Dung hòacácthếhệtrongmộttậpthểTrongmột số doanh nghiệp, cả ba bốn thếhệ có thể cùng làm việc. Mỗi thếhệ có những giá trị, ý tưởng và phong cách riêng. Những khác biệt có thể dẫn đến nhiều tình huống hiểu lầm, thậm chí tranh cãi và đối kháng gay gắt… Vai trò của người lãnh đạo là thấu hiểu những khác biệt và giúp các nhân viên thường xuyên trao đổi gần gũi để hiểu và chấp nhận nhau. Trân trọng giá trị mỗi thếhệ Những nhân viên truyền thống chăm chỉ và hăng say cống hiến. Cho dù khối lượng công việc giảm, họ luôn gắng sức hoàn thành với tinh thần trách nhiệm cao. Họ tin công việc là thử thách nên sẽ dành nhiều thời gian chăm chút theo yêu cầu cụ thể của lãnh đạo. Nhưng thếhệ trẻ thì đam mê khoa học kỹ thuật hiện đại và có khả năng đương đầu với nhiều công việc, đa dạng thể loại, cùng một lúc. Họ tin tưởng mạnh mẽ rằng bất cứ việc gì vào tay mình đều phải hoàn tất nhanh gọn. Theo đó, thếhệ đàn anh cho rằng mình phải làm việc không ngừng nghỉ. Đi muộn về sớm là thiếu chăm chỉ và không tận tâm. Nhưng, thếhệ hiện đại lại tranh cãi: “Tôi có thể hoàn thành công việc sớm vì có năng lực kết thúc nhanh, nhờ biết ứng dụng KHKT mới. Xong việc rồi, cớ gì tôi phải lằng nhằng ở lại?”. Họ tin rằng năng lực không được đánh giá qua thời gian mà qua thành tựu. Giáo sư Tony Rucci, khoa kinh tế đại học bang Ohio cho biết: “Thế hệ truyền thống nghĩ bọn trẻ bây giờ làm biếng quá mức. Nhưng các nhà kinh tế học đánh giá họ đạt năng suất lao động cao nhất trong lịch sử vì có công nghệ mới hỗ trợ”. Ngay cả trong giao tiếp và truyền đạt thông tin, những thếhệ khác nhau cũng vấp phải nhiều rào cản. Nhân viên truyền thống quen với việc họp hội nghị bàn dài, gặp mặt chính thức và sử dụng thư viết tay trang trọng. Trong khi đó, thếhệ trẻ thích dùng những phương tiện kỹ thuật số trực tuyến như e-mail, mạng xã hội, video trực tuyến… Để dunghòa hai bên thì phải khéo léo kết hợp các hình thức tùy thời điểm và bối cảnh. Phản hồi cụ thể Nhân viên thường thỏa mãn khi nhận tiền công tương xứng với năng lực và cơ hội thăng quan tiến chức. Tuy nhiên, mọi người ở mọi thếhệ đều cần những lời khuyên, đánh giá, phê bình của sếp. Đồng thời, phải có gợi ý về hướng khắc phục và biện phảo giải quyết rõ ràng, cụ thể. Ví dụ, lãnh đạo phàn nàn một nhân viên không biết cách sắp xếp thời gian một cách khoa học. Nếu chỉ dừng lại ở câu phê bình đó, người nhân viên chẳng biết cách nào để khắc phục nhược điểm. Vậy nên, sếp phải gợi ý cụ thể: Anh/chị cần tự lập ra và tuân theo hạn chót công việc. Anh/chị đừng chú tâm quá nhiều đến những chi tiết không quan trọng… Theo chuyên gia giao tiếp và lãnh đạo Peggy Klaus, “Mọi người chỉ có thể đáp ứng yêu cầu nếu bạn nói ra chính xác họ cần thay đổi những gì”. Quan tâm đến từng thếhệ Cần nhạy cảm với những khó khăn khác nhau của các nhân viên. Ví dụ, con cái của những nhân viên cựu trào đã lớn, nhưng họ có cha mẹ già yếu cần chăm sóc. Họ thường phải về sớm để đưa cha mẹ đi khám bệnh. Còn những phụ nữ trẻ thì từng toàn tâm toàn lực cống hiến cho doanh nghiệp. Nhưng sau khi sinh con, họ cần thời gian làm việc vừa phải và hợp lý. Hiểu và tôn trọng những khó khăn tùy vào độ tuổi của các nhân viên sẽ giúp khâu chuẩn bị và sắp xếp công việc trôi chảy hơn. Dành thời gian để tìm hiểu nhân viên thuộc cácthếhệ khác nhau là điều quan trọng để hòa hợp tập thể, giúp công việc tiến hành thuận lợi. Sếp cần hiểu và cần tuyền đạt rõ: “Mỗi thếhệ nhìn thế giới theo các cách khác nhau. Nhưng tất cả mọi người đều có giá trị và đóng góp riêng nhằm làm công ty giàu mạnh”. . Dung hòa các thế hệ trong một tập thể Trong một số doanh nghiệp, cả ba bốn thế hệ có thể cùng làm việc. Mỗi thế hệ có những giá trị, ý tưởng và phong cách riêng. Những khác biệt có thể. tuổi của các nhân viên sẽ giúp khâu chuẩn bị và sắp xếp công việc trôi chảy hơn. Dành thời gian để tìm hiểu nhân viên thuộc các thế hệ khác nhau là điều quan trọng để hòa hợp tập thể, giúp. biết: Thế hệ truyền thống nghĩ bọn trẻ bây giờ làm biếng quá mức. Nhưng các nhà kinh tế học đánh giá họ đạt năng suất lao động cao nhất trong lịch sử vì có công nghệ mới hỗ trợ”. Ngay cả trong