Những điều ít biết về nhà văn Sơn Nam Những điều ít biết về nhà văn Sơn NamTin nhà văn Sơn Nam qua đời trưa ngày 13.8 nhanh chóng truyền đi như một "sự kiện văn học". Điều đó đủ nói lên tầm quan trọng của ông đối với đời sống văn chương và báo chí, nhất là ở Nam Bộ, nơi nhiều độc giả xem ông là nhà văn số 1 của vùng đất này trong nửa thế kỷ qua. Chuyện ít người biết Tôi vốn là một người đọc hâm mộ Sơn Nam từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau này được tiếp xúc với ông, cùng ông lang thang từ phố xá Sài Gòn đến Hà Nội, từ Lăng Ông - Bà Chiểu đến Đền Hùng - đất Tổ Phong Châu, tôi càng phát hiện ở ông nhiều điều thú vị, từ con người đến văn nghiệp. Vốn sinh ra, lớn lên ở miệt vườn sông nước, việc đi lại bằng xe đạp thật khó khăn, đã vậy hồi nhỏ trong một lần tập xe đạp do mắt yếu nên ông vướng vào sợi dây phơi quần áo té nhào, sợ quá từ đó ông bỏ tập xe và suốt đời đi bộ. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng kể với tôi rằng, khi ông chưa viết văn thì Sơn Nam đã là nhà văn nổi tiếng ở bưng biền. Hai người công tác chung ở Phòng Chính trị Khu 8 thời chống Pháp. Quê ông Sáng có nhiều câu chuyện rất ly kỳ, ông muốn kể cho ông Sơn Nam nghe để viết. Nhưng ông Sơn Nam từ chối: "Vùng đó tao không biết. Tao thấy rặng cây từ xa thôi. Mày cũng có chữ nghĩa, viết đi!". Và từ đó ông Nguyễn Quang Sáng cầm bút viết văn. Những câu chuyện đầy bi tráng đã làm nên tiểu thuyết Đất lửa nổi tiếng sau này. Một phần nhờ sự từ chối của nhà văn Sơn Nam mà Nguyễn Quang Sáng đã trở thành nhà văn. Đồng thời sự từ chối đó cũng thể hiện bản lĩnh và quan niệm sáng tác của nhà văn Sơn Nam: chưa có vốn sống, chưa hiểu biết, chưa trải nghiệm thì không nên viết ẩu để sinh ra những trang văn non yểu! Nhà văn Sơn Nam về Quảng Bình đọc văn tế trước mộ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh - người có công đầu khai khẩn đất Nam Bộ Điều thú vị mà hiếm người biết nữa là Sơn Nam khởi nghiệp cầm bút bằng hai tập thơ "hoành tráng": Lúa reo (1948) và Cho lòng em vui (1950 - viết về công tác địch vận) do Hội Văn hóa kháng chiến Kiên Giang xuất bản ở chiến khu. Nhưng rồi khi chuyển sang viết văn xuôi, ông tự phát hiện mình làm thơ dở hơn viết truyện nên dứt khoát "ly dị" nàng thơ. Và lập tức năm 1951- 1952, ông đã đoạt giải nhất với hai truyện ngắn Bên rừng cù lao Dung và Tây đầu đỏ trong cuộc thi do Ủy ban Kháng chiến - hành chính Nam Bộ tổ chức. Cuối thời chống Pháp, Sơn Nam là nhà văn duy nhất gốc Nam Bộ được Trung ương mời ra Bắc để sống và viết, nhằm bảo vệ một tài năng văn chương trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh. Tuy nhiên, vì quá yêu mến mảnh đất Nam Bộ "chôn nhau cắt rốn" mà ông biết nếu cách xa thì không tài nào viết được nên ông đã quyết định ở lại gắn bó, để rồi đã liên tục trình làng nhiều tác phẩm có giá trị như Hương rừng Cà Mau, Chim quyên xuống đất, Văn minh miệt vườn, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Phong trào Duy Tân Bắc Trung Nam, Gia Định xưa, Bến Nghé xưa, Hai cõi U Minh, Vạch một chân trời Chuyên gia văn minh miệt vườn Theo nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, sau khi Nhà xuất bản Trẻ mua bản quyền toàn bộ tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, từ cuối năm 2002 đến nay đã liên tục tái bản hơn 60.000 bản in, với hàng trăm triệu đồng nhuận bút. Một con số kỷ lục mà dường như ít có nhà văn nào cùng thế hệ ông đạt được vào thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, số tiền nhuận bút đáng nể ấy cũng chẳng thấm vào đâu đối với nhà văn trong hoàn cảnh thiếu thốn, bệnh tật và cả bản tính hào phóng thương người nghèo của ông. Tôi may mắn có nhiều dịp gần gũi phỏng vấn nhà văn Sơn Nam và đã tập hợp in trong tác phẩm Phỏng vấn Người Sài Gòn (NXB Trẻ). Một lần, khi trò chuyện xung quanh đề tài người nông dân Nam Bộ, ông cho biết: Hồi nhỏ, tôi nhớ quê tôi có rất nhiều chim thú, đặc biệt là cọp, khỉ, heo rừng, nai, thỏ. Hơn 5 cây số bờ rạch toàn đất úng, um tùm rừng tràm, cỏ lác, cỏ năn. Chẳng một ai thèm để mắt đến đất, chớ nói chi tới tranh chấp. Dân quê lại thường đồn đãi chuyện ma quỷ. Những lúc rảnh rang là họ tụm năm tụm ba rượu trà, đờn ca, thổi sáo và kể đủ chuyện, sau gom lại viết thành một truyện ngắn, cốt cho hấp dẫn. Và cứ thế, tôi liên tục khai thác nền văn minh miệt vườn trong các trang viết của mình. * Thưa ông, tên tuổi Sơn Nam chỉ thật sự được biết đến trên văn đàn từ tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau do Phù Sa in năm 1962? Ông còn nhớ gì về hoàn cảnh xuất hiện của tập truyện có đề tài khá "tế nhị" này giữa lòng chế độ Sài Gòn? Đó cũng là cơ duyên của tôi. Bởi, nếu Hương rừng Cà Mau xuất bản khoảng năm 1972 thì chẳng những không có tiếng tăm gì, mà anh em trong chiến khu sẽ còn hiểu lầm là Sơn Nam tán dương cho chiêu bài "xây dựng nông thôn" của chế độ Sài Gòn! In vào năm 1962 nhưng Hương rừng Cà Mau được viết từ năm 1958 - 1959, giai đoạn mà anh em kháng chiến bị truy lùng, đàn áp. Nó đã gợi lên trong lòng người hào khí của thời khai hoang, mở đất, chống Pháp. * Ngoài truyện dã sử, ông còn thành công cả ở những công trình biên khảo có hệ thống như Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Văn minh miệt vườn, Gia Định xưa, Bến Nghé xưa Và gần đây, ông lại thu hút bạn đọc với nhiều tập bút ký xuất bản đều đặn. Tùy nội dung cần chuyển tải mà tôi chọn thể loại để viết. Truyện viết phải "trơn", nếu thấy còn "sượng" thì không nên. Tôi viết bút ký, tự truyện vì nó thể hiện được sát tâm trạng mình hơn. * Trước ông, văn chương Nam Bộ đã có những gương mặt tiêu biểu; trong số đó, nhà văn nào đem lại cho ông sự thích thú? Hồ Biểu Chánh và Phi Vân. Hồ Biểu Chánh là nhà văn rất am hiểu về đời sống nông dân. Tác phẩm của ông biểu hiện rõ nét điều đó. Hồ Biểu Chánh từng giữ chức "chủ quận" thời Pháp thuộc ở Càng Long, nay thuộc tỉnh Trà Vinh, có máu tài tử, có tài quan sát tinh tế. Ông ưa giao du với hương chức, hội tề, lặn lội tận thôn ấp làng mạc. Tôi thường nói Hồ Biểu Chánh là nhà văn bẩm sinh, viết rất dài hơi. Còn Phi Vân là một ký giả tài năng. Tập phóng sự Đồng quê của ông xuất bản từ năm 1940 đến nay vẫn còn nguyên giá trị *** Bây giờ thì nhà văn Sơn Nam của chúng ta đang chu du ở một miền yên tĩnh nào đó và nói theo đạo Phật thì ông đang chuẩn bị "hóa kiếp", mà tôi tin rằng cái kiếp sau của ông, nếu có, sẽ không thoát khỏi thế giới văn chương ông vốn nặng nợ, hy sinh vì nó, đau khổ vì nó. . Những điều ít biết về nhà văn Sơn Nam Những điều ít biết về nhà văn Sơn NamTin nhà văn Sơn Nam qua đời trưa ngày 13.8 nhanh chóng truyền đi như một "sự kiện văn học". Điều đó. quan niệm sáng tác của nhà văn Sơn Nam: chưa có vốn sống, chưa hiểu biết, chưa trải nghiệm thì không nên viết ẩu để sinh ra những trang văn non yểu! Nhà văn Sơn Nam về Quảng Bình đọc văn tế trước. - người có công đầu khai khẩn đất Nam Bộ Điều thú vị mà hiếm người biết nữa là Sơn Nam khởi nghiệp cầm bút bằng hai tập thơ "hoành tráng": Lúa reo (1948) và Cho lòng em vui (1950 -