1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

nhiệt năng

4 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 63,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD-ĐT HUYỆN LONG PHÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS DƯƠNG KỲ HIỆP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. GIÁO ÁN VẬT LÍ LỚP 7 Ngày soạn:22/02/2010. Ngày dạy:04/03/2010. Giáo viên hướng dẫn: Lê Viễn Phương. Sinh viên dạy: Nguyễn Thanh Lương. Dạy lớp:7 2 Tuần:26. Tiết phân phối chương trình:26 BÀI 23:TÁC DỤNG TỪ,TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN I.M ục tiêu: - Mô tả thí nghiệm hoặc một hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện. - Mô tả thí nghiệm hoặc một ứng dụng trongt hực tế về tác dụng hóa học của dòng điện. - Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người. II.Chuẩn bị: 1) Giáo viên : - Nam châm . - Dây đồng, nhôm. - 1 chuông điện. - 1 bộ nguồn. - 1 công tắc, bóng đèn pin. - 1 bình đựng dung dịch đồng sunfát có nắp nhựa có gắn sẵn hai điện cực bằng than chì. - Dây nối. - Tranh vẽ to sơ đồ chuông điện. 2) Học sinh : Cho mỗi nhóm. - 1 cuộn dây cuốn sẵn dùng làm nam châm điện. - 2 pin loại 1.5v (bộ nguồn). - Công tắc, 5 đoạn dây nối. - 1 kim nam châm. - 1 vài đinh sắt, thép. - 1 vài mẫu dây đồng và nhôm. 2) Kiểm tra bài cũ: (5 phút). - Nêu nguyên lý tác dụng nhiệt của dòng điện ? Kể tên 5 dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện? Đáp: - Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên - Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện, mỏ hàn điện, máy sấy tóc … - 1 - III.Hoạt động dạy học. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập (5 phút) Gv: Đề nghị học sinh quan sát ảnh chụp cần cẩu dùng nam châm điện ở trang đầu chương 3.Nam châm điện là gì? Nó hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?để hiểu vấn đề này thì thầy trò chúng ta cùng đi vào bài mới. Hs:lắng nghe và ghi tựa bài. BÀI 23: TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN. Hoạt động 2:Tìm hiểu nam châm điện(10 phút) - Gv: Cho hs nhớ lại tính chất của đá nam châm. - Gv: Cho hs quan sát một vài nam châm vĩnh cửu và chỉ ra các cực từ của nam châm vĩnh cửu. - Gv: Làm thí nghiệm 23.1 sử dụng cuộn dây đã quấn sẳn để lắp vào mạch điện như hình 23.1 SGK. - Gv: Yêu cầu hs đọc C1 và sau đó thảo luận nhóm. - Gv: Gọi đại diện nhóm lần lượt trả lời C1. Ghi cụm từ vào phần kết luận. - Cần lưu ý cho hs tính chất của cuộn dây và dòng điện chạy qua với tính chất từ của đá nam châm để rút ra kết luân. - Hs: Nam châm hút sắt, thép, mỗi nam châm có hai cực. - Hs: quan sát. - Hs:quan sát. - Hs: thực hiện. I.Tác dụng từ: - Tính chất của nam châm. Kết luận: 1. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là (nam châm điện). 2. Nam châm điện (có tính chất từ) vì có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép. Hoạt động 3: Tìm hiều hoạt động của của chuông điện.( 8 phút) - Gv: Nêu cấu tạo của chuông điện. - Gv: Gọi hs đọc C2. - Gv: gọi hs trả lời C2. - Hs: lắng nghe. - Hs: thực hiện. - Hs: Khi đóng công tắc, dòng điện đi qua cuộn dây và cuộ dây trở thành nam châm điện.Khi đó cuộn - Nguồn điện, chốt kẹp,lá thép đàn hồi, miếng sắt, tiếp điểm, đầu gõ chuông, cuộn dây, chuông. - 2 - - Gv: Gọi hs đọc C3. - Gv: Gọi hs trả lời. - Gv: Gọi hs đọc C4. - Gv: Gọi hs trả lời C4. dây hút miếng sắt làm cho đầu gõ chuông đập vào chuông, chuông kêu. - Hs: Thực hiện. - Hs: Chổ hở của mạch ở chổ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm. - Hs: thực hiện. - Hs: Khi miếng sắt trở lại tì sát vào tiếp điểm, mạch kín và cuộn dây lại có dòng điện chạy qua và lại có tính chất từ. Cuộn dây lại hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập vào làm chuông kêu. Mạch bị hở. Cứ như vậy chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc đóng. Hoạt động 4: Tìm hiểu tác dụng hóa học của dòng điện. (8 phút) - Gv: giới thiệu cho hs biết cấu tạo thí nghiệm hình 23.3. Chỉ rõ cho hs ghi nhận thỏi than nối trực tiếp với cực âm của acquy và lúc đầu cả hai đều màu đen. Sau vài phút ngắt công tắc,, thỏi than nối với cực âm của acquy đã biến đổi thành màu đỏ nhạt. - Gv: cho hs trả lời C5, C6 và viết đầy đủ câu kết luận. - Hs: Lắng nghe. II. Tác dụng hóa học: Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng. Hoạt động 5:Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện: (4 phút) - ?: Nếu sơ ý có thể bị điện giật làm chết người. Điện giật là gì? - ?:Dòng điện qua cơ thể người là có lợi hay có hại, khi nào có lợi, nếu dòng điện của mạng điện gia đình qua cơ thể người thì có hại gì. - Dòng điện qua cơ thể người nhưng đôi khi cũng có lợi. Khi dòng điện thích hợp để chữa các bệnh, có hại làm phỏng nặng thậm chí chết người. III. Tác dụng sinh lí: Dòng điện qua cơ thể người và các động vật sẽ làm các cơ co giật, có thể tim ngưng đập, ngạt thở, thần kinh tê liệt, thậm chí chết người. Vì vậy phải hết sức thận trọng khi sử dụng điện. Tuy nhiên có thể sử dụng dòng điện thích hợp để chửa bệnh. - 3 - Hoạt động 6: vận dụng – Dặn dò ( 5 phút) 1.Vận dụng: - Gv: Gọi hs đọc C7. - Gv: Gọi 1 hs trả lời C7. - Gv: Gọi hs đọc C8. - Gv: Gọi 1 hs trả lời. 2.Dặn dò: - Về nhà ghi và học phần ghi nhớ. - Làm bài tập 23.1 ,23.2, 23.3. - Hs: thực hiện. - Hs: C.Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua. - Hs: thực hiện. - Hs: D. Hút các vụn giấy. Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Duyệt Trường Khánh,ngày 22 tháng 02 năm 2010. (kí tên) Người soạn (kí tên) Lê Viễn Phương. Nguyễn Thanh Lương. - 4 - . và nhôm. 2) Kiểm tra bài cũ: (5 phút). - Nêu nguyên lý tác dụng nhiệt của dòng điện ? Kể tên 5 dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện? Đáp: - Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông. non có dòng điện chạy qua là (nam châm điện). 2. Nam châm điện (có tính chất từ) vì có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép. Hoạt động 3: Tìm hiều hoạt động

Ngày đăng: 01/07/2014, 15:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w