1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kiến thức cha me cần biết - Phần 11 pot

8 181 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 151,5 KB

Nội dung

Chăm sóc trẻ hiếu động Những đứa trẻ hiếu động cần được quan tâm, chăm sóc chặt chẽ Khác với sự thông minh, nhanh nhạy của những đứa trẻ phát triển trong điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, trẻ quá hiếu động lại khó có thể phát triển nhân cách bình thường. Theo các chuyên gia tâm lý nhi đồng, trẻ quá hiếu động thường mất khả năng tập trung, suy nghĩ kém và rất dễ trở nên hung bạo, nghiện ngập nếu không được điều chỉnh, uốn nắn kịp thời. Nhiều bà mẹ than phiền với các bác sĩ tâm lý: “Bác sĩ ơi, con tôi nó quậy lắm! Cả gia đình và các thầy cô đều rất mệt mỏi khi phải canh chừng cháu.” Hoặc lo lắng: “Chẳng hiểu sao cháu lại quậy quá mức, không chịu ngồi yên một chỗ!” Đó là những lời phàn nàn ban đầu của các bà mẹ về đứa con quá quậy phá của mình, mà sau này họ mới biết chúng mắc bệnh hiếu động. Cả người chăm sóc và trẻ hiếu động cùng mệt nhoài Năm 2003, Khoa Tâm lý Bệnh Viện Nhi Đồng 2 TPHCM đã tiếp nhận 309 trẻ đến để được tư vấn tâm lý, trong đó có 35 trẻ cần tư vấn về vấn đề hiếu động. Theo bác sĩ Thái Thanh Thủy, Trưởng Khoa Tâm lý Bệnh Viện Nhi Đồng 2, trẻ hiếu động thường không tập trung, không ngồi yên một chỗ. Chúng luôn chạy nhảy, làm bừa bộn mọi thứ khiến cho những người chăm sóc trẻ mệt nhoài và bản thân trẻ cũng mệt. Phát hiện sớm và can thiệp đúng mức sẽ giúp trẻ phát triển tốt. Nếu không, càng lớn trẻ càng trở nên hung hăng. Với tính khí như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và khó có thể phát triển nhân cách bình thường trong đời sống xã hội. Thế nhưng, các bác sĩ, các chuyên gia tâm lý cho biết đã gặp không ít trường hợp trẻ hiếu động ở mức độ nặng mới được các bậc cha mẹ phát hiện và đưa đi khám, điều trị. Sở dĩ có sự phát hiện chậm trễ này là do cha mẹ ít quan tâm đến trẻ, giao trẻ cho ông bà, hoặc người giúp việc chăm sóc. Hoặc các bậc cha mẹ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, tâm lý về trường hợp này. Nhiều bậc phụ huynh thường nuôi dạy con theo kinh nghiệm dân gian hoặc kinh nghiệm từ những đứa con trước nên không nghĩ đây là một bệnh về tâm lý, vì thế đã không đưa trẻ đi khám sớm. Còn lại là những trường hợp cha mẹ đã cố gắng can thiệp nhiều nhưng không đạt kết quả. Trẻ hiếu động dễ gặp tai nạn Bác sĩ Thái Thanh Thủy cho biết, trẻ hiếu động ở tuổi chưa biết đi thường khóc suốt ngày và ngọ ngoậy liên tục. Nhưng phần lớn trẻ bộc lộ sự hiếu động rõ hơn khi chúng bắt đầu biết đi (từ 1 tuổi trở lên). Lúc đó, trẻ có một số đặc điểm mà nếu chú ý cha mẹ sẽ dễ dàng nhận ra. Trước hết là tình trạng mất khả năng tập trung: Trẻ định làm một việc rồi lại quên mất, luồng suy nghĩ của trẻ lướt qua sự kiện này đến sự kiện khác nhưng không cố định. Ví dụ: Trẻ định đi xuống sân chơi bỗng nhiên lại quẹo vào phòng khách hoặc đã xuống sân mà không nhớ ra ý định ban đầu của mình. Cũng có khi trẻ quá tập trung vào một việc mà trẻ thích nhưng sự tập trung này lại thiếu mạch lạc, thiếu nhất quán. Trẻ chỉ tập trung được một lúc rồi quên ngay lập tức. Trẻ hiếu động thiếu khả năng suy nghĩ trước khi hành động hoặc thiếu suy nghĩ đến hậu quả của hành động. Chẳng hạn, trái banh lăn ra ngoài đường, trẻ lập tức phóng theo mà không cần quan sát xem có xe cộ chạy, hay vật cản gì không. Ở nhà cũng như trong trường học, trẻ thường phá ngang, phá bĩnh. Vì lẽ đó, trẻ hiếu động thường gặp phải tai nạn và giáo viên rất phiền lòng trước sự quậy phá quá mức của trẻ đã làm ảnh hưởng đến cả lớp học. Sự hiếu động này xảy ra liên tục và thái quá so với lứa tuổi của trẻ. Thường từ 2 - 4 tuổi trẻ cũng rất nhanh nhạy nhưng đó là sự phát triển bình thường, còn ở trẻ hiếu động có tính chất bệnh lý thì những hành động thường không có mục đích, trẻ bồn chồn và không lúc nào yên. So với những trẻ bình thường, chúng thể hiện sự vượt trội về tính chất cũng như số lượng hành động. 8 điều cần biết để chăm sóc trẻ hiếu động 1. “Tính nết” của trẻ hiếu động sẽ được cải thiện nhiều nếu có sự quan tâm, kiên nhẫn của cha mẹ. 2. Không nên đặt biệt hiệu cho trẻ như “đứa con trời đánh”, “nghịch như quỷ sứ” Cách đặt biệt hiệu làm trẻ càng xa cách với các trẻ khác, trẻ sẽ tự ti, hung hăng thêm. 3. La mắng, đánh đập càng làm phát triển sự hung hăng của trẻ hiếu động, thay vào đó nên cư xử dịu dàng với trẻ. 4. Không nên so sánh với những trẻ khác cùng tuổi với ý chê trách, thất vọng. Trẻ hiếu động đã rơi vào tình trạng đặc biệt nên những gì mà trẻ trông chờ là sự thương yêu của cha mẹ. Nếu tình yêu thương của cha mẹ là sự khát khao của mọi đứa trẻ bình thường thì đối với những trẻ rơi vào trường hợp đặc biệt, tình cha mẹ chính là sự sống còn của trẻ. 5. Nên nhìn vào mắt trẻ khi nói chuyện. Bắt trẻ nhìn vào mắt bạn khi trẻ yêu cầu một điều gì. Thực hiện hành động rõ ràng ngay trước mắt trẻ. 6. Giúp trẻ tập nghe trước khi hành động, giúp trẻ hình dung được hậu quả trước khi hành động. 7. Dùng những lời động viên, khen ngợi để trẻ tự làm một cách hứng thú những công việc nhỏ có ích. 8. Luôn giám sát trẻ. Phỏng vấn Bác sĩ Lâm Xuân Điền, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TPHCM về: Trẻ có thể sớm rơi vào tình trạng nghiện ngập PV: Hiếu động quá mức ở trẻ em có phải là một dạng của rối loạn tâm lý không, thưa bác sĩ? BS: Hiếu động quá mức còn được gọi là tăng động, hiện nay có 2 quan điểm về vấn đề này. Những chuyên gia ở Bắc Mỹ cho rằng tăng động là sự rối loạn về phát triển. Trong quá trình phát triển, khi còn nhỏ trẻ nghịch ngợm, hiếu động được xem là bình thường, nhưng khi lớn lẽ ra một người bình thường phải nhận thức được điều gì nên làm và điều gì không nên, thế nhưng những trẻ này vẫn cứ mãi tăng động. Vì vậy, họ nhìn nhận đây là những rối loạn về phát triển. Còn những chuyên gia châu Âu nhận định hoạt động thuộc về hành vi ứng xử nên tăng động được xem là rối loạn hành vi ứng xử. Bệnh này được mô tả từ cuối thế kỷ 19 với nhiều tên gọi. Hiện nay, tên gọi chung là rối loạn tăng động giảm chú ý vì càng gia tăng hoạt động thì sự chú ý ở những trẻ này càng giảm đi. PV: Vậy tăng động có phải là một bệnh bẩm sinh? BS: Y học xác định có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tăng động ở trẻ. Về nguyên nhân sinh học, người ta thường nói đến gien vì có những tổn thương về gien. Nhưng đây là vấn đề hết sức phức tạp nên không thể xác định gien thế nào. Ngoài ra, còn có nguyên nhân tâm lý xã hội, đây là nguyên nhân tác động hết sức nặng nề. Những gia đình thường xuyên có xung đột sẽ tạo cho trẻ những ức chế về tâm lý, vì ở những gia đình này trẻ ít được quan tâm về mặt tinh thần nên chúng luôn muốn được “bung ra”. PV: Cuộc sống của những trẻ này sẽ ra sao nếu không được điều trị đúng mức? BS: Nếu cha mẹ để ý sẽ thấy những trẻ này đến 4-5 tuổi vẫn còn nghịch nhiều. Khi bệnh đã diễn tiến nặng, rối loạn tăng động làm phiền nhiễu những người xung quanh. Do không chú ý học nên kết quả học tập của những trẻ này ngày càng sa sút, ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp, thầy cô luôn xem đây là những học sinh cá biệt nhưng thật ra đây không phải là lỗi của trẻ mà là do bệnh. Bị bạn bè xa lánh, chúng càng hăng hơn, phá rối nhiều hơn và có thể rơi vào tình trạng nghiện ngập rất sớm do bị cô lập. PV: Tình hình trẻ tăng động ở nước ta hiện nay ra sao? BS: Tùy theo cách chẩn đoán và tùy theo quan điểm về tăng động mà tỉ lệ này thay đổi. Tại Bệnh viện Tâm thần, mỗi tuần có từ 220 – 250 trẻ rối loạn tâm lý đến khám, trong đó trẻ tăng động chiếm khoảng 1% - 5%. Trẻ bị rối loạn tâm lý ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có áp lực từ gia đình, nhà trường. Đây là vấn đề đáng báo động. PV: Hiện nay trẻ tăng động được điều trị như thế nào? BS: Những trẻ này có thể được điều trị bằng thuốc hoặc bằng liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, dùng thuốc cho trẻ sẽ rất nguy hiểm vì những loại thuốc này thường có chứa chất ma túy, sẽ gây nghiện sau này. Còn với liệu pháp tâm lý, trẻ sẽ được người khác hiểu một cách đúng đắn hơn. Đặc biệt là có thể tổ chức những nhóm trẻ tăng động để các em hiểu nhau, dễ thích nghi ứng xử hơn và làm cho phản ứng của những người xung quanh giảm đi. Cháu tôi sợ học Năm học này cháu tôi vào lớp 1. Từ môi trường mẫu giáo nhà trẻ chủ yếu vui chơi là chính, nay bước sang ngưỡng lớp 1 - lớp đầu cấp của tiểu học, bước giậm đầu tiên của 12 năm phổ thông trên ghế nhà trường với nhiều bỡ ngỡ, rụt rè. Đây cũng là lớp thu nạp kiến thức nền cơ bản cho cả quá trình tích lũy sau này. Do vậy cháu đi học với tâm lý vừa lo vừa sợ nên cứ đến giờ học là cháu phải nghĩ ra một cái gì đấy để tìm kế "hoãn binh". Lâu dần điều này hình thành như một phản xạ có điều kiện. Đến hẹn lại lên, đúng giờ học, cháu thường viện cớ xin uống nước, đi vệ sinh, thậm chí khóc nhè để nôn cả thức ăn vấy đầy quần áo chỉ với mong muốn kéo dài thời gian bên người thân ở nhà. Sáng nào cả nhà cũng ầm ĩ cả lên về chuyện cháu chẳng chịu đi học dù đã dùng mọi biện pháp từ dỗ dành, dụ ngọt, đến đe nẹt, quát tháo. Đúng ra là cháu tôi "sợ" học. Từ tâm lý sợ học này, người thân trong nhà lại dùng việc học để dọa khi cháu sai phạm điều gì hoặc không vâng lời. "Nếu con không ngoan sẽ cho đi học", "Nếu con không ăn cơm mẹ cho đi học liền". Chính suy nghĩ này đã vẽ lên trong nhận thức trẻ cái sự học là một giải pháp để trừng phạt việc làm sai hoặc không vâng lời. Vô hình trung việc học lại trở thành "cây gậy" để giáo dục trẻ theo ý mình, và khi trẻ ngại học thì lại chìa tiếp ra "củ cà rốt" (kẹo, bánh, đồ chơi…) để chiêu dụ trẻ đến trường. Theo các nhà nghiên cứu tâm lý, trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 15 thường có một giai đoạn sợ học. Thông thường thời gian sợ học chỉ diễn ra trong quãng ngắn và chấm dứt, không tạo thành phản ứng tâm lý và cũng ít được chú ý. Riêng với một số bạn trẻ thì giai đoạn sợ học kéo dài lâu hơn và tạo thành "bệnh" sợ học. Trường hợp này gia đình, người thân phải nhẹ nhàng khuyên bảo giúp trẻ nhận thức việc đến trường là để biết bao điều lạ, khám phá những cái mới diễn ra xung quanh mình. Mặt khác phải gợi lên hứng thú học tập cho trẻ, quan tâm hỏi trẻ về những chuyện xảy ra ở lớp, mối quan hệ với các bạn cùng lớp, giúp trẻ hình thành ấn tượng học là một sinh hoạt bình thường. Đừng mang tâm lý biến trẻ thành "thợ học" để thực hiện hoài vọng còn dở dang của người lớn. Cha mẹ cần học cùng con, dành nhiều thời gian chuyện trò, khuyến khích, động viên khi trẻ làm bài tốt, dần dần kích thích sự ham học nơi trẻ. Khi ấy chuyện học trở lại với ý nghĩa tốt đẹp, không còn là "cây gậy thần" để chứng tỏ quyền uy của người lớn và trẻ nhỏ đến trường không cần mang theo "củ cà rốt". . gia tâm lý cho biết đã gặp không ít trường hợp trẻ hiếu động ở mức độ nặng mới được các bậc cha mẹ phát hiện và đưa đi khám, điều trị. Sở dĩ có sự phát hiện chậm trễ này là do cha mẹ ít quan. tâm đến trẻ, giao trẻ cho ông bà, hoặc người giúp việc chăm sóc. Hoặc các bậc cha mẹ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, tâm lý về trường hợp này. Nhiều bậc phụ huynh thường nuôi dạy con theo. là những trường hợp cha mẹ đã cố gắng can thiệp nhiều nhưng không đạt kết quả. Trẻ hiếu động dễ gặp tai nạn Bác sĩ Thái Thanh Thủy cho biết, trẻ hiếu động ở tuổi chưa biết đi thường khóc suốt

Ngày đăng: 02/07/2014, 04:20