Mỡ máu tăng cao (Kỳ 2) 2.2. Phương pháp điều trị . 2.2.1. Đàm thấp nội trở: - Hình thể béo phệ, hay ăn các chất bổ, ngọt, béo; đầu nặng căng chướng; bụng ngực bĩ tức, buồn nôn hoặc nôn khan, miệng khô không khát, tứ chi gầy gò, chi thể nặng nề ma mộc (tê mỏi), bụng chướng, rêu lưỡi nhuận nhờn; mạch huyền hoạt. - Pháp điều trị: kiện tỳ hóa đàm trừ thấp. Thường dùng “nhị trần thang” gia vị. - Châm cứu: nội quan, phong long, trung quản, giải khê. 2.2.2. Đàm nhiệt phủ thực. Hình thể tráng thực, đại tiện bí kết, ngực tâm phúc chướng, đầu căng chướng, thường cảm thấy đau giật, tính tình cáu gắt, miệng đắng tâm phiền, mặt hồng, mắt đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, chất lưỡi hồng, mạch huyền hoạt có lực. - Phương pháp điều trị: thanh nhiệt, hóa đàm , thông phủ. - Thuốc: hợp phương “tiểu hãm hung thang” và “tăng dịch thừa khí thang” gia vị. - Châm cứu: Phế du, xích trạch, phong long, đại trường du, hợp cốc, khúc trì. 2.2.3.Tỳ thận dương hư: Lưng gối mỏi mệt, chi lạnh sợ hàn, tinh thần bất thư, mặt phù chi nặng, tứ chi thiểu lực, đại tiện lỏng nát, đái đêm nhiều, lưỡi bệu nhợt, rìa lưỡi có hằn răng, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm trì. - Thuốc: Ôn tỳ bổ thận. Thường dùng “phụ tử lý trung thang” gia giảm. - Châm: tỳ du, trung quản, chương môn, thần khuyết, túc tam lý, mệnh môn, quan nguyên. 2.2.4. Can thận âm hư: Lưng gối đau mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, hình gầy, hay mệt, đầu choáng tai ù, tư hãn, miệng khô, họng ráo, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác. - Thuốc: tư dưỡng can thận. - Phương thuốc: “kỷ cúc địa hoàng hoàn” gia vị. - Châm cứu: can du, thận du, huyền chung, dương lăng tuyền. 2.2.5. Đàm ứ giao trở: Tâm hung trung đông thống hữu hình thể béo, chi thể trầm nặng, tê mỏi; chất lưỡi tía xám hoặc có điểm ứ, ban ứ, rêu nhờn; mạch huyền hoạt hoặc mạch sáp. - Pháp điều trị: kiện tỳ hóa đàm - hoạt huyết khư ứ. - Thuốc: “qua lâu giới bạch bán hạ thang” hợp phương “đào hồng tứ vật thang” gia vị. - Châm cứu: trung quản, phong long, huyết hải, hành gian. 2.2.6. Can uất tỳ hư: Đau 2 mạng sườn, đau không cố định, mệt mỏi, ăn kém, tinh thần bất định, đại tiện lỏng nát, kinh nguyệt không đều, quanh vú chướng đau, rêu lưỡi mỏng nhờn, mạch huyền. - Điều trị: sơ can giải uất- kiện tỳ dưỡng huyết. - Thuốc: “tiêu giao tán” gia vị. - Châm cứu: can du, tỳ du, chương môn, trung quản, thiên khu, túc tam lý. 3. Tư liệu tham khảo: Điều trị mỡ máu tăng có rất nhiều phương pháp: thuốc phụ phương, đơn phương và thực trị học, khí công. 3.1. Trung dược phụ phương: + Hạ mỡ hợp tễ: Hà diệp 24g Tang ký sinh 15g Hà thủ ô 12g Uất kim 15g Sơn tra 24g Thảo quyết minh 15g. Chế thành cao lỏng, chia 2 lần trong ngày, mỗi lần 25ml. Thuốc có tác dụng hạ thấp TC, bLP nhưng tác dụng không ổn định. + Giáng chỉ thang: Hà thủ ô 15g Thảo quyết minh 30g Câu kỷ tử 10g Sắc nước, chia 2 lần uống trong một ngày, liệu trình 2 tháng, có tác dụng nhưng hạ TC tốt nhất, hạ TG không rõ ràng. + Sơn tra mao đông thanh sắc tễ: Mao đông thanh 60g Sơn tra 6g Uống trong 24h, tác dụng hạ TC rõ. + Mạch an xung: Sơn tra 15g Mạch nha 15g Mẫu đại 20g + Bạch kim hoàn: Bạch phàn, uất kim số lượng như nhau. Sau khi bào chế tán bột mịn; mỗi lần uống 6g, ngày 3 lần, 20 ngày là một liệu trình; nhưng người có bệnh dạ dày- hành tá tràng không được dùng. + Nhân trần hợp tễ: Nhân trần: 15g Cát căn: 15g Trạch tả : 15g. Chế tễ hoặc sắc mỗi ngày một thang, uống trong 2 tháng là 1 liệu trình. Thuốc có hiệu quả với TC, TG và bLP. + Tam thất phụ phương: Tam thất 3g Thảo quyết minh 15g Sơn tra 24g Trạch tả 18g. Hổ trượng 15g Ngày uống 1 thang, liệu trình 1 tháng có hiệu qủa với TC, TG. . Mỡ máu tăng cao (Kỳ 2) 2.2. Phương pháp điều trị . 2.2.1. Đàm thấp nội trở: - Hình thể béo phệ, hay ăn. Tư liệu tham khảo: Điều trị mỡ máu tăng có rất nhiều phương pháp: thuốc phụ phương, đơn phương và thực trị học, khí công. 3.1. Trung dược phụ phương: + Hạ mỡ hợp tễ: Hà diệp 24g Tang ký. pháp điều trị: thanh nhiệt, hóa đàm , thông phủ. - Thuốc: hợp phương “tiểu hãm hung thang” và tăng dịch thừa khí thang” gia vị. - Châm cứu: Phế du, xích trạch, phong long, đại trường du, hợp