1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bệnh sốt do ấu trùng mò ( scrub typhus - tsutsugamushi ) (Kỳ 4) ppt

6 269 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 214,48 KB

Nội dung

Bệnh sốt do ấu trùng mò ( scrub typhus - tsutsugamushi ) (Kỳ 4) 4.2.2. thương hàn: - giống sốt mò: sốt kéo dài 2-3 tuần, mạch và nhiệt độ phân ly, cũng li bì, có rối loạn tiêu hoá, có thể có viêm cơ tim, viêm phế quản, viêm phổi - khác sốt mò: khởi phát thường từ từ hơn, ban trong thương hàn ít, thưa chỉ vài nốt ở vùng thắt lưng, bụng (ban của sốt mò nhiều, ở toàn thân) thường có bụng chướng, óc ách hố chậu phải, padalka (+), không bao giờ có loét, đau cơ, mắt đỏ, phản ứng huyết thanh widal(+). 4.2.3. sốt dengue: - giống sốt mò: khởi phát sốt cao, đột ngột, có khi có mạch và nhiệt độ phân ly, đau đầu, đau cơ khớp, da dãn mạch xung huyết, mắt đỏ cũng có hạch và ban - khác sốt mò: sốt thường chỉ kéo dài trung bình 6-7 ngày, đôi khi có sốt 2 đợt. ban-xuất huyết thường mọc vào lúc sốt đang giảm hoặc đã hết sốt (trong sốt mò ban mọc khi đang sốt cao), không bao giờ có vết loét. xét nghiệm đặc hiệu: phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu với virut dengue(+). 4.2.4. sốt rét tiên phát: - giống sốt mò: đều sốt cao kéo dài nhiều ngày, đều mắc bệnh khi vào vùng rừng núi. - khác sốt mò: tuy sốt rét tiên phát có kéo dài nhiều ngày song vẫn có xu hướng chuyển vào sốt cơn có chu kỳ và xuất hiện những cơn sốt có thứ tự: rét - nóng rồi vã mồ hôi và hết sốt. xét nghiệm đặc hiệu: tìm ký sinh trùng sốt rét ở máu. 4.2.5. sốt phát ban chuột: 4.2.6. sốt ban chấy rận: 4.2.7. sốt mò thể mới (bệnh schichitonetsu): - còn được gọi là bệnh schichitonetsu, được phát hiện ở nhật sau chiến tranh thế giới ii. - do rickettsia sennetsu gây nên. trung gian truyền bệnh là mò trombicula scutellaris và mò trombicula pallida. - giống sốt mò: cũng sốt cao, nổi hạch, có ban, phản ứng weil-felix cũng (+) với ox k . - khác sốt mò: mùa dịch là vào đông xuân (sốt mò là mùa hè) có thể không có vết loét, ít gặp loét ở bộ phận sinh dục.ban thường dạng sởi, hạch sưng, đau gặp nhiều hơn sốt mò. 5. Điều trị: 5.1. đìêu trị đặc hiệu: - sulfamid có tác dụng với rickettsia nhưng chỉ dùng cho thể nhẹ và ngày nay ít dùng vì trong sốt mò có viêm nội mạc mao quản dễ gây phù nề, tắc mạch; nếu điều trị sulfamid dễ gây tổn thương cầu thận, ống thận. - kháng sinh thông dụng và có hiệu quả nhất với sốt mò là chlorocid và tetraxyclin. nhưng 2 thuốc này chỉ có tác dụng hãm khuẩn chứ không diệt được khuẩn. do vậy rickettsia vẫn sống và tồn tại trong hạch bạch huyết, ở hệ võng nội mô (dù đã được điều trị đủ) trong nhiều ngày, nhiều tháng và dễ tái phát bệnh. - liều lượng và cách dùng: qua nghiên cứu của nhiều tác giả nhận thấy: + dùng liều nhỏ 0,5g-1g/ngày không cắt được cơn sốt, vẫn sốt kéo dài. + dùng liều trung bình 1g/ngày đã cắt được sốt nhưng phải 4-5 ngày sau khi dùng thuốc. + dùng liều cao 2 g khởi đầu có xu hướng cắt cơn sốt nhanh hơn. qua thực tế chống dịch sốt mò ở việt nam để cắt được sốt nhanh và chống tái phát, liều điều trị và cách dùng như sau: ngày đầu: 2 g/ngày (cho người ³ 50 kg). các ngày sau: 1g/ngày. dùng tới khi cắt sốt 2-3 ngày; tổng liều là 6 đến 7 g (liều chlorocid và tetraxyclin đều giống nhau). theo cách này tỷ lệ tái phát thường ít và nhẹ. dùng liều cao không làm giảm khả năng sinh kháng thể, nên không ảnh hưởng tới phân tích kết quả của các phản ứng huyết thanh. đồng thời dùng liều tấn công khởi đầu cũng không gây tai biến gì cho người bệnh. - hầu như chưa thấy hiện tượng kháng kháng sinh trong sốt mò. - phối hợp chlorocid và tetraxyclin với liệu pháp corticoid: một số trường hợp sau khi dùng kháng sinh vài ngày nhiệt độ vẫn không thuyên giảm có thể dùng phối hợp với cortancyl (nếu không có chống chỉ định) với liều trung bình ngắn ngày. cortancyl viên 5 mg´4viên/ngày dùng trong 2-3 ngày thì sẽ hạ nhiệt độ nhanh hơn. 5.2. điều trị triệu chứng: - bổ sung nước - điện giải: ở bệnh nhân sốt mò, thường sốt cao kéo dài, ăn uống kém nên dễ có hiện tượng mất nước điện giải. do vậy cần cho bệnh nhân uống và truyền dịch. - trợ tim mạch: trong sốt mò hay có viêm cơ tim, viêm nội mạc mao quản do vậy cần dùng các thuốc trợ tim mạch như: ouabain, spactein, coramin v.v - an thần, hạ sốt (khi sốt cao). - vitamin c, b 1 - điều trị bội nhiễm nếu có. 6. dự phòng: - bảo vệ cá nhân khỏi mò đốt bằng: mặc quần áo chẽn gấu, chân quấn xà cạp, chân tay đi bít tất, đi giầy, gài ống quần và ống tay áo trong bít tất khi đi vào vùng rừng núi có cây cối rậm rạp. không phơi quần áo, đặt ba lô hay nằm trên cỏ - diệt ấu trùng mò bằng ddt, 666, malathion tổ chức diệt chuột. - không dùng kháng sinh dự phòng vì ít hiệu quả và tốn kém. - chưa có vacxin phòng bệnh . Bệnh sốt do ấu trùng mò ( scrub typhus - tsutsugamushi ) (Kỳ 4) 4.2.2. thương hàn: - giống sốt mò: sốt kéo dài 2-3 tuần, mạch và nhiệt độ phân ly, cũng. mò trombicula scutellaris và mò trombicula pallida. - giống sốt mò: cũng sốt cao, nổi hạch, có ban, phản ứng weil-felix cũng (+ ) với ox k . - khác sốt mò: mùa dịch là vào đông xuân (sốt mò. ban - khác sốt mò: sốt thường chỉ kéo dài trung bình 6-7 ngày, đôi khi có sốt 2 đợt. ban-xuất huyết thường mọc vào lúc sốt đang giảm hoặc đã hết sốt (trong sốt mò ban mọc khi đang sốt cao),

Ngày đăng: 02/07/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN