2.4.3.1. Tình hình phát triển kinh tế
Singapore đã từng là thuộc địa của Đế quốc Anh vào cuối thế kỷ XIX. Sau đó lại bị quân đội Nhật chiếm đóng trong thế chiến thứ II (1942-1945), sau này Singapore trở thành một bang của Malaisia. Sau khi giành được độc lập và tách ra khỏi Liên bang Malaisia vào năm 1965, Singapore đã phải đối mặt với những
khó khăn thách thức mới. “Lưới an toàn” duy nhất cho Singapore lúc này là lời hứa bảo vệ của Anh quốc. Tuy nhiên, khi quyền lợi kinh tế trong vùng không còn đáng kể, Anh quốc bắt đầu tập trung đầu tư vào Hồng Kông và rút dần lực lượng bảo vệ Singapore về nước. Việc Anh rút quân cũng đồng nghĩa là nguồn thu nhập chính yếu của cảng Singapore trong vai trò trạm thương mại của Đế quốc Anh trong toàn Đông Nam Á không còn nữa. Hiển nhiên, cả 2 nước Mã Lai và Indonesia đều tẩy chay mọi quan hệ buôn bán với Singapore. Trong khi đó, Singapore lại không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, chính trị xã hội thì không ổn định. Nước Cộng hòa Singapore lúc này đứng trước những thách thức lớn về sự tồn tại và phát triển đặt ra trước một quốc gia nhỏ bé về diện tích, nghèo nàn về tài nguyên, lại vừa thoát khỏi ách thống trị của Chủ nghĩa thực dân. Hơn thế nữa, sự nhập cư ồ ạt của người Hoa và tỷ lệ sinh quá cao trong những năm đầu mới giành được độc lập đã tạo ra một đội quân thất nghiệp khổng lồ.
Để đưa đất nước phát triển, Chính phủ Singapore đã đưa ra nhiều biện pháp và lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu nhằm đưa Singapore vươn tới một thị trường rộng lớn hơn ở bên ngoài.
Trong giai đoạn đầu, Singapore tập trung đầu tư sản xuất các mặt hàng thâm dụng lao động như dệt may, giày dép, quần áo, đồ chơi trẻ em,... với mục đích tạo thêm việc làm cho người lao động đồng thời thay thế hàng nhập khẩu.
Bước sang giai đoạn 2 của chiến lược công nghiệp hóa (thập niên 1970) Singapore tập trung vào sản xuất những ngành công nghiệp nặng thâm dụng vốn như đóng tàu, lọc dầu. Nhờ đó Singapore trở thành một trung tâm lọc hóa dầu lớn nhất thế giới với sản lượng hàng năm lên đến 20 triệu tấn. Từ năm 1979 trở đi, xuất phát từ những biến động của tình hình kinh tế thế giới cũng như sự biến đổi của tình hình trong nước, Chính phủ Singapore đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế mới với nội dung: “Cải tổ cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa công nghệ và sử dụng nhiều chất xám”. Đây được mệnh danh là “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 ở Singapore”. Chính phủ Singapore cũng đặc biệt chú ý đến việc
tăng cường cơ sở kinh tế hạ tầng cơ bản, việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho công nhân, mở rộng chuyển giao, đổi mới công nghệ với các nước tư bản phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu,...
Sang thập kỷ 80, Singapore lại tập trung đầu tư vào một số ngành công nghiệp kỹ thuật cao như: luyện kim, chế tạo máy, máy chính xác, quang học, y học, điện tử, kĩ thuật điện tử,.. Đến thập niên 90, Singapore chú ý nhiều đến một ngành là cầu nối giữa các quốc gia trong xu hướng toàn cầu hóa, đó là ngành công nghệ thông tin. Với dự án “xây dựng đảo quốc thông minh”, Singapore sẽ nối mạng máy tính đến 100% gia đình, tức là thực hiện toàn dân sử dụng Internet. Ngày nay, ở Singapore có khoảng 50% số gia đình nối mạng Internet. Những năm gần đây, Singapore lại đầu tư nhiều vào các ngành sinh học, y học chữa bệnh. Singapore cũng đã đầu tư > 20 tỷ USD các khu công nghiệp và nghiên cứu, đồng thời Chính phủ nước này cũng đã bỏ ra hơn 20 triệu USD để lập quỹ hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghệ sinh học mới nổi. Singapore cũng dự định, đến năm 2010 sẽ trở thành một trung tâm thí nghiệp lâm sàng và phát triển dược phẩm của khu vực Đông Nam Á.
Như vậy, sau hơn 3 thập niên xây dựng và phát triển kinh tế, Singapore đã đạt được những thành công nhất định và trở thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á, trở thành nước công nghiệp mới (NICs).
2.4.3.2. Những kết quả đạt được
Sau hơn 3 thập niên xây dựng và phát triển kinh tế, từ một nước có diện tích nhỏ bé, lại hạn chế về tài nguyên, ngày nay Singapore đã trở thành quốc đảo giàu có. Tổng GDP năm 2004 đạt 116,3 tỉ USD, đến năm 2005 đạt 124,3 tỉ USD và GDP (PPP) đạt 138,6 tỉ USD (2006). Tổng sản phẩm quốc dân liên tục tăng. Trong vòng 25 năm (1966-1991), tổng sản phẩm quốc dân tăng 8,6 lần, mức tăng trung bình hàng năm là 8,9%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng tăng nhanh qua các năm. Giai đoạn 1966- 1979, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức kỉ lục là gần 12%/ năm. Năm 1994: 10,2%. Năm 2006: 7,9%. Thu nhập bình quân đầu người năm 1994 mới chỉ có khoảng 18.025 USD/ người. Năm 2004 là 27.180 USD/người. Hiện nay, Singapore là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới với 31.400 USD/người (2006). Chính vì lẽ đó mà Ngân hàng thế giới (WB) đã xếp Singapore ngang hàng với các nước phát triển, còn Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) thì cho rằng: “Singapore là một nền kinh tế đã tiến xa hơn một nước đang phát triển”.
Cơ cấu kinh tế của Singapore cũng đã có sự thay đổi ngày càng phù hợp hơn. Nông nghiệp: 0%, công nghiệp: 3,6%, dịch vụ: 66,4%.
Trong lĩnh vực công nghiệp, đang có sự chuyển dần từ những ngành công nghiệp truyền thống, sử dụng nhiều lao động sang những ngành công nghiệp thâm dụng vốn, đòi hỏi hàm lượng khoa học và công nghệ cao như máy cơ khí chính xác, điện tử, kỹ thuật điện tử, công nghệ sinh học. Trong đó, công nghiệp chế biến vẫn là ngành công nghiệp chủ yếu của Singapore chiếm > 30% tổng giá trị sản phẩm xã hội, ngành công nghiệp lọc dầu chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu của Singapore. Năm 1975, cả thế giới chỉ có 350 dàn khoan dầu trên biển nhưng riêng Singapore sản xuất 85 chiếc với khả năng lọc dầu rất cao 51 triệu tấn. Các sản phẩm dầu mỏ, hóa dầu và dược phẩm chiếm 36% kim ngạch xuất khẩu. Singapore còn là nước đứng đầu thế giới về sản xuất đĩa vi tính và các thiết bị nghe nhìn cũng như vật liệu chụp ảnh và các linh kiện điện tử. Ngành công nghiệp xây dựng hiện là khu vực hoạt động công nghiệp rất mạnh.
Trong lĩnh vực dịch vụ, Singapore chú trọng đầu tư phát triển trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, giao thông vận tải, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Ngày nay, Singapore có một hệ thống giao thông vận tải rất phát triển kể cả hệ thống giao thông đường biển và đường hàng không.
Đối với ngành giao thông vận tải: Singapore đang xây dựng các cảng côngtenơ đầu tiên ở Đông Nam Á và cảng Singapore trở thành hải cảng hàng đầu trên thế giới về số lượng côngtenơ bốc dỡ. Việc xây dựng các cầu tầu, kho bến bãi hiện đại ở cả phía Bắc (4 cảng) và cả phía Nam (1 cảng) đã tạo thành hệ thống các cảng chuyên môn hóa. Bình quân mỗi năm có khoảng 4000 tàu biển cập bến, bốc dỡ 423 triệu tấn hàng hóa (đứng thứ 2 thế giới sau cảng Thượng Hải). Hiện nay, cảng biển Singapore là một trong những cảng biển trọng tải lớn tấp nập nhất thế giới với năng lực vận chuyển khoảng 206 triệu tấn hàng hóa.
Singapore còn chú trọng đầu tư xây dựng các sân bay lớn, hiện đại, các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống thông tin liên lạc hoàn chỉnh. Hiện nay, Singapore đang xây dựng 4 sân bay lớn trong đó có sân bay Changi phục vụ chuyên chở hành khách và được đánh giá vào loại tốt nhất thế giới về chất lượng máy bay, mức độ tiện nghi an toàn. Từ Singapore có 81 đường bay tới 157 thành
phố của 57 quốc gia (2005). Singapore hiện trở thành đầu mối giao lưu thương mại quốc tế quan trọng.
Trong lĩnh vực tài chính, hiện Sinagpore trở thành trung tâm tài chính quốc tế ở Châu Á với số lượng lớn các ngân hàng, công ty tài chính, thị trường chứng khoán và bảo hiểm. Singapore còn là trung tâm trao đổi ngoại tệ lớn thứ 4 thế giới sau Luân Đôn, New york, Tôkiô. Ngày nay, Singapore đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn, mạch máu giao thông hàng không của Đông Nam Á và trên thế giới với những sân bay lớn và hiện đại, hoạt động liên tục suốt ngày đêm. Là trung tâm buôn bán tài chính, thương mại, quê hương của đồng Dollar Châu Á, một địa bàn khá ổn định với nền công nghiệp phát triển khá nhanh và mạnh.
Do nền kinh tế phát triển, nên đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn. Ngay từ những năm 1984, Chính phủ Singapore cũng đã đưa ra mục tiêu phấn đấu trong vòng 15 năm sẽ có mức sống ngang bằng với người dân Thụy Sĩ. Nhưng trên thực tế, Singapore đã đạt và vượt mục tiêu ban đầu. Ở Singapore, có 92% người dân đã có nhà ở, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay của Singapore năm 2004 là 3,4%. Đời sống cao, người Singapore đi du lịch ra nước ngoài ngày một đông. Trong những năm gần đây, Singapore luôn được tạp chí Fortune bình chọn là một thành phố làm ăn giỏi nhất nhì thế giới. Điều đáng nói là mặc dù Singapore có nền kinh tế phát triển tốt, tăng trưởng nhanh nhưng vẫn giữ được kỷ cương phép nước nghiêm minh, là thành phố xanh, sạch nhất thế giới. Bên cạnh đó, Singapore có một nền giáo dục tiên tiến hiện đại, khoảng 1/3 số sinh viên đi du học ở nước ngoài. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng thu hẹp.
Ngày nay, Singapore là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới. Và khi nói đến Singapore người ta liên tưởng ngay đến một đất nước của du lịch, của các ngành kỹ thuật mới, của một thành phố cảng đầy năng động và vững mạnh như chính tên gọi “Sư tử” của nó.
Chính phủ Singapore có vai trò quan trọng trong việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế. Singapore đã sớm lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu. Đây là bước đi phù hợp bởi lẽ, xuất phát từ điều kiện cụ thể của một đất nước đất không rộng, dân số thì quá ít, thị trường nội địa không thể là cơ sở cho việc vận hành nền kinh tế mà phải hướng mạnh ra bên ngoài và phải dựa vào thị trường thế giới.
Singapore có diện tích nhỏ bé - nhỏ nhất trong số 4 nước NICs, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, tiềm năng để phát triển nông nghiệp hầu như không có nên ngay từ đầu, trong cơ cấu ngành kinh tế Singapore đã phát triển công nghiệp và dịch vụ. Đây là 2 ngành cơ bản nhất của nền kinh tế quốc dân, trong đó ngành dịch vụ được chú trọng phát triển hơn cả.
Đối với ngành công nghiệp, trong giai đoạn đầu Singapore đã tập trung đầu tư phát triển những ngành công nghiệp mà Singapore có nhiều lợi thế như sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp dệt may, da giày,... để vừa có thể đáp ứng nhu cầu trong nước vừa thay thế các mặt hàng nhập khẩu.
Và đến những năm sau này, Singapore tập trung đầu tư phát triển những ngành công nghiệp thâm dụng vốn, ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cao. Singapore đã sớm bước vào phát triển nền kinh tế tri thức với các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, sản xuất máy cơ khí chính xác, điện tử, kĩ thuật điện tử. Nhờ xác định đúng hướng đi cho từng giai đoạn nên Singapore đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005 đạt 5,7%. Tổng GDP đạt 116,3 tỷ USD (2004). Singapore cũng là nước có thu nhập bình quân trên đầu người cao nhất nhì thế giới với 31.400 USD/người (2006).
Trong lĩnh vực dịch vụ, Singapore tập trung đầu tư vào phát triển các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vận tải... trong số 100 ngân hàng lớn nhất thế giới đã có tới 70 ngân hàng đặt chi nhánh tại Singapore. Singapore đặc biệt chú ý đến lĩnh vực du lịch. Mặc dù thiên nhiên không ưu đãi để ban tặng cho Singapore những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhưng bù lại Singapore đã thu hút khách du lịch bằng chính nỗ lực của mình. Ở Singapore có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn
như Công viên chim Jurong, Đảo Sintosa, khách sạn Raffles, thành phố cổ đời nhà Đường... Bên cạnh đó, Singapore còn rất nhiều khách sạn nhiều sao và các món ăn của nhiều nước. Ở Singapore hiện có hơn 70 khách sạn chọc trời với > 30.000 buồng và có > 100 khách sạn loại vừa và nhỏ khác được trang bị với tiện nghi hiện đại cùng với sự phục vụ đầy lòng mến khách đã giúp cho Singapore trở thành nơi lí tưởng để tổ chức các cuộc hội nghị, triển lãm quốc tế.
Singapore còn chú trọng đầu tư xây dựng các sân bay, bến cảng hiện đại. Trong đó, sân bay Changi được đánh giá vào loại tốt nhất bởi chất lượng phục vụ và mức độ tiện nghi an toàn cao. Cùng với bến cảng Singapore và sân bay Changhi là một trong những sân bay và bến cảng hiện đại nhất thế giới. Điều này không chỉ giúp cho Singapore trở thành trung tâm kinh tế, thương mại và giao lưu quốc tế mà còn là nơi hấp dẫn khách du lịch và là nơi quá cảnh thuận lợi cho mọi hoạt động của con người. Với những điều kiện trên, Singapore thực sự trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách. Hàng năm đảo quốc này thu hút hàng chục triệu khách du lịch với doanh thu hàng chục tỷ USD. Cục xúc tiến du lịch Singapore cũng đã vạch ra chiến lược phát triển du lịch dài hạn cũng như các biện pháp để thực hiện thành công chiến lược đó nhằm biến Singapore thành điểm du lịch hấp dẫn nhất Châu Á, trở thành trung tâm của các đường bay, đường tàu biển quốc tế và là Trung tâm tổ chức triển lãm hội nghị quốc tế. Cục xúc tiến du lịch Singapore còn quản lí mạng lưới các hãng bay đại lí du lịch tư nhân thông qua các quy định vừa khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng này kinh doanh về du lịch, vừa đảm bảo thu đủ thuế doanh thu cũng như thuế lợi tức của các hãng này.
Có thể thấy, hoạt động của ngành dịch vụ đã mang lại doanh thu khá lớn cho Singapore, đóng góp vào doanh thu của nền kinh tế quốc dân cũng như sự thành công của Singapore trong qua trình phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, Singapore còn tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Singapore đã sử dụng nguồn vốn đầu tư ấy một cách có hiệu quả, tiếp cận trực tiếp với các công ty đa quốc gia.
So với các nước NICs khác, tỷ lệ đầu tư của Singapore thường cao nhất luôn đạt trên 40% so với GDP, trong đó nguồn đầu tư quan trọng nhất là nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Chỉ tính riêng giai đoạn từ 1970 - 1985, FDI đổ vào Singapore đã đạt gần 8 tỷ USD. Nhờ việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nước ngoài mà nền kinh tế Singapore trở nên năng động và có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế và cả với các nước trong khu vực.
Có lẽ một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm nên “sự thần kì” trong quá trình phát triển kinh tế của Singapore chính là nước này đã có một bộ máy lãnh đạo tuyệt vời. Chính phủ nước này không chỉ quan tâm đến việc phát triển kinh tế mà còn quan tâm đến các vấn đề xã hội, luôn đề cao truyền thống Á Đông lên trên hết. Chính phủ Singapore đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục,