TRƯỜNG THPT ĐĂK MIL ĐỀ THITRẮCNGHIỆM MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút; Mã đềthi 130 Câu 1: Trong các oxit sau: FeO,Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 chất nào tác dụng với HNO 3 giải phóng chất khí ? A. Chỉ có Fe 3 O 4 B. Chỉ có FeO C. Fe 3 O 4 và Fe 2 O 3 D. FeO và Fe 3 O 4 Câu 2: Cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch ở nhiệt độ thường: A. NaHCO 3 và CaCl 2 B. NaHSO 4 và BaCl 2 C. Na 2 S và AgNO 3 D. AlCl 3 và NH 3 Câu 3: Cho các chất bột Al, Mg, Fe, Cu. Để phân biệt các chất bột trên chỉ cần dùng ít nhất mấy thuốc thử? A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 Câu 4: Trong các chất Al, H 2 , NH 3 , CO, CO 2 , C, Ag số chất khử được CuO ở nhiệt độ cao là A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5: Hòa tan hết 0,02 mol Al và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO 3 rồi cô cạn và đun đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn nặng : A. 9,9 g B. 7,98 g C. 2,94 g D. 3,42 g Câu 6: Cho 0,05 mol bột Fe vào dung dịch chứa 0,15 mol HNO 3 thu được khí NO duy nhất. Biết phản ứng hoàn toàn. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là A. 9,0g B. 9,775g C. 5,275g. D. 12,1 g Câu 7: Cho các dung dịch : FeCl 2 , Fe(NO 3 ) 2 , AgNO 3 , Cu(NO 3 ) 2 , HNO 3 . Cho các dung dịch phản ứng với nhau từng đôi một. Số phản ứng xảy ra là A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 8: Để nhận biết ion Ba 2+ không dùng ion A. Cr 2 O 7 2- . B. SO 4 2- . C. CrO 4 2- . D. S 2- . Câu 9: Để nhận biết sự có mặt của các ion Al 3+ , Cu 2+ , Fe 3+ , Zn 2+ trong dung dịch bằng phương pháp hóa học, cần dùng ít nhất mấy phản ứng? A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 Câu 10: Al có thể phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ở điều kiện thích hợp ? A. CuO, Cr 2 O 3 , dung dịch Ba(NO 3 ) 2 B. dung dịch CuSO 4 , dung dịch ZnCl 2 , CO C. Ca(OH) 2 , CuSO 4 , Cr 2 O 3 D. dung dịch FeCl 2 , FeO, dung dịch SrCl 2 Câu 11: Có 5 dung dịch hoá chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO 3 ) 2 , K 2 CO 3 , K 2 S, K 2 SO 3 . Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch H 2 SO 4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể phân biệt tối đa mấy dung dịch? A. 2 dung dịch. B. 3 dung dịch. C. 5 dung dịch. D. 1 dung dịch. Câu 12: Có 2 dung dịch AlCl 3 và NaOH. Cách nào sau đây không nhận ra được từng dung dịch ? A. Đổ từ từ dung dịch AlCl 3 vào dung dịch NaOH. B. Cho từng dung dịch tác dụng với dung dịch Na 2 CO 3 . C. Cho từ từ dung dịch tác dụng với NH 3 . D. Cho từng dung dịch tác dụng với H 2 SO 4 . Câu 13: Nhóm chất nào dưới đây có thể sử dụng để điều chế FeO A. Fe, Fe(NO 3 ) 2 , FeS. B. Fe, Fe(OH) 2 , Fe 2 O 3 . C. Fe 2 O 3 , Fe(NO 3 ) 2 , FeS 2 . D. Fe(OH) 2 , FeCl 2 , Fe 2 O 3 . Câu 14: Trong công nghiệp, amoniac được tổng hợp theo phản ứng sau : N 2 (k) + 3H 2 (k) == NH 3 (k), ∆H o 298 = – 92,00 Kj. Để tăng hiệu suất tổng hợp amoniac cần A. tăng nhiệt độ và giảm áp suất của hỗn hợp phản ứng. B. giảm nhiệt độ và tăng áp suất của hỗn hợp phản ứng. C. giảm nhiệt độ của hỗn hợp phản ứng. D. duy trì nhiệt độ thích hợp và tăng áp suất của hỗn hợp phản ứng. Câu 15: Viết cấu hình electron của nguyên tố có Z = 26; X thuộc chi kì,phân nhóm nào của bảng HTTH ? A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 4s 2 thuộc chu kì IV,nhóm VIIIA B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 4s 2 thuộc chu kì IV,nhóm IIA C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 4s 2 thuộc chu kì IV,nhóm VIIB D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 thuộc chu kì IV,nhóm VIIIB Trang 1/2 - Mã đềthi 130 Câu 16: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử sắt có số electron độc thân là A. 5 B. 4 C. 6 D. 8. Câu 17: Nung 24g hỗn hợp Fe 2 O 3 và CuO trong ống sứ có thổi luồng H 2 dư đến khi phản ứng hoàn toàn .Cho hỗn hợp khí tạo thành đi qua bình chứa H 2 SO 4 đặc,dư thì khối lượng bình tăng 7,2g .Khối lượng Fe và khối lượng Cu thu được là: A. 11,2g Fe và 3,2g Cu B. 11,2g Fe và 6,4g Cu C. 5,6g Fe và 3,2g Cu D. 5,6g Fe và 6,4g Cu Câu 18: Để nhận biết ion Fe 2+ không dùng ion A. MnO 4 - . B. NH 3 /không khí. C. SCN - . D. OH - /không khí . Câu 19: Nguyên tắc nhận biết một ion trong dung dịch là dùng A. phương pháp nhiệt phân để tạo kết tủa. B. thuốc thử để tạo với ion một sản phẩm kết tủa, bay hơi hoặc có sự thay đổi màu. C. phương pháp đốt nóng thử màu ngọn lửa. D. phương pháp thích hợp để tạo ra sự biến đổi về trạng thái, màu sắc từ các ion trong dung dịch. Câu 20: Có 5 dd riêng rẽ, mỗi dd chứa một cation sau đây: NH 4 + , Mg 2+ , Fe 2+ , Fe 3+ , Al 3+ (nồng độ khoảng 0,1M). Dùng dd NaOH cho lần lượt vào từng dd trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dd? A. 1 dung dịch B. 3 dung dịch C. 2 dung dịch D. 5 dung dịch Câu 21: Một dung dịch chứa 0,2 mol NaAlO 2 và 0,2 mol NaOH tác dụng với Vml dung dịch HCl 1M thấy xuất hiện 7,8 gam kết tủa Al(OH) 3 . Tính V. A. 300 ml - 500 ml B. 300 ml - 800 ml C. 300 ml - 700 ml D. 300 ml - 600 ml Câu 22: Khi làm thínghiệm với HNO 3 đặc và kim loại, để khí thoát ra không bị ô nhiễm người ta có thể dùng cách: A. nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm B. nút ống nghiệm bằng bông khô C. nút ống nghiệm bằng bông tẩm dd xút D. nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn Câu 23: Cho 14,5 g hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H 2 SO 4 loãng thấy thoát ra 6,72 lít H 2 ở (điều kiện tiêu chuẩn) cô cạn dung dịch sau phản ứng được khối lượng muối khan tạo ra là: A. 43,3g B. 33,4g C. 33,8g D. 34,3g. Câu 24: Cho dãy điện hoá gồm 3 cặp oxi hoá – khử sau : Fe 2+ / Fe ; Cu 2+ /Cu ; Fe 3+ / Fe 2+ . Kết luận nào sau đây là đúng ? A. Cu có thể bị oxi hoá trong dung dịch FeCl 2 B. Fe không bị oxi hoá trong dung dịch FeCl 3 C. Fe 2+ có thể bị oxi hoá trong dung dịch CuCl 2 D. Cu có thể bị oxi hoá trong dung dịch FeCl 3 Câu 25: Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Al, Fe, Ag. Chỉ dùng thêm dd H 2 SO 4 loãng thì số kim loại có thể nhận ra là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 26: Cho 12 gam FeS 2 tác dụng với H 2 SO 4 đặc nóng dư thì thể tích SO 2 ( duy nhất ở đktc) thu được là A. 10,08 lít. B. 4,48 lít. C. 16,8 lít D. 12,32 lít. Câu 27: Cho 3,36 gam bột Mg vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl 2 0,12 mol và FeCl 3 0,02 mol. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn X. Khối lượng chất rắn X là A. 8,46 g. B. 8,24 g. C. 8,16 g. D. 7,92g Câu 28: Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Fe, Cu, Ag mà vẫn giữ nguyên khối lượng thì nên dùng dung dịch A. CuSO 4 . B. NH 3 . C. FeCl 3 D. H 2 SO 4 đặc Câu 29: Dùng quỳ tím thì có thể phân biệt 2 dung dịch nào trong các cặp dung dịch sau ? A. NaHS, K 2 S B. NaHCO 3 , NaHSO 4 C. NaHCO 3 , Na 2 CO 3 D. Na 2 CO 3 , K 2 S Câu 30: Có 5 lọ chứa hoá chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dd chứa cation sau (nồng độ mỗi dd khoảng 0,01M): Fe 2+ , Cu 2+ , Ag + , Al 3+ , Fe 3+ . Chỉ dùng một dd thuốc thử KOH có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch? A. 2 dung dịch B. 5 dung dịch C. 1 dung dịch D. 3 dung dịch HẾT Ghi chú: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 2/2 - Mã đềthi 130 . TRƯỜNG THPT ĐĂK MIL ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút; Mã đề thi 130 Câu 1: Trong các oxit sau: FeO,Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 chất. làm thí nghiệm với HNO 3 đặc và kim loại, để khí thoát ra không bị ô nhiễm người ta có thể dùng cách: A. nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm B. nút ống nghiệm bằng bông khô C. nút ống nghiệm bằng. dãy điện hoá gồm 3 cặp oxi hoá – khử sau : Fe 2+ / Fe ; Cu 2+ /Cu ; Fe 3+ / Fe 2+ . Kết luận nào sau đây là đúng ? A. Cu có thể bị oxi hoá trong dung dịch FeCl 2 B. Fe không bị oxi hoá trong