1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án môn Lịch sử

41 522 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 305 KB

Nội dung

BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC ( Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN ) TUẦN 3: NƯỚC VĂN LANG I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời khoảng 700 năm TCN. - Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương. - Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt. - Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương mà HS được biết. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trong Sgk phóng to. - Phiếu học tập. - Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV HĐ1: Làm việc cả lớp - GV treo lược đồ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng. - GV giới thiệu về trục thời gian: Người ta quy ước năm 0 là năm Công nguyên; phía bên hoặc phía dưới năm CN là những năm trước Công nguyên; phía bên phải hoặc phía trên năm CN là những năm sau Công nguyên. HĐ2: Làm việc cá nhân - GV phát phiếu học tập kẻ khung sơ đồ (để trống, chưa điền nội dung) như mẫu SGV/18. HĐ3: Làm việc cá nhân - GV đưa ra khung bảng thống kê (bỏ trống, chưa điền nội dung) phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt, như sau: Sản xuất Ăn, uống Mặc và trang điểm Ở Lễ hội * Hoạt động của học sinh - Một số HS dựa vào kênh hình và kênh chữ trong Sgk, xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian. - Nhận xét, bổ sung. - HS đọc Sgk và điền vào sơ đồ các tầng lớp: Vua, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân, Nô tì sao cho phù hợp. - Một vài HS đọc sơ đồ. - Nhận xét, bổ sung. - GV kết luận chung. HĐ4: Làm việc cả lớp -H: Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt? - GV kết luận. HĐ tiếp nối: Bài sau: Nước Âu Lạc. - HS đọc kênh chữ và xem kênh hình để điền nội dung vào các cột cho hợp lí. - Một vài HS mô tả bằng lời của mình về đời sống của người Lạc Việt. - HS trả lời. - Nhận xét, bổ sung. * Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… TUẦN 4: NƯỚC ÂU LẠC I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang. - Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng. - Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc. - Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. II. Đồ dùng dạy học: - Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - Hình trong Sgk phóng to. - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV HĐ1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS đọc Sgk và làm bài tập sau: Em hãy điền dấu x vào sau những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt. + Sống cùng trên một địa bàn + Đều biết chế tạo đồ đồng + Đều biết rèn sắt + Đềug trồng lúa và chăn nuôi + Tục lệ có nhiều điểm giống nhau - GV hướng dẫn HS kết luận: Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với nhau. HĐ2: Làm việc cả lớp - H: So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc? - GV nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa (qua sơ đồ). HĐ3: Làm việc cả lớp - GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận: + Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại bị thất bại? + Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc? HĐ tiếp nối: Bài sau: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. * Hoạt động của học sinh - HS điền dấu x vào để chỉ những điểm giống nhau trong cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt. - HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc. - HS trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - HS đọc Sgk: “Từ năm 207 TCN… phương Bắc” * Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… HƠN MỘT NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP ( Từ năm 179 TCN đến năm 938 ) TUẦN 5: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. - Kể lại một số chính sách áp bức, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. - Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược. giữ gìn nền văn hóa dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV HĐ1: Làm việc cá nhân - GV đưa ra bảng (để trống, chưa điền nội dung) so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ: Thời gian Các mặt Trước năm 179 TCN Từ năm 179 TCN đến năm 938 Chủ quyền Kinh tế Văn hóa - GV giải thích các khái niệm: chủ quyền, văn hóa. - GV nhận xét, kết luận chung. HĐ2: Làm việc cá nhân - GV đưa ra bảng thống kê (có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa, cột ghi các cuộc khởi nghĩa để trống) như mẫu SGV/22. HĐ tiếp nối: Bài sau: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. * Hoạt động của học sinh - HS điền nội dung vào các ô trống. - Báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp. - HS điền tên các cuộc khởi nghĩa vào cột. - Một vài HS báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp. - Nhận xét, bổ sung. * Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… TUẦN 6: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ( Năm 40 ) I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. - Tường thuật được trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa. - Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trong Sgk phóng to. - Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng phóng to. - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV HĐ1: Thảo luận nhóm - GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ. - GV đưa vấn đề sau để cho các nhóm thảo luận: Khi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có hai ý kiến: + Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là Thái thú Tô Định. + Do Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại. Theo em, ý kiến nào đúng? Tại sao? - GV hướng dẫn HS kết luận: Việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà. HĐ2: Làm việc cá nhân - GV: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng, lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra khởi nghĩa. HĐ3: Làm việc cả lớp - H: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì? - GV kết luận: Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được * Hoạt động của học sinh - Lắng nghe. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện báo cáo kết quả làm việc. - HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa. - Hai HS lên bảng trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ. - HS trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm. HĐ tiếp nối: Bài sau: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. * Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… TUẦN 7: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO ( Năm 938 ) I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Vì sao có trận Bạch Đằng. - Kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng. - Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trong Sgk phóng to. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV HĐ1: Làm việc cá nhân - GV giới thiệu một số nét về tiểu sử Ngô Quyền. - GV yêu cầu HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng. HĐ3: Làm việc cả lớp - GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận: Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào? - GV kết luận: Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ. HĐ tiếp nối: Bài sau: Ôn tập. * Hoạt động của học sinh - HS đọc Sgk: “Sang đánh nước ta…hoàn toàn thất bại”, để trả lời các câu hỏi sau: + Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào? + Quân Ngô Quyền đã dựa vào thủy triều để làm gì? + Trận đánh diễn ra như thế nào? + Kết quả trận đánh ra sao? - Một vài HS thuật lại trận đánh. - Nhận xét, bổ sung. - HS trả lời. - Nhận xét, bổ sung. * Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… TUẦN 8: ÔN TẬP I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Từ bài 1 đến bài 5 học về hai giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập. - Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục. II. Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ trục thời gian. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV HĐ1: Làm việc theo nhóm - GV phát phiếu cho mỗi nhóm và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục: khoảng 700 năm TCN, 179 TCN, 938. HĐ3: Làm việc cá nhân - GV kết luận chung. HĐ tiếp nối: Bài sau: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. * Hoạt động của học sinh - HS làm việc theo nhóm thực hiện yêu cầu của GV. - Các nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập 3. - HS chuẩn bị theo yêu cầu. - Một số HS báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp. * Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP ( Từ năm 938 đến năm 1009 ) TUẦN 9: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên. - Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trong Sgk phóng to. - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV HĐ1: GV giới thiệu - Sau khi Ngô Quyền mất triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng, đất nước bị chia cắt thành 12 vùng, dân chúng đổ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá, quân thù lăm le ngoài bờ cõi. HĐ2: Làm việc cả lớp - GV lần lượt nêu các câu hỏi: + Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh? + Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì? + Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? - GV giải thích các từ: Hoàng, Đại Cồ Việt, Thái Bình. HĐ3: Thảo luận nhóm - GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh đất nước trước và sau khi thống nhất theo mẫu: Thời gian Các mặt Trước khi thống nhất Sau khi thống nhất Đất nước Triều đình Đời sống của nhân dân - GV kết luận chung. HĐ tiếp nối: Bài sau: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. * Hoạt động của học sinh - Lắng nghe. - HS trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu của GV. - Đại diện các nhóm thông báo kết quả làm việc của nhóm trước cả lớp. * Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… TUẦN 10: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT [...]... Dựa vào bảng thống kê, HS mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê Nội dung Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta Kiến thức toán học - HS làm việc theo yêu cầu của GV - Dựa vào bảng thống kê, HS mô tả lại sự phát triển của khoa học ở thời Hậu... tiếp nối: Bài sau: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên * Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… TUẦN 16: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN I Mục tiêu:... so sánh theo mẫu sau: Vùng đất Nội dung so sánh Vị trí Địa thế Hoa Lư Thăng Long - HS thực hiện theo yêu cầu của GV - Một vài HS báo cáo kết quả H: Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết - HS trả lời - Nhận xét, bổ sung định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La? - GV giới thiệu: Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ - Lắng nghe quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long Sau đó, Lý Thánh... Trần, ba lần quân Mông-Nguyên sang xâm lược nước ta - Quân dân nhà Trần: nam nữ, già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc - Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng II Đồ dùng dạy học: - Hình trong Sgk phóng to - Phiếu học tập III Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh - GV nêu một số nét về ba lần kháng chiến - Lắng... bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý - Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu - Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt II Đồ dùng dạy học: - Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai - Phiếu học tập III Các... xét, bổ sung vào thế kỉ XVI-XVII + Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình khinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào? - GV kết luận: Thành thị nước ta lúc đó tập - Lắng nghe trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp HĐ... mốc thời gian: + Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1789) … + Đêm mồng 3 Tết năm Kỉ Dậu (1789)… + Mờ sáng ngày mồng 5… - HS dựa vào Sgk, điền các sự kiện chính tiếp vào các đoạn (…) cho phù hợp với mốc thời gian mà GV đưa ra - HS dựa vào Sgk để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh HĐ2: Làm việc cả lớp - GV hướng dẫn để HS thấy được quyết tâm - Lắng nghe đánh giặc và tài nghệ quân... biết: - Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân - Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến II Đồ dùng dạy học: - Hình trong Sgk phóng to III Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh HĐ1: Làm việc cả lớp - HS đọc Sgk: “Năm 979… sử cũ gọi là nhà Tiền Lê” - GV đặt vấn đề: + Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh - HS trả lời nào? - Nhận xét, bổ... trúc đẹp HĐ tiếp nối: Bài sau: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai * Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… TUẦN 13: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN... chiến - Lắng nghe chống quân xâm lược Mông-Nguyên HĐ1: Làm việc cá nhân - GV phát phiếu học tập cho HS với nội dung sau: + Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần…đừng lo” + Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “…” + Trong bài Hịch tướng sĩ có câu: “…phơi ngoài nội cỏ…gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng” + Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “…” - HS điền vào chỗ . Từ bài 1 đến bài 5 học về hai giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập. - Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi. Đằng đối với lịch sử dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trong Sgk phóng to. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV HĐ1: Làm việc cá nhân - GV giới thiệu một số nét về tiểu sử Ngô Quyền. -. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… TUẦN 16: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Dưới thời nhà Trần, ba lần quân Mông-Nguyên sang xâm lược nước ta. -

Ngày đăng: 02/07/2014, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w