho Lâm, Hạnh Lâm, Tịnh Lâm, Long Tường, Quy Hậu; 7 đảng viên thuộc các thôn Phước Hậu, Liên Trì, Mỹ Thạnh). Cuối năm 1935, đồng chí Trần Hào cùng một số đảng viên ở Tuy Hòa lập Ban vận động thành lập Tỉnh ủy, Đồng chí Trần Hào được cử là Trưởng ban. Cách mạng Phú yên được phục hồi sau phong trào đấu tranh 1930 – 1931. 7 Câu hỏi 3: Tại sao nói chiến thắng Đường 5 Xuân 1975 ở Phú Yên là “trận Bạch Đằng giang trên cạn”, là “đòn quyết định cuối cùng” tiêu diệt toàn bộ quân địch từ Tây Nguyên rút chạy về đồng bằng ven biển miền Trung? Chiến thắng Đường số 5 Xuân 1975 ở Phú Yên là một chiến công của quân và dân Phú Yên, được xem là “ trận Bạch Đằng giang trên cạn”, là “ đòn quyết định cuối cùng” làm phá sản hoàn toàn kế hoạch rút lui chiến lược của địch về các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung năm 1975. Để tìm hiểu về vấn đề này chúng ta nhìn nhận lại sự thật lịch sử diễn ra ở Phú Yên cách đây gần 35 năm với những tư liệu cụ thể và khoa học. Đó là kế hoạch rút quân chiến lược, quy mô của địch từ Tây Nguyên về đồng bằng, sự chủ động và chỉ đạo kịp thời của Khu ủy Khu V và Tỉnh ủy Phú Yên, sự phối hợp giữa bộ đội chủ lực và quân dân địa phương ở huyện Tuy Hòa…Có như vậy chúng ta mới đánh giá đúng đắn về giá trị to lớn của chiến thắng lịch sử Đường 5 Xuân 1975 ở Phú Yên. * KẾ HO Ạ CH RÚT LUI CHI Ế N L ƯỢ C C Ủ A ĐỊ CH Ngày 10 – 3 – 1975, Ngụy quân bị ta đánh đau và hiểm ở Buôn Ma Thuột đã khiến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đại tướng Cao Văn Viên, thiếu tướng Phạm Văn Phú - Tư lệnh quân đoàn 2 ra lệnh cho sư đoàn 23, các đơn vị biệt động quân và không quân tái chiếm Buôn Ma Thuột. Ngày 12/3, tướng Phú ra lệnh sư đoàn 23 sử dụng trung đoàn 44 đổ quân xuống Phước An để phản kích phía Đông. Đây là sư đoàn thiện chiến nhất của quân ngụy Sài Gòn trên chiến trường Tây Nguyên. Nhưng chúng bất ngờ bị ta tấn công tiêu diệt. Lực lượng cơ động bị tiêu diệt ngày 14/3, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bay ra Nha Trang để nghe thiếu tướng Phạm Văn Phú báo cáo tình hình chiến sự của quân đoàn 2, đồng thời yêu cầu Sài Gòn nếu muốn giữ Tây Nguyên phải tăng viện. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói: “Chúng ta đang bị tấn công khắp nơi, chứ không phải ở quân đoàn 2, địch đánh mạnh hơn năm 1968-1972, chúng ta không thể giữ nổi cao nguyên nữa. Tôi ra lệnh rút lui về giữ vùng duyên hải Trung phần”. (Theo tài liệu của Bộ Tổng tham mưu ngụy). Sau đó, kế hoạch rút quân được thiết lập. Những người có mặt gồm: thiếu tướng Phạm Văn Phú, chuẩn tướng Trần Văn Cẩm (phụ tá hành quân), chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang (Tư lệnh sư đoàn 6 không quân), Phạm Duy Tất (Tham mưu trưởng quân đoàn, tư lệnh biệt động quân) đều tuyên thệ giữ bí mật kế hoạch rút lui chiến lược này. Ngày 15/3, Phạm Văn Phú và Bộ tư lệnh nhẹ của quân đoàn 2 rời khỏi Pleiku. Trước đó, Phú triệu tập Phạm Duy Tất, Tỉnh trưởng và Trưởng ty ngân khố ngụy tại đây để đốt 30 triệu bạc (theo tài liệu tổng kết của binh đoàn Tây Nguyên). Ngày 16/3, chuẩn tướng Trần Văn Cẩm điều động liên đoàn 21 biệt động quân từ Chư Prao về giữ an ninh thị xã Pleiku (vì tình hình tại thị xã này lúc bấy giờ khá hỗn loạn). Sư đoàn 6 không quân ngụy liên tục chở quân và một số gia đình sĩ quan rời khỏi Pleiku Cùng ngày, một lực lượng lớn gồm: Liên đoàn 6 biệt động quân, thiết đoàn 19, liên đoàn 20 công binh cùng hơn 300 xe quân sự và khoảng 900 xe dân sự từ Pleiku theo đường 7 hành quân về Cheo Reo. Liên đoàn 25 biệt động quân đang trấn giữ vùng Thanh An cũng rút quân về Phú Bổn. Cuộc rút quân trở nên hỗn loạn. Chiều 17/3, bộ phận đi đầu của địch đã đến Củng Sơn. Hành trình của chúng là theo đường 7 đến tây Củng Sơn 4km, rồi theo đường mòn xuống Hòn Một để về Thạnh Hội, dừng lại chờ bắc cầu phao để vượt sông Ba. Để bảo đảm cho lực lượng Tây Nguyên rút về Phú Yên, ngày 16/3, tướng Phạm Văn Phú thành lập bộ phận Chỉ huy hành quân đặt tại Tỉnh đường Phú Yên do chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phạm Duy Tất và Tỉnh trưởng Phú Yên điều hành. Cùng ngày, quân đoàn 2 điều động phương tiện làm cầu phao từ Nha Trang ra sân bay Đông Tác, điều động lực lượng 8 bảo an chốt giữ trục đường 5 từ cầu Tổng lên Hòn Kén – Sơn Thành, điều động trận địa pháo từ cầu Cháy – Hòa Đồng lên Hòn Kén – Sơn Thành. Ngày 17/3, địch bắc cầu phao vượt sông Ba đoạn từ ngã ba sông Nhau và sông Ba. Ngày 18/3, địch lần lượt qua cầu phao về co cụm khu vực Hòn Kén – Sơn Thành. Cùng ngày, Tỉnh trưởng Phú Yên điều liên đoàn bảo an 924 sang chốt giữ trục đường 5, Tư lệnh quân đoàn 2 điều tiểu đoàn biệt động quân từ Khánh Hòa ra chốt đèo Cả và phản kích chiếm lại Núi Một – Hòa Tân. 19 giờ ngày 19/3, địch từ Hòn Kén bắt đầu hành quân theo đường 5, bị ta chặn đánh, tiêu diệt, địch co cụm lại Hòn Kén. *QUÂN TA TRUY KÍCH BUỘC ĐỊCH PHẢI RÚT VỀ ĐƯỜNG SỐ 5. Về phía ta, sư đoàn 320 (do đại tá Nguyễn Kim Tuấn, Tư lệnh sư đoàn và thượng tá Bùi Hy Bỏng, Chính ủy sư đoàn chỉ huy) truy kích diệt địch ở Cheo Reo, đường 7 đến Củng Sơn. 20 giờ 30 phút ngày 16/3, sư đoàn 320 nhận lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên, nhanh chóng tổ chức lực lượng chốt đánh địch ở nam Cheo Reo, tập trung lực lượng để đánh địch rút chạy trên đường 7, Cheo Reo. Ngày 17/3, tiểu đoàn 9 (thuộc trung đoàn 64) vận động ra chốt chặn địch đường 7, cách nam Cheo Reo 4km, diệt nhiều xe cơ giới. Sáng 18/3, tiểu đoàn 7 chặn đánh địch ở phía nam cách thị xã Phú Bổn 8km; trung đoàn 48 đưa tiểu đoàn 2 áp sát thị xã nổ 9hon diệt 2 đại đội; tiểu đoàn 1 áp sát sân bay, chuẩn bị cắt đường 7, Cheo Reo, Phú Thiện. Trong 2 ngày 18 và 19/3, trung đoàn 48 và trung đoàn 64 đánh chiếm thị xã Phú Bổ; trung đoàn 64 bao vây đông Cheo Reo, chặn không cho địch theo đường 7 chạy về Phú Yên. Từ 18 – 20/3, bị sư đoàn 320 của ta tấn công tiêu diệt, quân địch co cụm tại Cheo Reo. Đến 22 giờ ngày 23/3, bộ phận đi đầu của trung đoàn 64 quân giải phóng bắt liên lạc được với tiểu đoàn 96 địa phương Phú Yên. Hai bên thông báo tình hình cho nhau và triển khai chuẩn bị tấn công địch ở Củng Sơn. 10 giờ ngày 24/3, mọi công tác đã chuẩn bị xong. Địch phát hiện sư đoàn 320 truy kích nên đã phá cầu phao tháo chạy. Trung đoàn 64 và tiểu đoàn 96 tấn công địch ở Củng Sơn, Núi Một phát triển đánh chiếm bãi xe Thạnh Hội; tiểu đoàn 96 phát triển đánh chiếm yếu khu Phú Đức, Tuy Bình. *CHIẾN THẮNG ĐƯỜNG 5, CHIẾN CÔNG VĨ ĐẠI CỦA QUÂN VÀ DÂN PHÚ YÊN NĂM 1975. 8 giờ ngày 17/3, Chỉ huy tiền phương Phú Yên nhận được điện của Tư lệnh Quân khu 5: “Địch rút bỏ Tây Nguyên theo đường 7 về Phú Yên, Tỉnh đội Phú Yên điều động toàn bộ lực lượng tập trung đánh địch trên đường 7, không cho chúng chạy thoát về Tuy Hòa; điều động tiểu đoàn 96 hành quân lên tây Củng Sơn liên lạc với sư đoàn 320 đánh địch tây Củng Sơn, nhận điện tổ chức thực hiện và báo cáo”. Sáng ngày 18-3, tại núi Hương xã Hòa Mỹ, quận Tuy Hòa 1, Sở chỉ huy tiền phương dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Duy Luân, Bí thư Tỉnh ủy, cùng lãnh đạo các ngành, các cơ quan tham mưu quân đội họp quán triệt nhiệm vụ của Khu giao và quyết định phương án chiến đấu, nhằm ngăn chặn, làm tan rã và tiêu hao lực lượng địch trên đường rút chạy. Lực lượng tham gia đánh chặn địch trên đường số 5 có các tiểu đoàn 9, 13, 96 bộ binh, tiểu đoàn trợ chiến 189, đại đội đặc công 25, 201, 24, đại đội 19 và K65 công binh, đại đội 377 và 203 bộ đội địa phương Tuy Hòa, đại đội 202, 378 làm nhiệm vụ chốt đường số 7, bộ đội Sơn Hòa đánh tập hậu đội hình địch. Đúng 4 giờ 15 phút ngày 19-3, tiểu đoàn 13 và bộ phận hỏa lực tiểu đoàn 189 tập kích vào cầu Cháy (nằm giữa hai xã Hòa Mỹ và Hòa Đồng). Cùng thời gian đó, đại đội đặc công 201 tập kích hòn Kén thuộc xã Sơn Thành, đại đội 25 tập kích hòn Sặt. Tiểu đoàn 9 và đại đội 377 đánh chiếm Phú Thứ. Đại đội đặc công 203 đánh vào trụ sở ngụy quyền ở thôn 9 Phước Bình, xã Hòa Thành. Du kích và nhân dân xã Hòa Thịnh, Hòa Mỹ nổi dậy bao vây, bắn tỉa gọi loa binh địch vận, buộc địch tháo chạy khỏi chốt núi Lá (Hòa Mỹ) và khu dồn Phú Hữu (Hòa Thịnh), ta giải phóng hoàn toàn hai xã này. Tiểu đoàn 9 đánh vào xã Hòa Phong và nổ súng tấn công hòn Sặt (lần thứ hai) diệt toàn bộ quân địch đóng tại đây. Đến 11 giờ trưa ngày 19-3, địch cho hai máy bay A 37 và các trận địa pháo ở Bàn Thạch, núi Nhạn, hòn Kén bắn vào cầu Cháy và một số khu vực khác, đồng thời chúng tập hợp lực lượng còn lại của tiểu đoàn 236 tổ chức phản kích chiếm lại cầu Cháy để từ đó đánh vào Hòa Thịnh, hòn Dù. Địch còn tổ chức một lực lượng khác đánh vào Hòa Phong, Phú Thứ. Trong lúc ta đang tổ chức đánh trả các đợt phản công thì Sở chỉ huy thông báo có đoàn xe địch hàng trăm chiếc từ hòn Kén chạy xuống. Tiểu đoàn 9 đã nhanh chóng chuyển đội hình từ tấn công, truy kích sang phục kích ở đoạn Hòn Sặt - Mỹ Thạnh. Khi 5 chiếc xe tăng lọt vào trận địa, đại đội 3 tiểu đoàn 9 nổ súng diệt 4 chiếc, chiếc đi đầu vượt khỏi đội hình chạy đến Phú Thứ bị đại đội 377 tiêu diệt, toàn bộ đội hình phía sau của địch lùi lại hòn Kén. Đêm 19-3, một bộ phận của tiểu đoàn 13 vây chặt địch tại Phú Diễn, đến 5 giờ sáng ngày 20-3 ta xuất kích, diệt 40 tên. Sáng 20-3, tiểu đoàn 13 phục kích từ thôn Phước Thịnh đến Mỹ Thạnh Tây, tiểu đoàn 9 phục kích từ Mỹ Thạnh Tây đến Lương Phước, đại đội 377 và 203 chốt tại Cầu Tổng Phú Thứ, đại đội 19 và K65 công binh cùng 2 cối 82 đánh địch ở quốc lộ I đoạn từ Hòa Xuân vào Đèo Cả, chặn không cho địch từ Phú Yên chạy vào Khánh Hòa và từ Khánh Hòa ra Phú Yên, đồng thời kiềm chế trận địa pháo địch ở cầu Bàn Thạch. Tiểu đoàn 189 tập trung hỏa lực chi viện cho các đơn vị chiến đấu đường số 5. Đại đội 201, 25 đặc công, bộ đội Sơn Hòa tập kích địch ở hòn Kén. Đại đội 202 đặc công và các lực lượng vũ trang quận Tuy Hòa chặn đánh địch trên đường số 7. Nhìn chung, ngày 20-3 ta đã hình thành một thế trận đánh địch trên hai trục đường số 5 và số 7, suốt từ miền núi đến đồng bằng. Sáng ngày 22-3, hàng trăm chiếc xe Hon-đa của địch chạy đến cầu Đồng Bò. Sở chỉ huy tiền phương đã nắm được ý đồ của địch, thông báo các đơn vị quan sát, sẵn sàng nổ súng đề phòng địch giả dân chạy thoát. Tiểu đoàn 13 và tiểu đoàn 9 được giao nhiệm vụ này. Kết quả ta diệt tại chỗ 120 tên, bắt sống 300 tên, trong đó có nhiều sĩ quan cấp úy, cấp tá. Thu hồi và phá hủy 300 xe Hon Đa, 3 xe Jeep, 7 xe GMC, 20 súng và nhiều phương tiện chiến tranh. Số địch chạy thoát về cụm tại hòn Kén. Chiều ngày 22-3, Sở chỉ huy tiền phương điều tiểu đoàn 9 lên sát cầu Đồng Bò để đánh chính diện và điều một bộ phận khác khóa đuôi bảo vệ cầu máng. Mặt khác, ta tăng cường một bộ phận công binh và du kích chốt đường 5, đoạn từ Đồng Bò đến Lương Phước. Sáng ngày 23-3, địch đưa liên đoàn bảo an 924 và tiểu đoàn 236 chia thành nhiều cánh có máy bay yểm trợ, theo đường 5 tấn công cùng một lúc vào lực lượng ta ở Hòa Bình, Hòa Phong và từ Hòa Tân đánh lên cầu Cháy, núi Lá, núi Hương phát triển qua hòn Sặt. Đến trưa, địch đưa tiểu đoàn 268 từ hòn Kén đánh xuống, khi đến cầu Đồng Bò bị đại đội 3 tiểu đoàn 9 chặn đánh, địch phải rút về hòn Kén. Một đơn vị khác của địch chiếm cầu Phú Thứ, phát triển lên Phước Thịnh, bị tiểu đoàn 13 chặn đánh phải rút về lại Phú Thứ. Để tiếp sức, địch điều thêm một tiểu đoàn biệt động từ Khánh Hòa ra đánh theo hướng đông nam, khi đến xã Hòa Xuân bị đại đội 10, K65 và du kích Hòa Xuân chặn đánh phải dừng lại tại Đèo Cả. Tuy đã tìm mọi cách, nhưng đến hết ngày 23-3-1975 địch vẫn chưa thông được đường. 16 giờ ngày 23-3, tiểu đoàn 96 phối hợp với trung đoàn 64 sư đoàn 320 tấn công vào quận lỵ Củng Sơn. Địch phát hiện quân chủ lực ta có xe tăng, nên hoảng hốt chen nhau tháo chạy qua cầu phao tại Thạnh Hội, đã làm cho hàng chục xe và hàng trăm tên lính rơi xuống sông chết đuối. 9 giờ sáng ngày 24-3-1975 ta giải phóng Củng Sơn. Sáng 25-3-1975, tiểu đoàn 96 phối hợp với một bộ phận của trung đoàn 64 sư đoàn 320 phát triển qua Tuy Bình bao vây yếu khu Phú Đức, đến 8 giờ sáng toàn bộ bọn địch ở 10 [...]... tại Phú Diễn, đến 5 giờ sáng ngày 20 -3 ta xuất kích, diệt 40 tên Sáng 20 -3, tiểu đoàn 13 phục kích từ thôn Phước Thịnh đến Mỹ Thạnh Tây, tiểu đoàn 9 phục kích từ Mỹ Thạnh Tây đến Lương Phước, đại đội 377 và 20 3 chốt tại cầu tổng Phú Thứ, đại đội 19 và K65 công binh cùng 2 cối 82 đánh địch ở quốc lộ I đoạn từ Hòa 14 Xuân vào Đèo Cả, chặn không cho địch từ Phú Yên chạy vào Khánh Hòa và từ Khánh Hòa ra Phú. .. phương tỉnh Phú Yên quyết định phương án chiến đấu, nhằm ngăn chặn, họp tại núi Hương (Hòa Mĩ) tháng 3 làm tan rã và tiêu hao lực lượng địch trên đường rút -1975 chạy Lực lượng tham gia đánh chặn địch trên đường số 5 có các tiểu đoàn 9, 13, 96 bộ binh, tiểu đoàn trợ chiến 189, đại đội đặc công 25 , 20 1, 24 , đại đội 19 và K65 công binh, đại đội 377 và 20 3 bộ đội địa phương Tuy Hòa, đại đội 20 2, 378 làm... kích xây dựng các làng chiến đấu Ngày 17-3-1975, ta nổ súng tấn công vào trọng điểm Tuy Hòa Đại đội 20 2 tiến công cứ điểm núi Tranh, tiểu đoàn 96 bao vây, tiến công và tiêu diệt bắt sống gần hết 2 đại đội của tiểu đoàn bảo an 22 0, đánh bại cuộc phản kích của tiểu đoàn 21 9 cùng một đại đội của tiểu đoàn 21 0 của ngụy Ta làm chủ hai xã Hòa Định, Hòa Quang và một phần của xã Hòa Thắng * Chiến thắng đường... lực chi viện cho các đơn vị chiến đấu đường số 5 Đại đội 20 1, 25 đặc công, bộ đội Sơn Hòa tập kích địch ở hòn Kén Đại đội 20 2 đặc công và các lực lượng vũ trang quận Tuy Hòa chặn đánh địch trên đường số 7 Nhìn chung, ngày 20 -3 ta đã hình thành một thế trận đánh địch trên hai trục đường số 5 và số 7, suốt từ miền núi đến đồng bằng Sáng ngày 22 -3, hàng trăm chiếc xe Hon-đa của địch chạy đến cầu Đồng... sư đoàn 320 tấn công vào quận lỵ Củng Sơn Địch phát hiện quân chủ lực ta có xe tăng, nên hoảng hốt chen nhau tháo chạy qua cầu phao tại Thanh Hội, đã làm cho hàng chục xe và hàng trăm tên lính rơi xuống sông chết đuối 9 giờ sáng ngày 24 -3-1975 ta giải phóng Củng Sơn Sáng 25 -3-1975, tiểu đoàn 96 phối hợp với một bộ phận của trung đoàn 64 sư đoàn 320 phát triển qua Tuy Bình bao vây yếu khu Phú Đức, đến... thần hi sinh,anh dũng vượt khó và sáng tạo của nhân dân Phú Yên Một lòng theo Đảng theo Bác Hồ nhân dân Phú Yên đã viết nên những trang sử hào hùng của quê hương Thắng lợi năm 1975 của nhân dân Phú Yên góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính chất thời đại sâu sắc Thắng lợi của nhân dân Phú Yên nói riêng và của dân tộc Việt Nam một lần nữa... Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân từ ngày kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng (03 02- 2007) tới hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng Qua 2 năm triển khai cuộc vận động trong toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân trong tỉnh, ngày 26 /11 /20 09, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Phú Yên đã tổ chức Hội nghị biểu dương, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm 169 tập thể và... giả dân chạy thoát Tiểu đoàn 13 và tiểu đoàn 9 được giao nhiệm vụ này Kết quả ta diệt tại chỗ 120 tên, bắt sống 300 tên, trong đó có nhiều sĩ quan cấp úy, cấp tá Thu hồi và phá hủy 300 xe Hon Đa, 3 xe Jeep, 7 xe GMC, 20 súng và nhiều phương tiện chiến tranh Số địch chạy thoát về cụm tại hòn Kén Chiều ngày 22 -3, Sở chỉ huy tiền phương điều tiểu đoàn 9 lên sát cầu Đồng Bò để đánh chính diện và điều một... du kích chốt đường 5, đoạn từ Đồng Bò đến Lương Phước Sáng ngày 23 -3, địch đưa liên đoàn bảo an 924 và tiểu đoàn 23 6 chia thành nhiều cánh có máy bay yểm trợ, theo đường 5 tấn công cùng một lúc vào lực lượng ta ở Hòa Bình, Hòa Phong và từ Hòa Tân đánh lên cầu Cháy, núi Lá, núi Hương phát triển qua hòn Sặt Đến trưa, địch đưa tiểu đoàn 26 8 từ hòn Kén đánh xuống, khi đến cầu Đồng Bò bị đại đội 3 tiểu... bộ đội Sơn Hòa đánh tập hậu đội hình địch Đúng 4 giờ 15 phút ngày 19-3, tiểu đoàn 13 và bộ phận hỏa lực tiểu đoàn 189 tập kích vào cầu Cháy (nằm giữa hai xã Hòa Mỹ và Hòa Đồng) Cùng thời gian đó, đại đội đặc công 20 1 tập kích hòn Kén thuộc xã Sơn Thành, đại đội 25 tập kích hòn Sặt Tiểu đoàn 9 và đại đội 377 đánh chiếm Phú Thứ Đại đội đặc công 20 3 đánh vào trụ sở ngụy quyền ở thôn Phước Bình, xã Hòa . Văn Thi u, đại tướng Cao Văn Viên, thi u tướng Phạm Văn Phú - Tư lệnh quân đoàn 2 ra lệnh cho sư đoàn 23 , các đơn vị biệt động quân và không quân tái chiếm Buôn Ma Thuột. Ngày 12/ 3, tướng Phú. đường số 5 có các tiểu đoàn 9, 13, 96 bộ binh, tiểu đoàn trợ chiến 189, đại đội đặc công 25 , 20 1, 24 , đại đội 19 và K65 công binh, đại đội 377 và 20 3 bộ đội địa phương Tuy Hòa, đại đội 20 2, 378 làm. đường số 5 có các tiểu đoàn 9, 13, 96 bộ binh, tiểu đoàn trợ chiến 189, đại đội đặc công 25 , 20 1, 24 , đại đội 19 và K65 công binh, đại đội 377 và 20 3 bộ đội địa phương Tuy Hòa, đại đội 20 2, 378 làm

Ngày đăng: 02/07/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan