tracnghiem ÔN 12-HK2-sinh

13 191 0
tracnghiem ÔN 12-HK2-sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường THPT Trương Định. TX Gò Công. Tiền Giang 2009 - 2010 DTH QUẦN THỂ 1. Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên A. kiểu gen của quần thể B. vốn gen của quần thể C. kiểu hình của quần thể D. thành phần kiểu gen của quần thể 2. Cấu trúc di truyền của 1 QT tự phối qua các thế hệ sẽ thay đổi theo xu hướng: A. Tần số alen trội ngày càng giảm, alen lặn tăng. B. Tần số alen lặn ngày càng giảm, alen trội tăng. C. Tần số KG đồng hợp tăng dần, còn dị hợp giảm. D. Tần số KG dị hợp tăng dần, còn đồng hợp giảm. 3. Thành phần kiểu gen của một quần thể ngẫu phối có tính chất . A. Đặc trưng và không ổn định . B. Không đặc trưng nhưng ổn định . C. Đặc trưng và ổn định. D. Không đặc trưng và không ổn định 4. Trên thực tế, thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn có xu hướng : A. Ngày càng phong phú, đa dạng về kiểu gen C. Ngày càng ổn định về tần số các alen B. Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau D. Tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp 5. Điều nào sau đây là không đúng về quần thể tự phối? A. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ. B. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm C. Quần thể bị phân thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau D. Thể hiện tính đa hình 6. Điều nào sau đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec : A. Các cá thể trong quần thể có sức sống và sức sinh sản như nhau B. Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau 1 cách ngẫu nhiên C. Không có sự di nhập gen giữa các quần thể D. Đột biến và chọn lọc tự nhiên luôn xảy ra 7. Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi- Vanbec? A. Các kiểu gen khác nhau có sức sống khác nhau. B. Quần thể đủ lớn, xảy ra giao phối tự do giữa các cá thể. C. Không xảy ra chọn lọc tự nhiên, không có hiện tượng di- nhập gen. D. Không phát sinh đột biến. 9. Đặc điểm di truyền nổi bật của quần thể ngẫu phối là: A. có số biến dị tổ hợp rất lớn. B. mỗi gen trong quần thể đều có nhiều alen. C. các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên và tự do. D. số gen trong của kiểu gen của mỗi cá thể rất lớn. 10. Trong quần thể ngẫu phối khó tìm được hai cá thể giống nhau vì: A. một gen có nhiều alen. C. Số biến dị tổ hợp rất lớn. B. Các cá thể giao phối ngẫu phối và tự do. D. Số gen trong kiểu gen của mỗi cá thể rất lớn. 11. Định luật Hacđi- Vanbec phản ánh điều gì ? A. Sự biến động của tần số các alen trong quần thể. B. Sự không ổn định của các alen trong quần thể . C. Sự cân bằng di truyền trong quần thể giao phối. D. Sự biến động của tần số các kiểu gen trong quần thể. 12. Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở: A. Quần thể ngẫu phối . C. Quần thể tự phối B. Quần thể giao phối gần. D. Quần thể giao phối có lựa chọn 14. Điều quan trọng nhất để định luật Hacđi – Vanbec nghiệm đúng là: A. Quần thể có số lượng cá thể lớn. B. Không có đột biến . C. Quần thể giao phối ngẫu nhiên. D. Không có chọn lọc. 15. Quần thể nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền theo định luật Hacdi – Vanbec? 1 Trường THPT Trương Định. TX Gò Công. Tiền Giang 2009 - 2010 A. 100% Aa C. 25% AA : 50% aa : 25% Aa B. 100% aa D. 36% Aa : 48% AA : 16% aa 16. Một quần thể ngẫu phối có tỷ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 0,09 AA + 0,42 Aa + 0,49 aa = 1. Tần số của các alen A (p) và alen a (q) lần lượt là: A. p = 0,09 ; q = 0,49. B. p = 0,3 ; q = 0,7. C. p = 0,49 ; q = 0,09. D. p = 0,7 ; q = 0,3. 17. Trong một quần thể ngẫu phối xét hai alen A và a; cho biết tỷ lệ của alen a là 20%. Cấu trúc di truyền của quần thể này là: A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa. B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa. C. 0,32 AA + 0,64 Aa + 0,04 aa. D. 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa. 18. Thế hệ xuất phát P của một quần thể thực vật chỉ sinh sản bằng tự thụ phấn có 100% thể dị hợp Aa. Tỷ lệ kiểu gen Aa ở thế hệ F 2 và F 3 lần lượt bắng: A. 50% ; 25%. B. 25% ; 12,5%. C. 12,5% ; 25%. D. 25% ; 50%. 19. Cho biết cấu trúc di truyền của một quần thể thực vật tự thụ phấn như sau: 0,5 AA + 0,5 aa = 1. Nếu cho rằng, đột biến và chọn lọc tự nhiên không tác động thì thành phần kiểu gen của quần thể này sau 4 thế hệ sẽ là: A. 25% AA + 50% Aa + 25% aa. B. 25% AA + 25% Aa + 50% aa. C. 50% AA + 50% Aa. D. 50% AA + 50% aa. 20. Cho biết quần thể ban đầu có 100% kiểu gen Aa. Quá trình tự phối liên tiếp qua nhiều thế hệ sẽ làm: A. tần số tương đối của các alen thay đổi theo hướng tăng dần tỷ lệ alen A. B. tần số tương đối của các alen thay đổi theo hướng tăng dần tỷ lệ alen a. C. tần số tương đối của kiểu gen ban đầu không thay đổi. D. tần số tương đối của các alen không thay đổi. 21. Nếu các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec đều thỏa thì khi đã qua một thế hệ ngẫu phối, quần thể có đặc điểm là: A. tần số tương đối của các alen vẫn chưa đạt trạng thái cân bằng. B. cấu trúc di truyền của quần thể đạt trạng thái cân bằng. C. tần số tương đối của các kiểu gen gần đạt trạng thái cân bằng. D. tần số tương đối của các alen đạt trạng thái cân bằng. 22. Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp Aa là 0,40. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp trong quần thể sẽ bằng: A. 0,10. B. 0,20. C. 0,30. D. 0,40. 23. Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ P là 0,50 AA + 0,40 Aa + 0,10 aa = 1. Nếu các điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi – Vanbec đều thỏa thì cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ F 1 sẽ là: A. 0,60 AA + 0,20 Aa + 0,20 aa = 1. B. 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa = 1. C. 0,50 AA + 0,40 Aa + 0,10 aa = 1. D. 0,42 AA + 0,49 Aa + 0,09 aa = 1. 24 Với 2 alen Avà a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là: A. AA= aa = (1-(1/8) n ; Aa = (1/8) n . C. AA = aa = (1-(1/2) n /2 ; Aa = (1/2) n . B. AA =aa = (1- (1/6) n )/2 ; Aa = (1/16) n. D. AA = aa = (1-( 1/4) n )/2 ; Aa = (1/4) n. 25. Một cơ thể thực vật lưỡng tính có kiểu gen Aa chỉ sinh sản bằng cách tự thụ phấn. Ở thế hệ thứ ba ( F 3 ) , tỷ lệ các cá thể có kiểu gen AA là: A. 25% B. 37,5% C. 43,75% D. 46,875% 26 Một cá thể có KG AaBb sau một thời gian tự thụ phấn, số dòng thuần xuất hiện là: A. 2 B. 4 C. 6 D. 8 27. Cấu trúc di truyền của QT ban đầu: 0.1AA + 0,8Aa + 0,1aa = 1 . Sau 3 thế hệ ngẫu phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào? A. 0.1AA + 0,8Aa + 0,1aa = 1. B. 0.45AA + 0,10Aa + 0,45aa = 1. C. 0.25AA + 0,50Aa + 0,25aa = 1. D. 0.64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1. 28. Trong một quần thể thực vật, khi khảo sát 1000 cá thể, thì thấy có 280 kiểu gen AA, 640 cây kiểu gen Aa, còn lại là kiểu gen aa. Tần số alen A và alen a là A. A = 0,8 a = 0,2 B. A = 0,2 a = 0,8 C. A = 0,6 a = 0,4 D. A = 0,4 a = 0,6 2 Trường THPT Trương Định. TX Gò Công. Tiền Giang 2009 - 2010 29. Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền như sau: P: 0,2 AA : 0,6 Aa : 0,2 aa. Thành phần kiểu gen của quần thể ở F 1 khi xảy ra giao phối ngẫu nhiên là: A. 0,25 AA : 0,50 Aa : 0,25 aa. B. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa C. 0,2 AA : 0,6 Aa : 0,2 aa. D. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. 30. Trong một quần thể có tỉ lệ phân bố các kiểu gen là: 0,3 AA + 0,4 Aa + 0,3 aa =1. Tần số tương đối các alen ở thế hệ tiếp theo là: A. A = 0,3 ; a = 0,7 B. A = 0,5 ; a = 0,5 C. A = 0,8 ; a = 0,2 D. A = 0,7 ; a = 0,3 31. Trong một quần thể người tần số bị chứng bạch tạng ( aa) được xác định là 1/10000. Giả sử quần thể đang ở trạng thái cân bằng. Tần số kiểu gen dị hợp ( Aa) trong quần thể là A. 0,0001 B. 0,9990 C. 0,0198 D. 0,0010 32. Cho 3 quần thể có cấu trúc di truyền là QT 1: 0,35 AA : 0,50 Aa : 0,15 aa QT 2: 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa QT 3: 0,30 AA : 0,60 Aa : 0,10 aa Xét trạng thái cân bằng di truyền của 3 quần thể thì A. cả 3 quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền. B. cả 3 quần thể không ở trạng thái cân bằng di truyền C. chỉ có quần thể (1) và quần thể (2) đang ở trạng thái cân bằng di truyền. D. chỉ có quần thể (2) đang ở trạng thái cân bằng di truyền. 33. Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ P là: 0,50AA + 0,40Aa + 0,10aa = 1. Tính theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ F 1 là: A. 0,60AA + 0,20Aa + 0,20aa = 1. B. 0,50AA + 0,40Aa + 0,10aa = 1. C. 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1. D. 0,42AA + 0,49Aa + 0,09aa = 1. 34. Cho cấu trúc di truyền của hai quần thể ngẫu phối: Quần thể I : 1,0 AA : 0,0 Aa : 0,0 aa ; quần thể II : 0,20 AA : 0,50 Aa : 0,30 aa. Câu đúng khi nói về trạng thái cân bằng di truyền của hai quần thể này là: A. quần thể I đang ở trạng thái cân bằng. B. quần thể II đang ở trạng thái cân bằng. C. cả hai quần thể đều đang ở trạng thái cân bằng. D. cả hai quần thể đều không ở trạng thái cân bằng. DTH NGƯỜI 1. Đột biến gen tiền ung thư và gen ức chế khối u là những dạng đột biên gen nào? A. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến trội B. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến lặn C. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u cũng là đột biến trội D. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u cũng là đột biến lặn 2. U ác tính khác u lành tính như thế nào ? A. Tăng sinh không kiểm soát được của 1 số loại tế bào. B. Các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau. C. Các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau. D. Tăng sinh có giới hạn của 1 số loại tế bào. 3. Trong chẩn đoán trước khi sinh, kĩ thuật chọc dò nước ối nhằm kiểm tra A. tính chất của nước ối B. tế bào tử cung của người mẹ C. tế bào phôi bong ra trong nước ối D. cả tính chất của nước ối và tế bào tử cung của người mẹ 4. Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen loài người A. sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khỏe vị thành niên B. tư vấn di truyền C. tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh 3 Trường THPT Trương Định. TX Gò Công. Tiền Giang 2009 - 2010 D. tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến 5. Bệnh di truyền phân từ là những bệnh được nghiên cứu cơ chế A. gây bệnh ở mức độ phân tử B. gây bệnh ở mức độ tế bào C. gây đột biến ở mức độ phân tử D. gây đột biến ở mức độ tế bào 6. Các hội chứng Claiphentơ, Tơcnơ thuộc loại A. thể lệch bội B. thể đơn bội C. thể tam bội D. thể tứ bội 7. Chứng bạch tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường qui định. Bố mẹ có kiểu gen dị hợp thì xác suất con sinh ra mắc bệnh chiếm tỉ lệ A. 0% B. 25% C. 50% D. 75% 8. Một cặp vợ chồng được bác sĩ cho biết khả năng họ có thể sinh được 50% số con mắc bệnh bạch tạng. Kiểu gen, kiểu hình của cặp vợ chồng trên có thể là: A. Dd (không bạch tạng) x Dd (không bạch tạng) D. DD (không bạch tạng) x dd (bạch tạng) B. Dd (không bạch tạng) x dd (bạch tạng) C. DD (không bạch tạng) x Dd ( bạch tạng) 9. Người vợ có bố mẹ đều bị mù màu. Nguời chồng có bố bị mù màu, mẹ không mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào? A. Tất cả con trai, con gái không bệnh B. Tất cả con trai đều bị bệnh, tất cả con gái đều không bệnh. C. ½ con gái mù màu, ½ con gái không mù màu, ½ con trai mù màu, ½ con trai không mù màu D. Tất cả con gái đều không mù màu, ½ con trai mù màu, ½ con trai không mù màu 10. Người vợ có bố bị mù màu, mẹ không mang gen bệnh. Nguời chồng có bố bình thường, mẹ không mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào? A. Tất cả con trai, con gái không bệnh B. Tất cả con trai đều bị bệnh, tất cả con gái đều không bệnh. C. ½ con gái mù màu, ½ con gái không mù màu, ½ con trai mù màu, ½ con trai không mù màu D. Tất cả con gái đều không mù màu, ½ con trai mù màu, ½ con trai không mù màu 11. Bố mẹ bình thường, sinh con trai đầu lòng bị máu khó đông. Xác xuất bị bệnh của đứa con trai thứ 2 là A. 50% B. 25% C.12,5% D.6,25% 12. Bệnh máu khó đông ở người ở người do gen lặn a nằm trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường. NST Y không mang gen tương ứng. một người phụ nữ không bị bệnh nhưng có gen máu khó đông. Xác suất họ đẻ con gái đầu lòng bị bệnh máu khó đông là A.12,55 B.25% C.50% D.100% 13. Bố mẹ phân biệt màu rất rõ sinh được 1 con gái mang gen dị hợp về bệnh này, kiểu gen của bố mẹ là A. X M X M x X M Y C. X M X m x X m Y B. X M X M x X m Y D. X M X m x X M Y 14. Cơ chế hình thành thể đột biến NST XXX (hội chứng 3X) ở người diển ra như thế nào? A. cặp NST XX không phân li trong giảm phân B. có hiện tượng không phân li của cặp NST XY trong nguyên phân C. cặp NST XY không phân li trong giảm phân D. cặp NST XX không phân li trong nguyên phân 15. Trong tế bào sinh dưỡng của người phụ nữ mắc hội chứng Tớcnơ có: A. một nhiễm sắc thể giới tính X. B. hai nhiễm sắc thể giới tính X. C. ba nhiễm sắc thể giới tính X. D. bốn nhiễm sắc thể giới tính X. 16. Ở người, bệnh mù màu do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen trên Y, quy định. Một cặp vợ chồng có mắt nhìn màu bình thường sinh một con trai bị bệnh mù màu. Cho biết không có đột biến mới xảy ra. Người con trai này nhận gen gây bệnh mù màu từ: A. mẹ. B. cha. C. ông nội. D. bà ngoại. 17. Ở người, gen qui định tật dính ngón tay 2 và 3 nằm trên NST Y, không có alen tương ứng trên X. Một người đàn ông bị tật dính ngón 2và 3 lấy vợ bình thường sinh con trai bị tật dính ngón tay 2 và 3. Người con trai này đã nhận gen gây tật dính ngón tay từ A.mẹ B. bố C. bà nội D. ông ngoại 18. Ở người, bệnh di truyền có liên quan đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể là: 4 Trường THPT Trương Định. TX Gò Công. Tiền Giang 2009 - 2010 A. bệnh Đao. B. bệnh mù màu. C. bệnh thiếu máu hồng cầu liềm. D. bệnh máu khó đông. 19. Bệnh nào sau đây là do lệch bội NST thường gây nên? A. Bệnh Đao B. Bệnh Claiphentơ C. Bệnh ung thư máu D. Bệnh Tơcnơ 20.Bệnh nào sau đây là do lệch bội NST thường gây nên? A. Bệnh Đao B. Bệnh mù màu C. Bệnh ung thư máu D. Bệnh máu khó đông 21. Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh do đột biến gen lặn trên NST giới tính X gây nên là A. bệnh tiểu đường B. bệnh Đao C. bệnh máu khó đông D. bệnh Tơcnơ 22. Dạng đột biến cấu trúc NST gây bệnh ung thư máu ở người là A.mất đoạn ở cặp NST 21 hoặc 22 B.lặp đoạn ở cặp NST 21 hoặc 22 C.đảo đoạn ở cặp NST 21 hoặc 22 D.chuyển đoạn ở cặp NST 21 hoặc 22 23. Bệnh teo cơ do đột biến gen lặn trên NST X gây nên, không có alen tương ứng trên Y. Nhận định nào sau đây là đúng? A.Bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới B.Bệnh chỉ xuất hiện ở nữ giới C.Bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới D.Bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới 24. Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về các bệnh do gen lặn nằm trên NST X qui định? A. Tuân theo qui luật di truyền chéo B. Mẹ bị bệnh luôn có con gái sinh ra cũng bị bệnh C. Phép lai thuận và phép lai nghịch cho kết quả khác nhau D. Bệnh xuất hiện nhiều ở nam hơn nữ 25.Bệnh Đao là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh đã gặp ở người vì NST 21 A.nhỏ, chứa ít gen hơn các NST khác, kiểu gen thừa 1 NST 21 là ít nghiêm trọng nên còn sống được B.có kích thước lớn hơn các NST khác nên ảnh hưởng lớn, gây hội chứng Đao C.chứa nhiều gen hơn các NST khácnên ảnh hưởng lớn, gây hội chứng Đao D.có kích thước lớn và chứa nhiều gen hơn các NST khác nên ảnh hưởng lớn, gây hội chứng Đao 26.Bệnh máu khó đông do gen lặn trên X. Một phụ nữ bình thường có bố bị máu khó đông lấy chồng bình thường.Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Theo lí thuyết thì A.con gái của họ không bị bệnh, còn con trai có thể bệnh hoặc không bệnh B.tất cả con gái và con trai sinh ra đều không bị bệnh C.xác suất sinh con trai hoặc con gái bị bệnh là 0% D.con trai không bệnh, con gái có thể bệnh hoặc không bệnh ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC 1. Phân tử ADN tái tổ hợp là: A. đoạn ADN của tế bào cho kết hợp với plasmit. B. phân tử ADN lạ được chuyển vào tế bào nhận. C. phân tử ADN được tìm thấy trong thể nhân của vi khuẩn. D. một dạng ADN cấu tạo nên các plasmit của vi khuẩn. 2. Trong kĩ thuật chuyển gen, thao tác được thực hiện theo trình tự sau: A. Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp  tách ADN  đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận  phân lập dòng ADN tái tổ hợp B. Tách ADN đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận  cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp  phân lập dòng ADN tái tổ hợp C. Tách ADN cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận  phân lập dòng ADN tái tổ hợp D. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận  cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp  tách ADN  phân lập dòng ADN tái tổ hợp 3. Enzim giới hạn (enzim cắt giới hạn – restrictaza) dùng trong kỹ thuật chuyển gen có tác dụng: 5 Trường THPT Trương Định. TX Gò Công. Tiền Giang 2009 - 2010 A. mở vòng plasmit và cắt phân tử ADN tại những điểm xác định. B. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. C. cắt và nối ADN của plasmit ở những điểm xác định. D. nối đoạn gen cho vào plasmit tạo thành ADN tái tổ hợp. 4. Enzim nối (ligaza) dùng trong kỹ thuật gen có tác dụng: A. nối đoạn gen của tế bào cho vào plasmit tạo thành ADN tái tổ hợp. B. nối và chuyển đoạn ADN lai vào tế bào lai. C. cắt và nối ADN của plasmit ở những điểm xác định. D. mở vòng plasmit và nối phân tử ADN tại những điểm xác định. 5. Để nhận biết phân tử ADN tái tổ hợp đã được chuyển vào tế bào nhận người ta: A. chọn thể truyền có dấu chuẩn dễ nhận biết hoặc dùng các gen đánh dấu. B. dùng CaCl 2 làm dãn màng tế bào. C. dùng xung điện làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất. D. dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ. 6. ADN – tái tổ hợp được tạo ra trong kỹ thuật cấy gen, sau đó phải chuyển vào trong tế bào của vi khuẩn E.Coli nhằm A. Để ADN – tái tổ hợp kết hợp vào ADN của vi khuẩn E.Coli B. Làm tăng hoạt tính của gen chứa trong ADN – tái tổ hợp C. Để kiểm tra hoạt động của phân tử ADN – tái tổ hợp D. Dựa vào khả năng sinh sản nhanh của vi khuẩn E Coli để làm tăng nhanh số lượng gen mong muốn 7. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn là ứng dụng quan trọng của A. Công nghệ sinh học B. Công nghệ gen C. Công nghệ tế bào D. Kĩ thuật vi sinh 8. Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu của tạo giống biến đổi gen A. Tạo cừu biến đổi gen sản sinh prôtêin người trong sữa B. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao dùng cho ngành chăn nuôi tằm C. Tạo chuột nhắt chứa gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống D. Chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông tạo được giống bông kháng sâu bệnh 9. Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để tạo ra sinh vật biến đổi gen A. Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen C. Làm biến đổi một gen có sẵn trong hệ gen B. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen trong hệ gen D. Nuôi cấy hạt phấn 10. Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-carotene (tiền chất tạo vitaminA) trong hạt được tạo ra nhờ A. phương pháp lai giống B. công nghệ tế bào C. gây đột biến nhân tạo D. công nghệ gen 11. Phương pháp chọn giống chủ yếu đối với động vật là A. giao phối B. gây đột biến nhân tạo và chọn lọc C. lai tế bào D. lai phân tử 12. Câu nào dưới đây giải thích về ưu thế lai là đúng? A. lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao B. lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao C. người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhât về kiểu hình D. chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai cao 13. Chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi, cho phát triển trong cơ thể nhiều con cái khác nhau từ đó nhanh chóng tạo ra hàng loạt con giống có kiểu gen giống nhau gọi là phương pháp A. nhân bản vô tính tế bào động vật B. công nghệ sinh học tế bào C. nuôi cấy hợp tử D. cấy truyền phôi 14. Trong lai tế bào, người ta nuôi cấy hai dòng tế bào A. sinh dưỡng khác loài B. sinh dưỡng và sinh dục khác loài C. xôma và sinh dục khác loài D. sinh dục khác loài 15. Cừu Đôly có kiểu gen giống với cừu nào nhất trong các con cừu sau: A. Cừu cho tế bào trứng B. Cừu cho tế bào tuyến vú 6 Trường THPT Trương Định. TX Gò Công. Tiền Giang 2009 - 2010 C. Cừu mang thai D. Cừu cho tế bào trứng và cừu mang thai 16. Trong trường hợp gen có lợi là gen trội hoàn toàn, theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sau đây cho F 1 có ưu thế lai cao nhất? A. P: AabbDD x AABBDD B. P: AAbbDD x aaBBdd C. P: aaBBdd x aabbdd D. P: aabbDD x AabbDD 17. Tác dụng của Cônsixin trong việc gây đột biến nhân tạo là : A. Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc hoặc cắt đứt dây tơ vô sắc, làm NST nhân đôi nhưng không phân li. B. Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi thấm vào tế bào. C. Gây ra đột biến gen dạng thay nuclêôtit. D. Làm rối loạn sự phân ly NST trong phân bào làm xuất hiện dạng thể dị bội. 18. Phương pháp gây đột biến tạo thể đa bội phù hợp nhất với loại đối tượng nào? A. Cây trồng để thu hoạch củ, thân, lá B. Vật nuôi sinh sản C. Cây trồng lấy hạt D. Vây nuôi lấy sữa 19. Kĩ thuật lai tế bào xôma là phép lai giữa: A. Hai tế bào sinh dục khác loài B. Tế bào sinh dục và tế bào sinh dưỡng C. Hai tế bào sinh dưỡng khác loài D. Hai tế bào sinh dưỡng hoặc hai tế bào sinh dục khác loài 20. Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối gần hoặc tự thụ phấn nhằm mục đích: A. tạo dòng thuần mang các đặc tính mong muốn. B. tạo ưu thế lai. C. tổng hợp các đặc điểm quý từ các dòng bố mẹ. D. tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống. 21. Giả thuyết siêu trội trong ưu thế lai cho rằng: A. cơ thể dị hợp tốt hơn cơ thể đồng hợp do hiệu quả bổ trợ giữa hai alen khác nhau về chức phận trong cùng một locus trên hai nhiễm sắc thể của cặp tương đồng. B. các alen trội thường có lợi nhiều hơn các alen lặn, tác động cộng gộp giữa các alen trội có lợi dẫn đến ưu thế lai. C. trong cơ thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại. D. cơ thể lai nhận được các đặc tính tốt ở cả hai cha mẹ nên tốt hơn cha mẹ. 22. Trong quần thể, ưu thế lai cao nhất ở F 1 và giảm dần qua các thế hệ sau vì: A. tỷ lệ dị hợp giảm dần, tỷ lệ đồng hợp tăng dần trong đó có đồng hợp lặn có hại. B. tỷ lệ đồng hợp giảm dần, tỷ lệ dị hợp tăng dần. C. tỷ lệ phát sinh biến dị tổ hợp giảm nhanh. D. tần số phát sinh đột biến tăng. 23. Trong kỹ thuật lai tế bào ở chọn giống thực vật, các tế bào trần là những tế bào: A. xôma được tách ra từ mô sinh dưỡng. B. đã được xử lý làm tan thành tế bào. C. đã được xử lý làm tan màng sinh chất. D. thuộc những loài khác nhau đã được hòa nhập với nhau để trở thành tế bào lai. 24. Câu nào dưới đây giải thích về ưu thế lai là đúng? A. Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao. B. Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lý luôn cho ưu thế lai cao. C. Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho con ưu thế lai. D. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về kiểu hình. 27. Biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống có tác dụng: A. tạo sự đa dạng các vật liệu di truyền dùng trong chọn giống. B. tạo ra nhiều giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao. C. chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của cây trồng và vật nuôi trong chọn giống. D. tạo ra nhiều giống cây trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất mới. 28. Đặc điểm không phải là biểu hiện của ưu thế lai là: A. con lai bất thụ. B. con lai có khả năng chống chịu tốt hơn cha mẹ. C. con lai có sức sống mạnh hơn cha mẹ. D. con lai có khả năng sinh sản cao hơn cha mẹ. 7 Trường THPT Trương Định. TX Gò Công. Tiền Giang 2009 - 2010 29. Để tạo ưu thế lai, người ta sử dụng phương pháp: A. lai thuận nghịch. B. lai trở lại. C. lai phân tích. D. lai tế bào. 30. Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước theo thứ tự: I. chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn II. xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến III. tạo dòng thuần A. II, I và III. B. I, II và III. C. II, III và I. D. III, II và I. 32. Kỹ thuật chuyển gen là kỹ thuật: A. chuyển một gen (một đoạn ADN) từ tế bào cho sang tế bào nhận. B. chuyển ADN tái tổ hợp từ tế bào cho sang vi khuẩn E. coli. C. chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang plasmit. D. chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang thực khuẩn thể. 33. Plasmit là những cấu trúc nằm trong tế bào chất của vi khuẩn, chúng có đặc điểm: A. có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN của nhiễm sắc thể. B. có khả năng sinh sản nhanh. C. mang rất nhiều gen. D. dễ sinh sản trong môi trường nhân tạo. 34. Trong kỹ thuật chuyển gen, các men restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn: A. cắt – nối ADN của tế bào cho và ADN của plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp. B. tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi vi khuẩn. C. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. 36. Trong kỹ thuật chuyển gen, plasmit là: A. thể truyền. B. tế bào cho. C. tế bào nhận. D. tên một loại men cắt – nối. 37. Công nghệ gen nhằm mục đích: A. tạo ra những tế bào hay sinh vật có hệ gen bị biến đổi hay có thêm gen mới. B. tạo ra đột biến gen. C. tạo ra đột biến nhiễm sắc thể. D. tạo ra biến dị tổ hợp. 38. Nguyên nhân gây ra các bệnh – tật di truyền là do: A. có những bất thường trong bộ máy di truyền. B. hậu quả của đột biến gen. C. hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể. D. cha mẹ truyền cho con. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA 1.Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương đồng? A. Ngà voi và sừng tê giác C. Vòi voi và vòi bạch tuộc B. Cánh dơi và tay ngườiD. Đuôi cá mập và đuôi cá voi 2.Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương tự? A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác B. Cánh chim và cánh côn trùng C. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng D. Tua cuốn của bầu, bí và gai xương rồng 3.Cấu tạo khác nhau về chi tiết ở các cơ quan tương đồng là do A. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển của loài B. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau C. Chúng có chung nguồn gốc nhưng phát triển trong các điều kiện sống khác nhau D. Thực hiện các chức phận giống nhau 4.Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh A. Tiến hóa phân li C. Tiến hóa đồng qui 8 Trường THPT Trương Định. TX Gò Công. Tiền Giang 2009 - 2010 B. Tiến hoá thích ứng D. Nguồn gốc chung của chúng 5.Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn ) là A. Những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau B. Những cơ quan được bắt nguồn từ 1 cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau C. Những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau D. Những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi 6.Cơ quan thoái hóa là cơ quan A. Phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành B. Thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới ( ví dụ tay người chuyển sang cầm nắm, không còn làm nhiệm vụ vận chuyển cơ thể) C. Thay đổi cấu tạo ( như bàn tay chỉ còn 1 ngón ở loài ngựa) D. Biến mất hoàn toàn ( như vượn người hiện nay không có đuôi) 7.Ruột thừa ở người A. Tương tự manh tràng ở động vật ăn cỏ B. Là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật ăn cỏ C. Là cơ quan thoái hóa ở động vật ăn cỏ D. Có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật ăn cỏ 8. Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau: A. phản ánh mức độ quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm loài B. phản ánh ảnh hưởng của môi trường sống C. phản ánh sự tiến hóa phân li D. phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới 9. Dựa vào nguyên tắc tương đồng trong quá trình phát triển phôi để tìm hiểu A. lịch sử tiến hóa của một loài C. hiện tượng thoái hóa của các cơ quan B. quan hệ họ hàng giữa các loài khác nhau D. hiện tượng cơ quan tương đồng 10.Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân tử A. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của prôtêin của các loài B. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN của các loài C. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài D. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài 11.Ruột thứa, nếp thịt nhỏ ở khoé mắt của người là A. Hiện tượng lại tổ B. Cơ quan thoái hóa C. Hiện tượng lại giống D. Di tích của động vật còn để lại trong quá trình phát triển của bào thai 12.Người ta có thể dựa vào sự giống nhau và khác nhau nhiều hay ít về thành phần, số lượng và đặc biệt là trật tự sắp xếp của các nuclêôtit trong AND để xác định mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. Đây là bằng chứng A. Sinh học phân tử C. Giải phẫu học so sánh B. Phôi sinh học D. Địa lí sinh vật học 13.Hầu hết các loài đều sử dụng chung mã di truyền. đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ A. Nguồn gốc thống nhất của sinh giới C. Mã di truyền có tính thoái hóa B. Mã di truyền có tính đặc hiệu D. Thông tin di truyền ở tất cả các laòi đều giống nhau 14. Quan hệ họ hàng giữa các loài thường được xác định không phải dựa vào A. Cơ quan tương đồng C. Cơ quan tương tự B. Bằng chứng phôi sinh học D. Bằng chứng sinh học phân tử 15.Cơ quan tương tự là bằng chứng chứng tỏ A. sự tiến hóa đồng qui B. sự tiến hóa cùng nguồn 9 Trường THPT Trương Định. TX Gò Công. Tiền Giang 2009 - 2010 C. sự tiến hóa phân li D. sự phân li tính trạng THUYẾT TIẾN HÓA CỔ ĐIỂN 1. Theo Lamac, sự hình thành loài hươu cao cổ là : A. do tập quán không ngừng vươn cao cổ ăn lá trên cao được di truyền qua nhiều thế hệ B. do sự thay đổi đột ngột của môi trường nên chỉ còn toàn cây lá cao buộc hươu phải vươn cổ để ăn lá C. do tác động tích luỹ những biến dị cổ cao của chọn lọc D. do phát sinh biến dị cổ cao một cách ngẫu nhiên 2. Vì sao chỉ một lượng nhỏ sinh vật được sống sót qua mỗi thế hệ? A. do các cá thể luôn phải đấu tranh sinh tồn với nhau B. do tác động bất lợi của các nhân tố vô sinh của môi trường C. do tác động bất lợi của các nhân tố hữu sinh của môi trường D. do những tai biến xảy ra trong môi trường sống. 3. Điều nào không đúng với suy luận của Đacuyn? A. Tất cả các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con cháu nhiều so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản B. Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi ngoại trừ khi có những biến đổi bất thường của môi trường C. Quần thể sinh vật có xu hướng luôn thay đổi kích thước trước biến đổi bất thường về môi trường D. Phần nhiều biến dị cá thể được di truyền lại cho thế hệ sau 4. Theo Đacuyn, cơ chế chính của quá trình tiến hoá là : A. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác động của ngoại cảnh B. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên C. Sự thay đổi thường xuyên và không đồng nhất của ngoại cảnh dẫn đến sự thay đổi dần dà và liên tục của loài D. Sự tích luỹ đột biến trung tính một cách ngẫu nhiên 5. Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là A. Cá thể B. Quần thể C. Loài D. Quần xã 6. Theo Lamac, nguyên nhân tiến hóa của sinh vật là A. Chọn lọc tự nhiên thông qua hai đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật B. Sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật C. Sự tích lũy các đột biến trung tính D. Do các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào sinh vật, không liên quan đến chọn lọc tự nhiên 7.Theo quan niệm của Đacuyn , nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là A. Biến dị cá thể B. Đột biến gen C. Đột biến NST D. Biến dị tổ hợp 8. Phát biểu nào sau đây là đúng với quan niệm của Đacuyn về nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên? A. Chỉ có biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên B. Những biến dị cá thể xuất hiện một cách lẻ tẻ trong quá trình sinh sản là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên C. Chỉ có đột biến gen mới là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên D. Những biến dị xuất hiện đồng loạt theo cùng một hướng xác định, có lợi cho sinh vật mới là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên 9. Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là A. Đấu tranh sinh tồn B. Nhu cầu thị hiếu phức tạp luôn luôn thay đổi của con người C. Sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài D. Sự không đồng nhất của môi trường 10.Quan niệm của Lamac về sự biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong quan niệm hiện đại A. Biến dị B.Di truyền C. Đột biến D. Thường biến 11.Theo Lamac, ngoại cảnh có vai trò là nhân tố chính 10 [...]... thích nghi với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho các thế hệ sau B Sự thích ứng bị động của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho các thế hệ sau C Sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho các thế hệ sau D Sự tương... ngẫu nhiên C.ĐB D.GP không ngẫu nhiên 11.Nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số các alen thuộc một gen trong quần thể theo hướng xác định là: A Đột biến B Di nhập gen C Các yếu tố ngẫu nhiên D Chọn lọc tự nhiên 12 Nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số các alen thuộc một gen là 12 Trường THPT Trương Định TX Gò Công Tiền Giang 2009 - 2010 A Đột biến B Di nhập gen C Giao phối không ngẫu nhiên D Chọn... 8.Tác đông của chọn lọc tự nhiên sẽ làm giảm tần số một loại alen khỏi quần thể nhưng rất chậm là: A Chọn lọc chống lại alen lặn C Chọn lọc chống lại alen trội B Chọn lọc chống lại thể dị hợp D Chọn lọc chống lại thể đồng hợp 9 Theo quan niệm thuyết tiến hóa hiện đại, 1 gen đột biến lặn có hại sẽ: A bị CLTN đào thải khỏi quần thể ngay sau 1 thế hệ B không bị CLTN đào thải hoàn toàn khỏi quần thể C không... tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” một cách nhất thời không được di truyền lại cho các thế hệ sau 19.Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là A Giải thích được sự hình thành loài mới B Đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của các loại biến dị này C Giải thích thành công sự hợp lí tương đối của đặc điểm thích nghi D Phát hiện... thành phần các kiểu gen trong quần thể là A Đột biến B Di nhập gen C Giao phối không ngẫu nhiên D Chọn lọc tự nhiên 14.ĐB là nhân tố TH vì ĐB : A làm SV thích nghi với môi trường sống C không gây hại cho cơ thể B làm biến đổi TS alen trong quần thể D.làm SV biến đổi theo hướng xác định 15.Các quần thể trong loài thường không cách li hoàn toàn với nhau do vậy giữa các quần thể thường có sự trao đổi các... trở thành có lợi khi gặp một tổ hợp gen hoặc môi trường thích hợp B tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp C đột biến gen tuy có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp nên không gây hại D đột biến gen tuy có hại nhưng thường không gây chết 20 Tiến hóa nhỏ là: A quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, kết quả... thiện của sinh vật 11 Trường THPT Trương Định TX Gò Công Tiền Giang 2009 - 2010 C Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật D Sự tích luỹ dần dần các biến đổi dưới tác dụng của ngoại cảnh 21 Hai mặt của chọn lọc nhân tạo theo quan niệm của Đacuyn là: A vừa đào thải những biến dị không có lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho... Đột biến, biến động di truyền C Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên B Đột biến, chọn lọc tự nhiên D Đột biến, di nhập gen 6.Các nhân tố tiến hoá không làm phong phú vốn gen của quần thể là: A Đột biến, biến động di truyền C Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên B Giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên D Đột biến, di nhập gen 7.Vai trò chủ yếu của quá trình đột biến đối với quá trình tiến hóa là: A Cung...Trường THPT Trương Định TX Gò Công Tiền Giang 2009 - 2010 A Làm tăng tính đa dạng của loài B Làm cho sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi C Làm phát sinh các biến dị không di truyền D Làm cho các loài sinh vật biến đổi dần dần và liên tục 12 Điểm tiến bộ cơ bản trong học thuyết tiến hóa của... biến dị và cơ chế di truyền các biến dị D Sự hình thành loài bằng con đường phân li tính trạng 15.Điểm chung trong quan niệm của Lamac và Đacuyn là A Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền B Chưa giải thích được cơ chế di truyền các biến dị C Ngoại cảnh ảnh hưởng lên mọi loài sinh vật D Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị thích nghi và đào thải các biến dị kém thích nghi . chồng trên có thể là: A. Dd (không bạch tạng) x Dd (không bạch tạng) D. DD (không bạch tạng) x dd (bạch tạng) B. Dd (không bạch tạng) x dd (bạch tạng) C. DD (không bạch tạng) x Dd ( bạch tạng). ½ con gái không mù màu, ½ con trai mù màu, ½ con trai không mù màu D. Tất cả con gái đều không mù màu, ½ con trai mù màu, ½ con trai không mù màu 10. Người vợ có bố bị mù màu, mẹ không mang gen. làm bất hoạt một gen không mong muốn là ứng dụng quan trọng của A. Công nghệ sinh học B. Công nghệ gen C. Công nghệ tế bào D. Kĩ thuật vi sinh 8. Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu

Ngày đăng: 01/07/2014, 22:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan