Bệnh học nội khoa: Bệnh Trĩ (Kỳ 1) I. PHÂN LOẠI TRĨ: (Theo Richard T. Shachelford 1959) 1. Trĩ nội Bắt nguồn từ đám rối tĩnh mạch trĩ trên, ở phía trên đường lược (hay phía trên cơ thắt hậu môn) Trĩ nội có các mức độ sau: - Trĩ độ I: các tĩnh mạch giãn nhẹ đội niêm mạc lên, lồi vào thành trực tràng. Trĩ nội I chưa sa ra ngoài cơ thắt - Trĩ độ II: các tĩnh mạch đã giãn nhiều hơn tạo thành các búi to, mỗi khi rặn nhiều búi trĩ sa ra ngoài cơ thắt hậu môn sau đó tự co lại được - Trĩ độ III: búi trĩ to, sa ra ngoài nhiều và không tự co lên được mỗi khi sa ra ngoài 2. Trĩ ngoại Xuất phất từ đám rối tĩnh mạch trĩ dưới, chân búi trĩ nằm ở dưới đường lược hay dưới cơ thắt hậu môn, trĩ ngoại được che phủ bởi da hậu môn 3. Trĩ hỗn hợp Trĩ phối hợp trĩ nội và trĩ ngoại ở các mức độ khác nhau (Ribbans-WJ, Radcliffe- A.G: Retroperitoneal abccess following slerotherapy for hemorrhoids. Dis-Colon-Rectum 1985 Mar, 28(3) 88-89) II. MỨC ĐỘ CHẢY MÁU CỦA TRĨ - Mức độ nặng: khi đi ngoài hoặc ngồi xổm máu chảy thành tia như cắt tiết gà. - Mức độ vừa: máu chảy thành giọt khi đi ngoài - Mức độ nhẹ: máu bám vào phân và giấy vệ sinh khi đi ngoài. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRĨ 1. Nội khoa: - Chế độ sinh hoạt: hạn chế các công việc nặng, tránh các tác động làm cho áp lực bụng tăng cao. Tránh uống rượu, bia các gia vị. Giữ vệ sinh vùng hậu môn khi đi ngoài. - Dùng thuốc: + Thuốc làm ổn định tính thẩm thấu và bền vững thành mạch: Yếu tố P hay là Rutin Flavonoide dưới dạng các biệt dược: Daflon, Ginkorfroct. Daflon 500mg: 6v/24h x 4 ngày. 4v/24h x 3 ngày. + Các thuốc chống viêm: Corticoide hoặc Non-Steroide dùng chủ yếu ở dạng thuốc đặt hoặc bôi tại chỗ + Heparin, Alphachymotrysin: các đợt thuốc này thường hay được dùng cùng với các thuốc chống viêm trong các đợt trĩ cấp có biến chứng: huyết khối hoặc các búi trĩ sa ra ngoài bị nghẽn không co lên được. + Menthol và các dẫn xuất của Cocain có tác dụng làm đỡ đau, đỡ cảm giác căng tức vùng hậu môn, thường dùng ở dạng mỡ bôi tại chỗ. + Thuốc nhuận tràng: rất quan trọng cho các bệnh nhân bị táo bón đặc biệt trong đợt tiến triển của bệnh Nói chung các thuốc chỉ có tác dụng chữa triệu chứng, không triệt để, bệnh vẫn diễn ra. 2. Phương pháp nong giãn hậu môn Lord.P.(1969): Treatment for hemorrhoids (personal experience). Recerecen progress in study of disordely of the colon and rectal, Budapest 1972: 497-499 Phương pháp này có ưu điểm là bệnh nhân có thể làm được nếu được hướng dẫn cẩn thận, nhưng phương pháp này gây đau ít hiệu quả với búi trĩ to, nên ít áp dụng. 3. Thắt trĩ Nguyên lý: khi thắt vào chân búi trĩ thì búi trĩ do thiếu máu nuôi dưỡng sẽ hoại tử vô trùng và sẽ rụng đi sau vài ngày thắt. Có thể thắt búi trĩ bằng sợi chỉ hoặc bằng vòng cao su (qua dụng cụ bắn vòng cao su vào chân búi trĩ). Đây là phưong pháp điều trị triệt để, nhưng chỉ tốt với loại trĩ có cuống dài. Loại trĩ vòng quanh hậu môn rất khó thắt khi thắt dễ có biến chứng đau, chảy máu. 4. Liệu pháp lạnh Nhiệt độ thấp làm kết tinh nước ở khu vực ngoài tế bào và trong tế bào. sự kết tinh của nước làm cho mạch máu tắc nghẽn. Người ta thường làm lạnh bằng Nitơ lỏng hay protoxyt Nitơ. Kết quả 50% Phương pháp đòi hỏi có hoá chất, kỹ thuật tiến hành phức tạp. 5. Đốt bũi trĩ bằng điện Dùng dòng điện một chiều hoặc hai chiều khi dao điện áp sát vào gốc búi trĩ thì tăng dần điện thế lên 16mmA dưới tác dụng của dòng điện búi trĩ sẽ đông lại. Phương pháp này đòi hỏi có máy móc phức tạp. . Bệnh học nội khoa: Bệnh Trĩ (Kỳ 1) I. PHÂN LOẠI TRĨ: (Theo Richard T. Shachelford 1959) 1. Trĩ nội Bắt nguồn từ đám rối tĩnh mạch trĩ trên, ở phía trên đường lược. tĩnh mạch trĩ dưới, chân búi trĩ nằm ở dưới đường lược hay dưới cơ thắt hậu môn, trĩ ngoại được che phủ bởi da hậu môn 3. Trĩ hỗn hợp Trĩ phối hợp trĩ nội và trĩ ngoại ở các mức độ khác nhau. trên cơ thắt hậu môn) Trĩ nội có các mức độ sau: - Trĩ độ I: các tĩnh mạch giãn nhẹ đội niêm mạc lên, lồi vào thành trực tràng. Trĩ nội I chưa sa ra ngoài cơ thắt - Trĩ độ II: các tĩnh mạch