1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Nhờ vi sinh vật làm sạch hồ pot

11 286 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 135,2 KB

Nội dung

Nhờ vi sinh vật làm sạch hồ TS. Lê Khắc Quảng, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Thủ đô, đề xuất phương án xử lý nước hồ bằng công nghệ vi sinh vật hữu hiệu (EM - Effective Microorganisms) vốn đã được ứng dụng rất hiệu quả trong xử lý nước thải ở một số thành phố lớn trên thế giới. Giải pháp này có thể giúp bổ sung hệ vi sinh vật có ích tồn tạt tự nhiên trong hồ và nhờ đó đẩy mạnh quá trình xử lý ô nhiễm hữu cơ trong nước của vi sinh vật. Nói cách khác, đây là cách giúp tăng cường khả năng tự làm sạch của hồ. Theo GS, TS Vũ Hoan, Phó chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội, hồ nước là một thành phần sinh thái đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đô thị tối ưu. Tuy nhiên, các hồ ở đô thị hiện nay, ít nhiều đều đã bị ô nhiễm do phải "gánh" nguồn nước thải chưa được xử lý và chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động công nông nghiệp, sinh hoạt sôi động. Điều đó thường khiến nước hồ bị rơi vào tình trạng ô nhiễm nặng nề (chủ yếu là do bị phì dưỡng/ô nhiễm chất hữu cơ), vượt quá khả năng tự làm sạch. Tình trạng ô nhiễm của hồ có thể khiến quần xã sinh vật tối ưu trong hồ bị tiêu diệt. Ông Quảng cho biết, Ai Cập đã thực hiện dự án xử lý hồ chứa nước thải nằm cách thủ đô Cairo 100 km bằng EM vào thời gian năm 1997 - 1998. Hàng ngày, nư ớc thải từ các nhà máy chế biến thực ph ẩm, bột giặt, kim loại theo các kênh dẫn chảy vào hồ với lượng 30.000 m3/ngày. Người ta sử dụng EM dư ới hai dạng: EM thứ cấp v à cát ngâm trong dung dịch EM trước khi cho vào một số nơi trong hồ (nơi nước thải chảy vào hồ). Kết quả, trị số BOD trong nước hồ sau năm tháng xử lý bằng EM đã giảm từ 72ppm xuống chỉ còn 5ppm, tức đã giảm hơn 14 lần. Hàm lượng oxy hoà tan trong nước cũng tăng từ hai đến ba. Nước hồ sạch dần, không còn mùi hôi thối. Nước sau khi xử lý cung cấp tốt cho hệ thống thuỷ lợi. Tương tự, tại thành phố Nam Ninh, thủ phủ của khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây 1- Trung Quốc có nhà máy chế biến sắn thành tinh bột và rượu. Lượng nước thải ra từ nhà máy rất lớn, khoảng 10.000 m3/ngày. Người ta đã xây dựng một hệ thống hồ chứa để xử lý nước theo phương pháp hồ oxy hoá tự nhiên. Tuy nhiên, nước quá ô nhiễm nên hệ thống này không phát huy hiệu quả. Bằng cách ứng dụng công nghệ EM, sau bốn tháng các nhà khoa học không chỉ hạn chế được mùi hôi thối và gi ảm các chỉ số ô nhiễm BOD, COD, SS trong nước thải xuống tới mức có thể sử dụng được để tưới tiêu. Với kết quả này, EM được coi là m ột trong những giải pháp tăng cường cho các hệ thống xử lý nước thải bằng sinh học ở Trung Quốc. Thực tế, công nghệ EM cũng đã ứng dụng thành công trong xử lý hồ nuôi tôm sú ở Việt Nam. Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản 3 - Bộ Thuỷ sản, đơn vị ứng dụng công nghệ cho thấy, sử dụng EM, tổng số nhóm vi sinh vật có l ợi trong ao luôn ở mức cao hơn so với nhóm vi sinh vật không có lợi từ 2 - 7 lần. Chỉ số NH3N ở mức biến động thấp (<0,02mg/1) dù rằng tôm nuôi đã được trên 60 ngày tuổi. Từ kết quả này, trung tâm nhận định: EM có tác dụng tốt trong quá trình thúc đẩy phân giải hữu cơ trong đáy ao, giúp chỉ số này không vượt lên ngưỡng cao có hại cho tôm. Các chỉ số môi trường như pH và màu t ảo duy trì khá ổn định trong thời gian dài. Để xử lý nước hồ ô nhiễm ở Việt Nam, TS Lê Kh ắc Quảng cho rằng nên thực hiện theo hai giai đoạn: giai đoạn xử lý cấp tập và giai đoạn duy trì. Để xử lý cấp tập, sử dụng EM thứ cấp 1% theo cách nh ỏ giọt ở những điểm nước thải đổ vào hồ theo tỷ lệ 1/1.000 lượng nư ớc thải chảy qua. EM thứ thấp 1% được pha chế gồm hỗn hợp EML - 1%, rỉ đường - 1% - nước sạch - 98% trộn đều, để lên men năm đến bảy ngày cho đến khi độ pH<4. Để tăng khả năng oxy hóa, tăng hiệu quả xử lý, các hồ nên bố trí đài phun nước hoặc các hình thức sục khí khác nhau. Sau khi xử lý cấp tập để giảm đ ộ ô nhiễm của hồ xuống mức cho phép, để duy trì sự ổn định của chất lượng nước hồ, nên có biện pháp ngăn chặn [...]...tình trạng vứt rác thải Định kỳ đưa EM thứ cấp vào hồ, tốt nhất là theo phương pháp nhỏ giọt EM thứ cấp vào hố ga chứa nước thải trước khi dẫn vào hồ Với những hồ nuôi cá, phải ngăn chặn vi c cho phân tươi xuống hồ . Nhờ vi sinh vật làm sạch hồ TS. Lê Khắc Quảng, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Thủ đô, đề xuất phương án xử lý nước hồ bằng công nghệ vi sinh vật hữu hiệu (EM. hệ vi sinh vật có ích tồn tạt tự nhiên trong hồ và nhờ đó đẩy mạnh quá trình xử lý ô nhiễm hữu cơ trong nước của vi sinh vật. Nói cách khác, đây là cách giúp tăng cường khả năng tự làm. nước hồ bị rơi vào tình trạng ô nhiễm nặng nề (chủ yếu là do bị phì dưỡng/ô nhiễm chất hữu cơ), vượt quá khả năng tự làm sạch. Tình trạng ô nhiễm của hồ có thể khiến quần xã sinh vật tối

Ngày đăng: 02/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w