Với mỗi lời giải nghĩa dưới đây, hãy tìm một thành ngữ tương ứng: - Sự chia sẻ đau đớn, khó khăn của những người cùng dòng máu:……… - Bước đường cùng không có lối thoát:………... Tìm từ ngữ
Trang 1PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 5 (VÒNG II)
THỊ XÃ PHÚ THỌ MÔN TIẾNG VIỆT- NĂM HỌC 2009-2010
SBD:……….(Thời gian làm bài: 90 phút- không kể thời gian giao đề)
-Câu 1 ( 4 điểm)
a Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, lạch bạch, thành phố, ăn, đánh đập Hãy xác định:
- Từ đơn; từ ghép; từ láy
- Danh từ, tính từ, động từ
b Với mỗi lời giải nghĩa dưới đây, hãy tìm một thành ngữ tương ứng:
- Sự chia sẻ đau đớn, khó khăn của những người cùng dòng máu:………
- Bước đường cùng không có lối thoát:………
- Có biện pháp mạnh như thuốc đắng mới sửa chữa được lỗi lầm, làm khỏi bệnh:…
c Tìm từ ngữ đồng âm trong câu dưới đây và giải thích nghĩa của câu:
Trọng tài trọng tài vận động viên, vận động viên động viên trọng tài.
Câu 2 ( 2 điểm)
a Tìm đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng các đại
từ trong đoạn thơ sau:
“ Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay
Nép mình dưới bóng hàng cây
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi !
Rét thì mặc rét cháu ơi !
Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.”
( Theo Trần Ngọc)
b Điền vào chỗ trống quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp để tạo ra câu ghép chỉ giả thiết- kết quả:
- ….trời nắng quá… em ở lại đừng về.
- ……kẻ ra người vào ồn ào… Đan- tê vẫn đọc được hết cuốn sách.
Câu 3 (3 điểm).
a Chỉ ra các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau bằng cách viết lại câu, gạch chân và ghi chú dưới phần gạch chân tên gọi các thành phần đó:
- Mệt mỏi, chị nói không ra lời.
- Lúc đi ngang qua bàn Thanh, chợt thấy quyển sổ để trên bàn, Tuấn tò mò, toan cầm lên xem.
- Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít.
b Xác định kiểu câu theo mục đích nói (theo mẫu):
- Chị đi đâu đấy ? - là câu hỏi.
- Anh có thể chỉ giùm tôi đường ra ga Hà Nội không ?- ………
- Dạo này chị trẻ ra nhiều quá !- ………
- Tôi biết làm thế nào bây giờ ? - ………
Trang 2Câu 4 (2 điểm).
a Hai dòng thơ sau cho em thấy ý nghĩa đẹp đẽ nào ?
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
( Trích bài thơ Con cò- Chế Lan Viên)
b Hãy phát hiện cái hay trong cách sử dụng từ ngữ của đoạn thơ sau:
Tôi là bèo lục bình Bứt khỏi sình đi dạo Dong mây trắng làm buồm Mượn trăng non làm giáo.
( Theo Nguyễn Ngọc Sáng)
Câu 5 ( 8 điểm)
Mùa đông rét mướt đã qua Mùa xuân đang đến Trong một khu vườn nhỏ, vạn vật đang cựa mình trong tiết trời ấm áp của đầu xuân Những giọt sương đêm có vẻ như lười biếng hơn mọi vật khác hay nó còn luyến tiếc chưa muốn dời khỏi những chiếc lá xanh mướt ?
Em hãy đọc đoạn mở đầu của bài văn kể chuyện về giọt sương nhỏ, bằng sự tưởng tượng của mình, em hãy viết tiếp diễn biến của câu chuyện nhé !
“ Có một giọt sương nhỏ đậu trên lá mồng tơi Giọt sương đã ngủ ở đó suốt đêm qua Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy nhảy nhót vui vẻ quanh nó Còn nó thì vẫn nằm im, lấp lánh như một viên ngọc.”
………
-hết
-GỢI Ý CHẤM BÀI THI CHỌN HSG VÒNG II ( TIẾNG VIỆT)
Trang 3Câu 1 ( 4 điểm)
a cho 1,5 điểm
- Từ đơn; từ ghép; từ láy ( 0,75 đ)
+ Từ đơn: ăn, ngọt, vườn ( 0,25đ)
+ Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập ( 0,25 đ)
+ Từ láy: lạch bạch, chen chúc, dịu dàng, rực rỡ ( 0,25 đ)
- Danh từ, tính từ, động từ ( 0,75 điểm)
+ Danh từ: núi đồi, thành phố, vườn ( 0,25đ)
+ Động từ: ăn, đánh đập ( 0,25đ)
+ Tính từ: ngọt, lạch bạch, chen chúc, dịu dàng, rực rỡ ( 0,25 đ)
b Với mỗi lời giải nghĩa dưới đây, hãy tìm một thành ngữ tương ứng: ( 1,5 điểm)
- Sự chia sẻ đau đớn, khó khăn của những người cùng dòng máu: ( Tay đứt ruột xót
hoặc Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ) ( 0,5đ)
- Bước đường cùng không có lối thoát ( chuột chạy cùng xào) ( 0,5đ)
- Có biện pháp mạnh như thuốc đắng mới sửa chữa được lỗi lầm, làm khỏi bệnh
( Thuốc đắng dã tật) ( 0,5đ)
c Tìm từ ngữ đồng âm trong câu dưới đây và giải thích nghĩa của câu: ( 1 điểm)
Trọng tài trọng tài vận động viên, vận đ ộng viên đ ộng viên trọng tài.
- Ta thấy ở vế 1 có hai từ đồng âm: trọng tài ( 1) chỉ người làm công tác trọng tài tròn thi đấu thể thao- danh từ Trọng tài ( 1a) ý nói quý trọng tài năng của vận động
viên- tính từ ( 0,5 đ)
- Ở vế 2 có hai từ đồng âm : động viên (2) là từ nằm trong cụm danh từ vận động viên- chỉ người thi đấu thể thao Động viên ( 2a) là động từ chỉ thái độ của vận động
viên muốn an ủi, chia sẻ động viên trọng tài cố gắng hơn ( 0,5 đ)
Câu 2 ( 2 điểm)
a Tìm đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng các đại
từ trong đoạn thơ sau: ( 1 điểm)
“ Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay
Nép mình dưới bóng hàng cây
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi !
Rét thì mặc rét cháu ơi !
Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.”
- Xác định đúng, đủ: được 0,5 đ
- Chỉ rõ ý nghĩa trong cách sử dụng đại từ: trân trọng, yêu thương các cháu thiếu nhi của chú bộ đội
b Điền vào chỗ trống quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp để tạo ra câu ghép chỉ giả thiết- kết quả: ( 1 điểm)
- Nếu trời nắng quá thì em ở lại đừng về.( 0,5đ)
Trang 4- Mặc dầu kẻ ra người vào ồn ào nhưng Đan- tê vẫn đọc được hết cuốn sách.
(0,5đ)
Câu 3 (3 điểm).
a Chỉ ra các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau bằng cách viết lại câu, gạch chân và ghi chú dưới phần gạch chân tên gọi các thành phần đó: ( 1,5 đ)
- Mệt mỏi, chị nói không ra lời ( 0,5đ)
- Lúc đ i ngang qua bàn Thanh , chợt thấy quyển sổ đ ể trên bàn , Tuấn tò mò, toan
cầm lên xem ( 0,5đ)
- N ơ i đ ây cất lê n những tiếng chim ríu rít ( 0,5đ)
b Xác định kiểu câu theo mục đích nói (theo mẫu): ( 1,5điểm)
- Chị đi đâu đấy ? - là câu hỏi.
- Anh có thể chỉ giùm tôi đường ra ga Hà Nội không ?- là câu khiến ( 0,5đ)
- Dạo này chị trẻ ra nhiều quá !- Là câu cảm ( 0,5đ)
- Tôi biết làm thế nào bây giờ ? - Là câu cảm ( 0,5đ)
Câu 4 (2 điểm).
a Hai dòng thơ sau cho em thấy ý nghĩa đẹp đẽ nào ? ( 1 điểm)
- Ca ngợi tình cảm giữa mẹ và con Đặc biệt ca ngợi tấm lòng yêu thương bao dung con cái của mẹ, luôn che chở bảo bọc con cả đời
b Hãy phát hiện cái hay trong cách sử dụng từ ngữ trong đoạn thơ sau: ( 1 điểm)
- Tác giả đã dùng cách xưng hô của con người cho cây bèo lục bình làm cho bèo như
có suy nghĩ và hành động của con người
- Nhân hoá bằng từ ngữ dành cho con người (đi dạo)
- Từ ngữ dùng chứa đầy hình ảnh đẹp: mây trắng làm buồm; trăng non- làm giáo => thể hiện sự vật rất sinh động, hiên ngang
Câu 5 ( 8 điểm)
- Viết được bài văn theo đúng thể loại văn kể chuyện tưởng tượng, đúng bố cục 3 phần (được 2 điểm)
- Kể được hành trình của giọt sương một cách tương đối hợp lý với hiện thực ( giọt sương sẽ bị nắng làm tan ra- bay hơi lên không trung)- bài văn có nội dung kể
ít nhất là một vào cuộc đối thoại với cây cối hoặc sự vật khác của giọt sương, sự luyến tiếc của giọt sương với khu vườn và những người bạn: được 4 điểm
- Viết văn mạch lạc, liên kết câu văn tốt, ít mắc lỗi chính tả (được 2 điểm) Trên đây là gợi ý chấm, tuỳ thuộc vào bài văn mà HS viết, áp vào gợi ý các giám khảo chấm điểm đảm bảo đánh giá đúng khả năng của học sinh