Các LKKT-TMQT được hiểu là loại hình liên kết dưới hình thức diễn đàn hoặc tổ chức do các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức thành lập trên cơ sở các điều ước quốc tế và phù hợp với lu
Trang 1Chương III
LIÊN KẾ KINH TẾ QUỐC TẾ
Trang 2I Những hiểu biết về LKKTQT
1 Khái niệm
- LKKTQT là mối quan hệ kinh tế vượt ra khỏi
phạm vi của một quốc gia được hình thành dựa vào sự thỏa thuận hai bên hoặc nhiều bên ở tầm
vĩ mô hoặc vi mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động kinh tế và thương mại phát triển Các LKKT-TMQT được hiểu là loại hình liên kết dưới hình thức diễn đàn hoặc tổ chức do các
quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức thành lập
trên cơ sở các điều ước quốc tế và phù hợp với luật pháp quốc tế hiện đại nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định liên quan đến lĩnh vực kinh tế
- thương mại quốc tế
Trang 3- Từ những quan niệm trên các LKKTQT có những đặc điểm sau :
• Các LKKTQT được thành lập và hoạt động phù hợp với pháp luật, thông lệ quốc tế và trên cơ sở điều lệ của mình
• Các LKKTQT được thành lập và hoạt động có mục đích nhất định được ghi rõ trong điều lệ của
tổ chức
• Các LKKTQT có các hệ thống cơ quan thường trực duy trì hoạt động của tổ chức và liên hệ với các thành viên
Trang 42 Nguyên nhân hình thành các LKKTQT
Sự hình thành và phát triển các LKKTQT là một tất yếu khách quan trên các cơ sở sau:
- Phân công lao động quốc tế ngày càng mở rộng, chuyên môn hoá ngày càng cao thì sự hợp tác lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng nhiều đòi hỏi
phải có sự ra đời của các LKKTQT để đáp ứng các nhu cầu trong hợp tác và trong giải quyết các vấn
đề chung của khu vực và toàn cầu
- Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng phát triển chung của kinh tế và thương mại quốc tế thì sự ra đời và phát triển các LKKTQT phù hợp với
xu hướng chung đó
Trang 5- Mở cửa kinh tế và hội nhập kinh tế là xu hướng
chung của các quốc gia hiện nay trên thế guới do đó
sự hình thành và phát triển của các LKKTQT phù
hợp với chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia
- Các LKKTQT ra đời và phát triển mang lại lợi ích
kinh tế to lớn cho các quốc gia thành viên và cả khối LKKTQT như:
• Khai thác triệt để hơn lợi thế của nền kinh tế và khắc phục những yếu kém
• Các thành tựu KHKT được phố biến rộng rãi và nhanh hơn
• Tính cạnh tranh của nền kinh tế và của sản phẩm tăng cao
• Sự hợp tác giữa các quốc gia để giải quyết nhiều vấn đề của khối ngày càng có hiệu quả
Trang 6II Các hình thức LKKTQT
1 Phân loại chung
- Các LKKT-TM chung: là các LKKT-TM được
thành lập bởi sự cam kết của các quốc gia là
thành viên với một điều ước có tính chất liên quốc gia được các quốc gia tự nguyện tham gia có
phạm vi và thẩm quyền hoạt động mang tính chất toàn cầu như LHQ (UN) và các tổ chức chuyên
môn của nó, tổ chức TMTG (WTO), phòng TMQT (ICC)
- LK chính phủ: là tổ chức do nhiều quốc gia, vùng
lãnh thổ thành lập để tiến hành các hoạt động vì lợi ích chung của mình Có nhiều hình thức liên minh như Cộng đồng KT(EEC), Hiệp hội tự do
thương mại (EFTA, NAFTA,AFTA), Hiệp hội tư
vấn KT (ECA, OECD)
Trang 7- Tổ chức phi chính phủ: bao gồm các tổ chức hoạt
động phi lợi nhuận, là các cơ quan của các nhóm
quốc gia riêng biệt hoạt động theo các công việc
quốc tế như Hiệp hội các liên đoàn Khoa học
(ICSU), Liên đoàn các hiệp hội kỹ thuật QT (UITA), Hội đồng chè QT (ITC)
- Các LKKT-TM khu vực: là các LKKT được thành
lập bởi một hiệp định hợp tác có tính chất khu vực nhằm hợp tác hỗ trợ lẫn nhau về mọi mặt chủ yếu là KT-TM Việc thành lập các LK này mang lại lợi ích lớn cho các quốc gia như làm thay đổi cơ cấu kinh
tế theo hướng có lợi, hình thành nên cơ cấu kinh tế mới có tính chất khu vực, giúp các quốc gia tăng
cường sức cạnh tranh của mình trên thị trường
quốc tế, hạn chế những bất lợi nhằm phát triển
nhanh kinh tế của quốc gia
Trang 8- Các LKKT-TM chuyên ngành: là tổ chức thành lập
bởi các hiệp định liên chính phủ hoạt động chuyên
về các lĩnh vực khac nhau phục vụ lợi ích của quốc gia phù hợp với luật lệ quốc tế như:
• Hiệp hội vận tải hàng không(IATA)
• Liên đoàn các hiệp hội giao nhận QT(FIATA)
• Tổ chức sở hữu trí tuệ TG(WIPO)
• Tòa án QT của LHQ(ICJ)
• Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư QT(ICSID)
• Tổ chức hàng hải QT(IMO)
• Tổ chức hàng không dân dụng QT(ICAO)
• Tổ chức du lịch QT(WTO)
• Quỹ tiền tệ QT(IMF)
Ngoài ra theo ngành hàng còn có các hiệp hội của ngành hàng như: FAO, OPEC, ICO…
Trang 9- LKKTQT tư nhân: là LKKTQT ở tầm vi mô để
thành lập các công ty quốc tế bao gồm các công ty
đa quốc gia và các công ty xuyên quốc gia Theo
phương thức hoạt động, các công ty quốc tế có
những loại như Tờ rớt QT (Trust), Công-xóoc-xi-om
QT (Consotium), Xanh-đi-ca QT (Syndicat), Các-ten
QT (Cartel)
Trang 102 Các hình thức LKKTQT nhà nước
- Hiện nay trên thế giới có khoảng gần 300 LKKTQT khu vực và liên khu vực mà chủ yếu là LKKTQT nhà nước
- Các LKKTQT ngày càng phát triển nhanh Số lượng các LKKTQT hình thành chủ yếu vào những năm 90 trở lại đây và theo xu hướng khu vực, liên khu vực
là chủ yếu
- Các hình thức LKKTQT nhà nước bao gồm các loại
LK sau :
Trang 11
1 FTA – FREE TRADE AREA (Khu vực mậu dịch tự do)
- Trên thế giới hiện nay có khoảng trên 150 FTA
- Đặc điểm của FTA:
1 Các nước cam kết giảm thuế và biện pháp phi thuế để
tăng cường TM giữa các nước thành viên FTA
2 Tùy vào điều kiện kinh tế mình mà từng nước lựa chọn
mặt hàng cắt giảm thuế hay tiếp tục bảo hộ theo quy định tỷ lệ của FTA
3 Giữa các nước thuộc FTA có nhiều chương trình hợp
tác KT
4 FTA là hình thức liên kết kinh tế lỏng lẻo:
– Các nước tự định chính sách giảm thuế
– Mỗi nước tự chủ hoàn toàn trong chính sách phát triển kinh tế đối nội và đối ngoại.
– Mỗi nước có quyền gia nhập các FTA khác
Trang 122 HÌNH THỨC LIÊN MINH VỀ THUẾ QUAN
Trang 133 THỊ TRƯỜNG CHUNG (CM)
• Mang toàn bộ đặc điểm của CU, ngoài ra còn có
những đặc điểm thêm sau:
- Có chung luật điều tiết thị trường
- Thuế XNK hàng hóa giữa các nước thuộc CM
bằng không
- Công dân được tự do di chuyển qua biên giới
- Các nước có hiến chương hoạt đông chung.
Trang 144 LIÊN MINH VỀ KINH TẾ (EU)
• Mang toàn bộ đặc điểm của CM, ngoài ra còn có
thêm đặc điểm:
- Xây dựng chung một chính quyền điều tiết các
hoạt động kinh tế, xã hội của các nước thành
viên
- Vai trò Nhà nước của từng quốc gia bị suy giảm
- Các nước có chung nhau chính sách kinh tế đối
nội và đối ngoại
Trang 155 LIÊN MINH VỀ TIỀN TỆ (MU)
Đây là hình thức liên kết kinh tế Nhà nước có tổ
Trang 16- Những nhận xét: thông qua các hình thức
LKKTQT ở trên có những nhận xét sau:
Hình thức LKKTQT chủ yếu hiện nay là khu vực
mậu dịch tự do vì mục tiêu trước tiên của các LK là
tự do hóa TM và giảm thuế quan
Các LKKTQT ngày càng có xu hướng chặt chẽ hơn thường là chuyển từ hình thức FTA sang các hình thức tiếp theo như EEC sang EU, sang MU, AFTA trong thời gian tới sau khi hoàn thành có thể hình thành thị trường chung (CM) vào khoảng năm 2020
Các LKKTQT ngày càng có xu hướng mở rộng
phạm vi quy mô để tăng sức mạnh và sức cạnh
tranh của từng quốc gia và của cả khối LK
Trang 17III Một số LKKTQT quan trọng
1 Hiệp hội các nước ĐNÁ – ASEAN
Sự hình thành phát triển của ASEAN
• Được thành lập ngày 8/8/1967 bao gồm:
Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan; 1984 kết nạp thêm Brunei; tháng 7/1995 kết nạp Việt Nam; tháng 7/1997 Lào và Myanmar;
30/4/1999 Campuchia; 2006 Đông Timor tách
khỏi Indonesia Hiện nay có 11 thành viên
Trang 18• Mục tiêu ban đầu của ASEAN là thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa, thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực, sự cộng
tác và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề quan
tâm, duy trì sự hợp tác chặt chẽ có hiệu quả cùng
có lợi
• Đặc điểm lớn trong 30 năm hoạt động đầu tiên là
sự hợp tác về kinh tế giữa các nước ASEAN còn
ở mức độ thấp, hiệu quả chưa cao nhưng hiện
nay quan hệ kinh tế đã chặt chẽ hơn và ngày
càng được mở rộng
• Các mốc quan trọng trong hợp tác kinh tế của các
nước, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc tổ chức của
ASEAN (nghiên cứu trong sách)
Trang 19 Các chương trình hợp tác kinh tế:
• Mục tiêu của AFTA: thúc đẩy buôn bán giữa các
nước nhờ chế độ ưu đãi thuế quan (CEPT), tăng khả năng cạnh tranh, tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, xây dựng các cơ chế và điều kiện chung để phát triển kinh tế
• 9 chương trình hợp tác kinh tế:
1 Chương trình hợp tác thương mại bao gồm:
tự do AFTA bằng việc thực hiện chương trình CEPT
thương mại quốc tế
Trang 202 Chương trình hợp tác trong lĩnh vực hải quan bao gồm
thực hiện thống nhất phương pháp định giá tính thuế, thực hiện hài hòa các thủ tục hải quan, thực hiện áp dụng 1 danh mục biểu thuế thống nhất
3 Chương trình hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp
4 Chương trình hợp tác trong các lĩnh vực nông lâm ngư
Trang 21 Giới thiệu về chương trình CEPT
• Nội dung của chương trình CEPT bao gồm:
- Danh mục giảm thuế nhập khẩu (IL) gồm 2 cấp độ:
+ Danh mục các sp giảm thuế cấp tốc: các sp có
mức thuế từ 20% trở xuống
Bước 1: cắt giảm xuống còn 0 – 5% trong vòng 7 năm
đối với loại dưới 20%
Bước 2: còn 0 - 5% trong vòng 10 năm đối với mức 20%
+ Danh mục các sp cắt giảm thông thường: các sp
có mức thuế quan trên 20%
Bước 1: trên 20% còn 20% trong vòng 5 năm (1998)
Bước 2: cắt giảm tiếp tục xuống còn 5% trong 5 năm tiếp
theo (đến năm 2003)
Trang 22- Danh mục các sp tạm thời chưa giảm thuế quan
(TEL) chỉ có tính chất tạm thời và sau một thời
gian nhất định các quốc gia phải đưa vào danh mục giảm thuế, trong vòng 5 năm (từ 96 – 2000) mỗi năm chuyển 20% số sp trong danh mục tạm thời
- Danh mục sp loại trừ hoàn toàn (GEL) Đây là
những sp không tham gia vào CEPT là những sp ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống sức khoẻ con người, đến việc bảo tồn giá trị văn hóa nghệ thuật, di tích lịch sử…
Trang 23- Danh mục nông sản phẩm chưa chế biến nhạy
cảm (5L) Tùy điều kiện từng quốc gia mà đưa
vào 3 loại danh mục như danh mục giảm thuế,
danh mục loại trừ tạm thời, danh mục sp chưa
chế biến nhạy cảm như thịt, cá, sữa, súc sản, cà phê, chè, ngũ cốc, đường, đồ uống, thuốc lá, hạt
có dầu…
- Danh mục nhạy cảm chưa qua chế biến thời điểm
bắt đầu cắt giảm là 2001 và kết thúc 2010 với
mức thuế suất 0 – 5%, sp trong danh mục nhạy cảm cao thời hạn kết thúc được xác định 2010
nhưng có một số linh hoạt nhất định được áp
dụng liên quan đến mức thuế suất kết thúc các
biện pháp tự vệ, phòng ngừa bất trắc
Trang 24• Điều kiện được hưởng CEPT phải thỏa mãn 4
điều kiện sau:
- Sản phẩm đó nằm trong danh mục cắt giảm của
cả nước XK và nước NK phải có mức thuế quan bằng hoặc thấp hơn 20%
- Sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế
được hội đồng AFTA thông qua
- Sản phẩm đó là sp của khối ASEAN có hàm
lượng ít nhất 40% (phải xuất trình C/O form D)
- Hàng NK phải được vận chuyển thẳng (giao
thẳng) tới nước XK
Trang 25• Hàng rào phi thuế quan: trong chương trình
CEPT có đề cập đến các biện pháp loại bỏ hạn chế số lượng và các rào cản phi thuế quan khác
- Các thành viên sẽ xóa bỏ các hạn chế về số
lượng trên cơ sở ưu đãi áp dụng cho sp đó
- Các hàng rào phi thuế quan khác sẽ được xóa bỏ
dần trong vòng 5 năm sau khi các sp đó được
hưởng ưu đãi
- Các hạn chế ngoại hối các nước đang áp dụng sẽ
được ưu tiên đặc biệt đối với các sp thuộc CEPT
- Tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn chất lương
công khai chính sách thừa nhận chất lượng của nhau
Trang 26- Trong trường hợp khẩn cấp các nước có thể áp
dụng biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng việc nhập khẩu
• Việt Nam và AFTA (tham khảo sách)
• Các chương trình hợp tác của ASEAN bao
gồm:
- Diễn đàn Á-Âu – ASEM
- Chương trình hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc (ASEAN + 3), với Ấn Độ và một số
nước khác (tự tham khảo)
Trang 27Nhật Bản, Sigapore, Malaysia, Philippines, Thái
Lan, Brunei, New Zealand, Indonesia và Hà Quốc
- 11/1991 kết nạp thêm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan
- 1994 thêm Mexico, Chilê và Papua New Guinea
- 1998 thêm Việt Nam, Pêru và Nga
Như vậy, hiện nay gồm 21 nước và 8 nước đang chờ gia nhập
Đây là liên kết kinh tế liên khu vực với diện tích
chiếm 52%, dân số 59%, GDP 57% của thế giới
Trang 28• Mục tiêu hoạt động:
- Thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư vào
2010 đối với các nước CNPT và 2020 đối với các nước đang PT
- Tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa 2 khu vực phát triển
- Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật hỗ trợ nhau phát triển vì lợi ích chung
Trang 29- Đảm bảo sự rõ ràng công khai
- Lấy mức độ bảo hộ hiện tại làm mốc
- Tiến hành tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư
Trang 30- Tiến hành tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư
- Có sự linh họat trong việc thực hiện theo điều kiện của từng quốc gia
- Hợp tác kinh tế kỹ thuật để thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững
Chương trình tự do hóa thương mại
• Tuyên bố Bogor: là văn kiện đầu tiên của APEC đề
ra mục tiêu cụ thể và phương hướng thực hiện tiến trình tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại đầu tư gồm 11 điểm nhấn mạnh việc xây dựng một khu
vực mậu dịch tự do APEC vào 2010 với các nước
PT và 2020 với các nước đang PT
Trang 31• Chương trình hành động Osaka:
Tại hội nghị thượng đỉnh APEC 1995 ở Nhật đề ra chương trình hành động Osaka cụ thể hóa các điểm trong tuyên bố Bogor, bao gồm 2 phần:
- Phần 1: tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại Chỉ
ra 15 lĩnh vực ưu tiên với nội dung:
Thuế quan: thực hiện liên tục giảm thuế, công khai hóa
chính sách thuế
Phi thuế quan: thực hiện liên tục giảm giá hàng rao phi
thuế quan, công khai chính sách phi thuế quan
Dịch vụ: thực hiện liên tục giảm những hạn chế để mở cửa cho thương mại dịch vụ, dành cho nhau MFN và NT ở 4 lĩnh vực: viễn thông, giao thông vận tải, năng lượng, du
Trang 32- Phần 2: hợp tác kinh tế và kỹ thuật Có 13 lĩnh vực hợp tác gồm:
Phát triển nguồn nhân lực
Khoa học kỹ thuật công nghiệp
Các xí nghiệp vừa và nhỏ
Xây dựng hạ tầng cơ sở về kinh tế
Năng lượng, vận tải, viễn thông, thông tin, du lịch
Cơ sở dữ liệu thương mại và đầu tư
Xúc tiến thương mại
Bảo tồn nguồn tài nguyên biển, nghề cá và kỹ thuật nông nghiệp
Trang 33• Chương trình hành động Manila:
Tại Philippines hội nghị đánh dấu bước phát triển mới trong hợp tác giữa các nền kinh tế ở khu vực thành một khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới
Kế hoạch hành động Manila gồm 2 phần:
- Kế hoạch hành động riêng của mỗi thành viên vạch
rõ các bước đi và biện pháp thực hiện
- Kế hoạch hành động tập thể: đưa ra các biện pháp
để các nước APEC cùng tiến hành thực hiện nhằm lọai bỏ các trở ngại cho tự do hóa thương mại và
đầu tư
- Các họat động về hợp tác kinh tế kỹ thuật
Trang 34• Các chương trình hành động tiếp theo:
1997 chương trình hành động Vancouver
2005 chương trình hành động Busan (HQ)
2006 chương trình hành động Hà Nội (VN)
- Có các chủ đề:
Tăng cường thương mại và đầu tư thông qua
việc thực hiện lộ trình Busan và thúc đẩy phát
triển chương trình Doha
Tăng cường hợp tác kinh tế kỹ thuật nhằm thu
hẹp khoảng cách và phát triển bền vững
Cải thiện môi trương kinh doanh an toàn và thuận lợi
Gắn kết cộng đồng
Trang 35- Kế họach hành động Hà Nội: nhằm thực hiện mục tiêu của APEC về tự do hóa thương mại và đầu tư,
có 5 lĩnh vực họat động:
Xúc tiến các họat động trong khuôn khổ hệ thống
thương mại đa biên (WTO)
Xúc tiến các họat động liên quan đến các thỏa thuận thương mại song phương và khu vực (FTA/RTA)
Thực hiện chương trình nghị sự kinh doanh, tạo điều kiện cho DN kinh doanh
Các chương trình hành động tập thể của APEC và
của từng nền kinh tế, nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư
Các họat động hợp tác kinh tế kỹ thuật nhằm nâng
cao năng lực của các nền kinh tế, giảm khoảng cách phát triển