- Giới thiệu động tác Tháo khăn quàng đỏ: Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phải phía trên nút, rút khăn ra.
CÂU HỎI GỢI Ý TRẢ LỜI CÔNG TÁC ĐỘI (30 CÂU HỎI)
CÔNG TÁC ĐỘI (30 CÂU HỎI)
Câu hỏi số 1: Đồng chí sẽ xử lí như thế nào khi gặp trường hợp trình bày kế hoạch hoạt động Đội, nhưng không được hiệu trưởng chấp nhận vì không có kinh phí?
- Người TPT phải nắm được đây là nhiệm vụ phải làm. Còn nguồn kinh phí dành cho hoạt động Đội trong trường bao gồm quỹ Đội, từ ngân sách dành cho hoạt động văn nghệ, TDTT của trường, huy động từ nguồn kinh phí của HĐĐ cấp xã, từ UBCS-BVTE cấp xã, từ các tổ chức đoàn thể, kinh tế xã hội khác. Do vậy giáo viên làm Tổng phụ trách Đội cần năng động đề xuất tham mưu với lãnh đạo nhà trường khi trình kế hoạch hoạt động.
- Xây dựng kế hoạch sát và phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của HĐĐ cấp trên.
- Vì vậy, có thể chỉnh sửa kế hoạch, thu nhỏ quy mô, tiếp tục thuyết phục hiệu trưởng vào những lúc hiệu trưởng vui vẻ phấn khởi, hoặc nhờ những người có uy tín trong nhà trường cùng thuyết phục hiệu trưởng để có nguồn kinh phí hoạt động.
Câu hỏi số 2: Theo đồng chí để trở thành giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cần những phẩm chất gì?
- Phải là 1 giáo viên có chuyên môn vững, có uy tín trong Hội đồng sư phạm.
- Có kiến thức nghiệp vụ công tác đội chắc chắn và thường xuyên được bổ sung nâng cao thông qua hoạt động thực tiễn.
- Có tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ, say sưa với công tác đội.
- Có khả năng, năng lực tổ chức, thiết kế các hoạt động đội, tham mưu với cấp uỷ, BGH...và được sự nhiệt tình ủng hộ của tập thể giáo viên, đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm và BGH nhà trường. - Có khả năng ngoại giao, tổ chức các hoạt động giao lưu, phối hợp, thu hút các nguồn lực tài chính, tinh thần cho hoạt động đội
1 học sinh nói với bạn: "Tớ không thích tham gia một hoạt động gì của liên đội, tớ chỉ thích học và tớ sẽ học thật giỏi, có thế thôi". Đồng chí sẽ giải thích cho học sinh đó như thế nào?
Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi. Vì vậy, chỉ học giỏi không thôi thì chưa đủ mà phải tham gia các hoạt động t2, thông qua các hoạt động t2 các em sẽ năng động hơn, được g. lưu, học hỏi các bạn bè xung quanh, được r.luyện để trưởng thành, khi lớn lên mới có khả năng tự lập, trở thành người có ích cho xã hội. Có nhiều hoạt động đội có tác dụng tích cực cho học tập: Các môn thi, tìm hiểu truyền thống giúp cho kiến thức lịch sử, các CLB môn học giúp cho các em nâng cao kiến thức.
Câu hỏi số 4: Một em trong đội sao đỏ của liên đội vốn rất ngoan và gương mẫu, song do vô tình em đã vi phạm khuyết điểm bị thầy giáo phê bình trước lớp và ghi vào sổ đầu bài. Giờ họp đội cờ đỏ cuối tuần em rất ngượng ngùng và xấu hổ, xin không tham gia đội cờ đỏ nữa. Là giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, đồng chí xử lí như thế nào?
- Trước hết cần phân tích cho em thấy rõ tác hại do việc làm của em gây ra.
- Sau đó động viên vì: Đây là lần vi phạm đầu tiên và bản thân em đã nhận ra khuyết điểm thế là tốt. Điều quan trọng hơn là phải tìm cách để sửa chữa và tiến bộ.
- Đề nghị các em trong đội cờ đỏ thông cảm cho bạn và có biện pháp giúp đỡ bạn, không phê bình gay gắt trước toàn liên đội.
Gặp giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đề nghị động viên em để em tiếp tục tham gia
Câu hỏi số 5: Có ý kiến cho rằng: Làm Tổng phụ trách rất vất vả mà không được gì. Đồng chí nghĩ sao về vấn để này?
- Nêu được những ý nghĩa, giá trị của hoạt động đội trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh, tạo cho các em hứng thú say mê hơn nữa trong học tập, yêu lớp yêu trường. Làm được điều đó người giáo viên làm Tổng phụ trách Đội là người hạnh phúc nhất khi đem đến cho người khác niềm vui. Thực tế, người giáo viên làm Tổng phụ trách Đội là người gắn bó và gần gũi với các em học sinh, vừa là cô giáo, vừa là chị phụ trách được các em học sinh tin yêu và thường để lại nhiều ấn tượng và tình cảm sâu sắc cho học sinh.
- Bản thân được rèn luyện hơn về mọi mặt. Được nâng cao kiến thức hiểu biết xã hội, khả năng ứng xử với cộng đồng xã hội sẽ linh hoạt hơn, nhanh chóng trưởng thành.
Câu hỏi số 6: Có người cho rằng làm Tổng phụ trách Đội chỉ cần hát hay, múa dẻo. Ý kiến đồng chí như thế nào?
- Hát hay múa dẻo là một điều kiện tốt để dễ gần, dễ tiếp xúc với thiếu nhi nhưng chưa đủ. Đòi hỏi người tổng phụ trách phải có đầy đủ năng lực phẩm chất như:
- Yêu trẻ, yêu nghề, thích làm việc với trẻ
iến thức khoa học xã hội, tự nhiên và nhân văn - Là người có trình độ kĩ năng, nghiệp vụ thành thạo
- Nhạy bén, thông minh tháo vát, ứng xử tốt và giải quyết tốt các mối quan hệ, đặc biệt với nhà trường.
Câu hỏi số 7: Có một số đội viên (có khăn quàng đỏ) nhưng chỉ khi nào cô giáo nhắc thì mới quàng khăn, sau đó lại cởi khăn quàng cất đi. Đồng chí nên xử lí trường hợp này như thế nào?
- Gặp riêng các em học sinh đó, giải thích rõ: Khăn quàng đỏ là một phần cờ tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lí tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ đội viên TNTP Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng đỏ trong mọi sinh hoạt và hoạt động của Đội. - Cần nhắc nhở để các em học sinh cảm thấy tự hào vinh dự khi được quàng khăn, đó cũng là trách nhiệm của người đội viên TNTP Hồ Chí Minh, có ý thức thường xuyên đeo khăn quàng đỏ.
Câu hỏi số 8: Cứ đến giờ ra chơi, trường tổ chức hoạt động tập thể trên sân trường (tập thể dục, múa tập thể) giáo viên A là một giáo viên chủ nhiệm lớp nói việc đó là của Tổng phụ trách Đội, sau đó về văn phòng uống nước. Đồng chí sẽ góp ý trao đổi với giáo viên A và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm như thế nào?
- Chức năng quản lí học sinh là chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm
- Hoạt động tập thể trên sân trường: Trách nhiệm là của chung đội ngũ giáo viên chứ không phải chỉ riêng giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm cũng là chị phụ trách Đội.
- Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội có trách nhiệm báo cáo với hiệu trưởng: Thông qua cuộc họp Hội đồng sư phạm, việc tổ chức cho học sinh hoạt động tập thể trên sân trường là trách nhiệm của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, của các giáo viên chủ nhiệm. Hành động của giáo viên chủ nhiệm A là không đúng, phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa giáo viên làm tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm.
Câu hỏi số 9: Nhiều cha mẹ học sinh phàn nàn với BGH rằng con cái họ phải giành quá nhiều thời gian hoạt động đội, không có thời gian để học bài. Đồng chí làm như thế nào để các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ?
Giải thích để cha mẹ học sinh hiểu:
- Hoạt động đội là hoạt động bổ ích góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. - Nêu vai trò tác dụng của hoạt động Đội.
- Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội bố trí lịch sinh hoạt đội vào thời gian hợp lí, khoa học, không ảnh hưởng đến thời gian học tập của các em.
chí có một em đội viên có năng lực trong công tác Đội, nhưng gia đình em đó rất khó khăn, em rất tự ti và không muốn tham gia công tác. Là Tổng phụ trách Đội, đồng chí sẽ làm gì?
- Vận động thiếu nhi trong liên đội giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với bạn.
- Có ý kiến với Ban giám hiệu tạo điều kiện giúp đỡ cho học sinh đó và các em có hoàn cảnh khó khăn trong liên đội.
Câu hỏi số 11: Có một đồng nghiệp cũng là giáo viên làm Tổng phụ trách Đội nói với bạn rằng: "Tôi làm công tác Đội nhiều năm rồi. Tôi chẳng cần biết đánh trống, tôi hướng dẫn được cho đội viên đánh trống là được". Quan điểm của đồng chí thế nào?
Quan điểm đó không đúng vì:
- Trước hết người phụ trách Đội phải nắm vững kĩ năng nghiệp vụ công tác Đội.
- Người không biết đánh trống có thể dạy đánh trống được nhưng rất khó khăn vì vậy để dạy đánh trống được thì người dạy cần phải biết đánh trống.
- Người được dạy đánh trống sẽ không mấy tin tưởng vào người dạy.
Câu hỏi số 12: Đồng chí đã xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua chào mừng ngày thành lập Đội (15 -5). Khi báo cáo BGH nhà trường thì nhận được ý kiến: "Dịp cuối năm, các em chuẩn bị ôn thi nên phải dành thời gian cho việc học". Đồng chí sẽ xử lí thế nào để vẫn phát động được cuộc thi đua đó mà không ảnh hưởng đến học tập của đội viên.
- Giải thích cho BGH hiểu rõ ý nghĩa của ngày thành lập đội đối với đội viên.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức phong trào có chủ điểm phù hợp với thời điểm đó. (VD: học tập tốt) - Gắn các nội dung chương trình thi đua với nội dung học tập của các em.
Câu hỏi số 13: Nếu vô tình có một lần nào đó, bạn nghe được các em đội viên nói rằng: "Cô Tổng phụ trách Đội của liên đội mình ghê lắm". Khi nghe thấy như vậy đồng chí suy nghĩ gì?
Trước hết phải tìm hiểu thêm thấy mình "ghê" ở điểm nào.
- Gần gũi với các em để các em thấy giáo viên làm Tổng phụ trách Đội là người bạn, người anh (chị) gần gũi.
Câu hỏi số 14: Có ý kiến cho rằng : "Học sinh hiện nay không cần hoạt động Đội mà chỉ cần học là đủ". Đồng chí sẽ nói gì với ý kiến đó?
- Giải thích cho người đó hiểu rõ hơn về hoạt động Đội, được tham gia các hoạt động Đội thiếu nhi sẽ được giáo dục toàn diện, các em có điều kiện tốt hơn để học tập.
Câu hỏi số 15: Trong chi đội 7A có một nhóm 04 học sinh thường xuyên bỏ giờ, bỏ tiết không thích tham gia các hoạt động Đội đi chơi bóng đá. Đồng chí sẽ làm gì để thu hút các em học sinh này vào hoạt động Đội và hoạt động học tập?
Gặp riêng 04 em học sinh kia để tâm sự, tìm hiểu nguyện vọng của các em, hứa với các em sẽ cho các em tham gia giải bóng đá thiếu niên do trường, huyện tổ chức nếu các em có tiến bộ trong học tập và công tác đội.
Sau này nếu thấy các em có tiến bộ rõ rệt có thể cho các em phụ trách hoạt động thể thao của chi đội, liên đội. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi đấu thể thao, các phong trào thi đua học tốt, rèn luyện tốt để hoạt động đội trở nên hấp dẫn. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh kèm cặp, giúp đỡ.
Câu hỏi số 16: Em liên đội trưởng của liên đội của đồng chí hoạt động rất tích cực, nhưng bố mẹ em không cho tham gia công tác Đội vì để em dành thời gian cho học tập. Đồng chí giải quyết tình huống đó như thế nào?
Gặp gỡ và giải thích với cha mẹ học sinh: được làm cán bộ Đội là vinh dự, thông qua công tác Đội các em có điều kiện phát huy khả năng của mình, có điều kiện để phát triển toàn diện đặc biệt là trong lĩnh vực học tập.
Câu hỏi số 17: Có ý kiến cho rằng: "Công tác Đội chỉ là những hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu nhi". Theo đồng chí có đúng không? Vì sao?
Ý kiến trên sai vì: Công tác Đội là hoạt động mạng tính chất giáo dục thiếu nhi phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ, hoạt động vui chơi giải trí chỉ là một mảng của hoạt động Đội.
Câu hỏi số 18: Gia đình vợ (chồng) đồng chí phản đối không muốn đồng chí làm Tổng phụ trách Đội vì cho rằng sẽ ảnh hưởng đến chuyên môn của đồng chí? Đồng chí sẽ nói gì với gia đình?
Trước hết tôi sẽ trình bày để vợ ( chồng) hiểu được công việc nặng nề nhưng vinh quang của mình. - Thuyết phục mọi người tiếp tục tạo điều kiện cho tôi được làm giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, rằng: giáo viên làm Tổng phụ trách Đội bản thân được rèn luyện về mọi mặt nâng cao kiến thức hiểu biết xã hội, khả năng ứng sử sẽ linh hoạt hơn, phục vụ đắc lực cho công tác chuyên môn.
Câu hỏi số 19: Liên đội trường THCS A có một khoản quỹ Đội khá. Nhà trường đưa đội bóng đá mini đi thi đấu tại huyện do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Hiệu trưởng phân công Tổng phụ trách Đội đưa đội bóng đi và lấy quỹ Đội chi phí cho sinh hoạt của đội bóng. Đồng chí có nhất trí không và xử lí như thế nào?
- Điều 14 (Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh): Quỹ của chi đội và liên đội do BCH chi đội, liên đội quản lí, sử dụng vào các hoạt động của Đội theo hướng dẫn của Hội đồng Đội Trung ương và báo cáo công khai trước đại hội chi đội, liên đội.
- Cần tham mưu cho hiệu trưởng: Chỉ có thể trích một phần quỹ Đội làm phần thưởng cho đội bóng, chứ không thể dùng quỹ để chi phí sinh hoạt cho đội bóng.
Câu hỏi số 20: Theo đồng chí nét đặc trưng nổi bật nhất trong công việc của người giáo viên làm Tổng phụ trách Đội là gì? Tại sao?
- Nét đặc trưng nổi bật đó là lòng nhiệt tình, yêu trẻ, yêu nghề.
- Giải thích được đặc trưng công việc của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội là công tác tiếp xúc, vận động, thuyết phục, khuyên bảo chứ không thể dùng mệnh lệnh đối với lớp trẻ.
- Đặc điểm tâm lí của tuổi thiếu niên vừa đáng yêu nhưng tâm lí chưa ổn định, hay thay đổi, cáu gắt, bướng bỉnh, nếu không có lòng yêu trẻ thì không phát hiện được nét đáng yêu đáng thương ngay trong lúc bướng bỉnh của tuổi thiếu niên. Có như thế mới chiếm được lòng tin của các em.
Câu hỏi số 21: Người Tổng phụ trách Đội trước đây của trường bạn tổ chức kết nạp ồ ạt các em vào Đội mà không chú ý đến chất lượng. Nhiều em khi vào đội vẫn nghịch ngợm lười học, thiếu nền nếp. Là người Tổng phụ trách Đội mới của liên đội bạn sẽ làm gì nếu có ý kiến đề nghị
- Không thể đưa ra quyết định huỷ bỏ kết quả kết nạp đội viên gần nhất.
- Làm việc, trao đổi với người phụ trách chi đội (giáo viên chủ nhiệm lớp) có nhiều học sinh lười học, thiếu nề nếp, cùng tìm hiểu nguyên nhân, bàn cách giúp đỡ để xây dựng nền nếp của lớp tốt hơn. - Trao đổi với cán bộ chi đội của lớp đó có biện pháp giúp đỡ đội viên lười học, tổ chức các đợt thi