Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015 của sở công thương
Trang 1
Số: 1144/KH-SCT Long An, ngày 06 tháng 6 năm 2011
KẾ HOẠCH Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
giai đoạn 2011-2015 của Sở Công Thương
I Căn cứ lập Kế hoạch:
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định số 57/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND tỉnh Long An ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2011- 2015;
Căn cứ công văn số 947/UBND-NN ngày 31/3/2011 của UBND tỉnh về việc triển khai Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ công văn số 315/STTTT-KHTC ngày 29/4/2011 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015
II Hiện trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan:
1 Hiện trạng:
a) Hạ tầng kỹ thuật CNTT:
Cơ sở hạ tầng CNTT của Sở Công Thương cơ bản đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT tại đơn vị, đã xây dựng mạng nội bộ LAN kết nối toàn cơ quan và các đơn vị trực thuộc đạt tỷ lệ 100% Trên 90% CBCC có máy tính phục vụ cho công việc, tất cả số máy tính trong toàn cơ quan đều có kết nối Internet đạt tỷ lệ 100%
Sở Công Thương đã triển khai tài nguyên mạng dùng chung được thiết lập trên máy chủ có phân quyền truy cập cho mỗi user Tuy nhiên, mạng LAN chưa được cán
bộ, công chức, viên chức khai thác triệt để, việc chia sẻ dữ liệu còn rất hạn chế, ít có sự truy nhập qua mạng LAN, dữ liệu thường nằm chủ yếu trên máy trạm nhiều hơn trên máy chủ Việc xây dựng hệ thống firewall để ngăn chặn, phát hiện truy nhập trái phép vào hệ thống chưa được thực hiện; các phần mềm chống virus chỉ trang bị cho một số ít máy làm công tác quản lý tài chính kế toán
Sở quan tâm Hàng năm đều cử CBCC chuyên trách về CNTT đi đào tạo, tập huấn về quản trị mạng, an ninh mạng do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Sở đang soạn thảo Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và bảo mật trên môi trường mạng trong
Trang 2hoạt động của Sở Công Thương theo hướng dẫn số 106/STTTT-CNTT ngày 16/02/2011 của Sở Thông tin và Truyền thông
b) Ứng dụng CNTT:
Giai đoạn 2008-2010 Sở đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn số 629/UBND-NN ngày 23/02/2010; tin học hóa trong công tác báo cáo, trao đổi, cung cấp, thu thập thông tin, hạn chế in ấn văn bản, sử dụng có hiệu quả hệ thống mạng nội bộ, thư điện tử, góp phần tiết giảm kinh phí, giảm giấy tờ, giảm hội họp; triển khai sử dụng phần mềm kế toán phục vụ cho công tác quản lý tài chính và các dự án đầu tư thuộc chức năng nhiệm vụ của ngành
Năm 2009 được UBND tỉnh cho thành lập trang thông tin điện tử tích hợp trong cổng thông tin điện tử của tỉnh; cổng thông tin điện tử của Sở Công thương (sct.longan.gov.vn) hiện cung cấp nhiều dịch vụ công phục vụ cho người dân và doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở đều được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử, góp phần tích cực cho công tác cải cách hành chính của tỉnh, phục vụ tốt hơn cho người dân
và doanh nghiệp
Ngoài ra, tỉnh còn đầu tư xây dựng Dự án “Sàn giao dịch thương mại điện tử” đưa vào hoạt động từ năm 2009, tổng kinh phí thực hiện dự án là 343 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh cấp 160 triệu, phần còn lại do Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam hỗ trợ 243 triệu đồng.Qua gần 02 năm vận hành sàn giao dịch TMĐT, số lượng thành viên tham gia giới thiệu thông tin doanh nghiệp, thông tin về sản phẩm, hàng hóa, thông tin chào mua, chào bán trên Sàn giao dịch TMĐT của tỉnh đến thời điểm hiện nay
có 82 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Số lượng thông tin phản ánh tình hình kinh tế
-xã hội, thông tin về cơ hội giao thương, chính sách pháp luật, thông tin về các hoạt động xúc tiến thương mại để phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu của doanh nghiệp, làm
cơ sở xây dựng định hướng chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh được đăng tải trên sàn là 1.068 bài Số lượt truy cập là 4.142, thông tin chào bán là 52, thông tin chào mua
là 11, số lượng sản phẩm là 132
Công tác triển khai sử dụng Hệ thống thư điện tử của tỉnh: Đến nay có 4/4 đơn vị (Sở Công Thương và 03 đơn vị trực thuộc) được cấp và sử dụng hộp thư điện tử của tỉnh Trong đó, có 100% cán bộ, công chức, viên chức được cấp hộp thư điện tử, gồm 03 đơn vị: Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN, Trung tâm Xúc tiến thương mại Riêng đơn vị Chi cục Quản lý thị trường thì tỷ lệ được cấp hộp thư điện
tử chỉ đạt 19% (do số máy tại các Đội QLTT rất hạn chế, nên Chi cục chỉ đề nghị cấp hộp thư điện tử cho từng đội, không cấp cho từng cá nhân trong đội) Hiện có 80% CBCC,VC biết khai thác, chia sẻ dữ liệu, trao đổi thông tin qua email; khoảng 65% số văn bản được chuyển và nhận qua hệ thống thư điện tử
Việc sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tại cơ quan hiện chưa được triển khai thực hiện, do chưa được tỉnh đầu tư kinh phí
c) Nhân lực:
Hiện nay, hầu hết CBCC thuộc các phòng chuyên của Sở đều đạt trình độ tin học chứng chỉ A trở lên, cán bộ chuyên trách về CNTT (quản trị mạng) có kiến thức chuyên
Trang 3môn nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước; công tác tham mưu, xây dựng các Đề án, Kế hoạch ứng dụng CNTT của Sở còn yếu, mang tính bao quát
Nguồn nhân lực hiện có về CNTT của Sở là 43/47 CBCC, trong đó: kỹ thuật viên: 05 người; chứng chỉ B: 17 người, chứng chỉ A: 21 người (phụ lục III đính kèm)
2 Các thuận lợi, khó khăn:
a) Thuận lợi:
Qua 3 năm triển khai thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009- 2010 theo Quyết định số 3359/QĐ-UBND ngày 24/12/2008 của UBND tỉnh, về cơ bản Sở Công Thương đã đạt một số kết quả nhất định: tỷ lệ CBCC,VC được cấp thư điện tử đạt 90%, trong đó tỷ lệ CBCC,VC sử dụng thư điện tử trong công việc đạt khoảng 70%; trang thông tin điện tử và Sàn giao dịch thương mại điện tử của Sở đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin hoạt động của Sở, cung cấp dịch
vụ công trực tuyến mức độ 2 phục vụ người dân và doanh nghiệp, nhất là các quy định
về hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, góp phần phục vụ tốt yêu cầu về cải cách hành chính, tăng cường tính công khai minh bạch trong phục vụ người dân và doanh nghiệp Đầu tư cho ứng dụng CNTT từng bước đã được tỉnh quan tâm
b) Khó khăn, hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số mặt hạn chế: cơ chế đãi ngộ cho CBCC làm chuyên trách về CNTT chưa được xây dựng và ban hành, chưa có chỉ tiêu biên chế cho bộ phận chuyên trách về ứng dụng CNTT tại cơ quan, ảnh hưởng đến việc phát triển và ứng dụng CNTT; vẫn còn một số cán bộ lãnh đạo phòng, lãnh đạo Sở chưa thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc, chưa tạo được thói quen trao đổi thông tin về chuyên môn nghiệp vụ trong môi trường mạng Công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, rủi ro lớn
Việc triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử chưa có chiến lược cụ thể để bám theo mục tiêu đã đề ra; thiếu cán bộ chuyên trách để thực hiện nhiệm
vụ xây dựng và phát triển sàn Giao dịch TMĐT, dẫn đến việc phát triển TMĐT diễn ra chậm; chưa xây dựng được chiến lược phát triển thu hút doanh nghiệp tham gia sàn một cách hiệu quả và đông đảo; số lượng người truy cập vào địa chỉ giao dịch của sàn không tăng; các chức năng hỗ trợ doanh nghiệp trên sàn chưa được hoạt động; chức năng cập nhật thông tin doanh nghiệp bằng tiếng Anh đã có nhưng việc cập nhật hiện nay chưa được thực hiện
Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trên là do nhận thức của lãnh đạo các cấp
về vai trò CNTT chưa đầy đủ, lãnh đạo Sở chưa quan tâm chỉ đạo sâu sát triệt để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan trong thời gian qua, còn xem nhẹ về vai trò, vị trí của công nghệ thông tin, còn nặng việc sử dụng giấy tờ trong hoạt động, điều hành
III Mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan:
1 Mục tiêu chung:
Trang 4- Hoàn thiện và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, điều hành, quản lý nhà nước và phát triển công nghiệp, thương mại của tỉnh;
- Tiếp tục phát triển và nâng cấp hạ tầng CNTT trong cơ quan, đơn vị trực thuộc; tăng cường ứng dụng CNTT trong trao đổi, chỉ đạo và điều hành công việc giữa lãnh đạo
Sở với các bộ phận chuyên môn, đảm bảo nhanh chóng, giảm chi phí, tăng hiệu suất, hiệu quả công tác, giảm chi phí hoạt động của cơ quan, đơn vị;
- Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người dân và doanh nghiệp;
- Thành lập bộ phận chuyên trách về thương mại điện tử thuộc Sở; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng bố trí nhân lực CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại điện tử
2 Mục tiêu cụ thể:
- Đẩy mạnh trao đổi thông tin, điều hành tác nghiệp trên môi trường mạng: 100% CBCC-VC được cấp và sử dụng thư điện tử trong công việc Phấn đấu đến 2015 50% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa Sở và các cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử;
- Xây dựng, phát triển và triển khai thực hiện các phần mềm ứng dụng phục vụ công việc chuyên môn: Phần mềm quản lý văn bản, điều hành tác nghiệp; phần mềm quản lý nhân sự; phần mềm kế toán;
- Xây dựng hệ thống một cửa điện tử và triển khai thực hiện Dự án cơ sở dữ liệu
về công nghiệp và thương mại tỉnh Long An nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước; kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về kinh tế công nghiệp-thương mại; xây dựng nền tảng cho Chính phủ điện tử, phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn;
- Đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ hành chính công trực liên quan tới lĩnh vực công nghiệp và thương mại cho người dân và doanh nghiệp, 100% các thủ tục hành chính được công khai trên môi trường mạng Xây dựng Quy chế đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng trong hoạt động của cơ quan;
- Đến năm 2012 thành lập Phòng thương mại điện tử và công nghệ thông tin hoặc
bộ phận chuyên trách thương mại điện tử thuộc Sở, trong đó có ít nhất 01 cán bộ có trình
độ đại học/cao đẳng CNTT; 100% cán bộ chuyên trách về CNTT của sở được đào tạo kiến thức về quản trị hệ thống, quản trị mạng và an ninh mạng, đảm bảo an toàn thông tin
IV Nội dung kế hoạch:
1 Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT:
Để đạt được các mục tiêu trên, giai đoạn 2011-2015 cần phải tiếp tục thực hiện các công việc sau:
- Nâng cấp hệ thống mạng nội bộ của Sở, đảm bảo 100% CBCC,VC được trang
bị máy tính phục vụ cho công việc chuyên môn; nâng cấp, hoàn thiện trang bị hạ tầng bảo đảm truy cập thuận tiện tới các dịch vụ công qua trang thông tin điện tử của Sở;
Trang 5- Tăng cường công tác đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin trong cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành
2 Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan:
- Triệt để sử dụng hệ thống thư điện tử của tỉnh trong trao đổi công việc, gửi nhận văn bản; trao đổi thông tin trong nội bộ cơ quan, đơn vị và các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh;
- Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán; đầu tư xây dựng: cơ sở dữ liệu về công nghiệp và thương mại; phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp; phần mềm quản lý nhân sự; hệ thống một cửa điện tử phục vụ việc tra cứu trực tuyến tình trạng hồ sơ hành chính của người dân và doanh nghiệp;
- Củng cố sàn giao dịch thương mại điện tử và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử (TMĐT) tỉnh Long An năm 2011 và giai đoạn 2011-2015 được UBND tỉnh phê duyệt: Tăng cường hệ thống thông tin trên sàn giao dịch TMĐT cả tiếng Việt và tiếng Anh; hình thành hệ thống Bản tin TMĐT để cung cấp cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý qua hộp thư có tên miền dùng riêng; tổ chức các chương trình tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển TMĐT trong và ngoài nước
3 Tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ cho người dân và doanh nghiệp :
- Tăng cường cập nhật các văn bản chỉ đạo, điều hành; các quy định về thủ tục hành chính; các thông tin có liên quan đến hoạt động của ngành phục vụ cho người dân
và doanh nghiệp;
- Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp trong hoạt động của cơ quan thông qua việc tạo lập chuyên mục “ tiếp nhận ý kiến góp ý của người dân” trên trang thông tin điện tử của Sở, nhằm tiếp nhận và phản hồi ý kiến góp ý của người dân trên môi trường mạng;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thương mại điện tử cho đối tượng là các doanh nghiệp và cơ quan quản lý;
- Hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Ứng dụng thương mại điện tử; xây dựng website TMĐT; tham gia sàn giao dịch TMĐT tỉnh Long An và Cổng TMĐT quốc gia (ECVN); ứng dụng TMĐT thông qua các công cụ kinh doanh (e-business); kinh doanh TMĐT theo mô hình B2C xây dựng quy trình thu thập thông tin khách hàng thông qua chứng nhận website uy tín (Trust Vn); ứng dụng marketing trực tuyến nhằm xây dựng thương hiệu trên môi trường Internet ;
- Liên kết với đơn vị tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng website thương mại có chức năng thanh toán trực tuyến có kết nối với Sàn giao dịch TMĐT tỉnh Long An để từ đó phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến của Sàn và cũng dựa trên cơ
sở đó hình thành được Hội chợ triển lãm thương mại trực tuyến hàng năm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa trên môi trường mạng, tìm kiếm đối tác hợp tác sản xuất, kinh doanh với chi phí thấp nhất, song lại không hạn chế
về không gian và thời gian;
- Xây dựng và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên phục vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người dân và doanh nghiệp; từng bước xây dựng Hệ thống một cửa điện tử của Sở Công Thương theo hướng
Trang 6ứng dụng công nghệ thông tin ở tất cả các thủ tục hành chính (trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông) và tích hợp với Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh, phục vụ tra cứu trực tuyến tình trạng hồ sơ hành chính cho người dân và doanh nghiệp
4 Phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT:
- Quy hoạch và xây dựng đội ngũ giám đốc CNTT (CIO) của cơ quan; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hành chính nhà nước cho lãnh đạo cơ quan;
- Xây dựng bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin và thương mại điện tử, tăng cường nhân sự có chuyên môn và sự hiểu biết về lĩnh vực TMĐT để thực hiện kế hoạch phát triển TMĐT theo các tiêu chí đã được UBND tỉnh phê duyệt;
- Cử CBCC,VC dự các khóa khóa đào tạo, phổ cập kiến thức CNTT, đào tạo ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ và quản trị hệ thống, đảm bảo CBCC,VC được đào tạo các kiến thức, kỹ năng cơ bản và chuyên sâu về CNTT để đáp ứng tốt công tác ứng dụng CNTT trong các hoạt động chuyên môn
IV Danh mục các nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT:
Giai đoạn 2011-2015 Sở Công Thương dự kiến thực hiện các nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT gồm: Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Long An giai đoạn 2011-2015; Phần mềm quản lý văn bản và điều hành tại cơ quan; Phần mềm quản lý nhân sự; Cơ sở dữ liệu về công nghiệp và thương mại; hệ thống một cửa điện tử
V Tổ chức thực hiện:
Căn cứ kế hoạch này, đề nghị lãnh đạo các bộ phận chủ động, phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ có liên quan, đảm bảo đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các bộ phận báo cáo lãnh đạo Sở phụ trách để có hướng chỉ đạo, giải quyết./
- Sở Thông tin & TT;
- PGĐ Minh;
- Lưu: VT, VP (C, Th).