Nhân vật nhà văn thể hiện định hớng quan sát, lí giải đời sống

Một phần của tài liệu Nhân vật nhà văn trong văn xuôi việt nam sau đổi mới (1986) (Trang 39 - 43)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2.Nhân vật nhà văn thể hiện định hớng quan sát, lí giải đời sống

sống

Nghề văn, với một u thế nhất định nh có thể dựa vào một cái gì đó để h cấu, đoán định, nhng sự h cấu, đoán định của nhà văn bao giờ cũng đợc neo đính vào một điểm tựa nào đó. Nh con diều đang bay trên trời kia, dù bay cao, bay xa đến đâu cũng đợc níu giữ bởi sợi dây nơi mặt đất. Sáng tạo văn học cũng vậy. Nhà văn bên cạnh năng khiếu và tài năng bẩm sinh còn rất cần tới quá trình tích luỹ kinh nghiệm, vốn sống, rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp. Với sự tinh tế, nhạy cảm, óc quan sát và trí tởng tợng phong phú, các tác giả đã tự thể hiện những định hớng quan sát, lí giải đời sống của mình một cách độc đáo thông qua nhân vật nhà văn.

Thực tế cho thấy, bản chất con ngời và cuộc sống không phải lúc nào cũng đợc bộc lộ rõ ràng qua những hiện tợng dễ thấy. Chỉ có qua quan sát kĩ lỡng, nhà văn mới có thể phát hiện những ý nghĩa sâu xa trong từng sự vật, hiện tợng

cùng những biến thái tinh vi phức tạp và đa dạng của nó, vì dù cho trí tởng tợng của nhà văn có phong phú đến đâu cũng không thể phong phú bằng chính bản thân thực tế. Năng khiếu quan sát là một trong những yếu tố thuộc t chất nghệ sĩ của nhà văn. Hiện thực của con ngời và cuộc đời đợc khúc xạ qua lăng kính nghệ sĩ của nhà văn trở thành một hiện thực có chiều sâu và nhà văn thể hiện sự nghiền ngẫm của mình đối với hiện thực, quan sát, lý giải những hiện tợng đang xảy ra trong đời sống. Ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, nhân vật nhà văn trong truyện ngắn của Nam Cao tự nhận thấy u thế của mình: “Nghề nghiệp của chúng ta đã luyện cho chúng ta thành những ngời nhận xét rất tinh. Dù chỉ một cái run nhẹ của hàng mi, một chút ngập ngừng rất thoáng nhanh trên một ngón tay, một gợn nhỏ trên nét mặt vô cùng bình tĩnh thì con mắt thấu suốt của chúng ta cũng không bỏ sót” [5, tr.268]. Ưu thế đó càng đợc phát huy qua sự quan sát tinh tế và triệt để của nhân vật nhà văn.

Trong tiểu thuyết Chân dung cát của Inrasara, nhân vật nhà văn nhìn thấy sự đói nghèo, lạc hậu của ngời dân Chăm là do một loại bệnh "lậm đời nối đời và đã mãn tính" mà y học lúng túng khi phải đặt tên. Đó là thực tế “Với 80 mẫu ruộng hơn 2 nghìn nhân khẩu nhng dân ở đây sau vụ gieo, hối hả lùa trâu bán đứng cho trời nuôi trên rừng, rồi sau khi gặt chở bó lúa về cứ chất bỏ đó cả tháng đá banh, tán dóc đã đời mới vào rừng tìm trâu về đạp ra hạt. Ngoài ra không làm gì cả” [29, tr.78]. Chính vì sự lời biếng trong lao động, lạc hậu trong t duy lại càng đẩy những ngời dân Chăm lâm vào sự nghèo nàn về vật chất, thiếu thốn về tinh thần và có khi bị cuốn hút vào những cái không tởng, viễn vông, không phù hợp với thực tế cuộc sống của mình. “Hãy tởng tợng anh nhà quê Chăm đầu tắt mặt tối lam lũ vác giạ thóc cuối cùng ra quán đổi lấy rợu gầy cuộc nhậu và thuyết về trờng thơ hậu hiện đại tận trời Tây” [29, tr.19] trong khi vợ con đói rách, lam lũ. Đó là cha kể đến việc dân tộc Chăm còn "sinh đẻ có kế hoạch" những nhân tài.

Bằng sự quan sát tinh tế của mình, nhân vật nhà văn J'Man không chỉ thấy đợc những phơng diện bi hài trong cuộc sống của ngời Chăm mà còn bày tỏ

thái độ của mình khi những thói h tật xấu, những tệ nạn xã hội đang len lỏi vào cuộc sống vốn êm đềm của ngời Chăm, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống. “Ngày tháng ấy, bà mẹ Chăm lầm lũi, cặm cụi trên mảnh đất ruộng bạc màu chắt bóp từng đồng gởi cho đứa con ăn học xa. Để chục năm sau chúng trở về đủ lớn khôn cầm roi đánh mẹ. Lỗi tại ai ?” [29, tr.151]. Tại ai ? Tại cuộc sống hiện đại ở phơng xa làm xoay chiều nhận thức, tại sự xuống cấp đạo đức lối sống hay tại sự mê muội lạc hậu của một số ngời mang bản năng thú tính ? Câu hỏi nh một vết thơng nhức nhối trong lòng nhân vật nhà văn và cũng là của tác giả - một nhà văn ngời Chăm yêu tha thiết quê hơng và ngôn ngữ của dân tộc mình, trăn trở đi tìm những giá trị của cuộc sống và mong muốn tìm đợc hớng giải quyết những vấn đề của ngời Chăm hôm nay.

Cũng bằng khả năng quan sát và sự trải nghiệm thực tế của mình, nhà văn Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã nhìn thấy “Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con ngời” [46, tr.33]. Chiến tranh mang bộ mặt gớm guốc, bất nhân, là “gánh nặng chém giết, gánh nặng bạo lực mà thân phận con sâu cái kiến của ngời lính phải cõng trên lng đời đời kiếp kiếp” [46, tr.237]. Đây là một sự thật trần trụi mà không phải ai cũng dám nói ra. Trong khi những nhà văn cùng thời với Bảo Ninh nghiêng về phía ngợi ca sự hào hùng, oanh liệt của những cuộc chiến tranh "thần thánh" với sức mạnh vĩ đại của dân tộc và sự anh dũng tuyệt vời của nhân dân Việt Nam thì Bảo Ninh thông qua suy tởng, ký ức của nhân vật "nhà văn cấp phờng" tìm hiểu một phơng diện khác, một bộ mặt khác của chiến tranh: đó là nỗi ám ảnh, nỗi buồn đau dai dẳng của những ngời lính sau cuộc chiến và những cảm nhận về thân phận con ngời trong chiến tranh, góp thêm một cái nhìn mới về chiến tranh từ phía những ngời chiến thắng. Nếu nh các tác phẩm viết về chiến tranh trớc đó đều đứng từ góc độ số phận của dân tộc, cộng đồng để nhìn cuộc chiến thì Bảo Ninh là ngời đầu tiên trong văn học hiện đại ở Việt Nam nhìn chiến tranh từ số phận của một

cá nhân con ngời, bởi thế cuộc chiến trong tác phẩm dờng nh là "cuộc chiến của riêng anh".

Nhân vật nhà văn trong tiểu thuyết Phố Tàu của Thuận lại thể hiện sự quan sát của mình một cách mới mẻ, táo bạo trớc những vấn đề thời sự chính trị, xã hội và con ngời Việt Nam đơng đại. Đó là vấn đề nhập c, thái độ kỳ thị của chính quyền Hà Nội với Hoa Kiều những năm 1980 với những chiến dịch bài Hoa và sâu xa hơn là nỗi khắc khoải cô đơn của những thân phận l… u vong, tha phơng cầu thực ở xứ ngời. ẩn đằng sau vẻ thản nhiên lạnh lùng là một sự cảm thông thực sự. “Tôi cha thấy số phận nào nh số phận Thụy. Ngời Việt khổ, ngời Hoa khổ, không ai khổ bằng ngời Việt gốc Hoa” [68].

Với Made in Việt Nam tác giả lại để nhân vật nhà văn quan sát thật kỹ đời sống xã hội và con ngời Hà Nội những năm đầu Đổi mới, thấy đợc cái nhàn nhạt vô nghĩa của đời sống công chức, sự lặp lại của những cá tính đơn điệu, nhàm tẻ, những toan tính cá nhân tủn mủn, tiểu nông và những mặt trái của cơ chế thị trờng thời mở cửa:

Đổi mới mang về cho ngời Việt nhiều sản phẩm mới, cả niềm hy vọng mong manh chữa đợc căn bệnh đã tởng nh nan y của toàn dân tộc… Công của tổng bí th Đảng Nguyễn Văn Linh cha kịp đợc lịch sử ghi lại thì một trong những tác hại lớn nhất của Đổi mới đã lộ diện: trái tim vốn vô cùng yếu đuối của ngời Việt bất ngờ đợc biết đến hai tiếng tự do đã khiến tỉ lệ các cặp vợ chồng li hôn và các bà mẹ có con ngoài giá thú lên đến mức bị Unicef cảnh cáo. Cuối cùng thì bệnh tởng đã lành lại biến chứng… [67].

Không chỉ quan sát, lý giải đời sống mà nhân vật nhà văn còn thể hiện sự tự quan sát đối với chính bản thân. Đây cũng là một cách tự phản tỉnh của ngời cầm bút. Ngời họa sĩ (cũng là nhân vật xng “tôi”) trong truyện ngắn Bức tranh

của Nguyễn Minh Châu tự ký họa khuôn mặt bên trong của chính mình để phân tích, mổ xẻ, phán xét bản thân và không ngần ngại vạch ra “trong con ng-

ời tôi đang sống lẫn lộn ngời tốt kẻ xấu, rồng phợng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” [8, tr.88].

Nhân vật nhà văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh lại tự coi mình nh một "anh hùng bị sa vào chiếc lới thời mạt vận". “Nhiều hôm tôi tự diễn một màn độc thoại trong đó tôi vừa đóng vai thánh thần, vừa đóng vai quỷ sứ để cùng nhau rỉa róc loài ngời. Có bận họ tranh giành nhau một lý lẽ nào đó. Lúc thì thánh thần thắng, lúc quỷ sứ đợc cuộc. Tôi - hình ảnh chân xác nhất - giống nh một bãi chiến trờng” [1, tr.16].

Với việc xây dựng nhân vật nhà văn trong tác phẩm văn chơng, các tác giả đã tạo cho mình những điều kiện thuận lợi để thể hiện những định hớng tìm tòi, quan sát và lý giải mọi phơng diện của đời sống xã hội và con ngời. Nhờ thế, con ngời trong tiểu thuyết hiện đại hiện ra một cách chân thực nh

Những mẫu ngời của xã hội với tất cả da thịt và hơi thở, với tất cả những màu vẻ của những mối quan hệ xã hội bên ngoài và những gì đang đợc giấu kín và cũng đang giao tranh với nhau ở bên trong: những lý tởng và dục vọng, trí tuệ và bản năng, thiện và ác, những phần con ngời ý thức đợc và những phần vô thức của con ngời mà chỉ ngòi bút nhà văn mới có thể soi sáng, lý giải và báo hiệu [7, tr.345].

Một phần của tài liệu Nhân vật nhà văn trong văn xuôi việt nam sau đổi mới (1986) (Trang 39 - 43)