Tính đặc thù của những thời điểm nhân vật nhà văn đợc chú

Một phần của tài liệu Nhân vật nhà văn trong văn xuôi việt nam sau đổi mới (1986) (Trang 47 - 56)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Tính đặc thù của những thời điểm nhân vật nhà văn đợc chú

chú ý xây dựng trong tác phẩm văn học

1.3.1.1. Thời điểm có nhiều biến động, buộc con ngời phải đứng trớc nhiều lựa chọn

Trong quá trình lao động sáng tạo, không phải lúc nào các nhà văn cũng có cái thú tao nhã của những triết gia phơng Đông vừa ung dung ngâm nga thi phú, ca tụng xã hội vừa triết lý sự đời. Con đờng lao động nghệ thuật của một nhà văn đích thực luôn đầy rẫy chông gai vì nghệ thuật không phải là một cuộc diễu hành đi trên con đờng lớn. Bối cảnh xã hội luôn là một nhân tố có tác động không nhỏ đến quá trình sáng tạo dù trực tiếp hay gián tiếp, tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch với sự phát triển văn chơng. Trong những thời điểm có nhiều biến động buộc con ngời phải đứng trớc nhiều lựa chọn thì nhân vật nhà văn là nhân vật có khả năng rất lớn trong việc cắt nghĩa, lý giải và biện bạch t tởng, tình cảm của chính bản thân tác giả. Chẳng hạn sự biến động trong cuộc sống của tác giả ở một thời điểm nhất định đợc thể hiện qua những trăn trở của các nhân vật nhà văn trong tác phẩm của Nam Cao thời kỳ trớc cách mạng. Nhân vật nhà văn trong tác phẩm Nam Cao thời kỳ này luôn ấp ủ mộng văn chơng, khát khao phụng sự nghệ thuật. Nhà văn Điền trong Giăng sáng luôn mơ tởng đến loại văn chơng hoa lá, tinh khiết đầy uỷ mị cho những ngời yêu kiều nhàn nhã đọc. Theo Điền một tác phẩm hay thì “lời phải đẹp. ý phải thanh cao. Ngọn bút phải khơi nguồn cho những tình cảm đầy thơ mộng. Nghệ thuật chính là cái ánh trăng xanh huyền ảo nó làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thờng, xấu xa” [5, tr.218]. Thế nhng sự thật thì trong ánh trăng xanh huyền diệu kia có “bao ngời đang quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thơng của kiếp mình! Biết bao nhiêu tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than”. Thực tế lúc này là “vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu ngời nữa, cùng một cảnh khổ nh Điền”. Chính vì vậy không thể trốn tránh sự thực để hởng trọn vẹn cái "nghệ thuật vị nghệ thuật" cho riêng mình cho nên phải biết chấp nhận hoàn cảnh, chấp nhận hiện thực để mà sống và viết một cách cực nhọc và lao khổ “Viết giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một ngời láng giềng ban đêm mất gà” [5, tr.220].

Đấy là nỗi khổ tâm, là món nợ mà một nhà văn có nhân cách luôn tìm cách trả cho đời, thậm chí "tự biến mình thành cái kẹp chả trong tay chính mình" [7, tr.240]. Và những băn khoăn, những sự lựa chọn khó khăn của nhân vật nhà văn cũng chính là những suy nghĩ rất thực của chính bản thân tác giả - một con ngời luôn đau đáu trớc vấn đề nhân cách. Nhng trở lên chỉ là những biến động, sự lựa chọn hớng đi trong chính đời t tác giả. Trên con đờng văn nghiệp, có lúc nhà văn phải đứng trớc những biến động lớn lao mang tầm bao quát lớn và có ý nghĩa lịch sử đối với cả cộng đồng. Đó là sự lựa chọn giữa "nghệ thuật vị nghệ thuật" và "nghệ thuật vị nhân sinh", giữa cá nhân và xã hội, cái riêng và cái chung. Tâm trạng của nhà văn lúc này nh "Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nớc - Chọn một dòng hay để nớc trôi". Trong nhật ký ở rừng, nhà văn sau một hành trình nếm mật nằm gai, cùng lao vào mặt trận ác liệt của chiến tranh sống với những con ngời kiên trung anh dũng đã giác ngộ đợc rằng: “Tôi đã nghĩ đến tôi nhiều quá. Sau cuộc cách mạng tháng Tám, càng ngày tôi càng thấy rằng cái "tôi" của mình thật ra chẳng nghĩa lý gì. Nó có một chút giá trị nào là khi nó biết hòa hợp nó vào những ngời chung quanh. Nhiều khi phải biết quên mình đi. Quên cái tên tuổi của mình nếu muốn thành một ngời có ích” và khi “Nớc mình còn nô lệ thì nớc mình còn bị chê khinh và bọn nhà văn còn bị rẻ rúng, bạc đãi, coi nh một hạng ngời không có cũng chẳng thiệt thòi gì” [ 17, tr.410]. Do đó có lúc phải dằn cái ý muốn cá nhân của mình xuống để tập trung góp sức mình vào một công việc "không nghệ thuật" là làm văn chơng tuyên truyền, cổ động và việc làm này chính là để dọn đờng, sửa soạn cho nhà văn hớng tới một nghệ thuật cao hơn. Đó là lý do giải thích vì sao sau cách mạng Nam Cao luôn đặt công việc làm văn của mình bên cạnh công việc của những ngời đi kháng chiến nhằm tìm cho ra cái ý vị văn chơng mà cuộc sống đang cần. Đây cũng là những trăn trở của các nhà văn có tâm huyết với nghề và có trách nhiệm với xã hội. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng đứng giữa sự lựa chọn chông chênh: “Khi chúng ta ngồi viết những câu văn thì bố mẹ và anh chị em chúng ta đổ mồ hôi và vắt óc nghĩ cách đánh giặc, mọi ngời chung

quanh ta đang đứng trên từng vị trí kháng chiến cứu nớc của họ. Chúng ta ngồi viết giữa khi kẻ thù đang châm lửa đốt nhà và kề miệng súng vào ngực con ta” [7, tr.28]. Do vậy dù khát khao sáng tạo có lớn đến bao nhiêu cũng không thể làm ngơ, không thể viết những câu văn trái với cuộc sống hiện thực, với những vấn đề lớn đang nhức nhối trong lòng xã hội. Bởi vậy giá trị văn học có lúc gần nh trùng khít với giá trị cổ động, tuyên truyền. Trong truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao để cho nhà văn Độ tự quan sát, nhìn nhận về lối sống, cách ứng xử của những ngời trong giới mình. Và Đôi mắt là câu chuyện của những suy t sâu lắng, là chuyện sâu xa của "đôi mắt" - tâm hồn con ngời giữa ngã ba đờng lịch sử, là trách nhiệm, chỗ đứng của văn nghệ sĩ và văn chơng trớc cuộc kháng chiến của dân tộc và cũng chính là quá trình dò dẫm "nhận đờng" của chính bản thân tác giả trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Để đến bút ký Đờng vô Nam, nhà văn đã có những quyết định dứt khóat về con đờng mà mình sẽ đi là gắn bó với đất nớc, với nhân dân với mong muốn cây bút của mình cũng sẽ "khạc ra lửa và đạn nh cây súng" [17, tr.363].

Những sự lựa chọn khó khăn trong bớc đờng t tởng của nhà văn thông qua nhân vật văn sĩ đợc bộc lộ một cách tự nhiên vừa làm cho tác phẩm có chiều sâu, vừa thể hiện đợc những định hớng nghệ thuật của tác giả.

Việc để cho nhân vật nhà văn xuất hiện nhiều trong tác phẩm ở những thời điểm nào đó là một hiện tợng có tính quy luật, thể hiện sự nhận thức của ngời nghệ sĩ trớc những biến động của cuộc đời. Trên đây là sự trăn trở của nhân vật nhà văn trớc những biến động mang ý nghĩa sinh tồn của cuộc sống xã hội và con ngời mà trong văn học Việt Nam, nó đợc thể hiện rõ nhất trong thời kì đất nớc có chiến tranh, giặc giã, nhân dân đói khổ, thể hiện sự "nhận đờng" của tác giả trong một thời điểm nhất định. Còn khi đã xác định đợc con đờng mà mình sẽ đi trong thời điểm ấy thì trong sáng tác của các nhà văn, tự khắc những loại hình nhân vật khác sẽ thay thế cho nhân vật nhà văn, hoặc nhân vật nhà văn nếu có xuất hiện cũng không làm cái công việc "lộn trái mình ra" để hành hạ, cật vấn nh trớc. Chỉ đến thời kỳ sau Đổi mới khi mọi giá trị bắt đầu đợc nhìn nhận

lại, khuynh hớng dân chủ hóa văn chơng đợc đề cao, nhà văn đợc quyền "nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật" thì lúc này nhân vật nhà văn lại xuất hiện nhiều trong những tác phẩm văn chơng để nói hộ các tác giả những suy nghĩ, những bức xúc, trở trăn trớc cuộc sống đơng thời.

Nhân vật nhà văn trong văn chơng Việt Nam đơng đại đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân tính, bản sắc, sự tác động của cơ chế thị trờng đối với con ngời và xã hội hôm nay. Dới góc nhìn của nhân vật nhà văn, cuộc sống hiện ra với nhiều màu sắc, trạng huống khác nhau. Và quan trọng hơn, những day dứt, giằng xé, sự lựa chọn con đờng, những định hớng nghệ thuật của nhân vật nhà văn là yếu tố thể hiện rõ nhất ý thức trách nhiệm và cá tính sáng tạo của ngời cầm bút.

1.3.1.2. Thời điểm nền văn học vừa kết thúc một giai đoạn phát triển

Khi nền văn học vừa kết thúc một giai đoạn phát triển, nó có nhu cầu đánh giá, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để có thể bớc sang thời kỳ mới một cách tự tin. Muốn làm đợc điều này, các nhà văn, nhà lý luận phê bình phải có sự nhìn nhận khách quan, đánh giá đúng bản chất đối tợng và khái quát chính xác các đặc điểm của văn học một thời kỳ đã qua. Đối với ngời sáng tác, công việc này có thể đợc thực hiện một cách tốt đẹp qua tác phẩm, qua việc họ chú ý xây dựng loại nhân vật nhà văn.

Văn học Việt Nam thế kỷ XX đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển, trong đó thời kỳ 1945 - 1975 là thời kỳ gây ra nhiều tranh cãi. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nguyễn Khải quay lại tự chế giễu mình để từ biệt "Cái thời lãng mạn" - cái thời mà "Tầm nhìn xa" bị hạn chế vì những t tởng chỉ đạo hẹp hòi, thời của chủ nghĩa đề tài với lời kêu gọi mọi ngời "Hãy đi xa hơn nữa" vào đời sống của công nông binh. Còn Nguyễn Minh Châu lại chân thành "đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ" - một giai đoạn văn nghệ phải làm nhiệm vụ cao cả là phục vụ chính trị, ca tụng hiện thực cách mạng và nhà văn là chiến sĩ, sáng tác theo phơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Quả đó là thời kỳ các sáng tác văn học có sự na ná giống nhau ở cách lựa chọn đề tài,

phát triển nội dung, xây dựng cốt truyện, sử dụng thể loại (ở đây xin không đề cập mảng sáng tác của những nhà văn sống trong các đô thị miền Nam). Văn học dờng nh chỉ có một giọng, một t tởng. Đó là thứ văn học mà Nguyễn Minh Châu gọi là "minh họa", Hoàng Ngọc Hiến cho là "phải đạo", còn Nguyễn Huy Thiệp lại xác định là "văn học mậu dịch". Khuynh hớng sử thi và cảm hứng lãng mạn bao trùm hoạt động sáng tạo của văn nghệ sĩ thời kỳ này. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi hoàn cảnh lịch sử của đất nớc ta lúc đó luôn cần có một động lực tinh thần để nhân dân an tâm chiến đấu và xây dựng. Nhng bớc sang giai đoạn sau - khi cuộc sống xã hội đã trở về quỹ đạo của nó, vai trò "nhà văn cán bộ", "nhà văn chiến sĩ" đợc giải phóng, đặc biệt sau Đại hội Đảng VI với những đờng lối chính sách "có lợi" hơn đối với giới văn nghệ sĩ, t tởng và t duy của nhà văn đợc cởi mở hơn, họ bắt đầu có xu hớng nhận thức lại các giá trị. Nhà văn Nguyễn Khải trong tạp văn Nghề văn lắm công phu đã ngậm ngùi tự thú: “Nhiều khi tôi cảm thấy cái hiện thực xã hội chủ nghĩa cứ làm hại mình, vì hiện thực xã hội chủ nghĩa là không đợc phê phán, là cuối cùng phải tốt đẹp, cứ đến đoạn kết thì mình phải lãng mạn” và kết quả là “cả mảng viết nông nghiệp của tôi coi nh bỏ đi”. Tác giả còn ngộ ra rằng: “Nhà văn, nhà báo sống với thời cuộc nhng còn phải biết tách ra khỏi thời cuộc để nhận ra cái sẽ còn lấp lánh lâu dài của nhiều tình tiết trong thời cuộc, sống với ngời cùng thời nhng phải lấy con mắt của ngời đời sau để đo lờng giá trị nhiều việc tởng là tầm thờng, là vô nghĩa đối với ngời đơng thời” [31, tr.20].

Nếu nh văn học giai đoạn 1945 - 1975 đợc gọi là văn học sử thi bởi nó h- ớng tới những vấn đề trọng đại có ý nghĩa toàn dân, quan tâm tới những vấn đề lớn của dân tộc, cộng đồng với cảm hứng lãng mạn, ngợi ca những ngời anh hùng kiệt xuất của thời đại, thì sang giai đoạn sau, văn học hớng tới đời t, đời thờng, quan tâm hơn đến đời sống nội tâm con ngời, những quan niệm nghệ thuật do vậy cũng có sự thay đổi đáng kể.

Nhân vật nhà văn trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu giai đoạn này thích tự phân tích, mổ xẻ chính bản thân mình, muốn lộn trái mình ra để soi ngắm,

cật vấn về những cái đợc và cha đợc, tự mình đối chứng với bản thân - một công việc vốn rất xa lạ với văn học giai đoạn trớc.

Nhân vật nhà văn trong truyện Nguyễn Khải lại thể hiện sự nghiền ngẫm của mình về những sự thực trong văn học và xã hội ở thời điểm đầu Đổi mới. Đó là những khó khăn trong công tác xuất bản, sự thay đổi quan niệm của ngời đọc, sự đổi thay mọi cung bậc giá trị trong đời sống xã hội.

Sau một chặng đờng phát triển, văn học rất cần có thời gian để tự ngẫm lại mình. Nếu nh văn học 1930 - 1945 chú ý miêu tả sự bùng nổ của nhu cầu thể hiện cái tôi cá nhân thì văn học giai đoạn 1945 – 1975 lại mở rộng tầm mắt h- ớng tới cái ta cộng đồng, quan tâm hơn đến sự phát triển đất nớc và vận mệnh dân tộc. Nhng khi chuyển sang thời kỳ mới (từ 1975 đến nay) các nhà văn lại cảm thấy để văn học phát triển cần có sự điều chỉnh, hoà hợp giữa cái tôi cá nhân và cái ta cộng đồng, tránh tình trạng đa văn học từ tính chất "sử thi", "minh họa" một chiều giai đoạn trớc trở thành văn học phản sử thi, phản minh họa một chiều trong giai đoạn tiếp theo.

Về vấn đề này, Hoàng Ngọc Hiến trong bài viết Thời kỳ văn học vừa qua và xu thế phát triển đã nêu lên một lợc đồ về tiến trình vận động của văn học hiện đại Việt Nam một cách độc đáo theo cặp phạm trù âm dơng của triết học Trung Quốc cổ đại: giai đoạn 1930 - 1945: dòng văn học âm tính; giai đoạn 1945 - 1975: dòng văn học dơng tính; giai đoạn sau 1975: sự bừng tỉnh của kinh nghiệm hài hòa âm dơng. Và tác giả cho rằng "sự hài hòa âm tính, dơng tính là nguồn gốc phong phú của văn học. Không có sự hài hòa ở nguồn gốc này, sự phong phú và đa dạng có thể là giả" [26].

Vấn đề các nhà văn quan tâm lúc này là làm sao để văn học tăng thêm chiều sâu, nhanh chóng chuyển "lợng" thành "chất" và công việc của nhà văn là công việc của một "con tằm rút ruột nhả tơ", mà trong văn học, để nhận thức đ- ợc điều này, các nhà văn cũng phải trải qua một quá trình dài tự chiêm nghiệm và trải nghiệm. Đây cũng là một trong những lý do khiến trong thời kỳ văn học này nhân vật nhà văn xuất hiện nhiều.

1.3.1.3. Thời điểm sự giao lu văn học đạt đợc một chất lợng mới

Nền văn học Việt Nam tồn tại và phát triển theo chiều dài của lịch sử dân tộc. Trong quá trình phát triển, văn học Việt Nam đã không ít lần chịu ảnh h- ởng của những cuộc tiếp biến văn hóa do sự giao lu, cọ xát giữa nền văn hóa Việt Nam với các nền văn hóa khác đa tới. Và nhìn chung sự phát triển có tính đột biến của văn học thờng gắn liền với những cuộc giao lu văn hóa lớn, những giai đoạn không khí sáng tạo thực sự cởi mở và dân chủ. Trong thế kỷ XX, văn

Một phần của tài liệu Nhân vật nhà văn trong văn xuôi việt nam sau đổi mới (1986) (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w