Xe ôtô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

Một phần của tài liệu BỘ câu hỏi, đáp án PHẦN THI VIẾT (KIẾN THỨC và kỹ NĂNG) (Trang 61 - 66)

Câu 2: Một số quy định cụ thể của người điều khiên xe máy, xe đạp, xe thô sơ?

1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

a) Chở người bệnh đi cấp cứu;

b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; c) Trẻ em dưới 14 tuổi.

2. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

Như vậy, để bảo đảm an toàn giao thông, tạo cơ sở thống nhất cho việc ban hành các văn bản dưới luật về xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ vào tình hình thực tế, Luật Giao thông đường bộ đã quy định cụ thể về độ tuổi của trẻ em được chở thêm trên xe mô tô, xe gắn máy là dưới 14 tuổi và xe đạp là dưới 7 tuổi (Luật năm 2001 không quy định độ tuổi cụ thể).

Như vậy, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy, xe đạp chỉ được chở tối đa 2 người và ít nhất một trong hai người đó phải là trẻ em dưới 14 tuổi (đối với xe mô tô, xe gắn máy) hoặc trẻ em dưới 7 tuổi (đối với xe đạp). Các trường hợp chở từ 2 người lớn trở lên (trừ trường hợp xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật)

là hành vi vi phạm).

3. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Việc bổ sung quy định đội mũ bảo hiểm “có cài quai đúng quy cách” để làm căn cứ xử phạt những hành vi đội mũ bảo hiểm mang tính hình thức, không cài quai hoặc cài quai ngược, làm mất tính chất bảo vệ của mũ bảo hiểm, mất ý nghĩa bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông của điều luật.

Một điểm đáng chú ý là ngoài quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách, Luật GTĐB năm 2008 còn bổ sung quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy. Mặc dù theo quy định tại Điều 3, xe đạp máy được xếp vào loại xe thô sơ do có tốc độ thiết kế chỉ khoảng 25-30km/h, loại xe này không phải đăng kí để cấp biển số, người điều khiển không cần có giấy phép lái xe và khi tham gia giao thông trên đường phải đi vào làn xe thô sơ nhưng với tốc độ như trên vẫn nguy hiểm nên để bảo vệ tính mạng của người điều khiển, người ngồi trên xe, Luật quy định người điều khiển loại xe này phải đội mũ bảo hiểm.

Trong quá trình xây dựng Luật GTĐB năm 2008, cũng có ý kiến cho rằng nên cân nhắc quy định việc đội mũ bảo hiểm đối với một số chức sắc tôn giáo, người dân tộc có thói quen đội khăn, phụ nữ một số dân tộc búi tóc ở đỉnh đầu khi tham gia giao thông...Tuy nhiên, Hiến pháp đã quy định mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, nên Luật không thể quy định trường hợp ngoại trừ, hơn nữa, việc đội mũ bảo hiểm là nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ cho người tham gia giao thông.

4. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp và xe thô sơ không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Đi xe dàn hàng ngang;

b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Mang, vác vật cồng kềnh; b) Sử dụng ô;

c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.

Nhiều quy định về quy tắc giao thông đường bộ khác cũng được bổ sung như:

- “Không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.” (khoản 4 Điều 32).

Câu 3: Nêu những quy định chung về đảm bảo trật tự an toàn giao thông?

Theo Nghị định 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ “Về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị” có những quy định chungnhư sau:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này "Điều lệ an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị"; Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.

Điều 2. Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và mọi cá nhân có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật an toàn giao thông đô thị.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy dịnh về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật an toàn giao thông đô thị.

Điều 3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia, giáo dục, động viên nhân dân và giám sát việc thi hành các

Điều 4.

1. Mọi hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị phải được xử lí nghiêm minh, đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật. Khi xử lí phải căn cứ vào lỗi của người vi phạm, không được phân biệt đối tượng là người đi bộ, người điều khiển phương tiện thô sơ hay cơ giới. Thực hiện mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Đối với phương tiện tham gia giao thông thuê người lái xe, cần phân biệt trách nhiệm của người lái và của chủ sở hữu phương tiện.

2. Những người lợi dụng việc xảy ra tai nạn mà xúi giục, gây sức ép, làm cản trở cho việc xử lí cũng bị xử lí theo pháp luật.

3. Những người thi hành công vụ về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị như: tuần tra kiểm soát, xử lí vi phạm, cấp giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành, kiểm tra an toàn kĩ thuật, đăng kí phương tiện... không làm tròn trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà bị xử lí nghiêm theo pháp luật.

Câu 4: Biển báo giao thông có ý nghĩa gì?

Hệ thống biển báo giao thông giữ một vị trí khá quan trọng trong việc điều khiển giao thông tại Việt Nam. Cùng với CSGT và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo giao thông đã tạo nên tính trật tự, an toàn, giúp các phương tiệ tham gia giao thông được lưu thông, đi lại tránh ùn tắc và hạn chế tai nạn

Những con đường vắng vẻ, khu vực đông dân cư có xe cộ đi lại mà cảnh sát giao thông không thể túc trực mọi lúc để phân luồng thì các biển báo giao thông sẽ giúp đường phố Việt Nam chống ùn tắc, người tham gia giao thông an toàn và tiết kiệm thời gian hơn.

Câu 5: Để phòng tránh tai nạn giao thông chúng ta cần phải làm gì?

Chúng ta cần phải:

- Có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành các luật lệ giao thông. - Khi uống rượu, bia tuyệt đối không được lái xe.

- Không phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không lạng lách, đánh võng. - Không trở quá nhiều đồ đạc hoặc quá nhiều người.

- Không đi xe hàng ba, hàng bốn...

Câu hỏi 1: Theo đồng chí, việc sử dụng hát múa tập thể vào hoạt động Đội có tác dụng gì?

- Tăng tình đoàn kết, thân ái.

- Nâng cao ý thức tổ chức kỉ luật, xây dựng Đội vững mạnh.

- Là sân chơi mang tính cá nhân, thích hợp trong tổ chức sinh hoạt tập thể. - Các cuộc sinh hoạt tập thể sẽ vui vẻ hơn khi có hoạt động múa hát tập thể.

- Phát hiện khả năng, năng khiếu của thiếu nhi khi tham gia hoạt động múa hát tập thể.

Câu hỏi 2: Khi hướng dẫn hát múa tập thể cho thiếu nhi, người giáo viên – TPT Đội cần có những kĩ năng gì?

- Thuộc, thành thạo bài hát múa. - Biết triển khai nhiều loại đội hình.

- Giọng nói to, rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt dễ hiểu.

- Động tác không quá phức tạp, chỉ cần vui, ngắn gọn, dễ nhớ.

- Lựa chọn bài hát múa hướng dẫn phù hợp với đối tượng, với chủ điểm.

Câu hỏi 3: Theo đồng chí, khi tiến hành tổ chức hướng dẫn hát múa tập thể cho thiếu nhi cần phải hướng dẫn theo những bước nào?

- Cho học sinh học hát trước khi học múa (Yêu cầu học sinh phải thuộc bài hát). - Múa mẫu cho học sinh xem (từ 1 đến 2 lần).

- Phân đoạn các câu múa, hướng dẫn các em đếm nhịp, rồi lựa vào các câu hát và múa cho khớp. - Cho học sinh thực hành từng đoạn, ghép nối giữa các đoạn thuần thục. Thực hành múa cả bài theo âm nhạc.

- Chia nhóm thực hành, gọi từng nhóm lên thực hành, giáo viên nhân xét, dặn dò. - Cả lớp thực hành bài múa hát tập thể.

Câu hỏi 4: Đồng chí hãy cho biết phương pháp để triển khai và nhân rộng hoạt động hát múa tập thể cho thiếu nhi tại các trường TH, THCS hiện nay?

- Thành lập đội nòng cốt về văn nghệ: Chọn những em có khả năng, năng khiếu về hát, múa tại các lớp, các chi đội.

- Tập huấn bài hát múa và phương pháp hướng dẫn bài hát múa cho đội nòng cốt.

- Mỗi thành viên trong đội nòng cốt có nhiêm vụ triển khai bài hát múa tại lớp, chi đội mình.

- BCH liên đội có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và chọn các lớp tiêu biểu để biểu diễn vào thứ hai đầu tuần (có tuyên dương khen tưởng).

tổ chức hướng dẫn dạy hát tập thể cho thiếu nhi cần phải hướng dẫn theo những bước nào?

- Hát mẫu (biểu diễn mẫu).

- Dạy hát từng câu; cho học sinh thực hành theo; ghép từng câu với nhau; Hoàn thành bài hát. - Chia nhóm, gọi từng nhóm lên thực hành, giáo viên nhân xét, dặn dò.

Một phần của tài liệu BỘ câu hỏi, đáp án PHẦN THI VIẾT (KIẾN THỨC và kỹ NĂNG) (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w