Đọc thêm : Tống biệt hành Thâm Tâm Chiều xuân Anh Thơ A. Tống biệt hành – Thâm Tâm I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Thâm Tâm (1917 - 1950). Tên thật là Nguyễn Tuấn Trình. Quê ở thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Ông là một con người đa tài: không chỉ là một nhà thơ, ông còn biết viết kịch, vẽ tranh… Thơ Thâm Tâm phảng phất hơi thơ cổ điển. Nói đến thơ Thâm Tâm, phải kể đến chất lượng tác phẩm. mà tiêu biểu là bai bài hành của nhà thơ. Tống biệt hành Can trường hành Vọng nhân hành 2. Tác Phẩm- Tống biệt hành - Thể loại : thể hành – một thể thơ cổ của Trung Quốc, có đặc điểm là tự do, phóng khoáng. - Đề tài: đưa tiễn – một đề tài quen thuộc, mang dáng dấp hơi thơ cổ. - Hoàn cảnh sáng tác: Nhân một lần tiễn đưa một người bạn lên chiến khu (1941). - Bố cục : ba phần - Phần 1: từ đầu ….trong mắt trong (4 câu đầu): Tâm trạng người đưa tiễn - Phần 2: Đưa người, ta chỉ đưa người ấy….: hình ảnh người ra đi - Phần 3: Cảm nhận của nhà thơ trước nỗi lòng của người ra đi II. Đọc – hiểu 1. Tâm trạng của người đưa tiễn. - Sự xuất hiện đột ngột của những vần bằng liên tiếp trong câu 1 và Hàng loạt thanh trắc trong câu 2. - Sử dụng câu hỏi tu từ Sao có tiếng sóng ở trong lòng Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? tâm trạng của người đưa tiễn : sự lưu luyến, nao lòng, xót đau… mà có thể ví tâm trạng người đưa tiễn như một dòng sông tưởng như êm đềm, phẳng lặng mà ở giữa khúc sông lại dậy lên tiếng sóng. Đó là những tiếng sóng lòng xót xa, bịn rịn. - Sử dụng hình thức phủ định để nhằm khẳng định nỗi buồn tràn ngập không gian. - Hình ảnh hoàng hôn trong mắt không chỉ khiến ta cảm nhận được không gian của một buổi chiều buồn tràn ngập hoàng hôn mà ta còn thấy được nỗi buồn trong mắt người đưa tiễn. Sự luyến lưu của người đưa tiễn đối với người ra đi 2. Hình ảnh người ra đi a. Con người của lý trí - Hình ảnh : Ly khách : hình ảnh của người ra đi - Liên tưởng đến chàng Kinh Kha vượt sông Dịch “ ra đi bất phục phản”, một đi không trở về. bắt gặp tính chất hoành tráng, sử thi trong hình ảnh người ra đi. - Sử dụng những từ ngữ diễn tả sự phủ định: Chưa, không bao giờ, đừng mong… nhấn mạnh khẩu khí hào hùng, quyết tâm không gì cản nổi. - Liên tưởng đến “người ra đi” trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi người ra đi quyết tâm thực hiện chí lớn, phụng sự lý tưởng, hăng hái ra đi gạt bỏ tình riêng, với một quyết tâm ra đi đến cao độ, một ý thức về danh dự người tráng sỹ. Đây là một hình ảnh đẹp đẽ . b. Con người tình cảm - Nỗi buồn trĩu nặng từ chiều hôm trước đến sáng hôm nay. Đó là một sự vận động của thời gian cũng là sự kéo dài của nỗi buồn trĩu nặng. - Sự day dứt, xúc động trong buổi tạ từ. - Sự xuất hiện của những thanh trắc cuối mỗi câu: trước, nở nốt, lệ sót… tạo sự khúc mắc, trúc trắc, dằn vặt trong nội tâm người ra đi. Mang nặng trên vai là cả một gánh nặng gia đình: gia đình đó có mẹ già, có hai người chị như sen cuối hạ và người em nhỏ ngây thơ chưa biết gì. Trong gia đình ấy, người ra đi như là trụ cột, như là chỗ bám víu tinh thần. Bên trên là con người của ý chí, côn người mang lý tưởng lớn còn bên dưới lại là con người của tình cảm đầy luyến lưu. Đặt nhân vật trữ tình đứng trước hai sự lựa chọn đau đớn giữa : Một bên là tình thân – một bên là lý tưởng hình ảnh người ra đi không chỉ mang lý tưởng, hoài bão mà còn là con người của tình cảm, con người của trách nhiệm gia đình. 3. Cảm nhận của nhà thơ trước nỗi lòng người ra đi. - Điệp từ : “ta biết” – một sự đồng cảm, sự tri âm giữa nhà thơ và người đưa tiễn. người đưa tiễn hiểu được sự dằn vặt, nỗi buồn, sự luyến lưu ẩn dấu bên trong cái vẻ ngoài dửng dưng, vô cảm của người ra đi. - Người đi ? Ừ nhỉ, người đi thực! Câu thơ với những với cấu trúc đặc biệt, bao gồm cả câu hỏi và câu cảm thán cất lên như một lời thảng thốt vô cùng, sự ngạc nhiên đến vô cùng. Hỏi nhưng không để trả lời vì người ra đi cuối cùng đã ra đi. Tưởng như trước gánh nặng gia đình, người ra đi không thể cất bước. Nhưng không. Vì lý tưởng, vì chí lớn, người ra đi đã dứt áo quyết chí ra đi. - Điệp từ : “Thà coi như” Với hai cách hiểu: - người ra đi tự xác định với bản thân là phải gạt bỏ tình riêng để ra đi theo tiếng gọi của ý chí. Vì thế người ra đi đành coi mẹ như lá bay, chị như hạt bụi, em như hơi rượi say. - người ra đi xin những người thân hãy xem mình như là chiếc lá, như hạt bụi, như hơi rượi say để có thể nhẹ lòng mà ra đi. - Những hình ảnh đó gợi cho ta một cái gì đó rất nhỏ bé, thoảng qua hay chỉ vang lên một chút rồi lặng xuống. . người đưa tiễn. - Sự xuất hiện đột ngột của những vần bằng liên tiếp trong câu 1 và Hàng loạt thanh trắc trong câu 2. - Sử dụng câu hỏi tu từ Sao có tiếng sóng ở trong lòng Sao đầy hoàng hôn. dài của nỗi buồn trĩu nặng. - Sự day dứt, xúc động trong buổi tạ từ. - Sự xuất hiện của những thanh trắc cuối mỗi câu: trước, nở nốt, lệ sót… tạo sự khúc mắc, trúc trắc, dằn vặt trong nội tâm