Bệnh sốt do ấu trùng mò ( scrub typhus - tsutsugamushi ) (Kỳ 2) pdf

5 346 1
Bệnh sốt do ấu trùng mò ( scrub typhus - tsutsugamushi ) (Kỳ 2) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh sốt do ấu trùng mò ( scrub typhus - tsutsugamushi ) (Kỳ 2) 3. Lâm sàng: 3.1. Thể thông thường điển hình: 3.1.1. nung bệnh: trung bình từ 8 đến 12 ngày, sớm là 6 ngày, dài là 21 ngày. 3.1.2. khởi phát: tại nơi mò đốt nổi lên nốt phổng nước, thời gian này chỉ trong vòng một ngày tính từ khi mò đốt. song bệnh nhân không hề biết vì không thấy đau, dát hay ngứa. bệnh nhân chỉ đi điều trị khi bị sốt cao và bệnh đã vào giai đoạn toàn phát. nốt phổng này sau đó sẽ thành vết loét. 3.1.3. toàn phát: 3.1.3.1. hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc: thường nặng nề và là những triệu chứng sớm của bệnh với các biểu hiện: - sốt nhẹ 1đến 2 ngày đầu, sau sốt cao liên tục; cũng có nhiều trường hợp đột ngột sốt cao ngay 39 - 40°c trong ngày đầu giống như sốt rét. - sốt cao liên tục dai dẳng xung quanh 40°c hình cao nguyên hoặc kiểu nối cơn kéo dài từ 15 đến 20 ngày, nếu không được điều trị. nhiệt độ và mạch thường phân ly giống thương hàn. - trong 1-2 ngày đầu có thể có các cơn sốt rét run hoặc cơn gai rét, sau thường là sốt nóng đơn thuần. - tình trạng nhiễm độc thần kinh thường nặng nề, nhức đầu là dấu hiệu khởi đầu, đau khắp đầu, đầu nhức như búa bổ, dai dẳng nhiều ngày, có thể nhức cả 2 hố mắt. - mệt mỏi, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, đi lại lảo đảo, ù tai, lưỡi run rẩy, có cơn vã mồ hôi, đau cơ nhiều như trong bệnh leptospirosis - có những trường hợp cũng li bì thờ thẫn, u ám như trong bệnh thương hàn. 3.1.3.2. hội chứng vết loét - hạch - ban: a) loét: tỷ lệ bệnh nhân có vết loét ở mỗi nước có khác nhau. ở việt nam gặp khá phổ biến khoảng 80%, đây là dấu hiệu giúp cho chẩn đoán bệnh dễ dàng. - vị trí: vết loét gặp ở nhiều nơi khắp cơ thể, thông thường ở chỗ da non và ẩm. hay gặp là ở bộ phận sinh dục; nách, bẹn rồi đến hậu môn, háng, thắt lưng sau mới tới chân tay, lưng, ngực, bụng, cổ, đôi khi vết loét ở vị trí khá bất ngờ như vành tai, rốn, mi mắt. do vậy phải khám kỹ mọi bộ phận của bệnh nhân. - số lượng: thường gặp là một vết loét, hãn hữu mới có 2 vết loét. - tính chất: thường hình tròn hoặc bầu dục, đường kính nhỏ là 1mm, tới lớn là 2 cm. nếu có vẩy thì vẩy đen, cứng phủ trên một nốt sẩn có gờ cứng. nếu vẩy đã bong thì để lại vết loét lõm, màu đỏ tươi, sạch không tiết dịch, không có mủ. bệnh nhân không hề biết có vết loét vì hoàn toàn không đau, không ngứa, không tức, rát. - quá trình tiến triển của vết loét: qua thực nghiệm thấy tại nơi mò đốt chỉ 24 giờ sau tạo thành nốt phổng có đường kính 1-2 mm. trên một nền tấy đỏ lớn hơn ở da; 4 giờ sau ấu trùng mò rời ra và nốt phổng lớn hơn; 4 ngày sau nốt phổng có dịch đục; 5 ngày sau, nốt phổng vỡ tạo nên một vết loét. vẩy nốt loét trước có màu nâu sau đen và cứng dần. ngày thứ 15 vảy bong để lại vết loét đáy trũng sâu, có gờ cứng, màu đỏ tươi, không có mủ, không tiết dịch. vào tuần thứ 3 thì vết loét liền, da trở lại bình thường. b) hạch to: có 2 loại hạch to: - viêm hạch khu vực nguyên phát: ở gần nơi có vết loét do ấu trùng mò đốt hạch sưng to bằng hạt táo, quả xoan hoặc có thể to hơn. hạch khu vực thường to hơn hạch ở nơi khác. lúc đầu chỉ tức sau đau hơn, có thể viêm quanh hạch. hạch khu vực thường xuất hiện cùng với sốt hoặc sau sốt 2-3 ngày. chính việc phát hiện ra hạch khu vực giúp định hướng cho việc tìm vết loét. - viêm hạch toàn thân thứ phát: thường xuất hiện sau hạch khu vực, nhưng thường sưng ít, di động và đau nhẹ hơn hạch khu vực. thường thấy ở nách, bẹn, cổ, khuỷu tay. ở việt nam, thường 100% bệnh nhân sốt mò đều có hạch sưng to. c) ban: là triệu chứng hay gặp nhưng cũng tuỳ theo tác giả và tuỳ địa phương, riêng ở việt nam, gặp khoảng 70%. - xuất hiện ở cuối tuần một và đầu tuần 2 của bệnh. - thường là ban dát sẩn, kích thước từ hạt kê đến 1 cm đường kính. mọc khắp toàn thân (lưng, ngực, bụng, tứ chi) trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, khoảng 10% có ban xuất huyết. - ban tồn tại từ vài giờ tới một tuần. 3.1.3.3. hội chứng về tim, mạch: rất hay gặp các tổn thương tim mạch trong bệnh sốt mò như: - dãn mạch làm da thường hồng hào, xung huyết kết mạc mắt với nhiều tia máu đỏ (đây là triệu chứng để phân biệt với sốt rét và thương hàn). đôi khi có những trường hợp xuất huyết dưới da, chảy máu cam, xuất huyết đường tiêu hoá, ho ra máu - hay có biểu hiện của viêm cơ tim: giờ tim mờ, ngoại tâm thu, huyết áp giảm. 3.1.3.4. các triệu chứng về hô hấp: có thể gặp viêm phổi không điển hình hoặc viêm phế quản. 3.1.3.5. triệu chứng ở các cơ quan khác: - về tiêu hoá: thường phân táo trong các ngày sốt, đôi khi có thể ỉa lỏng vài ngày, đau vùng thượng vị giống như viêm dạ dày nhưng các triệu chứng này thường hết khi khỏi bệnh. gan và lách có thể to nhưng thường chỉ lấp ló bờ sườn, ít đau. - tiết niệu: có thể có protein trong nước tiểu, đôi khi có cả trụ hình nhưng chỉ thoáng qua. . Bệnh sốt do ấu trùng mò ( scrub typhus - tsutsugamushi ) (Kỳ 2) 3. Lâm sàng: 3.1. Thể thông thường điển hình: 3.1.1. nung bệnh: trung bình từ 8 đến 12 ngày,. bệnh với các biểu hiện: - sốt nhẹ 1đến 2 ngày đầu, sau sốt cao liên tục; cũng có nhiều trường hợp đột ngột sốt cao ngay 39 - 40°c trong ngày đầu giống như sốt rét. - sốt cao liên tục dai dẳng. thương tim mạch trong bệnh sốt mò như: - dãn mạch làm da thường hồng hào, xung huyết kết mạc mắt với nhiều tia máu đỏ ( ây là triệu chứng để phân biệt với sốt rét và thương hàn). đôi khi có những

Ngày đăng: 02/07/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan