Kiến thức cha me cần biết - Phần 18 potx

5 166 0
Kiến thức cha me cần biết - Phần 18 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chốn an toàn thật sự Chốn an toàn thật sự cho trẻ nhỏ là vòng tay cha mẹ Một nghịch lý của thời đại chúng ta là các bậc cha mẹ ngày càng ý thức cao hơn về bổn phận trách nhiệm nuôi dạy con cái, thế nhưng do nhu cầu của cuộc sống mà họ ngày càng có ít thời gian gần gũi với con cái hơn. Ngày nay, hầu hết các cặp vợ chồng trẻ đều nỗ lực để có thể ra riêng sống tự lập và cả vợ lẫn chồng đều phải đi làm để có đủ thu nhập bảo đảm cuộc sống. Điều này đồng nghĩa với việc khi quyết định có con, họ đã mặc nhiên chấp nhận tình cảnh giao phó phần lớn việc chăm sóc đứa trẻ cho người khác. Nhiều người mẹ đành rời xa đứa con bé bỏng mà quay lại với công việc hay sự nghiệp từ khi chúng mới được bốn năm tháng tuổi mặc dù rất đau lòng. Một cuộc nghiên cứu ở Đại học Melbourne (Úc) phỏng vấn 80 người mẹ đi làm phải gửi con dưới 2 tuổi tại các trung tâm giữ trẻ, hầu hết đều bày tỏ sự lo lắng khi buộc phải giao con cho những người xa lạ, điều đáng ngại là bốn người trong số họ có những biểu hiện của rối loạn tâm thần. Hiện nay, việc gửi con cho nhà trẻ gần như là một xu thế thời đại và là “sự lựa chọn của bạn”. Vấn đề còn lại chỉ là lựa chọn nhà trẻ phù hợp với yêu cầu và khả năng của mỗi gia đình. Đề cập đến thực trạng trên, Steve Biddulph - một chuyên viên tư vấn gia đình người Úc – đã nhận định rằng “không có một thế hệ nào bỏ ra ít thời gian hơn chúng ta trong sự nghiệp làm cha mẹ”. Và trước khuynh hướng nở rộ các nhà trẻ hiện nay để giải quyết nhu cầu gửi con của mọi cặp vợ chồng, ông đã định danh đây là “Thời đại cúc cu” (ám chỉ việc loài chim cúc cu chuyên ấp trứng hộ cho giống chim tu hú). Tại nước ta, thật may mắn đối với những trẻ có ông bà nội, ông bà ngoại, chú bác cô để cha mẹ yên tâm gửi gắm con cả ngày. Đa số cha mẹ còn lại buộc lòng phải thuê người giữ trẻ tại nhà (nếu có điều kiện), hoặc gửi con tại các điểm nhận nuôi giữ trẻ (nếu bé dưới 8 tháng). Tất nhiên nhà trẻ có những mặt tích cực của nó. Nơi đây cung cấp cho trẻ những thứ mà cha mẹ không thể cho con được, chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng tốt (nếu cha mẹ nghèo hay quá bận rộn), một môi trường kích thích hoạt động vui chơi (nếu đứa trẻ suốt ngày chỉ ru rú ở nhà) và mang lại nhiều bạn bè (nếu gia đình ở một khu biệt lập hoặc đó là đứa con một). Trẻ con trong nhà trẻ học được các kỹ năng về giao tiếp, nhận thức và những trò chơi tập thể giúp phát triển óc sáng tạo và sự tự tin. Đối với trẻ trên ba tuổi, các trường mẫu giáo có chất lượng sẽ là một yêu cầu cần thiết để đứa trẻ hòa nhập vào môi trường phong phú của xã hội trẻ con, tách rời hẳn mối quan hệ hạn hẹp khép kín với người mẹ. Chúng sẽ có một thế giới quan rộng lớn hơn đồng thời học cách chia sẻ và hợp tác với người khác. Tuy nhiên, một giáo sư người Úc - ông Jay Belsky – đã cho rằng việc các trẻ dưới 3 tuổi sớm bị tách khỏi sự chăm sóc của chính người mẹ sẽ chịu những tác hại nhất định, mặc dù đó là một loại ảnh hưởng về lâu dài và khó nhận ra. Ông đã tiến hành một công trình rất giá trị là thu thập từ kết quả hàng trăm cuộc nghiên cứu trên toàn thế giới về tác hại xảy ra cho các cháu bé đi nhà trẻ trước tuổi thôi nôi. Từ đó ông đưa ra kết luận đáng quan tâm là những trẻ ấy khi lớn lên, một số trở nên dè dặt, nhút nhát, số khác ngược lại tỏ ra hung hăng, quá khích, nói chung là không có cách cư xử thích hợp như trẻ bình thường. Các nhà tâm lý học thì cho rằng trong 5 năm đầu tiên, trẻ phát triển cả về mặt xúc cảm lẫn trí tuệ nhiều nhất trong suốt cuộc đời. Việc phải đi nhà trẻ vào lúc chưa đầy tuổi – và ở đây từ tám đến chín tiếng một ngày – cho thấy về cơ bản đứa bé đã trải qua tuổi thơ của nó ở nơi này. Cha mẹ có thể tìm ra những nhà trẻ đạt yêu cầu về chất lượng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, cơ sở vật chất tốt và chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Tất cả những điều này rất cần thiết nhưng quan trọng hơn là vấn đề “chất lượng của mối quan hệ”, bởi các nhu cầu tinh tế của trẻ không được nhà trẻ đáp ứng, chẳng hạn tình thương yêu thiết tha và một tấm lòng tận tụy vô bờ là những điều mà đồng tiền không mua được. Sự ổn định tâm lý vốn là yếu tố cần thiết cho thế giới tuổi thơ cũng khó thể có được nếu bé lớn lên trong nhà trẻ, vì đứa nhỏ phải lần lượt “qua tay” hàng chục người khác nhau chăm sóc trong suốt mấy năm trời trước khi đến tuổi cắp sách. Bị rơi tõm vào một nơi có nhiều đứa trẻ khác tranh nhau để được cô bảo mẫu chú ý, nơi lúc nào cũng ồn ào tiếng kêu khóc chí chóe, đứa bé sẽ chẳng có khoảng riêng tư nào. Một điều chắc chắn là không một sự chuyên nghiệp nào có thể thay thế vai trò đặc biệt của cha mẹ. Chính vì vậy mà giáo sư Jay Belsky đã đưa ra lời khuyên: “Trong trường hợp do hoàn cảnh bất khả kháng phải gửi con, nên cố gắng tìm nhà trẻ ở một địa điểm mà cha mẹ dễ dàng tiện đường ghé qua bất cứ lúc nào. Đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người trông trẻ để có thể trao đổi thân tình về những mối quan tâm lo lắng của mình mà không làm họ cảm thấy bị quấy nhiễu. Tuy nhiên, khi con bạn dưới một tuổi, xin chớ nghĩ đến việc gửi con mình cho bất cứ loại hình giữ trẻ nào. Hãy sắp xếp công việc sao cho con bạn được ở với mẹ hoặc cha trong suốt năm đầu tiên. Chốn an toàn và thật sự tốt đẹp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là trong vòng tay cha mẹ, bà con, họ hàng, dưới mái nhà của những người thương yêu chúng như từ hàng ngàn năm qua”. Chọn giày cho bé tập đi (-C) Chân của trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển nên phải biết cách lựa chọn giày, tất phù hợp. Tốt nhất, chỉ nên cho bé đi giày sau khi biết đi khoảng sáu tuần. - Chân bé non nớt, xương chân mềm, dễ bị chèn ép tổn thương nên tránh những đôi giày chật và gò bó có thể làm bàn chân bé bị biến dạng, để lại hậu quả. - Chân bé sơ sinh thường cong tự nhiên. Các đôi tất bó chặt hay giày len có thể ngăn không cho chân thẳng ra. Do đó cần để cho chân trẻ tự do càng nhiều càng tốt. - Không nên bắt bé đi giày sớm. Chỉ nên cho bé đi giày sau khi các bé đã biết đi độ sáu tuần. Trước đó chúng chỉ nằm, ngồi hay bò không cần phải đi giày vì chỉ thêm khó chịu cho bé. - Đi giày vừa vặn với chân trẻ. Một đôi giày mới mua nên dài hơn ngón chân dài nhất khoảng 2 cm, rộng vừa phải để đủ chỗ cho các bàn chân nằm thoải mái, không bị chèn ép và không quá lỏng. Gót giày không bị tuột ra khi trẻ đứng bằng các đầu ngón chân. - Giày cũ nên bỏ đi khi đế giày đã biến dạng. - Chân trẻ bị bẹt, lệch cần được khám ở khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng để được hướng dẫn cách đóng giày phù hợp với bàn chân của bé, tránh biến dạng về sau. . cho bé tập đi (-C) Chân của trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển nên phải biết cách lựa chọn giày, tất phù hợp. Tốt nhất, chỉ nên cho bé đi giày sau khi biết đi khoảng sáu tuần. - Chân bé non. toàn thật sự Chốn an toàn thật sự cho trẻ nhỏ là vòng tay cha mẹ Một nghịch lý của thời đại chúng ta là các bậc cha mẹ ngày càng ý thức cao hơn về bổn phận trách nhiệm nuôi dạy con cái, thế. lại hậu quả. - Chân bé sơ sinh thường cong tự nhiên. Các đôi tất bó chặt hay giày len có thể ngăn không cho chân thẳng ra. Do đó cần để cho chân trẻ tự do càng nhiều càng tốt. - Không nên bắt

Ngày đăng: 02/07/2014, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan