1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

khóa luận tốt nghiệp 2008 - 2009

98 349 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vào những năm cuối của thập niên 70 và đầu thập niên 80, trong thế giới các nước đang phát triển xuất hiện một số nước có nền kinh tế phát triển vượt trội so với các nước công nghiệp khác đó là Braxin, Mêhicô, Achentina Trong đó có bốn nước ở Châu Á là Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore. Đây là những nước có nền kinh tế phát triển cao, có quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao duy trì trong thời gian dài. Những nước này đã được đứng vào hàng ngũ các nước công nghiệp mới – NICs. Điều làm mọi người ngạc nhiên là “sự thần kì” ấy lại xảy ra ở những nước chẳng có gì đặc biệt, nguồn tài nguyên thiên nhiên thì nghèo nàn đến mức có thể xem như một sự thiệt thòi bẩm sinh, nguồn lực tài chính cũng như kĩ thuật dường như là âm. Trước chiến tranh thế giới thứ II, các nước này tồn tại với tư cách như là xứ thuộc địa hoặc đất tô nhượng của bọn thực dân đế quốc. Chỉ có một thế mạnh duy nhất là nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, giá nhân công lao động rẻ. Nhưng các nước này đã vươn lên một cách tuyệt vời như một “sự thần kì” để trở thành những nước công nghiệp mới - NICs. Có được những thành công đó là do các nước này đã xác định đúng đắn đường lối phát triển kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể nên đã đạt được những thành tựu to lớn, làm biến đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Ngày nay, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore đã trở thành những con rồng, con hổ của Châu Á với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Như vậy, có thể thấy rằng: “sự thần kỳ” mà các nước NICs Châu Á đạt được trong mấy thập kỉ qua không phải là sự ngẫu nhiên mà là cả một quá trình tìm tòi thử nghiệm và phấn đấu kiên trì của các quốc gia, lãnh thổ công nghiệp mới ở Châu Á. Trải qua những bước thăng trầm, thất bại, họ đã thành công trong quá trình phát triển kinh tế. Điều đó đã giúp họ từ những nước - lãnh thổ nghèo nàn lạc hậu vươn lên trở thành những quốc gia có nền công nghiệp phát triển, hòa 1 nhập vào cộng đồng kinh tế thế giới với địa vị không ngừng được nâng cao, vững vàng tiến vào thế kỉ XXI. Sự thành công mà các nước NICs Châu Á là những bài học kinh nghiệm to lớn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của các nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Việc tham khảo và học tập mô hình phát triển kinh tế của các nước NICS là cần thiết và bổ ích. Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của các nước NICs Châu Á”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài 2.1. Mục tiêu Đề tài có những mục tiêu chủ yếu sau: - Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế chung của các nước NICs Châu Á, các điều kiện để phát triển kinh tế xã hội. - Tìm hiểu quá trình phát triển kinh tế của bốn nước NICs Châu Á bao gồm: Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore. - Tìm hiểu nguyên nhân thành công và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được những mục tiêu trên đề tài có nhiệm vụ chính sau: - Tìm hiểu khái quát chung về quá trình phát triển kinh tế chung của các nước NICs Châu Á. - Tìm hiểu một số chính sách biện pháp trong quá trình phát triển kinh tế của các nước NICs Châu Á. - Nghiên cứu sự thành công và thất bại của các nước NICs Châu Á. - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 2.3. Giới hạn của đề tài Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế của các nước NICs là một mảng rất rộng. Do điều kiện và thời gian có hạn nên đề tài này chỉ tập trung tìm hiểu sơ lược về quá trình phát triển kinh tế của bốn nước NICS Châu Á: Hồng Kông, Đài 2 Loan, Hàn Quốc, Singapore. Tìm hiểu sơ lược về các giai đoạn phát triển kinh tế trong chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của các nước NICS Châu Á. Trên cơ sở đó, có thể rút ra được một số nguyên nhân thành công và bài học kinh nghiệm từ quá trình phát triển kinh tế của các nước NICs Châu Á. 3. Lịch sử nghiên cứu Nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế của các nước NICs Châu Á, về sự thành công trong quá trình phát triển kinh tế của các nước NICs Châu Á đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Một số tác giả tiêu biểu như: PTS Lê Văn Toàn với “Kinh tế các nước NICs”, Phạm Thái Quốc với “Kinh tế Đài Loan - Tình hình và chính sách”, “Kinh tế NICs Đông Á và kinh nghiệm đối với Việt Nam” - NXB thống kê, GS.TS Hoàng Thị Chỉnh với “Kinh tế các nước Châu Á - Thái Bình Dương”, Hoàng Thị Thanh Nhàn với “Công nghiệp hóa hướng ngoại - sự thần kỳ của các nước NICs Châu Á” Tuy nhiên, việc tìm hiểu quá trình phát triển kinh tế của các nước NICs Châu Á, những thành tựu đạt được, nguyên nhân thành công và bài học kinh nghiệm để vận dụng trong giảng dạy địa lí ở trường phổ thông thì ít tài liệu đề cập đến. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập, phân tích, và tổng hợp tài liệu Đây là phương pháp nghiên cứu rất quan trọng trong việc tiếp cận vấn đề. Tài liệu thu thập được về mặt lý thuyết giúp chúng ta biết đươc những biện pháp, chủ trương chính sách, các giai đoạn phát triển cũng như những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế của các nước NICs Châu Á. Sau khi phân tích xử lí, tổng hợp kiến thức theo yêu cầu của đề tài, sẽ giúp chúng ta xác định được những vấn đề trọng tâm cũng như những kiến thức có liên quan. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, việc tổng hợp phân tích sẽ giúp chúng ta có được một tài liệu hoàn thiện và khái quát được những vấn đề nghiên cứu. 3 4.2. Phương pháp phân tích xử lí số liệu thống kê Đây là phương pháp phổ biến trong việc khai thác thông tin, xử lí số liệu thống kê vào mục đích nghiên cứu. Việc phân tích số liệu thống kê giúp cho việc nhìn nhận vấn đề có cơ sở khoa học và có thể rút ra được những kết luận cần thiết Đề tài có sử dụng số liệu thống kê đặc biệt trong khai thác, tìm hiểu những kết quả mà các nước NICs Châu Á đạt được trong quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy việc phân tích số liệu thống kê sẽ giúp chúng ta đánh giá đúng, chính xác những thành tựu mà các nước NICs Châu Á đã đạt được trong quá trình phát triển kinh tế của mình. 4.3. Phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ Phương pháp này giúp cho quá trình tiếp cận, khai thác các vấn đề được dễ dàng hơn và qua đó có thể đánh giá một cách tổng quát nhất. Việc sử dụng bản đồ, biểu đồ sẽ giúp cho việc khai thác và thể hiện số liệu thống kê có tính trực quan hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trong việc nghiên cứu đề tài. 5. Đóng góp của đề tài Đề tài có thể khái quát chung nhất về quá trình phát triển kinh tế của các nước NICs Châu Á. Có thể nêu ra được những đường lối, chính sách để phát triển kinh tế của các nước NICs Châu Á. Bên cạnh đó đề tài có thể khái quát chung nhất về những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn, thất bại trong quá trình phát triển kinh tế của các nước NICs Châu Á. Do đó đề tài sẽ là những tài liệu tham khảo quan trọng và quý giá cho những ai quan tâm đến kinh tế của các nước NICs Châu Á. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Tìm hiểu đặc điểm kinh tế của các nước công nghiệp mới - NICs Chương 2: Quá trình phát triển kinh tế của các nước NICs Châu Á Chương 3: Nguyên nhân thành công và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA CÁC NƯỚC CÔNG NGHIỆP MỚI - NICs 1. Thuật ngữ nước công nghiệp mới – NIC 1.1. Thuật ngữ nước công nghiệp mới – NIC Thuật ngữ nước “công nghiệp mới” được khởi phát trên bờ Thái Bình Dương và bắt đầu được sử dụng vào cuối thập kỉ 70 đầu thập kỉ 80 khi “bốn con rồng Châu Á” là: Hồng Kông (khi đó là thuộc địa của Anh), Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore nổi lên với sự tăng trưởng ngoạn mục từ giữa thập niên 1960 đến thập niên 1990. Các quốc gia và vùng lãnh thổ này nổi bật vì đã duy trì được tốc độ phát triển kinh tế cao và công nghiệp hóa nhanh. Ngày nay “bốn con rồng Châu Á” đã đạt được trình độ phát triển tương đương với các nước phát triển thể hiện ở tiến trình cởi mở về chính trị, GDP đầu người cao và chính sách kinh tế mạnh mẽ hướng về xuất khẩu. Nước công nghiệp mới là thuật ngữ để chỉ các nước có nền kinh tế phát triển vượt trội so với các nước công nghiệp khác. Tiền thân của những nước này là những nước đang phát triển, có nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, trình độ sản xuất thấp, nhưng đã nhanh chóng vươn lên trở thành những nước có nền công nghiệp phát triển với cơ cấu kinh tế hiện đại, phù hợp hơn (chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ), có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng. Như vậy: Thuật ngữ nước “công nghiệp mới - NIC” dùng để chỉ những vùng lãnh thổ trong những thập kỉ gần đây đã trải qua quá trình công nghiệp hóa nhanh và đạt được trình độ phát triển kinh tế khá cao, trong đó nổi bật lên bốn nước ở Châu Á là Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore hay còn gọi là các nước NICs Châu Á. 2.1. Khái niệm các nước công nghiệp mới - NICs Nước công nghiệp mới - NIC (New Industrialized country) là từ ngữ kinh tế - xã hội sử dụng bởi các nhà kinh tế, lí luận chính trị để chỉ một quốc gia mới công nghiệp hóa trên thế giới. Cho đến nay, đã có rất nhiều quan niệm khác 5 nhau về nước “công nghiệp mới”. Nhưng theo cách hiểu thông thường thì: “nước công nghiệp mới ” dùng để chỉ những quốc gia chưa đạt được trình độ tiến bộ về kinh tế - xã hội như các nước thuộc thế giới thứ nhất (các nước phát triển) nhưng có sự phát triển vượt trội so với các nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba (các nước đang phát triển và kém phát triển). Những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá các nước công nghiệp mới - NICs là: • Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tính theo đầu người phải đạt >10.000 USD/ người. • Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao > 9%. • Tỉ trọng các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo trong tổng sản phẩm quốc dân chiếm từ 30 - 40%. • Thu hút nhiều vốn đầu tư của tư bản nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có chỉ tiêu nào rõ ràng để khẳng định một quốc gia có phải là một nước công nghiệp mới - NICs hay không? 2. Đặc điểm kinh tế của các nước công nghiệp mới – NICs 2.1. Đặc điểm kinh tế chung của các nước công nghiệp mới - NICs Các nước công nghiệp mới trên thế giới nói chung và các nước NICs ở Châu Á nói riêng, tiền thân là từ những nước đang phát triển. Trước đây, phần lớn đã từng là thuộc địa và nửa thuộc địa của các nước thực dân đế quốc. Sau hàng trăm năm bị thực dân đế quốc đô hộ đã để lại “di sản” cho các nước này là một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trải qua hàng mấy thập kỉ đấu tranh, các nước này đã giành độc lập và tự chủ về kinh tế, tạo nên những thay đổi nhất định về kinh tế - xã hội ở các quốc gia này. Một số nước đã vươn lên để trở thành nước công nghiệp mới - NICs. Ở Châu Á có: Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Malaixia, Thái Lan, Ở Châu Mĩ La Tinh có Braxin, Achentina, Mêhicô Đây là những nước và lãnh thổ có trình độ phát triển kinh tế cao, tổng thu nhập quốc dân tăng nhanh và duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong một thời gian tương 6 đối dài, có thu nhập bình quân trên người khá cao và hiện nay các nước này đang tiếp cận với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước phát triển (các nước thế giới thứ nhất). Tuy nhiên, do những khác biệt về hoàn cảnh địa lí, lịch sử, xã hội mà quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước không giống nhau. Đối với các nước công nghiệp mới ở Châu Á như Thái Lan, Singapore, Malaixia, Hàn Quốc, Hồng Kông Sau khi giành độc lập, nền kinh tế các nước này vẫn mang tính chất thuộc địa hoặc ở trong tình trạng khó khăn về kinh tế, bất ổn về chính trị xã hội. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân. Do đó, để hạn chế phần nào những khó khăn trước mắt, các nước đã đề ra một số biện pháp khôi phục nền kinh tế của mình. Chẳng hạn như: Ở Thái Lan: Sau khi chiến tranh kết thúc, để khôi phục lại nền kinh tế và ổn định tình hình chính trị - xã hội, Thái Lan đã thực hiện các kế hoạch kinh tế với phương châm khai thác tận dụng nguồn lực bên ngoài và bên trong để phát triển kinh tế đất nước. Nhờ vậy mà nền kinh tế đã có những chuyển biến đáng kể. Bước sang thập kỉ 90, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tháng 7/1997 đã làm cho nền kinh tế Thái Lan suy sụp nghiêm trọng. Tuy nhiên, do xác định đường lối phát triển kinh tế phù hợp, năng động cùng với sự chỉ đạo của Chính phủ đã giúp Thái Lan nhanh chóng thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Sau gần 40 năm phát triển, bộ mặt nền kinh tế Thái Lan đã từng bước biến đổi. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, Thái Lan đã được xếp vào hàng ngũ nước công nghiệp mới - NICs. Ở Malaixia: Sau khi giành được độc lập, nền kinh tế Malaixia mang nặng tính chất thuộc địa. Để vực dậy nền kinh tế của mình, Malaixia đã chú trọng phát triển công nghiệp trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, phát huy tiềm năng của mình, tập trung vào phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp. Bên cạnh đó, Malaixia còn thực hiện các kế hoạch 5 năm. Nhờ đó Malaixia đã có tốc độ tăng 7 trưởng ổn định trong những năm 70. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế Malaisia gặp không ít những khó khăn. Chính phủ đã phải có những chính sách thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước. Sau gần 40 năm phát triển, Maliaxia đã vươn lên trở thành những nước công nghiệp mới – NICs. Đối với các nước ở Châu Mĩ La tinh, thực hiện quá trình công nghiệp hóa ngay từ cuối thế kỷ XIX (sớm hơn so với khu vực các nước đang phát triển khác trên thế giới). Nhưng phải đến những năm 60 của thế kỉ XX, quá trình công nghiệp hóa ở những nước này mới thành công. Braxin, Mêhicô, Achentina là những nước thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa và đạt được nhiều thành tựu đáng kể đó là, có một nền kinh tế phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người khá Do đó các nước này đã được xếp vào hàng ngũ các nước công nghiệp mới - NICs. Tóm lại: tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi nước mà có quá trình phát triển kinh tế có sự khác biệt nhau. Tuy nhiên, các nước này đều có chung các đặc điểm: - Sau khi giành được độc lập, quyền dân sự và tự do xã hội của các nước này được cải thiện đáng kể. Các nước có điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, cho phép tự do hóa thương mại với tất cả các nước trên thế giới. Nhờ đó nền kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực, bước đầu đã có tích lũy và có nguồn vốn để phát triển đất nước. - Hầu hết các nước này đều có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công lao động rẻ, Đây là lợi thế để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. - Chính phủ có vai trò to lớn trong việc xác định đường lối phát triển kinh tế. - Các nước này đều có nền kinh tế phát triển cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, bộ mặt kinh tế của các nước có sự thay đổi đáng kể, từ những nước nghèo nàn lạc hậu về kinh tế, bất ổn về chính trị đã nhanh chóng vươn lên một cách “thần kì” để trở thành những nước công nghiệp mới - NICs với vị thế không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. 8 2.2. Đặc điểm kinh tế riêng của các nước NICs Châu Á Các nước NICs Châu Á bao gồm Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore trước đây đã từng là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các nước thực dân đế quốc. Sau khi giành độc lập, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, trình độ sản xuất thấp, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính, cơ cấu ngành công nghiệp còn chưa hợp lí, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp khai khoáng, lắp ráp, sửa chữa cơ khí Tình trạng yếu kém của nền kinh tế còn thể hiện ở trình độ công nghệ thấp, không đủ khả năng chế tạo ra những máy móc công nghệ hiện đại. Trong khi đó, tiềm năng để phát triển kinh tế hầu như không có gì, nguồn tài nguyên thiên nhiên thì nghèo nàn. Hầu hết nguyên liệu đều nhập từ bên ngoài. Để khắc phục tình trạng trên và bù đắp những thiệt hại do chiến tranh để lại, các nước NICs Châu Á đã coi công nghiệp hóa là biện pháp quan trọng để khôi phục lại nền kinh tế, nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất. Do ở vào vị trí khá thuận lợi, lại có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công lao động rẻ đã tạo điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước, có điều kiện để đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa các trang thiết bị, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người lao động. Chính vì vậy mà các nước này đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và nổi lên như một sự tượng trưng “tuyệt vời” bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng vào những năm của thập niên 80 và thập niên 90. Ngày nay, khi nhắc đến các nước có quá trình công nghiệp hóa nhanh người ta lại nghĩ ngay đến các nước và vùng lãnh thổ ở Châu Á Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore hay còn gọi là các nước NICs Châu Á. Mặc dù điều kiện và hoàn cảnh của mỗi nước không giống nhau nhưng nhìn chung các nước NICs Châu Á đều có những đặc điểm chung giống nhau là: - GNP tăng lên nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đạt > 9% và GDP đạt > 10.000 USD. 9 - Cơ cấu nền kinh tế của các nước NICs có sự thay đổi theo hướng hiện đại, phù hợp hơn đó là đã chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang công nghiệp và dịch vụ (chiếm khoảng 30-40% tỉ trọng của các ngành kinh tế). - Tuy là những nước không giàu có về tài nguyên thiên nhiên nhưng các nước này lại có lợi thế đó là dân số đông, nguồn lao động trẻ, dồi dào, giá nhân công lao động rẻ và ở vào một vị trí hết sức quan trọng. Vì vậy các nước NICs đã tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó nền kinh tế của các nước NICs có điều kiện để phát triển kinh tế. Như vậy, nhờ có chiến lược phát triển kinh tế năng động, phù hợp, các nước NICs Châu Á bao gồm: Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore đã vươn lên một cách “thần kì” ngay từ những năm của thập kỉ 60 đến thập kỉ 90 để trở thành những con rồng của Châu Á và được xếp vào hàng ngũ các nước công nghiệp mới - các nước NICs Châu Á. KẾT LUẬN CHUNG Các nước công nghiệp mới trên thế giới nói chung và các nước NICs Châu Á nói riêng đều có quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (>9%), thu nhập bình quân đầu người cao đạt khoảng trên 10.000USD, cơ cấu kinh tế có sự thay đổi ngày càng phù hợp hơn từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Có được những thành công này là do các nước này đã lựa chọn cho mình chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mỗi nước. Có thể nói rằng, những thành tựu mà các nước NICs đạt được trong quá trình phát triển kinh tế là những bài học kinh nghiệm quý giá cho các nước trên thế giới đặc biệt đối với các nước đang phát triển và kém phát triển rằng có thể đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa bằng cách tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có kể cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, rút ngắn khoảng cách với các nước tư bản phát triển. Nếu làm được những điều đó trong tương lai không xa các nước này cũng có thể vươn lên để trở thành những nước công nghiệp mới - những nước công nghiệp phát triển. 10 [...]... sự thay đổi căn bản: chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp và dịch vụ Năm 1965, tỉ trọng trong nông nghiệp của 17 các nước NICs chiếm 18%, công nghiệp: 20% Đến năm 1984, tỉ trọng của ngành công nghiệp đạt: 28%, còn ngành nông nghiệp chỉ còn 7% Riêng Hàn Quốc và Đài Loan, cơ cấu nền kinh tế có sự thay đổi rõ rệt chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Còn Hồng Kông và... vậy có thể khẳng định: Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu không chỉ đơn thuần là xây dựng các ngành công nghiệp xuất khẩu mà quan trọng là xây dựng cơ cấu công nghiệp mới theo hướng hiện đại hơn, có đủ sức chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế Cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hoàn thiện đủ sức cạnh tranh để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế Chiến lược công nghiệp hóa hướng ngoại đã mở ra cho các... nông nghiệp, nên ngay từ đầu những năm 1960 ngành công nghiệp và dịch vụ đã chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế Bảng 2.4: Cơ cấu GDP phân theo ngành của các nước NICs (198 0-2 005)(%) Ngành Nông nghiệp 198 200 200 1990 0 0 5 Quốc Đài Loan Hồng Kông Singapor e 8,3 4,7 3,7 37,8 45,5 42,4 40,1 48,0 46,2 52,9 56,3 7,9 Hàn 198 14,2 Năm Công nghiệp 198 200 200 1990 0 0 5 4,2 - 1,6... 42,4 40,1 48,0 46,2 52,9 56,3 7,9 Hàn 198 14,2 Năm Công nghiệp 198 200 200 1990 0 0 5 4,2 - 1,6 46,0 43,4 - 29,3 46,1 52,4 - 72,7 0,9 0,3 0,1 - 32,0 25,9 14,2 - 67,1 73,8 85,7 - 1,1 0,3 0,2 0 38,8 35,9 37,0 3,6 60,1 63,8 62,8 66,4 0 Dịch vụ 200 1990 0 (Nguồn:Internaitional Financial Statistics Year-book, 1995 và World Development Indicators, 2004) Bên cạnh đó, nhờ có môi trường đầu tư thông thoáng, hấp... qua các giai đoạn (196 2-2 006) (%) Năm 1962 1995 2006 Nông nghiệp 36,6 7,6 3,2 Công nghiệp 14,4 33,6 39,6 Dịch vụ 24,1 46,5 57,2 Nguồn: Kinh tế NICs Đông Á và kinh nghiệm đối với Việt Nam – NXB thống kê – Hà Nội, 1992 Hàn Quốc còn nổi bật trên thế giới với nhiều lĩnh vực công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao Đây được đánh giá là nền kinh tế nổi trội trong nhiều lĩnh vực công nghiệp với sản lượng lớn... tiên phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác khoáng sản trong khi nguồn vốn không đủ để đầu tư các trang thiết bị, công nghệ chậm đổi mới, nên hiệu quả nền kinh tế không cao Đứng trước tình hình đó, Chính phủ các nước đã đề ra những mục tiêu, biện pháp khôi phục nền kinh tế Trong đó đặc biệt phải nói đến chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu 1.2.2 Chiến lược công nghiệp hóa hướng ra... đều nghèo nàn, lạc hậu, nông nghiệp là ngành kinh tế chính (Đài Loan, Hàn Quốc), trình độ sản xuất thô sơ, diện tích đất canh tác trên đầu người thấp, quy mô sản xuất nhỏ bé, manh mún, không đủ sức để phát triển một nền nông nghiệp quy mô lớn Ngành nông nghiệp ở địa phương chỉ thỏa mãn nhu cầu nội địa không có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới Ngành công nghiệp chưa phát triển hoặc nếu... hoạch phát triển kinh tế như kế 22 hoạch 5 năm trong đó phải kể đến chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu Chiến lược công nghiệp hóa được Hàn Quốc thực hiện ngay từ những năm 1960 Giai đoạn đầu của chiến lược công nghiệp hóa, Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào việc sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển những ngành công nghiệp nhẹ như quần áo, giày dép, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và thay thế hàng... không đủ để xây dựng một cơ cấu công nghiệp đồng bộ, thậm chí không đủ để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng Muốn phát triển các nước đều phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ bên ngoài để sản xuất công nghiệp Điều này ảnh hưởng khá lớn đến quá trình tích lũy và tái sản xuất mở rộng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế Trong khi đó, quy mô 13 ngành công nghiệp thì nhỏ bé, thiếu vật tư kĩ... 1997 cùng với sự phá sản của các tập đoàn kinh tế lớn đã làm cho nền kinh tế Hàn Quốc có dấu hiệu chửng lại, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh chóng Ngay sau cuộc khủng hoảng nổ ra, có khoảng 1,24 triệu người thất nghiệp, cứ mỗi ngày có thêm 10.000 người thất nghiệp Hiện nay, tỉ lệ thất nghiệp Hàn Quốc 3,3% (2006) Bước sang năm 2001, nền kinh tế Hàn Quốc gặp một số khó khăn do ảnh hưởng từ sự suy giảm . nước công nghiệp mới - NICs Nước công nghiệp mới - NIC (New Industrialized country) là từ ngữ kinh tế - xã hội sử dụng bởi các nhà kinh tế, lí luận chính trị để chỉ một quốc gia mới công nghiệp. 42,4 40,1 48,0 46,2 52,9 56,3 Đài Loan 7,9 4,2 - 1,6 46,0 43,4 - 29,3 46,1 52,4 - 72,7 Hồng Kông 0,9 0,3 0,1 - 32,0 25,9 14,2 - 67,1 73,8 85,7 - Singapor e 1,1 0,3 0,2 0 38,8 35,9 37,0 3,6 60,1. ngũ các nước công nghiệp mới - các nước NICs Châu Á. KẾT LUẬN CHUNG Các nước công nghiệp mới trên thế giới nói chung và các nước NICs Châu Á nói riêng đều có quá trình công nghiệp hóa diễn ra

Ngày đăng: 02/07/2014, 03:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS Hoàng Thị Chỉnh (2005), Kinh tế các nước Châu Á – Thái Bình Dương, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế các nước Châu Á – Thái Bình Dương
Tác giả: GS.TS Hoàng Thị Chỉnh
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2005
2. Hoàng Thị Thanh Nhàn (1997), Công nghiệp hóa hướng ngoại “Sự thần kỳ” của các nước NICS Châu Á, NXB chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa hướng ngoại “Sự thần kỳ” của các nước NICS Châu Á
Tác giả: Hoàng Thị Thanh Nhàn
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
3. PGS.TS Phan Thanh Phổ (chủ biên), Dương Xuân Hải, Phương hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
Nhà XB: NXB GD
4. Lê Thông (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Minh Phương (chủ biên), Phạm Viết Hồng – Nguyễn Việt Hùng – Ông Thị Đan Thanh – Trần Đức Tuấn Nguyễn Đức Vũ (2007), Sách giáo viên địa lý lớp 11 (cơ bản), NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên địa lý lớp 11 (cơ bản)
Tác giả: Lê Thông (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Minh Phương (chủ biên), Phạm Viết Hồng – Nguyễn Việt Hùng – Ông Thị Đan Thanh – Trần Đức Tuấn Nguyễn Đức Vũ
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2007
5. Lê Thông (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Minh Phương (chủ biên), Phạm Viết Hồng – Nguyễn Việt Hùng – Ông Thị Đan Thanh – Trần Đức Tuấn Nguyễn Đức Vũ (2007), Sách giáo viên địa lý lớp 11 (nâng cao), NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên địa lý lớp 11 (nâng cao)
Tác giả: Lê Thông (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Minh Phương (chủ biên), Phạm Viết Hồng – Nguyễn Việt Hùng – Ông Thị Đan Thanh – Trần Đức Tuấn Nguyễn Đức Vũ
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2007
6. PGS.TS. Trần Đức Tuấn (2007), Thế giới hiện đại qua các bài học địa lý, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới hiện đại qua các bài học địa lý
Tác giả: PGS.TS. Trần Đức Tuấn
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2007
7. Phan Huy Xu, Mai Phú Thành (2001), Địa lý Đông Nam Á – những vấn đề kinh tế xã hội, XB lần thứ 5, H: GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý Đông Nam Á – những vấn đề kinh tế xã hội
Tác giả: Phan Huy Xu, Mai Phú Thành
Năm: 2001
8. Phan Huy Xu, Nguyễn Hiển, Mai Phú Thành (1998), Tìm hiểu một số vấn đề địa lý kinh tế - xã hội thế giới, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu một số vấn đề địa lý kinh tế - xã hội thế giới
Tác giả: Phan Huy Xu, Nguyễn Hiển, Mai Phú Thành
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1998
9. Bùi Thị Hải Yến, Địa lý kinh tế xã hội thế giới, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế xã hội thế giới
Nhà XB: NXB GD

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.4: Cơ cấu GDP phân theo ngành của các nước NICs (1980-2005)(%) - khóa luận tốt nghiệp 2008 - 2009
Bảng 2.4 Cơ cấu GDP phân theo ngành của các nước NICs (1980-2005)(%) (Trang 17)
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu và mức độ mở cửa của Đài Loan - khóa luận tốt nghiệp 2008 - 2009
Bảng 7 Kim ngạch xuất khẩu và mức độ mở cửa của Đài Loan (Trang 58)
Hình 1: Một góc thành phố ở Hàn Quốc - khóa luận tốt nghiệp 2008 - 2009
Hình 1 Một góc thành phố ở Hàn Quốc (Trang 92)
Hình 2: Đài Loan về đêm - khóa luận tốt nghiệp 2008 - 2009
Hình 2 Đài Loan về đêm (Trang 93)
Hình 3: Thành phố Hồng Kông - khóa luận tốt nghiệp 2008 - 2009
Hình 3 Thành phố Hồng Kông (Trang 94)
Hình 4: Sân bay Hồng Kông - khóa luận tốt nghiệp 2008 - 2009
Hình 4 Sân bay Hồng Kông (Trang 95)
Hình 5: Cảng biển của Singapore - khóa luận tốt nghiệp 2008 - 2009
Hình 5 Cảng biển của Singapore (Trang 95)
Hình 6: Hồng Kông nhìn từ hải cảng - khóa luận tốt nghiệp 2008 - 2009
Hình 6 Hồng Kông nhìn từ hải cảng (Trang 96)
Hình 7: Singapore về đêm - khóa luận tốt nghiệp 2008 - 2009
Hình 7 Singapore về đêm (Trang 96)
Hình 8: Hồng Kông – Trung tâm tài chính hàng đầu thế giới - khóa luận tốt nghiệp 2008 - 2009
Hình 8 Hồng Kông – Trung tâm tài chính hàng đầu thế giới (Trang 97)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w