1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn thi TN văn 2010

44 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 314 KB

Nội dung

NỘI DUNG ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP Đề: Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong hai tác phẩm "Rừng xà nu" và "Những đứa con trong gia đình". I. GIỚI THIỆU: Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã đạt nhiều thành tựu lớn, đặc biệt là trong mảng tác phẩm thể hiện phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai truyện ngắn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là hai tác phẩm đã thành công trong sự khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm. II. NỘI DUNG: 1. Thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học? Đó là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hòan cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc. 2. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện như thế nào trong hai truyện ngắn? a. Về tác giả: Cả hai tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đều gắn bó với cuộc chiến đấu chống Mĩ, là những nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa à Tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu. b. Về hoàn cảnh sáng tác: Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” ( 1965), “Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi đế quốc Mĩ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống. Đó là bối cảnh lịch sử để từ đó hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà. c. Về hình tượng nhân vật của hai truyện ngắn: ¹Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trước tiên thể hiện ở những nhân vật mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, từ đau thương trỗi dậy để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược: - Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc: · Tnú là người con của làng Xô Man, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ “ Đảng còn thì núi nước này còn” – Lời cụ Mết. (Rừng xà nu) ·Chiến và Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nứơc, căm thù giặc: Cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ. (Những đứa con trong gia đình) - Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc: · Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay. ·Chiến và Việt chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, má chết vì đạn giặc. à Những đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam. Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Tnú lên đường đi “lực lượng” dù mỗi ngón tay mất đi một đốt, Chiến và Việt cùng vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽ sống. Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là bởi sức mạnh của tình yêu thương, vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể bảo vệ được những gì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Chân lí đó đã được minh chứng qua số phận và con đường cách mạng của những người dân Nam Bộ trong hai tác phẩm trên, chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đau thương mất mát nên nó càng có giá trị, càng phải khắc sâu vào lòng người. - Họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm: ·Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị giặc bắt được, tra tấn dã man vẫn không khai. Anh vượt ngục trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt kẻ thù à Ở Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mĩ. · Việt bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, vẫn chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé. Còn trước kẻ thù, Việt vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế người anh hùng. à Chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ thể hiện ở từng nhân vật , mà còn thể hiện ở tập thể nhân vật anh hùng, và mỗi nhân vật đều tượng trưng cho phẩm chất của cả cộng đồng: Cụ Mết, Mai, Dít, Heng trong “Rừng xà nu”; ba, má, chú Năm trong “Những đứa con trong gia đình”. Họ đều là những con người yêu quê hương đất nước, gắn bó với buôn làng, với gia đình, với người thân yêu. Tình yêu tổ quốc của họ bắt đầu từ những tình cảm bình dị đó, cho nên nó càng bền bỉ, càng có sức mạnh lớn lao khiến kẻ thù phải run sợ. # Tóm lại, các nhân vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng thương đau của chiến tranh. Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. ¹ Chủ nghĩa anh hùng cách mạng còn thể hiện ở sức sống bất diệt của con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu ác liệt: · Dân làng Xô Man như rừng cây xà nu mặc dù “ Trong rừng hàng vạn cây, không cây nào không bị thương”, nhưng vẫn “ ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”, một cây ngã xuống thì bốn năm cây con mọc lên. Mai hi sinh thì Dít vươn lên thay thế, Heng như cây xà nu non hứa hẹn trở thành cây xà nu cường tráng tiếp nối cha anh. Tầng tầng, lớp lớp những người dân Xô Man Tây Nguyên tiếp nối đứng lên kiên cường chiến đấu với quân thù để bảo vệ quê hương đất nước mình. · Ông nội bị giặc giết, cha của Chiến và Việt trở thành cán bộ Việt Minh, cha bị giết hại dã man, má Việt tiếp tục nuôi con và chiến đấu, đến khi má ngã xuống thì anh em Chiến và Việt lại tiếp nối con đường chiến đấu, thực hiện lí tưởng của gia đình, và trong dòng sông truyền thống của gia đình, họ là khúc sông sau nên hứa hẹn đi xa hơn cả thế hệ trước. Sự tiếp nối và kế thừa đó đã làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam thời chống Mĩ, là sức sống bất diệt giúp họ vượt qua bao đau thương do kẻ thù gây ra để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng. 3. Về chất sử thi trong hai truyện ngắn: Góp phần thể hiện thành công chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nghệ thuật sử thi đòi hỏi tác phẩm tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước; phản ánh được chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng - Đề tài: cuộc chiến đấu của dân tộc chống lại kẻ thù xâm lược. - Chủ đề: ngợi ca phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. -Nhân vật chính: Là những con người tiêu biểu cho cộng đồng về lí tưởng và phẩm chất, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu hi sinh. - Giọng văn: ngợi ca, thấm đẫm cảm hứng lãng mạn cách mạng. Hai truyện ngắn là hai bản anh hùng ca thời đại đánh Mĩ. III. KẾT LUẬN: Qua hai tác phẩm, ta thấy: - Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại chống Mĩ hiện diện trên khắp mọi miền của đất nước. Từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng đến miền núi. Tất cả tạo nên một sức mạnh long trời lở đất để “ nhấn chìm lũ bán nước và quân cướp nước”. - Cuộc đời và sự hi sinh của những con người Việt Nam anh hùng mãi mãi là bản anh hùng ca tuyệt đẹp cho các thế hệ Việt Nam noi theo./. TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” là nhan đề một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu, trước in trong tập Bến quê (1985), sau được dùng đặt tên cho cả tập truyện ngắn gồm 15 truyện do nhà xuất bản Tác phẩm mới ấn hành năm 1987. Thiên truyện được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học lớp 12 phổ thông, cả ban khoa học xã hội – nhân văn lẫn ban cơ bản. Đặt vấn đề tìm hiểu ý nghĩa nhan đề một truyện ngắn hoàn toàn không phải là một cái gì mới mẻ bởi lẽ sự hoàn chỉnh về nội dung được thể hiện ngay trong ý nghĩa mà đầu đề văn bản chỉ ra, đặc biệt là với các văn bản nghệ thuật vốn thường mang những nhan đề hàm ẩn. Vậy nhan đề ấy - Chiếc thuyền ngoài xa- có ý nghĩa như thế nào? Những nhan đề loại này đòi hỏi người tiếp nhận phải suy nghĩ, liên tưởng mới có thể hiểu được ý nghĩa của chúng. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người cho rằng nhan đề là nội dung cô đọng, hàm súc, phản ánh trung thành nội dung văn bản. Có khi nhan đề phản ánh các đối tượng trình bày, có khi phản ánh quan niệm, cách nhìn của tác giả đối với đối tượng, có khi lại là sự kết hợp của rất nhiều nhân tố nhưng dù trong bất kì trường hợp nào, tất cả các nhan đề đều phải được rút ra, được khái quát từ chính nội dung văn bản. Trong văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Minh Châu có vinh dự là người “ thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất” ( Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học sau 1975. Trong nhà trường, hai tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã được đưa bộ sách cải cách trước đây ( Bức tranh ở cấp trung học cơ sở và Mảnh trăng cuối rừng ở cấp trung học phổ thông) và lần thay sách này, giáo viên và học sinh lại được tiếp cận hai tác phẩm khác- Bến quê ở cấp trung học cơ sở và Chiếc thuyền ngoài xa ở trung học phổ thông. Hầu như các truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong chương trình trung học phổ thông đều mang những nhan đề vừa cụ thể lại vừa có ý nghĩa biểu tượng. Nếu như Mảnh trăng cuối rừng vừa là một hình ảnh thực được miêu tả trong truyện và trở đi trở lại nhiều lần, thành hình ảnh nổi bật và bao trùm toàn bộ khung cảnh của câu chuyện, vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho nữ nhân vật chính- Nguyệt thì “ Chiếc thuyền ngoài xa” cũng có phần giống như thế 1- Chiếc thuyền ngoài xa là chiếc thuyền thực hay chiếc thuyền trong bức ảnh nghệ thuật? Truyện gồm 5 phần. Phần đầu nói về chiếc thuyền thực tại một vùng đầm phá ven biển miền Trung và phần cuối hoàn toàn nói về chiếc thuyền trong bức ảnh nghệ thuật, một trong 12 cảnh tĩnh vật thể hiện chủ đề thuyền và biển cho một cuốn lịch năm mới. Phần vào chuyện kể trọn vẹn sự cần thiết phải có bức ảnh. Nguyên là người trưởng phòng của nhân vật “ tôi” ( tên là Phùng - nhân vật người kể chuyện) “là người sâu sắc , lại cũng lắm sáng kiến”, anh ta đã đề xuất yêu cầu “ Phải có một bộ sưu tập chuyên đề. 12 tháng là 12 bức ảnh nghệ thuật về thuyền và biển. Không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật”. Suốt năm tháng ròng làm việc khá thông đồng bén giọt, tổ nhiếp ảnh nghệ thuật đã mang về không biết cơ man nào là ảnh nhưng cũng chỉ có 11 bức được lọt vào cặp mắt xanh của viên trưởng phòng “ sâu sắc nước đời”. Một bức ảnh thiếu hụt oái oăm kia được trưởng phòng tin cẩn giao cho “ tôi” phải săn tìm cho được. Mà là tấm ảnh chụp có “ sương biển” giữa mùa tháng bảy – dường như thường “ chỉ có bão táp với biển động”. Thật là một vụ gieo trồng trái thời vụ vì “tôi” quá biết “ Muốn lấy sương thì phải nghĩ đến từ tháng ba cơ!”. Nhưng rồi “ khi nên trời cũng chiều người”, “ tôi” đã trở lại vùng biển chiến trường xưa, cách Hà Nội sáu trăm cây số” và vác máy nằm “phục kích” ở chính cái nơi mà “ dường như trong suốt dải bờ biển khắp cả nước, chỉ ở đây vào giữa tháng bảy là còn sương mù”. Đây cũng còn là quê của một đồng đội cũ của “ tôi”, giờ đang là Chánh án toàn án huyện. Thật là gồm đủ thiên thời , địa lợi , nhân hoà”. Và “ tôi” đã bỏ qua nhiều cảnh có ‘ không khí vui nhộn hơi thô lỗ và thật hùng tráng” để chớp lấy cái khoảnh khắc “ đắt” trời cho”. Đó là cảnh “ trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn và trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ…”. Nhà nghệ sĩ dạt dào một cảm hứng nghệ thuật, trải qua một khoảnh khắc yên-sĩ –phi –lí thuần tuyệt diệu: “ toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và tòan bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào? (…) . Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.”. Và tuyệt tác đã ra đời trong sự hưng phấn nghệ thuật - “ cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”. Rất cần chú ý thành phần phụ chú “ do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại” trong lời kể chuyện. Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền giữa biển mờ sương, anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hoà, lãng mạn của cuộc đời Như thế , xét riêng về công vụ, nhiệm vụ của “tôi” lúc này đã hoàn thành. “Tôi” đã có cảnh thuyền và biển trong sương đúng như đặt hàng của trưởng phòng, mặc dù giữa mùa tháng bảy! Và ‘ tôi” đã có thể ung dung “ nhảy lên tàu hoả trở về”. Nếu khéo liên hệ một tí, ta dễ thấy nếu như “ tôi” về ngay lúc đó khác nào cô Nguyệt ( trong Mảnh trăng cuối rừng) xuống xe ở cầu Đá Xanh. Phần đầu truyện như thế đủ cho người đọc biết xuất xứ của bức ảnh nghệ thuật đặc sắc trên cuốn lịch năm mới kia ra đời thế nào. Và nếu nghĩ sâu xa hơn thì cũng cần bấy nhiêu ấy cũng đủ cho bộ môn lí luận nghệ thuật khái quát về công phu lao động của nghệ sĩ. Phần kết truyện cho biết người trưởng phòng rất hài lòng với bức ảnh và bức ảnh không chỉ có tuổi thọ ngang với một cuốn lịch năm mà “mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật”. Mở và kết truyện như vậy cho thấy, chiếc thuyền trong “ chiếc thuyền ngoài xa” là chiếc thuyền vừa có thực trong đời , vừa là chiếc thuyền trong bức ảnh nghệ thuật và nó cũng chính là một chi tiết nghệ thuật đắt, không dễ trong đời cầm máy “ tôi” đã có được may mắn thứ hai. 2- Tại sao lại là “chiếc thuyền ngoài xa” ? Theo dòng kể của ‘ tôi” rõ ràng chiếc thuyền được chụp trong một cự li tương đối gần – “ một chiếc thuyền lưới vó…đang chèo thẳng vào trước mặt tôi”- nhà nghệ sĩ nhìn rõ cả “những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó”. Người thưởng thức bức ảnh thông thường chắc không ai không cảm nhận chiếc thuyền đang được chụp trong một cự li gần như thế . Thế nhưng vì sao tác giả lại đặt nhan đề truyện là “ chiếc thuyền ngoài xa”? Trở lại luận điểm ban đầu về đầu đề văn bản : Nhan đề là nội dung cô đọng, hàm súc, phản ánh trung thành nội dung văn bản. Có khi nhan đề phản ánh các đối tượng trình bày, có khi phản ánh quan niệm, cách nhìn của tác giả đối với đối tượng, có khi lại là sự kết hợp của rất nhiều nhân tố nhưng dù trong bất kì trường hợp nào, tất cả các nhan đề đều phải được rút ra, được khái quát từ chính nội dung văn bản. Nếu như nhan đề chỉ đơn thuần phản ánh các đối tượng thì hẳn chiếc thuyền trong ảnh không phải là ngoài xa ! Phải chăng nhan đề đó phản ánh cách nhìn của tác giả đối với đối tượng. Thật vậy, theo yêu cầu của trưởng phòng , bức ảnh phải săn tìm lần này “Không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật” nhưng bức ảnh chụp được lại có ‘ vài bóng người lớn lẫn trẻ con”. Như không sao, dù có người thì người cũng chỉ “ ngồi im phăng phắc như tượng”! Điều đáng nói là bức ảnh như thế đã ghi nhận được cái gì? Quả là một bức ảnh đẹp được chụp từ một cự li khá gần nhưng cái cách tiếp cận “ thực tế”, tiếp cận “ nguyên mẫu” như thế là cách tiếp cận từ xa vì nhà nghệ sĩ chỉ thu được cái hình hài bên ngoài , cái thơ mộng bên ngoài của cảnh và người. Bởi vì ngay sau khi nhà nghệ sĩ “ săn tìm” được cái đẹp trong cuộc đời để sáng tạo ra cái đẹp nghệ thuật kia, thì anh ta đã phải chứng kiến một cảnh đời cay cực, ngang trái mà không một người bình thường nào có thể ngoảnh mặt làm ngơ , nói chi đến nghệ sĩ vốn được coi là những con người đa cảm, đa mang! Là nghệ sĩ và đã từng là một người lính , chứng kiến cảnh thằng con – Phác- vì thương mẹ mà đánh lại cha, khi thì bằng chính chiếc thắt lưng của lính nguỵ mà người cha của nó dùng để đánh mẹ nó , khi thì định dùng cả “ám khí” là một con dao găm lận ‘ trong cạp quần đùi”, “ tôi” đã không khoanh tay ngồi nhìn vì “ bất luận trong hoàn cảnh nào, tôi cũng không cho phép hắn đánh một người đàn bà, cho dù đó là vợ và tự nguyện rúc vào trong xó bãi xe tăng kín đáo chio hắn đánh” . Và hậu quả là ‘ tôi” đã bị thương vì người chồng kia chống trả quyết liệt để tự vệ. Vậy cái cảnh thơ mộng đẹp đẽ mà “ tôi” thu được vào ống kính Pratica và cái cái cảnh đời ngang trái mà trong tư cách cựu chiến binh “ tôi” đã chứng kiến và tham dự cái nào cận nhân tình hơn? Do đó ảnh chụp chiếc thuyền thơ mộng kia chẳng phải là kết quả của lối tiếp cận hiện thực từ xa ư? Chiếc thuyền ngoài xa được chụp trong cự li gần là với ý nghĩa như vậy đó! Chưa hết, do dưỡng thương và nể bạn nên “ tôi” nán lại thêm mấy hôm và chính lần này “ tôi” mới vỡ ra mọi lẽ. Chứng kiến buổi làm việc giữa Đẩu – người đồng đội cũ của “ tôi” , giờ là Chánh án toàn án huyện- và người phụ nữ khốn khổ kia , ‘ tôi mới vỡ ra nhiều lẽ . Thì ra nếu chiếc thuyền chụp được là “ từ xa” thì cái cảnh “ tôi” chứng kiến cũng chỉ là bề nổi của cuộc đời gia đình nhà chài nọ. Vì sao người phụ nữ phải cam chịu một bề, không chống trả những trận “đòn chồng” và cũng không chịu li dị, hiểu theo nghĩa nào đó là không chịu “ giải phóng” mình. Cái lí do chị đưa ra đã đưa hai người cựu chiến binh tốt bụng – một là một nghệ sĩ, một được mệnh danh là một Bao công- đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: -“ Chị cảm ơn các chú! Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu cái việc của các người làm ăn lam lũ , khó nhọc…” - “ Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão ách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu. giá mà lão uống rượu…thì tôi còn đỡ khổ…Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão…đưa tôi lên bờ mà đánh” - “ Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông …Cũng có khi biển động sóng gió chứ?”. - ‘ Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó- vả lại, ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận vui vẻ”. Cái vòng luẩn quẩn của những kiếp người cần lao quả thật đầy bất ngờ đối với “ tôi”, vốn đã trải qua mấy năm chiến đấu tại mảnh đất này, đã giải phóng mảnh đất này và hiện đang là nhà báo từng dong ruổi nhiều nơi! Và “ tôi” cũng nhận ra rằng vì sao ông lão ( cha người phụ nữ) làm nghề sơn tràng “ ở tận trên miền rừng A So” và thằng cháú ngoại lại hay xuất hiện ở miệt biển này và tại sao trong buổi sáng chia tay “ tôi” ông lão luôn “đặt hai con mắt đầy vẻ lo lắng ra ngoài mặt phá, nơi có chiếc thuyền”. Vậy , với tất cả những điều ấy, “chiếc thuyền nghệ thuật” của “tôi” nói được cái gì cận nhân tình chưa hay cũng chỉ là “ chiếc thuyền ngoài xa”? Nhan đề ấy phản ánh quan niệm, cách nhìn của tác giả đối với đối tượng. Tóm lại, qua thiên truyện và cách đặt tên nhan đề, ta thấy nhân vật “ tôi” vẫn chưa hoàn toàn thoả mãn với những gì ống kính của mình đã thu được. Đằng sau bức ảnh chiếc thuyền thơ mộng ấy còn là những cuộc đời , những con người lầm lụi, khốn khổ đến quẫn trí và giải toả cái quẫn trí ấy bằng những giải pháp hết sức kì quặc. Bức ảnh “thuyền và biển” kia đã nói được gì đâu. Và đó là cách để nhà văn Nguyễn Minh Châu bộc lộ thiên hướng muốn nắm bắt hiện thực ở bề sâu ẩn kín chứa đầy những nghịch lí , mâu thuẫn của đời sống hậu chiến tranh và đó cũng là đặc điểm nổi bật mới mẻ của phong cách Nguyễn Minh Châu, người tiên phong tinh tường và tài ba trên hành trình đổi mới văn học nước nhà. Có thể hiểu “ Con thuyền ngoài xa” là những suy nghĩ da diết về chân lí nghệ thuật và đời sống. Chính khát vọng muốn tìm đến cái đẹp, cái hài hoà, muốn làm cho con người hạnh phúc nhiều khi đã đưa người ta đến chỗ giản đơn hoá không nhận ra cái thực tế khắc nghiệt thì suy cho cùng cũng chỉ là một kiểu “ lướt nhẹ trên bề mặt cuộc sống” chứ đâu đã là thứ nghệ thuật “ là tiếng đau khổ…thoát ra từ những kiếp lầm than” ( Nam Cao- Trăng sáng). Từ đó, có thể phát hiện ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa: Khi con thuyền đối tượng của nghệ thuật được chiếm lĩnh từ xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thực cuộc đời có lẽ phải được chiếm lĩnh ở cự li gần. Đừng vì nghệ thuật thuần tuý mà bỏ quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét , vui buồn trước cuộc đời, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người . Với ý nghĩa ấy, phần nào gợi ra những liên tưởng tương đồng với truyện “ Trăng sáng” của nhà văn Nam Cao./. Ôn tập môn ngữ văn: Văn học nước ngoài Chuyên đề "Thuốc" của Lỗ Tấn; "Ông già và biển cả" của Hemingway; "Số phận con người" của Sô-lô-khốp. KIẾN THỨC CƠ BẢN A. THUỐC 1. Khái quát a. Tác giả + Tiểu sử - con người - Tiểu sử - Con người: giàu nhiệt huyết với đất nước, nhân dân. Chuyển qua nhiều nghề: • Bắt đầu: say mê nghề hàng hải tại “Thủy sư học đường” => mở rộng tầm mắt, thoát khỏi cảnh ao tù nước đọng quê nhà. • Tốt nghiệp “Khoáng lộ học đường” ngành khai mỏ => khai thác tài nguyên khoáng sản làm giàu cho tổ quốc. • Học nghề y => chữa bệnh cho những người dân vì nghèo, ngu dốt mà chết. • Một lần xem phim thấy người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc => nhận ra: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần => chuyển sang hoạt động văn chương để chữa căn bệnh tinh thần của quốc dân. + Sáng tác: - Xuất phát từ quan điểm sáng tác đúng đắn, tích cực mà ông đề xướng: văn học “cải tạo quốc dân tính”. - Tác phẩm tiêu biểu: - Giá trị: • Nội dung: đặt ra yêu cầu cho người cầm bút: chỉ ra căn bệnh tinh thần cho người Trung Quốc để họ có ý thức chạy chữa. => Nhận xét: o Lay động đất nước Trung Quốc lạc hậu, cổ hủ, thức tỉnh lương tri dân tộc đang mê ngủ. o Đề xuất quan niệm văn chương tiến bộ, mang tính cách mạng, khơi dậy trách nhiệm xã hội của người cầm bút > hình thành “dòng văn học phản tỉnh”. • Nghệ thuật: phong cách viết đa dạng, phong phú. o Bề ngoài: lạnh lùng, khách quan o Bên trong: ấm nóng, sục sôi nhiệt huyết với dân với nước. => Ngòi bút trong tay Lỗ Tấn sắc sảo như “con dao mổ trong tay người phẫu thuật” (Liên hệ với phong cách nghệ thuật của Nam Cao). + Vị trí văn học sử: tác giả tiêu biểu của văn học hiện đại Trung Quốc mà cái bóng ôm trùm suốt thế kỉ XX. b. Tác phẩm + Sự ra đời: 1919, đúng lúc cuộc vận động chống phong kiến đế quốc của học sinh sinh viên bùng nổ (phong trào “ngũ tứ”). + Nhan đề: - Nghĩa thông thường: thuốc chữa bệnh. - Gắn với tác phẩm • Thuốc chữa bệnh lao theo cách riêng của những người dân mê muội, làm cho người chết oan uổng. • Nước Trung Quốc chìm trong tăm tối, ngu muội. Bánh bao tẩm máu người thực chất là một loại thuốc độc. Con người đang chìm đắm trong sự mê tín, ngu dốt, hủ lậu, tham lam. Cái gọi là thuốc mà người dân Trung Quốc cần là sự giác ngộ => Đặt ra câu hỏi về phương thuốc chữa bệnh tinh thần cho người Trung Quốc. • Phát hiện ra căn bệnh ở hai đối tượng: o Người cách mạng: xa rời quần chúng đến mức quần chúng bán đứng mình (đau đớn nhất lại chính là người thân – ông Ba bán đứng Hạ Du) o Quần chúng: mê muội, hờ hững với lí tưởng cứu nước cao đẹp. Nhận xét: • Chỉ ra căn bệnh tinh thần quái dị chứ không chủ trương kê đơn bốc thuốc => lay động và thức tỉnh ý thức chữa bệnh để người dân Trung Quốc tự tìm thuốc chữa. • Thuốc là một câu hỏi bỏ lửng cho cả người cách mạng và quần chúng: làm thế nào tìm ra phương thuốc chữa bệnh tinh thần. + Tóm tắt nội dung: - Ông chủ quán trà Hoa Thuyên có con trai bị bênh lao, nhờ người mua bánh bao tẩm máu tử tù vì tin sẽ chữa bệnh được cho con. - Mọi người uống trà bàn tán về người cách mạng – Hạ Du mà máu được dùng làm thuốc với thái độ coi thường, coi là giặc, điên, trái đạo. - Tiết Thanh minh năm sau, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đều đến nghĩa địa thăm con và có sự đồng cảm. 2. Một số vấn đề lưu ý a. Nội dung + Vạch trần sự u mê, lạc hậu của quốc dân tính Trung Quốc. + Đặt câu hỏi có ý nghĩa xã hội sâu sắc: Đâu là phương thuốc chữa bệnh thể xác và tinh thần cho người dân Trung Quốc. + Chỉ rõ: muốn cứu người Trung Quốc khỏi nguy cơ diệt vong cần chữa hai căn bệnh. • Căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng. • Căn bệnh u mê, thờ ơ với tương lai đất nước của người dân Trung Quốc. b. Nghệ thuật + Bút pháp: thiên về tả => phơi bày trần trụi, khách quan, lạnh lùng, thấm thía trạng thái tinh thần ngu muội, vô cảm của người dân và sự cô vắng của người cách mạng. + Ngôn ngữ: ngắn gọn, giản dị. + Hệ thống chi tiết, hình ảnh giàu tính biểu tượng: - Bánh bao tẩm máu tử tù. • Cách chữa bệnh mê tín. • Cách nhìn của quần chúng về người cách mạng: giặc, điên => tăm tối, không thấu hiều => thực chất đây là thứ thuốc độc. - Con đường mòn “nhỏ hẹp, cong queo”. • Ranh giới quần chúng – cách mạng: mộ người cách mạng bị đặt chung một bên với những người tội phạm. • Ranh giới phân tranh giữa trái – phải. => Nhận thức ngu muội, tăm tối của người dân. - Con quạ: thế lực đen tối. - Sự gặp gỡ của hai bà mẹ: • Họ Hoa và họ Hạ => ghép lại thành Hoa Hạ - tên gọi cổ xưa của dân tộc Trung Quốc => bị chia cắt thành hai nửa không thấu hiểu, đều mang bi kịch và nỗi đau mất mát. • Tuy nhiên, họ đã gặp nhau và đồng cảm, xóa bỏ đi khoảng cách của sự ngộ nhận, hiểu lầm => niềm tin vào một ngày Trung Quốc thống nhất, đoàn kết. - Vòng hoa: trân trọng, biết ơn => niềm lạc quan về sự phản tỉnh của người dân Trung Quốc. B. ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ 1. Vài nét về tác giả tác phẩm a. Tác giả + Tiểu sử: - Thủa nhỏ thường theo cha đi săn, đi câu cá hay chữa bệnh cho người da đỏ => khám phá những mảnh đất mới mẻ, hoang sơ; sống gần gũi với thiên nhiên. - Tham gia hai cuộc chiến tranh thế giới với tư cách là người lính, phóng viên mặt trận, chịu nhiều nỗi đau hậu chiến (bi thương, tình yêu tan vỡ) => trải nghiệm, cảm nhận sâu sắc sự phi nghĩa và những mất mát do chiến tranh gây ra. + Con người: - Cá tính mạnh mẽ, giàu nghị lực và luôn muốn thử thách khả năng chịu đựng của con người. - Nhà văn thuộc “thế hệ vứt đi”: tan vỡ ảo tưởng, nhận thức sự phi nghĩa của chiến tranh, cảm giác lạc loài. - Trung thực với chính mình và với nghề viết: Tâm niệm: “Viết một áng văn giản dị và trung thực về con người”. + Phong cách nghệ thuật - Nguyên lí “tảng băng trôi”. - Tác phẩm phải là một “tảng băng trôi”, bảy phần chìm, một phần nổi. - Biểu hiện: • Văn phong giản dị, ngắn gọn, tước bỏ mọi màu mè hoa mĩ trong lời văn. • Tạo hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi, nhiều ẩn ý. • Sử dụng nhiều độc thoại nội tâm • Giọng điệu phong phú: vừa trữ tình vừa châm biếm, vừa tả thực vừa biểu tượng => tính chất đa thanh. • Dung lượng câu chữ ngắn gọn nhưng triết lí và ý vị nghệ thuật gần như vô tận: nhà văn cố tình lược bớt các chi tiết để gia tăng hàm lượng nghĩa cho hình tượng nghệ thuật. Nhận xét: - Tạo ra “mạch ngầm văn bản” => tạo tính chất đối thoại, mở rộng khả năng “đồng sáng tạo” của người đọc trong quá trình tiếp nhận. - Gặp gỡ với lí luận văn học phương Đông (Trung Quốc): ý tại ngôn ngoại (ý ở ngoài lời) => tính chất hàm súc, đa nghĩa của văn bản nghệ thuật. - Gắn với quan niệm: “Viết một áng văn xuôi trung thực và giản dị về con người”. b. Tác phẩm + Xuất xứ: viết năm 1952, trước khi nhà văn đạt giải Nobel (1954). + Tóm tắt: Truyện kể về ba ngày hai đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xan-ti-a-gô. Trong khung cảnh mênh mông trời biển chỉ có một mình ông lão, lúc chuyện trò với chim cá, mây nước, khi đuổi theo con cá lớn, lúc đương đầu với đàn cá dữ đang bu vào xâu xé con cá kiếm của lão, để cuối cùng, kéo vào bờ chỉ còn trơ bộ xương. + Khái quát: - Thời gian, nhân vật được thu hẹp tới mức cực hạn. - Gợi mở nhiều tầng ý nghĩa: • Cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời của ông lão. • Hành trình nhọc nhằn và dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô tình. • Thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi giấc mơ sáng tạo. • Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên => khẳng định sức mạnh của con người: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”. + Vị trí: tác phẩm là thể nghiệm thành công cho nguyên lĩ “Tảng băng trôi” c. Đoạn trích. Thuộc phần cuối của truyện, kể lại việc ông lão Xan-ti-a-gô đuổi theo và bắt được con cá kiếm. 2. Một số nét cơ bản về đoạn trích Biểu hiện của nguyên lí “Tảng băng trôi”: + Những “khoảng trống” ngôn ngữ: - “Khoảng trống” trong những đoạn miêu tả, kể về cảnh vật, con người. Ví dụ: “Rồi sợi dây không nhích thêm tí nào nữa và lão giữ cho tới khi lão thấy trong ánh nắng, những tia nước từ sợi dây bắn ra […]Thế rồi sợi dây thoát đi mất” => giữa hai câu có khoảng trống: lão sợ dây câu đứt nên buông dây ra. - “Khoảng trống” trong dòng độc thoại nội tâm của ông lão. Ví dụ: “Con cá là vận may của ta” => Muốn hiểu câu này cần liên tưởng tới việc lão ra khơi vì mọi người cho rằng lão gặp vận rủi đeo đẳng nên đã hết thời => có thể hiểu: Con cá là vận may của ta vì ta đã bắt được nó, xóa bỏ vận rủi theo bám ta bấy lâu. + Phân bố các kiểu lời: lời tả, lời độc thoại => se khít, chặt chẽ, tỉ lệ phù hợp. - 18 lần độc thoại nội tâm, 24 lần tác giả sử dụng “Lão nghĩ”. - 18 lần lão/ông lão nói lớn (ông lão hứa) => đối thoại với thiên nhiên, phân thân, tự nói với chính mình để tìm nguồn độc lực vượt qua gian nan và nỗi cô đơn một mình trên biển. => Những khoảng dư bất tận của ý nghĩa: - Cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời của ông lão. - Hành trình nhọc nhằn và dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô tình. - Thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi giấc mơ sáng tạo. - Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên => khẳng định sức mạnh của con người: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”. C. SỐ PHẬN CON NGƯỜI 1. Khái quát về tác giả, tác phẩm a. Tác giả: + Tiểu sử - con người: - Nơi sinh: thảo nguyên Sông Đông => không gian nghệ thuật quen thuộc trong sáng tác Sô-lô-khốp. - Tham gia cách mạng từ khá sớm, làm nhiều nghề để kiếm sống => sự trải nghiệm, thấu hiểu sâu sắc cuộc sống, chiến tranh cũng như gương mặt những số phận thời hậu chiến. + Phong cách nghệ thuật: - Viết đúng sự thật, không né tránh dù có khốc liệt và đau thương như thế nào. [...]... thuật riêng của từng nghệ sĩ Không có cái hình thức đó thì cũng chẳng bao giờ có nghệ thuật (3) Tôi nghĩ, với thi phẩm nàychẳng hạn, anh đã có được điều đó ****** Tiếp cận văn bản "Đàn ghi ta của Lorca" (Thanh Thảo) Theo lí thuyết văn học liên văn bản, bất cứ văn bản nào cũng là một liên văn bản, không phụ thuộc vào việc tác giả của văn bản có ý thức được điều đó hay không Đọc Đàn ghi ta của Lor-ca,... trên, tác giả vẫn không ngăn nổi lòng mình khi viết ra những câu thơ đau xót hết mực, thấm đượm một cảm giác xa vắng, bơ vơ, côi cút, như cảm giác của ta khi thấy cỏ mọc hoang đang ngao hát bài ca vắng người giữa mang mang thi n địa Không phải ngẫu nhiên mà trong ít nhất hai phương án ngôn từ có thể dùng, Thanh Thảo đã lựa chọn cách diễn đạt không ai chôn cất chứ không phải là không ai chôn được ! Đến lượt... cùng sâu nặng của ông đối với nguồn mạch dân ca xứ sở - đã không được thực hiện Nhưng nghĩ về điều đó, những liên tưởng dồn tới và ta bỗng vỡ ra một chân lí : không ai chôn cất tiếng đàn và dù muốn chôn cũng không được ! Đây là tiếng đàn, một giá trị tinh thần, chứ không phải là một cây đàn vật thể Tiếng đàn ấy trường cửu cùng tự nhiên và hơn thế, bản thân nó chính là tự nhiên Nó vẫn không ngừng vươn... phẫn nhất của cuộc đời Lorka cho cảm hứng của thi phẩm : lúc ông bị bắn chết Lorca luôn dự cảm và bị ám ảnh khôn nguôi bởi cái chết Nhưng ông cũng không thể ngờ cái chết phũ phàng nhất đã ập xuống thân phận mình Đối với lòng tiếc thương, mọi cái chết đều ngang trái Cái chết của Lorca càng ngang trái bội phần Vì ông bị phatxit giết hại khi mới 37 tuổi, xác ông còn bị chúng quẳng xuống một cái giếng để... phẫn nhất của cuộc đời Lorca cho cảm hứng của thi phẩm : lúc ông bị bắn chết Lorca luôn dự cảm và bị ám ảnh khôn nguôi bởi cái chết Nhưng ông cũng không thể ngờ cái chết phũ phàng nhất đã ập xuống thân phận mình Đối với lòng tiếc thương, mọi cái chết đều ngang trái Cái chết của Lorca càng ngang trái bội phần Vì ông bị phatxit giết hại khi mới 37 tuổi, xác ông còn bị chúng quẳng xuống một cái giếng để... Lorca người ta đã không biết vượt qua Lor-ca Chẳng phải do ngãu hứng khi Thanh Thảo viết: “Không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang…” Câu thơ mở ra nhiều hướng diễn dịch: là nỗi xót thương cái chết của một thi u tài; là nỗi xót tiếc hành trình cách tân dang dở không chỉ với bản thân Lor-ca mafconf với nền văn chương TBN Bởi lẽ, nhà cách tân Lor-ca đã chết, nghệ thuật vắng thi u kẻ dẫn đường... không dại thế Vả, làm thế cũng đâu ra võ của anh Không thuộc kiểu thi sĩ mớm thơ cho nhạc, càng không phải một tay vãi nhạc vào thơ Anh vẫn đi lại với nhạc, nhưng theo chiêu riêng : vừa nhập cấu trúc ca khúc vào lòng bài thơ vừa khảm thêm tiếng nhạc vào lời thơ Nên, dù dan díu với nhạc, trước sau thơ anh vẫn luôn là thơ Ngoài vốn thi liệu được tái chế, tái tạo từ di sản thơ của chính Lorca, thì ngôn... liền, “Sông không hiểu nổi mình – Sóng tìm ra tận bể”, rồi lại ở trên biển mãi, nhớ bờ, lại liên hồi tìm về bờ bến cũ Nếu đọc lướt một đôi lần, không thể hiểu hết, không thể cảm hết được cái hay của bài thơ Cái tứ thơ tình yêu của sóng biển với bờ được xác lập một cách rõ ràng rồi, quen thuộc rồi, nhưng bao hàm nhiều ý, phức tạp, biểu đạt một tâm trạng không giản đơn, không thuận chiều Đó không chỉ...- Sự kết hợp hài hòa: chất bi và chất hùng, yếu tố sử thi và yếu tố tâm lí + Vị trí văn học sử: - Nhà văn Nga lỗi lạc, thuộc số các nhà văn mà mỗi tác phẩm ra đời đều có ý nghĩa như những cột mốc đánh dấu bước phát triển của nền văn học Xô viết - Nhận giải thưởng Nobel năm 1965 - Nhà tiểu thuyết có tài, một trong những nhà văn lớn nhất thế kỉ XX b Tác phẩm + Hoàn cảnh ra đời: - Bối cảnh... với nghệ thuật? Không chỉ có vậy, còn là tình yêu tha thi t với xứ sở Tây ban cầm? Nhưng Lor-ca không phải là nghệ sĩ sinh ra để nói những điều đơn giản Do đó , di chúc của Lor-ca còn có những ý nghĩa khác Nhà thơ cách tân là Lor-ca biết thi cac cùa mình một ngày nào đó sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuạt nen đã dặn lại cần phải biết chôn nghệ thuật của mông để đi tới Nhưng . (Thanh Thảo) Theo lí thuyết văn học liên văn bản, bất cứ văn bản nào cũng là một liên văn bản, không phụ thuộc vào việc tác giả của văn bản có ý thức được điều đó hay không. Đọc Đàn ghi ta của. phẫn nhất của cuộc đời Lorka cho cảm hứng của thi phẩm : lúc ông bị bắn chết. Lorca luôn dự cảm và bị ám ảnh khôn nguôi bởi cái chết. Nhưng ông cũng không thể ngờ cái chết phũ phàng nhất đã ập. tương đồng với truyện “ Trăng sáng” của nhà văn Nam Cao./. Ôn tập môn ngữ văn: Văn học nước ngoài Chuyên đề "Thuốc" của Lỗ Tấn; "Ông già và biển cả" của Hemingway; "Số

Ngày đăng: 02/07/2014, 05:00

w