NGHIỆP
Phân tích BCTC DN là thực hiện tổng thể các phương pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, như: phương pháp so sánh, phương pháp nhân tố, phương pháp liên hệ,…Nhiệm vụ tổ chức phân tích BCTC là tạo ra các mối liên hệ giữa các nhân tố trong từng nội dung phân tích cụ thể, nhằm đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại. Thông qua việc phân tích hệ thống BCTC, các đối tượng sử dụng thông tin có thể đánh giá thực trạng tài chính của DN, đánh giá được tiềm năng, hiệu quả kinh doanh và những dự đoán trong tương lai của DN. Như vậy, tổ chức phân tích BCTC DN là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích, vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích để đánh giá đúng kết quả, chỉ rõ những sai lầm và kiến nghị những biện pháp sửa chữa những thiếu sót trong hoạt động tài chính DN. Đó là mục tiêu rất cơ bản của phân tích BCTC. Bởi vậy, phân tích BCTC phải được tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý kinh tế - tài chính của
DN, phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng sử dụng thông tin.
1.3..1 Lập kế hoạch phân tích
Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích
Việc xác định mục tiêu phân tích hệ thống BCTC DN là hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích cụ thể của từng đối tượng sử dụng thông tin.
− Đối với nhà quản trị DN mục tiêu phân tích là kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ.
− Đối với nhà cho vay, mục tiêu phân tích BCTC là xác định khả năng hoàn trả nợ của DN và kết quả kinh doanh của DN.
− Đối với các nhà đầu tư và cổ đông tương lai, mục tiêu phân tích là những tiềm năng hoạt động của DN và mức lợi nhuận sẽ thu được.
− Đối với nhà cung cấp, họ cần những thông tin để quyết định trong thời gian tới có cho phép DN mua chịu hàng hóa, vật tư, thiết bị, dịch vụ hay thanh toán chậm hay không. Vì vậy, mục tiêu phân tích của họ là khả năng thanh toán hiện tại và trong thời gian tới của DN.
− Đối với cơ quan quản lý cấp trên ( cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan chủ quản,…) cần thông tin để đánh giá thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của DN.
− Đối với những người hưởng lương trong DN, họ cần những thông tin về tình hình ổn định và phát triển của DN, về thu nhập, giúp họ định hướng việc làm ổn định, hoạt động tích cực tăng năng xuất lao động, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh của DN.
Bước 2: Xây dựng chương trình phân tích BCTC DN
Xây dựng chương trình phân tích là công việc đầu tiên của tổ chức phân tích. Khi đó chương trình phân tích, cần nêu rõ vấn đề sau:
− Xác định rõ mục tiêu phân tích. − Xác định nội dung phân tích. − Xác định phạm vi phân tích.
− Thời gian ấn định trong chương trình phân tích. − Sưu tầm và kiểm tra tài liệu.
− Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích.
− Lựa chọn hệ thống phương pháp phân tích thích hợp.
− Lựa chọn cách kết hợp với các loại hình phân tích phù hợp với nội dung và mục tiêu phân tích đã đề ra.
− Tổ chức lực lượng cán bộ và phương tiện thực hiện mục tiêu phân tích đã được trình bày trong chương trình phân tích.
− Trong chương trình phân tích cần phân công rõ trách nhiệm của từng người, từng bộ phận tham gia trực tiếp, phục vụ, cùng các điều kiện hiện có.
− Tiến độ phân tích.
− Tổ chức các hình thức hội nghị phân tích. − Hoàn thành các công việc phân tích.
1.3..2 Trình tự phân tích
Sưu tầm tài liệu và xử lý thông tin
Phân tích tài chính không phải chi giới hạn những tài liệu thu thập được từ tất cả các BCTC, mà cần phải thu thập đầy đủ những thông tin liên quan đến tình hình tài chính DN, như: các thông tin chung về giá cả, thị trường, tiền tệ, thuế, các thông tin về kinh tế ngành, về phương hướng, về kinh tế của DN. Những thông tin liên quan đến DN rất phong phú và đa dạng, ngoài BCTC, còn phải thu thập các tài liệu trên báo cáo kế toán kế toán quản trị, ngoài các chỉ tiêu tổng hợp, cần phải thu thập các chỉ tiêu chi tiết.. Có như vậy, mới cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin.
Chất lượng phân tích phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng tài liệu thu thập được. Bởi vậy, sau khi thu thập được đầy đủ những tài liệu cần phải tiến hành kiểm tra độ tin cậy của những số liệu. Việc kiểm tra những tài liệu thu thập được cần tiến hành trên nhiều mặt.
Tính hợp pháp của tài liệu, trình tự lập có đúng với quy định đã được ban hành thống nhất hay không, người lập báo cáo có đủ trình độ chuyên môn và đạo
đức nghề nghiệp hay không và phải có đầy đủ chữ ký và dấu của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu có đảm bảo đầy đủ được sự thống nhất hay không.
Tính chính xác của việc tính và ghi các con số trên bảng biểu: Cần kiểm tra lại các con số được tính ra đảm bảo tính chính xác, hợp lôgic và có ghi đúng dòng, cột quy định của biểu mẫu hay không.
Cách đánh giá đối với chỉ tiêu giá trị.
Sau khi thu thập và kiểm tra thông tin là xử lý các thông tin đã thu thập. Xử lý thông tin là một quá trình sắp xếp các thông tin đã thu thập được theo những mục đích nhất định, nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá và xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hoạt động tài chính của DN, phục vụ cho việc ra các quyết định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp theo. Đồng thời, cũng là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự báo, dự đoán tình hình họat động tài chính của DN trong tương lai.
Tính toán phân tích và dự đoán
Sau khi đã thu thập được đầy đủ những tài liệu cần thiết, vận dụng các phương pháp phân tích phù hợp, cần xác định hệ thống các chỉ tiêu phân tích. Bởi vì, các chỉ tiêu là sự biểu hiện bằng con số của quá trình và kết quả hoạt động trong sự thống nhất giữa mặt lượng và mặt chất. Các chỉ tiêu tính ra có thể là số tuyệt đối, số bình quân, số tương đối… Các chỉ tiêu này có thể so sánh với kế hoạch, các kỳ kinh doanh trước, hoặc với các tiêu chuẩn định mức trong ngành, thậm chí so sánh với tiêu chuẩn định mức ở một số nước tiên tiến trên thế giới. Tính chính xác của việc tính toán các chỉ tiêu trên mang tính chất quyết định đến chất lượng của công tác phân tích. Bởi vậy, khi tính toán xong các chỉ tiêu, cần phải tiến hành kiểm tra lại các số liệu.
Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, cần xác định rõ những nguyên nhân và chỉ ra nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân tổng quát, nguyên nhân cụ thể, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, nhân tố lượng, nhân tố chất
lượng, nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực… Đây chính là những căn cứ quan trọng để đề xuất những kiến nghị và giải pháp.
Tổng hợp kết quả và rút ra kết luận
Phân tích tài chính có thể được tiến hành trên từng báo có tài chính, hoặc chỉ một số chỉ tiêu nào đó trên các báo cáo, hoặc phân tích các chỉ tiêu có mối liên hệ giữa các BCTC hoặc phân tích toàn diện các mặt hoạt động tài chính của DN. Song, cuối giai đoạn của quá trình phân tích cần phải tổng hợp lại, đưa ra một số chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chung toàn bộ hoạt động tài chính của DN hoặc phản ánh theo mục tiêu và nội dung phân tích đã được đề ra trong chương trình phân tích.
Trên cơ sở tổng hợp những kết quả đã phân tích cần rút ra những nhận xét, những đánh giá, những ưu điểm và những tồn tại, những thành tích đạt được, những yếu kém cần khắc phục trong hoạt động tài chính DN.
1.3..3 Hoàn thành công tác phân tích
Đây là giai đoạn cuối cùng của việc phân tích. Trong giai đoạn này cần tiến hành những công việc cụ thể sau:
Viết báo cáo phân tích:
Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân tích BCTC là báo cáo kết quả phân tích. Báo cáo kết quả phân tích là bảng tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những tài liệu chọn lọc để minh họa, rút ra từ quá trình phân tích.
Cuối bản báo cáo phân tích cần đề xuất các kiến nghị và chỉ kiến nghị những vấn đề có liên quan đến việc phân tích. Những kiến nghị đề xuất phải rõ ràng, thiết thực và cụ thể kèm theo các điều kiện thực hiện để các kiến nghị đó có thể thực hiện được, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của hoạt động tài chính DN.
Báo cáo phân tích cần được trình bày trong hội nghị phân tích để thu thập ý kiến đóng góp và thảo luận các phương hướng, biện pháp đã nêu trong báo cáo phân tích toán DN.
Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích:
Sau khi đã hoàn thiện BCTC hệ thống BCTC DN, một mặt cần cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng. Mặt khác, phải hoàn thiện hồ sơ phân tích để
đưa vào lưu trữ. Hồ sơ phân tích bao gồm:
+ Bản báo cáo phân tích.
+ Hệ thống BCTC dùng để phân tích.
+ Các tài liệu thu thập được qua hệ thống BCTC của những năm trước đây, hệ thống thông tin về kinh tế - kỹ thuật – tài chính của DN theo kế hoạch cũng phải được hoàn thiện để lưu trữ.
+ Các báo cáo của cấp bộ Đảng, chính quyền, các đoàn thể đã thu thập cũng phải được lưu trữ.