ra được các quyết định kịp thời và phù hợp với mục đích của mình, đồng thời nângcao hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn… của doanh nghiệp.Với nghĩa đó, luận văn được xây dựng gồm 3 chươn
Trang 1CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 4
1.1.KHÁI QUÁT CHUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4
1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính 4
1.1.2 Đối tượng nghiên cứu của phân tích báo cáo tài chính 8
1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính 9
1.2 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 12
1.2.1 Phương pháp so sánh 12
1.2.2 Phương pháp phân tích nhân tố 14
1.2.3 Phương pháp Dupont 15
1.3 TỔ CHỨC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 17
1.3.1 Lập kế hoạch phân tích 18
1.3.2 Trình tự phân tích 19
1.3.3 Hoàn thành công tác phân tích 21
1.4 NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 22
1.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 22
1.4.2 Phân tích cấu trúc tài chính 25
1.4.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty 31
1.4.4 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 36
Trang 22.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 39
2.2.2 Thị trường và chiến lược kinh doanh 55
2.3 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 55
2.3.1 Nguồn thông tin sử dụng cho phân tích báo cáo tài chính 55
2.3.2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty 56
2.3.3 Phân tích cấu trúc tài chính 60
2.3.4 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty 69
2.3.5 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 70
2.4 NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 74
2.4.1 Kết quả đạt được 74
2.4.2 Những mặt còn tồn tại 75
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 77
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 77
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 78
3.2.1 Hoàn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính 79
3.2.2 Hoàn thiện nội dung phân tích báo tài chính 84
3.2.3 Hoàn thiện tổ chức phân tích báo tài chính 80
3.3 KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 82
3.3.1 Về phía Nhà nước 82
3.3.2 Về phía doanh nghiệp 83
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 88
Trang 4Số thứ tự Ký hiệu Nghĩa của từ
3 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
4 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trang 5Bảng 1.1 Bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính 23Bảng 1.2 Bảng đánh giá khái quát tình hình huy động vốn 24Bảng 1.3 Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của DN 25Bảng 1.4 Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản 27Bảng 1.5 Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động NV 29Bảng 1.6 Bảng phân tích mối quan hệ giữa TS và NV 30
Bảng 2.2 Bảng chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính 59
Bảng 2.8 Phân tích khái quát khả năng thanh toán của DN 69Bảng 2.9 Phân tích khái quát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 70
Bảng 3.1 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận theo tài sản 80Bảng 3.2 Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính 86Bảng 3.3 Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính Công ty CP
Bảng 3.5 Phân tích tình hình công nợ Công ty CP Bibica 70Bảng 3.6 Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn 74
Trang 6SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mô hình phân tích bằng phương pháp Dupont 16
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phẩn Bibica 50
Sơ đồ 3.1 Tỷ suất lợi nhuận theo TS của công ty CP Bibica năm 2010 82
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Doanh số và tăng trưởng về doanh số bán hàng ngành bánh kẹo 37Biểu đồ 2.2 Sản lượng và tăng trưởng về sản lượng ngành bánh kẹo 38Biểu đồ 3.1 Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận công ty CP Bibica từ 2008 - 2010
83Biểu đồ 3.2 Biểu đồ khả năng thanh toán của công ty CP Bibica từ 2008 - 2010
83
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính tất yếu của đề tài
Công ty CP Bibica chính thức được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp phépniêm yết ngày 16/11/2001 và chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứngkhoán TP HCM từ đầu tháng 12/2001 Do đó, hệ thống BCTC của công ty là nguồnthông tin mang tính pháp lý cho các đối tượng bên ngoài quan tâm phân tích Trongbối cảnh đó việc phân tích hệ thống BCTC của công ty là một việc làm cần thiết đốivới nhà quản trị Công ty CP Bibica, cũng như các nhà đầu tư cần nắm được nhữngthông tin hữu ích cho các quyết định đầu tư của mình Từ những lý do trên đề tài”
Hoàn thiện phân tích BCTC tại Công ty CP Bibica” được chọn góp phần đáp
ứng đòi hỏi trên
2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu: Nghiên cứu lý thuyết về công tác phân tích báo tài chính doanh nghiệp, đánh giá thực trạng công tác phân tích BCTC tại Công ty CP Bibica và đề xuất một
số giải pháp hoàn thiện quá trình phân tích BCTC tại Công ty CP Bibica
Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản về phân tích BCTC và các chỉ tiêuthông tin kế toán làm cơ sở đánh giá tình hình tài chính trên góc độ là nhà quản lýdoanh nghiệp, những người sử dụng thông tin
Phạm vi nghiên cứu: trong phạm vi phân tích các BCTC tại Công ty CP Bibicavới thời gian nghiên cứu từ 2008 – 2010
3 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp như: phương pháp duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp phân tích và tổnghợp
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
Luận văn là hệ thống cơ sở lý luận về phân tích BCTC doanh nghiệp nhằmtạo nền tảng cho các cơ sở khoa học để vận dụng phân tích BCTC của Công ty CPBibica Trên cơ sở đó giúp các đối tượng quan tâm tới sự phát triển của Bibica đưa
Trang 8ra được các quyết định kịp thời và phù hợp với mục đích của mình, đồng thời nângcao hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn… của doanh nghiệp.
Với nghĩa đó, luận văn được xây dựng gồm 3 chương ngoài phần mở đầu và phầnkết luận:
Chương 1: Lý luận chung về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính trongcác doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bibica
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty Cổ phầnBibica
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính
Khái niệm: Phân tích BCTC là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu so sánh số
liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua Thông qua việcphân tích BCTC sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềmnăng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro về mặt tài chính trong tương laicủa doanh nghiệp
Ý nghĩa việc phân tích báo cáo tài chính
Các đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính chia thành hai nhóm: nhóm cóquyền lợi trực tiếp và nhóm có quyền lợi gián tiếp
Nhóm có quyền lợi trực tiếp bao gồm: các cổ đông, các nhà đầu tư tương lai,
chủ ngân hàng, các nhà cung cấp tín dụng, các nhà quản lý trong nội bộ doanhnghiệp
Trang 9Nhóm có quyền lợi gián tiếp: gồm các cơ quan quản lý khác ngoài cơ quan
thuế, người lao động, các viện nghiên cứu, sinh viên,.v.v
Kết luận: phân tích BCTC của doanh nghiệp là một việc có ý nghĩa quan
trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp Nó không chỉ có ý nghĩa với bản thândoanh nghiệp mà còn cần thiết cho các chủ thể khác có liên quan đến doanh nghiệp.Phân tích BCTC sẽ giúp cho quản trị doanh nghiệp khắc phục được các thiếu sót,phát huy những mặt tích cực và dự đoán được tình hình phát triển của doanh nghiệptrong tương lai Trên cơ sở đó quản trị doanh nghiệp đề ra những giải pháp hữu hiệunhằm lựa chọn quyết định phương án tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính
Nhiệm vụ của phân tích BCTC của doanh nghiệp phải cung cấp kịp thời, đầy
đủ và trung thực thông tin tài chính của doanh nghiệp như: tình hình sử dụng vốn,khả năng huy động vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hìnhcông nợ, khả năng thanh toán, và các nhân tố khác ảnh hưởng tới hoạt động sảnxuất của DN
Nội dung của phân tích báo cáo tài chính
Nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp phải bao gồm những vấn đề cơ bảnsau đây:
Phân tích hệ thống chỉ tiêu thông tin kế toán đã được trình bày trên từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp, như: Phân tích bảng cân đối kế toán; Phân
tích báo cáo kết quả kinh doanh; Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Phân tíchthuyết minh BCTC
Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các BCTC của doanh nghiệp gồmnội dung sau đây: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp; Phântích tình hình đảm bảo NV ngắn hạn; Phân tích khả năng huy động vốn;; Phân tích
Trang 10tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp; Phân tích hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2 Đối tượng nghiên cứu của phân tích báo cáo tài chính
Phân tích BCTC là một môn khoa học độc lập, nó có đối tượng nghiên cứuriêng Đối tượng của phân tích báo cáo là hệ thống chỉ tiêu thông tin kế toán đượctrình bày trên hệ thống BCTC, nhằm cung cấp thông tin hữu
ích cho đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp
1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính
Theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Quyết định số BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính), hệ thống BCTC áp dụng cho tất cả cácdoanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước ở Việt Nambao gồm 4 biểu mẫu báo cáo sau:
15/2006/QĐ Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 15/2006/QĐ DN);
- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN);
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DN);
- Bản thuyết minh BCTC (Mẫu số B09 - DN)
1.2 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Về mặt lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính của doanh nghiệp:phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp loạitrừ, phương pháp liên hệ, phương pháp tương quan và hồi quy… Song ở đây, chỉgiới thiệu một số phương pháp cơ bản, thường được vận dụng trong phân tích tàichính doanh nghiệp
1.2.1 Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ
biến động của chỉ tiêu phân tích Qúa trình thực hiện phân tích theo phương pháp sosánh có thể thực hiện bằng hình thức: So sánh theo chiều ngang, So sánh theo chiềudọc, So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu
Trang 111.2.2 Phương pháp phân tích nhân tố
Xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích vàđược thực hiện bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loạitrừ ảnh hưởng của nhân tố khác
1.2.3 Phương pháp Dupont
Trong phân tích BCTC, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mốiliên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉtiêu mà từ đó phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theomột trình tự logic chặt chẽ
1.3 TỔ CHỨC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.3.1 Lập kế hoạch phân tích
Lập kế hoạch phân tích tiến hành theo 2 bước:
Bước 1:Xác định mục tiêu phân tích: xác định mục tiêu phân tích hệ thống
BCTC doanh nghiệp là hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích cụ thể của từng đối tượng
1.4 NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
Yêu cầu và mục đích đánh giá khái quát tình hình tài chính
Yêu cầu: Đánh giá tài chính phải chính xác và toàn diện
Trang 12Mục đích: đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đưa
ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính củadoanh nghiệp và mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp, khả năng thanh toán
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính
Đánh giá khái quát tình hình tài chính, các nhà phân tích thông qua hệ thốngchỉ tiêu: tình hình huy động vốn, mức độ độc lập tài chính, khả năng thanh toán vàkhả năng sinh lợi của doanh nghiệp
1.4.2 Phân tích cấu trúc tài chính
Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn
và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanhnghiệp Qua đó giúp nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ TS và các nguồn tàitrợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng tới cân bằng tàichính
Phân tích cấu trúc tài chính bao gồm các nội dụng sau: phân tích cơ cấu tàisản, phân tích cơ cấu NV và phân tích mối quan hệ giữa TS và nguồn vốn
1.4.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một nội dung cơ bản của hoạt độngtài chính, nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lý đưa ra các quyết định đúngđắn cho doanh nghiệp Do vậy, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp là một nội dung cơ bản nhằm cung cấp thông tin cho các nhàquản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong các hoạt động kinh doanh, góp phầnbảo đảm an toàn và phát triển vốn
1.4.4 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Bản thân hoạt động kinh doanh đã là một hoạt động kiếm lời, bởi vậy mốiquan tâm thường trực của các nhà đầu tư là không ngừng nâng cao hiệu quả kinhdoanh, thu được nhiều lợi nhuận Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổnghợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của DN để đạt hiệu quảcao nhất
Trang 13CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 2.1 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BÁNH KẸO VIỆT NAM
Quá trình phát triển và đặc điểm của ngành bánh kẹo Việt Nam
Trong những năm gần đây bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăngtrưởng cao và ổn định tại Việt Nam Tổng giá trị thị trường ước tính năm 2009khoảng 7673 tỷ đồng, tăng 5,43% so với năm 2008 - đây là mức tăng thấp nhất kể
từ năm 2005 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Doanh số ngànhbánh kẹo được dự tính tăng trưởng khoảng 6,12% và 10% trong năm 2010-2011.Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh
số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn 2010-2014 ước đạt 10%
8-Ngành bánh kẹo Việt Nam có các đặc điểm sau:
Thứ nhất: Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì,đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác
Thứ hai: Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét
Thứ ba: Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp kháhiện đại và đồng đều
Thứ tư: Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao 12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1-1,5
(10-Triển vọng phát triển của ngành bánh kẹo Việt Nam trong tương lai
Triển vọng về doanh số và lợi nhuận của ngành bánh kẹo Việt Nam trong thời gian tới: Theo ước tính của BMI, Dự kiến tăng trưởng về doanh số trong nước năm
2011 là 10%, cao hơn so với con số 5,43% và 6,12% của năm 2009 và 2010 Xuấtkhẩu bánh kẹo cũng khá sáng sủa trong thời gian tới
Trang 14Triển vọng về giá bánh kẹo: giá bánh kẹo tại Việt Nam có xu hướng tăng lên rất
hiếm khi giảm xuống, mức tăng trong thời gian tới sẽ tăng từ 10-15%
2.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA
2.2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1993, Công ty bắt đầu sản xuất bánh kẹo với ba dây chuyền sản xuấtNăm 1999, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất thùng carton và khay nhựa đểphục vụ sản xuất Vốn điều lệ Công ty vào thời điểm ban đầu là 25 tỉ đồng
Năm 2000, Công ty phát triển hệ thống phân phối theo mô hình mới
Năm 2001, Công ty tăng vốn điều lệ lên 56 tỉ đồng Được Ủy Ban ChứngKhoán nhà nước cấp phép niêm yết trên thị trường chứng khoán và chính thức giaodịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2002, nhà máy Bánh Kẹo Biên Hoà II được khánh thành tại khu côngnghiệp Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội
Năm 2004, công ty đã đầu tư vào hệ thống quản trị tổng thể DN ERP
Năm 2005, Công ty với sự tư vấn của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam cho ra đờidòng sản phẩm dinh dưỡng
Năm 2006, Bibica xây dựng hệ thống nhà máy mới tại khu công nghiệp MỹPhước thuộc tỉnh Bình Dương
Năm 2007, công ty CPBánh Kẹo Biên Hòa chính thức đổi tên thành "Công TyCPBibica" Trong năm, công ty ký kết Hợp đồng Hợp tác chiến lược giữa Bibica vàLotte đã diễn ra, theo chương trình hợp tác
Năm 2009, Công ty khởi công xây dựng dây chuyền sản xuất bánh Chocopiecao cấp tại Bibica Miền Đông
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh:
Chủng loại và chất lượng sản phẩm : Công ty sản xuất 03 chủng loại sản phẩm chính cho thị trường: Sản phẩm bánh; Sản phẩm kẹo; Sản phẩm nha
Quy trình sản xuất: Công ty CPBibica có 3 quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất
bánh, Quy trình sản xuất kẹo, Quy trình sản xuất nha
2.2.2.2. Thị trường và chiến lược kinh doanh
Trang 15Thị trường: Công ty CP Bibica hiện chiếm khoảng 7% - 8% thị phần bánh kẹo cả
nước
Chiến lược kinh doanh: Duy trì và tăng nhanh doanh thu, đặt khách hàng là trọng
tâm cho mọi hoạt động, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinhdoanh
2.3 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA
2.3.1.1. Nguồn thông tin sử dụng cho phân tích báo cáo tài chính
Thông tin sử dụng cho phân tích BCTC của Công ty CPBibica là hệ thốngBCTC: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Thuyết minh BCTC
2.3.1.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty CP Bibica, bộ phận phântích lập bảng tính các chỉ tiêu: hệ số khả năng thanh toán tổng quát; hệ số khả năngthanh toán nợ ngắn hạn, khả năng sinh lời của tài sản, khả năng sinh lời của VCSH
và phân tích qua bảng cân đối kế toán
2.3.1.3. Phân tích cấu trúc tài chính
Tại Công ty cổ phẩn Bibica, việc phân tích cấu trúc tài chính được thực hiệnthông qua phân tích tình hình biến động của tài sản, tình hình biến động của NV vàmối quan hệ giữa TS và NV, đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của doanhnghiệp
2.3.1.4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty
Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty CPBibica, bộ phậnphân tích đã sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến hệ số khả năng thanh toán tổng quát,
nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số nợ so với TS, hệ số nợ so vớiVCSH
2.3.1.5. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sửdụng các nguồn vật lực, tài chính của DN để đạt hiệu quả cao nhất Hiện nay, tại
Trang 16Công ty CPBibica, để phân tích hiệu quả kinh doanh của DN, bộ phận phân tích đãđược tiến hành thông qua phân tích các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh.
2.4 NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA BIBICA
2.4.2 Những mặt còn tồn tại
Phân tích BCTC tại Công ty CPBibica được thực hiện còn tồn tại một số mặthạn chế sau: chưa lường hết được sự thay đổi về tỷ giá, công ty hoạt động trong lĩnhvực bánh kẹo mang tính chất mùa vụ, hoạt động phân tích được thực hiện do nhucầu quản lý, phân tích báo cáo dựa vào một số chỉ tiêu chính và chưa có sự so sánhvới chỉ tiêu ngành
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 1.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA
Công ty CPBibica giữ định hướng chiến mức tăng trưởng trên 25% trong năm
2011, trong đó sẽ tập trung phát triển mạnh 3 nhóm sản phẩm chủ lực: hura,chocopie, kẹo Mỗi nhóm sản phẩm đạt doanh thu trên 200 tỷ/ năm Đối với sảnphẩm mùa vụ Trung thu và Tết sẽ tăng trưởng trên 35% nhằm tận dụng lợi thế thị
Trang 17trường đã xây dựng được trong những năm qua Và tiếp tục phát triển thịtrường nội địa của Bibica:
1.6 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA
Để góp phần vào việc cải thiện tình hình phân tích BCTC tại công ty CPBibicathì giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC được cụ thể hóa theo các khía cạnh sau:
1.6.1 Hoàn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Trong quá trình phân BCTC tại công ty CPBibica chỉ sử dụng các phươngpháp phân tích truyền thống như phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ Song
để có kết quả phân tích được đầy đủ, chính xác hơn công ty cần sử dụng tổng hợpcác phương pháp phân tích như phương pháp Dupont, phương pháp đồ thị
1.6.2 Hoàn thiện nội dung phân tích báo tài chính
Hoàn thiện phân tích khái quát tình hình tài chính
Khi phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty CP Bibica, công tymới chỉ dừng lại ở việc đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản của từng năm dựa vào phân tíchBảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh mà chưa đưa ra dược một hệ thốngchỉ tiêu đầy đủ Do đó, khi phân tích bộ phận phân tích nên quan tâm thêm các chỉtiêu phân tích phản ánh mức độ độc lập, phụ thuộc về tài chính chưa được phân tích
Hoàn thiện phân tích tình hình và khả năng thanh toán
Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty mới chỉ dừng lại ở việcphân tích tình trạng nợ và khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nợngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh Vì vậy, khi phân tích thì bộ phận phân tíchnên quan tâm đến phân tích tình hình các khoản phải thu, nợ phải trả của doanhnghiệp, khả năng tạo tiền của công ty, khả năng thanh toán nợ dài hạn và khả năngthanh toán lãi vay
Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận phân tích thực hiệnphân tích trên Báo cáo kết quả kinh doanh và một số chỉ tiêu của hệ số hoạt động,
hệ sinh lời Do vậy, khi phân tích nên đưa thêm một số chỉ tiêu vào phân tích như:
Trang 18nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, nhóm chỉ phân tích hiệu quả sửdụng VCSH, nhóm phân tích hiệu quả sử dụng chi phí để thấy được việc sử dụng tàisản, NV và chi phí làm sao cho mang lại hiệu quả cao nhất đối với doanh nghiệp.
1.7 KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
1.7.1 Về phía Nhà nước
Để tạo điều kiện cho các DN bánh kẹo hoạt động và thực hiện tốt phân tíchBCTC về phía Nhà nước cần có những thay đổi trong cơ chế, chính sách như sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh BH
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán
- Hoàn thiện phân tích BCTC
- Nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm toán
- Ngoài ra cũng cần tiếp thu những ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp trongquá trình hoàn thiện chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán mới
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu tài chính đặc trưng cho từng ngành trong nền kinh
tế quốc dân, tiến tới xây dựng các chỉ tiêu định hướng cụ thể phát triển cho từngngành nghề
1.7.2 Về phía doanh nghiệp
Để thực hiện các giải pháp nêu trên, về phía Công ty CPBibica nhận thức đượctầm quan trọng của phân tích BCTC cần phải có những đổi mới cho phù hợp vớitừng hoạt đông của công ty:
- Công ty nên tổ chức bộ máy kế toán hoạt động một cách khoa học, chọn nhânviên làm nhiệm vụ phân tích phải có kiến thức chuyên sâu về phân tích, có kinhnghiệm và thâm niên trong công tác tài chính và phải thường xuyên tạo điều kiệncho họ học tập nâng
Lựa chọn được hệ thống chỉ tiêu phân tích cho BCTC đảm bảo yêu cầu
Trang bị các thiết bị công nghệ phục vụ cho nhu cầu của công tác kế toán, trong
đó có công việc phân tích như: thiết bị, phần mền, kết nối internet,…
Trang 20KẾT LUẬN
Phân tích báo báo tài chính cung cấp các thông tin tài chính rõ ràng nhất vềtình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình vốn, công nợ, chonhà quản trị doanh nghiệp kịp thời đưa ra các quyết định đầu tư
Sau một thời gian nghiên cứu lý luận về BCTC và phân tích BCTC, cùng vớiviệc tìm hiểu thực trạng công tác phân tích BCTC tại Công ty CPBibica, tác giả đã
hoàn thiện luận văn thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại
Công ty cổ phần Bibica” Với nỗ lực bản thân và sự giúp đỡ tận tình của TS Trần
Quý Liên, những nội dung và yêu cầu nghiên cứu đã được thể hiện đầy đủ trong luậnvăn Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã thực hiện được một số nội dung sau:
Trình bày khái quát về phân tích BCTC trong doanh nghiệp Hệ thống cơ sở
lý luận về phân tích BCTC trong đó chỉ ra sự cần thiết, nội dung, phương pháp vànhững nhân tố ảnh hưởng tới việc phân tích BCTC
Khái quát được đặc điểm và xu hướng phát triển của ngành bánh kẹo ViệtNam Giới thiệu sơ lược về công ty CPBibica
Nội dung phân tích tập trung chủ yếu vào các khía cạnh như: phân tích kháiquát tình hình tài chính của doanh nghiệp, phân tích tình hình công nợ và khả năngthanh toán của doanh nghiệp
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tế, tác giả đã đưa ra phươnghướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC tại Công ty CPBibica
Hy vọng rằng đây là cơ sở giúp cho Công ty CPBibica có thể thực hiện tốt hơncông tác phân tích BCTC nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như khẳng địnhthương hiệu tên tuổi của Công ty trên thương trường trong quá trình hội nhập kinh
tế thế giới
Tuy nhiên, do hạn chế trong quá trình thực hiện nên kết quả nghiên cứu đạtđược mới chỉ là bước đầu, tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp của cácthầy cô để luận văn hoàn thiện hơn nữa
Trang 21MỞ ĐẦU
1 Tính tất yếu của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi theo hướng kinh tếthị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu: tham gia tíchcực vào các tổ chức quốc tế như WTO, APEC, AFTA,… và ký nhiều hiệp địnhsong phương và đa phương Hệ thống doanh nghiệp không ngừng đổi mới và pháttriển theo hướng đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp và hình thức sở hữu Từ
đó đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp, đặc biệt làquản trị tài chính doanh nghiệp cần hiểu biết và có kiến thức cơ bản về phân tích tàichính doanh nghiệp để có thể phân tích, có những đánh giá đúng đắn hoạt động,hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp theo hệ thống chỉ tiêu kinh tế tài chính phù hợp
Để thông qua đó chủ doanh nghiệp biết được tình hình tài chính của doanh nghiệpmình, biết được điểm mạnh, yếu để đưa ra các quyết định kịp thời, chính xác Đốivới các đối tượng khác quan tâm tới doanh nghiệp như: cổ đông hiện tại, cán bộcông nhân viên, nhà nước, nhà phân tích tài chính.v.v thông qua các thông tin tàichính sẽ đưa ra các quyết định với mục đích khác nhau
Ngành bánh kẹo có tốc độ tăng trưởng khoảng 2%/năm khu vực Châu Á, đặcbiệt Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao hơn, trung bình 7 – 8% và thị phần hàngnhập khẩu còn khiêm tốn (30%) là điều kiện thuận lợi cho ngành bánh kẹo trong
nước phát triển Công ty Cổ Phần Bibica với thị phần 10% luôn có vị trí nằm trong
top 5 của ngành bánh kẹo Việt Nam và giữ vị trí dẫn đầu về thị trường sản phẩmbánh kẹo, được người tiêu dùng bình chọn là doanh nghiệp nằm trong danh sáchnăm Công ty hàng đầu của ngành bánh kẹo Việt Nam Công ty đã có 11 năm liên
tiếp đạt được danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao"(từ 1997-2007) Hằng
năm, Công ty có thể cung cấp cho thị trường hơn 15.000 tấn sản phẩm các loại, vớimột hệ thống sản phẩm rất đa dạng và phong phú gồm các chủng loại chính: Bánhquy, bánh cookies, bánh layer cake, chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo, snack,bột ngũ cốc dinh dưỡng, bánh trung thu, mạch nha v.v Với chiến lược phát triển
rõ ràng với hàng loạt dự án lớn đã và đang triển khai sẽ là lực đẩy cho quá trình tăng
Trang 22trưởng và phát triển của Bibica trong tương lai đặc biệt là việc ký kết hợp tác vớiCông ty LOTTE Hàn Quốc là một bước ngoặt trong quá trình phát triển của công
ty, mở ra cơ hội rất lớn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, hướng tớimục tiêu trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam
Công ty đã được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp phép niêm yết ngày16/11/2001 và chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM
từ đầu tháng 12/2001
Công ty cổ phần Bibica đang trên đà phát triển mạnh mẽ và được nhiều nhàđầu tư quan tâm cũng như các đối thủ cạnh tranh.v.v Trong bối cảnh đó việc phântích các báo cáo tài chính của công ty là một việc làm cần thiết đối với nhà quản trịdoanh nghiệp Bibica, cũng như các nhà đầu tư cần nắm được những thông tin hữuích cho các quyết định đầu tư của mình Từ những lý do trên đề tài” Hoàn thiệnphân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Bibica” được chọn góp phần đápứng đòi hỏi trên
2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu:
Nghiên cứu lý thuyết về công tác phân tích báo tài chính doanh nghiệp
Đánh giá thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Bibica
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quá trình phân tích báo cáo tài chính tạiCông ty cổ phần Bibica
Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản về phân tích báo cáo tài chính và cácchỉ tiêu thông tin kế toán làm cơ sở đánh giá tình hình tài chính trên góc độ là nhàquản lý doanh nghiệp, những người sử dụng thông tin
Phạm vi nghiên cứu: trong phạm vi phân tích các báo cáo tài chính tại
Công ty cổ phần Bibica với thời gian nghiên cứu từ 2008 – 2010
3 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp như: phương pháp duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp phân tích và tổng hợp
Trang 234 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
Luận văn là hệ thống cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanhnghiệp nhằm tạo nền tảng cho các cơ sở khoa học để vận dụng phân tích báo cáo tàichính của Công ty cổ phần Bibica, trên cơ sở đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệpđưa ra được các quyết định hợp lý và kịp thời, giúp các cổ đông, các nhà đầu tưv.v…nắm bắt được thông tin kịp thời đưa ra được các quyết định phù hợp với mụctiêu của mình Đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn… củadoanh nghiệp
Với nghĩa đó, luận văn được xây dựng gồm 3 chương ngoài phần mở đầu vàphần kết luận:
Chương 1: Lý luận chung về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài
chính trong các doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần
Bibica Chương3: Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công
ty cổ phần Bibica.
Trang 24BCTC là một trong hai loại báo cáo của hệ thống báo cáo kế toán DN BCTCđược lập theo những chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành BCTC phản ánh các chỉtiêu kinh tế - Tài chính chủ yếu của DN, nó phản ánh các thông tin tổng hợp nhất vềtình hình TS, NV chủ sở hữu, công nợ, tình hình lưu chuyển tiền tệ cũng như tìnhhình tài chính, kết quả kinh doanh của DN trong một kỳ kinh doanh nhất định.
Theo quyết định số 15/2006 QĐ/BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộtrưởng Bộ tài chính về ban hành chế độ kế toán DN, hệ thống BCTC của DN,bao gồm 4 loại báo cáo sau đây: (1) BCĐKT, Mã số B01 - DN; (2)BCKQHĐKD, Mã số B02 - DN; (3) BCLCTT, Mã số B03 - DN; (4) Thuyếtminh BCTC, Mã số B09 - DN
Phân tích BCTC DN không phải chỉ cung cấp những thông tin cho các nhàquản trị DN nhằm giúp họ đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của DN, khảnăng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của DN, mà còn cung cấpcho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài DN, như: các nhà đầu tư, các nhà chovay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các kháchhàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động và cả các nhànghiên cứu, các sinh viên kinh tế Đặc biệt, đối với các DN đã niêm yết trên thịtrường chứng khoán thì việc cung cấp những thông tin về tình hình tài chính một
Trang 25cách chính xác và đầy đủ cho các nhà đầu tư là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quantrọng, giúp họ lựa chọn và ra các quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.
Kết luận: Phân tích BCTC là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu so sánh sốliệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua Thông qua việc phântích BCTC sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệuquả kinh doanh cũng như những rủi ro về mặt tài chính trong tương lai của DN
Ý nghĩa việc phân tích báo cáo tài chính
Các đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính chia thành hai nhóm: nhóm cóquyền lợi trực tiếp và nhóm có quyền lợi gián tiếp
Nhóm có quyền lợi trực tiếp bao gồm: các cổ đông, các nhà đầu tư tương
lai, chủ ngân hàng, các nhà cung cấp tín dụng, các nhà quản lý trong nội bộ DN.Mỗi đối tượng trên sử dụng thông tin về tình hình tài chính của DN cho các mụcđích khác nhau Cụ thể:
Các cổ đông tương lai: trong trường hợp DN phát hành cổ phiếu trên thịtrường chứng khoán, các BCTC của DN cần được công bố cho các nhà đầu tư Đểđược tham gia vào thị trường chứng khoán DN cần phải làm thủ tục để được ủy banchứng khoán chấp nhận cho tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán Cácthông tin trong các BCTC là tình hình TS, công nợ, tình trạng tài chính của DN, kếtquả kinh doanh và triển vọng về phương án kinh doanh, loại cổ phiếu Khi đó các
cổ đông tìm kiếm lợi nhuận thông qua đầu tư vào cổ phiếu có khả năng sinh lời cao
Họ chính là chủ DN do đó phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính, sử dụngthông tin kế toán để theo dõi tình hình tài chính và kết quả kinh doanh nhằm mụcđích bảo vệ TS của mình đã đầu tư vào DN
Các chủ ngân hàng và nhà cung cấp tín dụng quan tâm đến khả năng sinh lợi
và khả năng thanh toán của DN thể hiện trên BCTC bằng việc theo dõi khối lượng
và chủng loại TS với số nợ phải trả theo kỳ hạn, những người này có thể xác địnhđược khả năng thanh toán của DN và quyết định có nên cho DN vay nữa hay không
Các cơ quan thuế cần thông tin từ phân tích BCTC để xác định số thuế DNphải nộp
Trang 26Các nhà quản lý DN cần các thông tin để kiểm soát và chỉ đạo tình hình sảnxuất kinh doanh của DN.
Nhóm có quyền lợi gián tiếp: gồm các cơ quan quản lý khác ngoài cơ quan
thuế, các viện nghiên cứu, sinh viên,.v.v
Các cơ quan khác của chính phủ cần thông tin phân tích BCTC để kiểm tratình hình tài chính, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của DN và xây dựng các
Kết luận: Phân tích BCTC của DN là một việc có ý nghĩa quan trọng trongcông tác quản trị DN Nó không chỉ có ý nghĩa với bản thân DN mà còn cần thiếtcho các chủ thể khác có liên quan đến DN Phân tích BCTC sẽ giúp cho quản trị DNkhắc phục được các thiếu sót, phát huy những mặt tích cực và dự đoán được tìnhhình phát triển của DN trong tương lai Trên cơ sở đó quản trị DN đề ra những giảipháp hữu hiệu nhằm lựa chọn quyết định phương án tối ưu cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của DN
Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính
Nhiệm vụ của phân tích BCTC của DN phải cung cấp đầy đủ thông tin, giúpcho các nhà quản trị DN thấy được những nét sinh động trên” bức tranh tài chính”của DN thể hiện qua các khía cạnh sau:
+ Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các thông tin tài chính cần thiếtcho các chủ đầu tư, các nhà cho vay, các khách hàng, nhà cung cấp,…
Trang 27+ Cung cấp thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động NV, khảnăng sinh lời và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
+ Cung cấp thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoản phảithu, khả năng thanh toán các khoản phải trả cũng như các nhân tố khác ảnh hưởngtới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN
Nội dung của phân tích báo cáo tài chính
Nội dung phân tích BCTC DN phải bao gồm những vấn đề cơ bản sau đây:
Phân tích hệ thống chỉ tiêu thông tin kế toán đã được trình bày trên từng báo cáo tài chinh của doanh nghiệp, như:
+ Phân tích BCĐKT
+ Phân tích BCKQKD
+ Phân tích BCLCTT
+ Phân tích thuyết minh BCTC
Việc phân tích chi tiết trên từng BCTC cho phép các đối tượng sử dụngthông tin đánh giá cụ thể sự biến động của từng chỉ tiêu Kinh tế - Tài chính Trên cơ
sở đó, có các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh các hoạt động tài chính, thúc đẩy quátrình sản xuất kinh doanh của DN phát triển bền vững
Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Việc phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các BCTC DN là một nộidung rất căn bản của phân tích BCTC, nhằm cung cấp những thông tin đánh giáthực trạng tài chính của DN mà nội dung của nó bao gồm những vấn đề sau đây:
+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính của DN
+ Phân tích tình hình đảm bảo NV ngắn hạn cho việc dự trữ TS ngắn hạn của DN.+ Phân tích khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của DN
+ Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của DN
+ Phân tích tình hình rủi ro tài chính của DN
+ Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN
Trang 281.8.2 Đối tượng nghiên cứu của phân tích báo cáo tài chính
Phân tích BCTC là một môn khoa học độc lập, nó có đối tượng nghiên cứuriêng Đối tượng của phân tích báo cáo là hệ thống chỉ tiêu thông tin kế toán đượctrình bày trên hệ thống BCTC, nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho đối tượng sửdụng thông tin của DN và ngoài DN
Đối tượng nghiên cứu của phân tích BCTC được trình bày trên BCĐKT, bao gồm:Các thông tin phản ánh tình hình TS của DN Trong đó bao gồm nhữngthông tin về TS ngắn hạn, như: các thông tin về tiền và các khoản tương đươngtiền, các thông tin về đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, các thông tin
về hàng tồn kho và các TS ngắn hạn khác Các thông tin về TS dài hạn như:thông tin về khoản phải thu dài hạn, các thông tin về TS cố định, các thông tin vềbất động sản đầu tư, thông tin về đầu tư tài chính dài hạn và các thông tin về TSdài hạn khác
Các thông tin về NV của DN: thông tin nợ phải trả ( nợ phí và quỹ khác, nợngắn hạn, nợ dài hạn) Những thông tin về NV chủ sở hữu, nguồn kinh phí
Đối tượng nghiên cứu của phân tích BCTC được trình bày báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh bao gồm: các thông tin về doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu hoạt động khác Các thông tin về chi phínhư: giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí thuếthu nhập DN hiện hành, chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại, chi phí hoạt động khác.Các thông tin về lợi nhuận như: lợi nhuận gộp của doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng lợi nhuận kế toán
Trang 29trước thuế, tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập DN, lãi cơ bản trên cổ phiếu,…
Đối tượng nghiên cứu của phân tích BCTC được trình bày trên BCLCTT,bao gồm: những thông tin về lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, nhữngthông tin về lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, những thông tin về lưu chuyểntiền tệ từ hoạt động tài chính
Đối tượng nghiên cứu của phân tích BCTC là những thông tin trình bày trênbản thuyết minh BCTC, như: đặc điểm hoạt động của DN, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ
sử dụng trong kế toán, chuẩn mực và chế độ áp dụng, các chính sách kế toán ápdụng, những thông tin bổ sung cho khoản mục trình bày trong BCLCTT và nhữngthông tin khác
Đối tượng nghiên cứu của phân tích BCTC, ngoài việc phân tích thông tintrình bày trên từng BCTC, còn phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu thông tin kếtoán trên từng BCTC, giữa các BCTC Có như vậy, mới có thể giúp quản trị DN vàcác đối tượng sử dụng thông tin ngoài DN đánh giá được thực trạng tài chính và kếtquả kinh doanh của DN một các sâu sắc, toàn diện và khách quan
1.8.3 Hệ thống báo cáo tài chính
BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình TS, VCSH và công nợcũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ vàkhả năng sinh lời trong kỳ của DN BCTC cung cấp các thông tin kinh tế - tài chínhchủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dựđoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của DN BCTC được sửdụng như nguồn dữ liệu chính khi phân tích tài chính DN
Khác với hệ thống báo cáo kế toán quản trị - là những báo cáo liên quan đếnviệc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong nội bộ DN - BCTC là những báocáo dùng để công khai, liên quan chủ yếu đến các thành viên bên ngoài DN Người
sử dụng thông tin của BCTC quan tâm đến việc xem xét, đánh giá hoạt động kinhdoanh và tình hình tài chính của DN để có quyết định thích ứng ( đầu tư, cho vay,rút vốn, liên doanh, xác định thuế và các khoản nghĩa vụ khác) Thông thường,người sử dụng thông tin trên BCTC là những người làm công tác phân tích tài chính
ở các cơ quan Nhà nước (cơ quan chủ quản, ngân hàng, thống kê, tài chính ), nhà
Trang 30đầu tư, nhân viên thuế, các cổ đông, các trái chủ, chủ nợ
BCTC DN có ý nghĩa to lớn không những đối với các cơ quan, đơn vị và cánhân bên ngoài DN mà còn có ý nghĩa trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động sảnxuất, kinh doanh của DN BCTC rất hữu ích đối với việc quản trị DN và đồng thời
là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người ngoài DN BCTC khôngnhững cho biết tình hình tài chính của DN tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấykết quả hoạt động mà DN đạt được trong hoàn cảnh đó Bằng việc xem xét, phântích BCTC, người sử dụng thông tin có thể đánh giá chính xác sức mạnh tài chính,khả năng sinh lãi và triển vọng của DN Do đó, BCTC của DN là mối quan tâm củanhiều nhóm người khác nhau như Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư,các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng chính, những người cho vay, các nhân viênngân hàng, các nhà quản lý, các nhà bảo hiểm, các đại lý kể cả các cơ quan Chínhphủ và bản thân người lao động Mỗi nhóm người có những nhu cầu thông tin khácnhau và do vậy, mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bứctranh tài chính của một DN Mặc dầu mục đích của họ khác nhau nhưng thường liênquan với nhau, do vậy, họ thường sử dụng các công cụ và kỹ thuật cơ bản giống nhau
để phân tích, xem xét BCTC Có thể khái quát vai trò của BCTC trên các điểm sau:
- BCTC cung cấp chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm tramột cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thựchiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính chủ yếu của DN, tình hình chấp hành các chế độkinh tế - tài chính của DN
BCTC cung cấp số liệu cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế tài chính của DN, để nhận biết tình hình kinh doanh, tình hình kinh tế - tài chínhnhằm đánh giá quá trình hoạt động, kết quả kinh doanh cũng như xu hướng vậnđộng của DN để từ đó đưa ra các kết luận đúng đắn và có hiệu quả Đồng thời,BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu về thực trạng tài chínhcủa DN trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sửdụng vốn và khả năng huy động NV vào sản xuất, kinh doanh của DN
BCTC cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất,
Trang 31kinh doanh, kế hoạch đầu tư mở rộng hay thu hẹp phạm vi
- BCTC cung cấp thông tin cho các chủ DN, Hội đồng Quản trị, Ban giámđốc về tiềm lực của DN, tình hình công nợ, tình hình thu chi tài chính, khả năngtài chính, khả năng thanh toán, kết quả kinh doanh để có quyết định về nhữngcông việc cần phải tiến hành, phương pháp tiến hành và kết quả có thể đạt được
- BCTC cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng, đại lý
và các đối tác kinh doanh về thực trạng tài chính, thực trạng sản xuất, kinh doanh,triển vọng thu nhập, khả năng thanh toán, nhu cầu về vốn của DN để quyết địnhhướng đầu tư, quy mô đầu tư, quyết định liên doanh, cho vay hay thu hồi vốn
- BCTC cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhànước để kiểm soát tình hình kinh doanh của DN có đúng chính sách chế độ, đúngluật pháp không, để thu thuế và ra những quyết định cho những vấn đề xã hội
- BCTC cung cấp các chỉ tiêu, các số liệu đáng tin cậy để tính ra các chỉ tiêukinh tế khác nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của quá trình sản xuất,kinh doanh của DN
- BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiệnnhững khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý,điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào DN của chủ sở hữu, cácnhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN
- BCTC còn là căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch, kinh tế - kỹthuật, tài chính của DN, là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện phápxác thực nhằm tăng cường quản trị DN, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụngvốn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng lợi nhuận cho DN
Theo Chế độ kế toán DN hiện hành (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày20/03/2006 của Bộ Tài chính), hệ thống BCTC áp dụng cho tất cả các DN thuộcmọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước ở Việt Nam bao gồm 4 biểumẫu báo cáo sau:
- BCĐKT (Mẫu số B01 - DN);
- BCKQHĐKD (Mẫu số B02 - DN);
- BCLCTT ( Mẫu số B03 - DN);
Trang 32- Bản thuyết minh BCTC (Mẫu số B09 - DN).
1.9 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Phương pháp phân tích BCTC DN, bao gồm hệ thống các công cụ và biệnpháp nhằm tiếp cận nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong
và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động tài chính của
DN, các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, cácchỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động tài chínhcủa DN
Về mặt lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính của DN:phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp loạitrừ, phương pháp liên hệ, phương pháp tương quan và hồi quy… Song ở đây,chỉ giới thiệu một số phương pháp cơ bản, thường được vận dụng trong phân tíchtài chính DN
1.2.1 Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định
mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích
Để áp dụng phương pháp so sánh và phân tích BCTC của DN, trước hết xácđịnh số gốc để so sánh Xác định số gốc để so sánh phụ thuộc vào mục đích cụ thểcủa phân tích Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian Kỳphân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc kỳ kế hoạch hoặc kỳ kinh doanh trước.Giá trị so sánh là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân
Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảocác điều kiện so sánh sau:
Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu
Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp các chỉ tiêu
Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu ( kể cả hiện vật, giá trị
và thời gian)
Khi so sánh mức đạt được trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau, ngoài cácđiều kiện đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác, như: cùng phương hướng kinh
Trang 33doanh, điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
Mức độ biến động tuyệt đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ
Kỳ thực tế với kỳ kế hoạch hoặc kỳ thực tế với kỳ kinh doanh trước,…
Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ này vớitrị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu cóliên quan, mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích
Nội dung so sánh gồm:
So sánh số thực tế kỳ phân tích với số thực tế kỳ kinh doanh trước nhằmxác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của DN Đánh giátốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của DN
So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế kỳ kế hoạch nhằm xácđịnh mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt hoạt động tàichính của DN
So sánh giữa số liệu của DN với số liệu trung bình tiên tiến của ngànhcủa DN khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN tốthay xấu, khả quan hay không khả quan
Qúa trình thực hiện phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiệnbằng hình thức:
So sánh theo chiều ngang
So sánh theo chiều dọc
So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu
So sánh ngang ở trên các BCTC của DN chính là việc so sánh, đối chiếu tìnhhình biến động cả về tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng BCTC.Thực chất của sự phân tích này là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoảnmục, trên từng BCTC của DN Qua đó xác định được mức biến động( tăng haygiảm) về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân
tố đến chỉ tiêu phân tích
So sánh dọc trên các BCTC của DN chính là việc sử dụng các tỉ lệ, các hệ sốthể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng BCTC, giữa các BCTC của
Trang 34DN Thực chất của việc phân tích theo chiều dọc trên BCTC là phân tích sự biếnđộng về cơ cấu TS và NV trên BCĐKT của DN, hoặc phân tích các mối quan hệ tỉ
lệ giữa lợi nhuận và doanh thu với tổng giá vốn hàng bán, với tổng TS,…trên cácBCTC DN
So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu Điều đóđược thể hiện: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên BCTC đượcxem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thểđược xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiệntượng kinh tế - tài chính DN
Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng Nóđược sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kì một hoạt động phân tích nàocủa DN Trong phân tích tình hình hoạt động tài chính của DN, nó được sử dụng rất
đa dạng và linh hoạt
1.2.2 Phương pháp phân tích nhân tố
Xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích vàđược thực hiện bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loạitrừ ảnh hưởng của nhân tố khác
Các nhân tố có thể làm tăng, có thể làm giảm, thậm chí có những nhân tốkhông có ảnh hưởng gì đến các kết quả kinh doanh của DN Nó có thể là nhân tốkhách quan, có thể là nhân tố chủ quan, có thể là nhân tố số lượng, có thể là nhân tốthứ yếu, có thể là nhân tố tích cực và có thể là nhân tố tiêu cực…
Việc nhận thức được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đếnchỉ tiêu phân tích là vấn đề bản chất của phân tích Đó cũng chính là mục tiêucủa phân tích
Để xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả hoạt độngtài chính, phương pháp loại trừ có thể được thực hiện bằng hai cách:
Cách một: Dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố và được gọi là
“Phương pháp số chênh lệch”
Cách hai: Thay thế sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố và được gọi là
Trang 35“Phương pháp thay thế liên hoàn”
Phương pháp số chênh lệch và phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng
để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, khi các chỉtiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích phải được biểu hiện dưới dạng tích sốhoặc thương số, hoặc kết hợp cả tích số và thương số
1.2.3 Phương pháp Dupont
Trong phân tích tài chính, Mô hình Dupont thường được vận dụng để phântích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữacác chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉtiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ, và nhà phân tích sẽ nhận biết đượccác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của DN Bản chất củahiện tượng này là tách một số tổng hợp phản ánh sức sinh lời của DN như thu thậptrên TS (ROA), thu nhập sau thuế trên VCSH (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ
số có mối quan hệ nhân quả với nhau Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng củacác tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp
Mô hình Dupont thường được vận dụng trong phân tích tài chính, có dạng:
Từ mô hình (1.1) cho thấy, để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng
TS mà DN đang sử dụng, quản trị DN phải nghiên cứu và xem xét có những biệnpháp gì cho việc nâng cao không ngừng khả năng sinh lời của quá trình sử dụng
TS của DN
Trang 36Mô hình phân tích tài chính Dupont được biểu hiện bằng sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 1.1: Mô hình phân tích bằng phương pháp Dupont
Từ mô hình phân tích trên cho thấy, tỉ lệ lãi theo doanh thu thuần lại phụthuộc vào hai nhân tố cơ bản: Tổng lợi nhuận thuần và doanh thu thuần Hai nhân tố
Tỷ suất lợi nhuận theo TS
Tỷ lệ lãi theo doanh thu
Vòng quay của TS
Doanh thu thuần
Lợi nhuận
thuần
Doanh thu thuần Tổng Tài sản
Doanh thu
thuần
Tổngchi phí
Tổng TS dài hạnTổng TS ngắn hạn
Chi phí ngoài
sản xuất
Chi phísản xuất
Vốn vật tư hàng hóa
Vốn bằng tiền, phải thu
Trang 37này lại có quan hệ cùng chiều, nghĩa là nếu doanh thu thuần tăng thì làm cho lợinhuận thuần cũng tăng Để tăng quy mô về doanh thu thuần ngoài việc phải giảmcác khoản giảm trừ doanh thu, còn phải giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sảnphẩm, bao gồm cả chi phí ngoài sản xuất và chi phí sản xuất sản phẩm Đồng thờicũng phải thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng giá bán, góp phầnnâng cao tổng mức lợi nhuận.
Phân tích tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quảntrị DN Điều đó không chỉ được biểu hiện ở chỗ, có thể đánh giá hiệu quả kinhdoanh một cách sâu sắc và toàn diện Đồng thời, đánh giá đầy đủ và khách quan đếnnhững nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN Từ đó, đề ra được cácbiện pháp tỷ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý DN,góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN ở các kỳ kinh doanhtiếp theo
NGHIỆP
Phân tích BCTC DN là thực hiện tổng thể các phương pháp có mối liên hệchặt chẽ với nhau, như: phương pháp so sánh, phương pháp nhân tố, phương phápliên hệ,…Nhiệm vụ tổ chức phân tích BCTC là tạo ra các mối liên hệ giữa các nhân
tố trong từng nội dung phân tích cụ thể, nhằm đánh giá tình hình tài chính trong quákhứ và hiện tại Thông qua việc phân tích hệ thống BCTC, các đối tượng sử dụngthông tin có thể đánh giá thực trạng tài chính của DN, đánh giá được tiềm năng,hiệu quả kinh doanh và những dự đoán trong tương lai của DN Như vậy, tổ chứcphân tích BCTC DN là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trongquá trình phân tích, vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích để đánh giá đúngkết quả, chỉ rõ những sai lầm và kiến nghị những biện pháp sửa chữa những thiếusót trong hoạt động tài chính DN Đó là mục tiêu rất cơ bản của phân tích BCTC.Bởi vậy, phân tích BCTC phải được tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với đặcđiểm sản xuất kinh doanh, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý kinh tế - tài chính của
Trang 38DN, phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng sử dụng thông tin.
1.3.1 Lập kế hoạch phân tích
Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích
Việc xác định mục tiêu phân tích hệ thống BCTC DN là hoàn toàn phụ thuộcvào mục đích cụ thể của từng đối tượng sử dụng thông tin
Đối với nhà quản trị DN mục tiêu phân tích là kinh doanh có lãi và thanhtoán được nợ
Đối với nhà cho vay, mục tiêu phân tích BCTC là xác định khả năng hoàntrả nợ của DN và kết quả kinh doanh của DN
Đối với các nhà đầu tư và cổ đông tương lai, mục tiêu phân tích là nhữngtiềm năng hoạt động của DN và mức lợi nhuận sẽ thu được
Đối với nhà cung cấp, họ cần những thông tin để quyết định trong thờigian tới có cho phép DN mua chịu hàng hóa, vật tư, thiết bị, dịch vụ hay thanh toánchậm hay không Vì vậy, mục tiêu phân tích của họ là khả năng thanh toán hiện tại
và trong thời gian tới của DN
Đối với cơ quan quản lý cấp trên ( cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơquan thống kê, cơ quan chủ quản,…) cần thông tin để đánh giá thực trạng tài chính
và kết quả kinh doanh của DN
Đối với những người hưởng lương trong DN, họ cần những thông tin vềtình hình ổn định và phát triển của DN, về thu nhập, giúp họ định hướng việc làm
ổn định, hoạt động tích cực tăng năng xuất lao động, góp phần phát triển sản xuấtkinh doanh của DN
Bước 2: Xây dựng chương trình phân tích BCTC DN
Xây dựng chương trình phân tích là công việc đầu tiên của tổ chức phân tích.Khi đó chương trình phân tích, cần nêu rõ vấn đề sau:
Xác định rõ mục tiêu phân tích
Xác định nội dung phân tích
Xác định phạm vi phân tích
Trang 39 Thời gian ấn định trong chương trình phân tích.
Sưu tầm và kiểm tra tài liệu
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích
Lựa chọn hệ thống phương pháp phân tích thích hợp
Lựa chọn cách kết hợp với các loại hình phân tích phù hợp với nội dung vàmục tiêu phân tích đã đề ra
Tổ chức lực lượng cán bộ và phương tiện thực hiện mục tiêu phân tích đãđược trình bày trong chương trình phân tích
Trong chương trình phân tích cần phân công rõ trách nhiệm của từngngười, từng bộ phận tham gia trực tiếp, phục vụ, cùng các điều kiện hiện có
Tiến độ phân tích
Tổ chức các hình thức hội nghị phân tích
Hoàn thành các công việc phân tích
1.3.2 Trình tự phân tích
Sưu tầm tài liệu và xử lý thông tin
Phân tích tài chính không phải chi giới hạn những tài liệu thu thập được từtất cả các BCTC, mà cần phải thu thập đầy đủ những thông tin liên quan đến tìnhhình tài chính DN, như: các thông tin chung về giá cả, thị trường, tiền tệ, thuế, cácthông tin về kinh tế ngành, về phương hướng, về kinh tế của DN Những thông tinliên quan đến DN rất phong phú và đa dạng, ngoài BCTC, còn phải thu thập các tàiliệu trên báo cáo kế toán kế toán quản trị, ngoài các chỉ tiêu tổng hợp, cần phải thuthập các chỉ tiêu chi tiết Có như vậy, mới cung cấp đầy đủ những thông tin hữu íchcho các đối tượng sử dụng thông tin
Chất lượng phân tích phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng tài liệu thu thậpđược Bởi vậy, sau khi thu thập được đầy đủ những tài liệu cần phải tiến hành kiểmtra độ tin cậy của những số liệu Việc kiểm tra những tài liệu thu thập được cần tiếnhành trên nhiều mặt
Tính hợp pháp của tài liệu, trình tự lập có đúng với quy định đã được banhành thống nhất hay không, người lập báo cáo có đủ trình độ chuyên môn và đạođức nghề nghiệp hay không và phải có đầy đủ chữ ký và dấu của cấp có thẩm quyền
Trang 40Cách đánh giá đối với chỉ tiêu giá trị.
Sau khi thu thập và kiểm tra thông tin là xử lý các thông tin đã thu thập Xử
lý thông tin là một quá trình sắp xếp các thông tin đã thu thập được theo những mụcđích nhất định, nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá và xác định nhữngnguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hoạt động tài chính của DN, phục vụ cho việc
ra các quyết định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp theo Đồng thời, cũng
là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự báo, dự đoán tình hình họat độngtài chính của DN trong tương lai
Tính toán phân tích và dự đoán
Sau khi đã thu thập được đầy đủ những tài liệu cần thiết, vận dụng cácphương pháp phân tích phù hợp, cần xác định hệ thống các chỉ tiêu phân tích Bởi
vì, các chỉ tiêu là sự biểu hiện bằng con số của quá trình và kết quả hoạt động trong
sự thống nhất giữa mặt lượng và mặt chất Các chỉ tiêu tính ra có thể là số tuyệt đối,
số bình quân, số tương đối… Các chỉ tiêu này có thể so sánh với kế hoạch, các kỳkinh doanh trước, hoặc với các tiêu chuẩn định mức trong ngành, thậm chí so sánhvới tiêu chuẩn định mức ở một số nước tiên tiến trên thế giới Tính chính xác củaviệc tính toán các chỉ tiêu trên mang tính chất quyết định đến chất lượng của côngtác phân tích Bởi vậy, khi tính toán xong các chỉ tiêu, cần phải tiến hành kiểm tralại các số liệu
Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêunhân tố đến chỉ tiêu phân tích, cần xác định rõ những nguyên nhân và chỉ ra nguyênnhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân tổng quát, nguyên nhân cụ thể,nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, nhân tố lượng, nhân tố chấtlượng, nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực… Đây chính là những căn cứ quan trọng