ÔN LUYỆNNHÔM Một số bài trắc nghiệm Câu 1: Dãy các chất nào sau đây đều có tính lưỡng tính: A. Al(OH) 3 ; B. Zn(OH) 2 C. Be(OH) 2 D. A, B, C đúng Câu 2: Phèn nhôm: Al 2 (SO 4 ) 3 được dùng để làm trong nước vì: A. Môi trường của dung dịch là axit (chua), nên trung hoà các bazơ. B. Khi hoà loãng, kết tủa Al(OH) 3 được tạo ra, kéo theo các chất rắn, bẩn lơ lửng trong nước. C. Al 2 (SO 4 ) 3 là chất điện li mạnh, khi điện li, ion Al 3+ kết hợp với các chất bẩn, lắng xuống. D. Al 2 (SO 4 ) 3 phản ứng trao đổi với các ion Mg 2+ , Ca 2+ có trong nước, tạo kết tủa. Câu 3: Dãy chất nào sau đây có thể dùng để điều chế Al(OH) 3 từ NaAlO 2 A. CO 2 , HCl, AlCl 3 B. CO 2 , Na 2 CO 3 C. CO 2 , HCl, NaOH D. CO 2 , HCl, Na 2 CO 3 Câu 4: Những cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong cùng một dung dịch ? A. AlCl 3 và Na 2 CO 3 B. AlBr 3 và Ca(NO 3 ) 2 C. Fe(NO 3 ) 2 và AlCl 3 D. CaCl 2 và Fe(NO 3 ) 3 Câu 5: Trộn một dung dịch chứa a mol NaAlO 2 với một dung dịch chứa b mol HCl. Để có kết tủa sau khi trộn thì: A. a = b B. a = 2b C. b < 4a D. b < 5a Câu 6: Hãy chỉ ra nhận xét sai: A. Nhôm có thể tác dụng với các oxit kim loại có tính khử yếu hơn đề đẩy chúng ra khỏi oxit. B. Nhôm chỉ có thể tác dụng với dung dịch axit. C. Nhôm có thể hoà tan trong cả dung dịch axit và dung dịch kiềm. D. Vật bằng nhôm bền trong không khí vì nhôm có tác dụng với oxi nhưng lớp Al 2 O 3 sinh ra rất mỏng nhưng bền, chắc bảo vệ lớp nhôm bên trong. Câu 7: Tách riêng kim loại nhôm ra khỏi hỗn hợp gồm Cu, Al, Mg , nên thực hiện theo trình tự nào sau đây? A. Ngâm hỗn hợp trong ddịch NaOH, thổi CO 2 vào dung dịch, lấy kết tủa nung nóng, điện phân oxit nóng chảy. B. Ngâm hỗn hợp trong dd HCl, điện phân dung dịch. C. Ngâm hỗn hợp trong dd CuCl 2 , điện phân dung dịch. D. Cho hỗn hợp tác dụng với oxi, điện phân oxit nóng chảy. Câu 8: Khi cho 1 mẫu kim loại Al vào dung dịch HCl hay dung dịch NaOH đều thấy Al bị tan. Kết luận nào sau đây đúng: A. Al là kim loại lưỡng tính. B. Al là kim loại chỉ có tính khử. C. Al vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá. D. Tất cả đều sai. Câu 9: (CĐA-07) Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc lọai phản ứng nhiệt nhôm? A. Al tác dụng với Fe 3 O 4 nung nóng. B. Al tác dụng với CuO nung nóng. C. Al tác dụng với Fe 2 O 3 nung nóng. D. Al t/d với axit H 2 SO 4 đặc, nóng. Câu 10: Al(OH) 3 không tan trong dung dịch nào sau đây? A.dung dịch HCl B. dung dịch Ca(OH) 2 C. dung dịch NaHSO 4 D.dung dịch NH 3 Câu 11: Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp Al và Mg bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dung dịch tăng 7,0 gam. Khối lượng của Al trong hỗn hợp là: A. 5,4 gam B. 2,7 gam C. 1,35 gam D. 6,75 gam Câu 12: 5,1 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al được hoà tan hết trong dung dịch HNO 3 thu được 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí N 2 và N 2 O có khối lượng 2,48 gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng chỉ thu được m gam hỗn hợp 2 muối khan. m bằng: A. 36,1 g B. 31,6 g C. 16,3 g D. không xác định được. Câu 13: CĐ09 Để điều chế được 78 gam crom từ Cr 2 O 3 bằng phương pháp nhiệt nhôm, nếu hiệu suất của phản ứng chỉ là 90%, thì số gam bột nhôm cần dùng là: A. 54g B. 81g C. 40,5g D. 45,0g Câu 14: Trộn 10,8 gam bột nhôm với 34,8 gam bột Fe 3 O 4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H 2 SO 4 dư, được 10,752 lít H 2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là : A. 70% B. 68% C. 80% D. 82% Câu 15: Cho 30 gam hỗn hợp Mg, Al, Zn, Fe tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng dư thu được 3,36 lit khí SO 2 (đktc). Khối lượng muối tạo thành là: A. 39,6 gam.B. 44,4 gam. C. 36,9 gam. D. ko xác định được. Câu 16: CĐ09 : Hoà tan hoàn toàn 47,4 gam phèn chua KAl(SO 4 ) 2 .12H 2 O vào nước, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 46,6 B. 54,4 C. 62,2 D. 7,8 Câu 17: Để phân biệt các chất: Al, Zn, Cu và Fe 2 O 3 có thể dùng các chất nào sau đây: A. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH. B. Dung dịch NaOH và dung dịch NH 3 . C. Dung dịch HCl và dung dịch NH 3 D. Dung dịch NaOH và dung dịch nước Brôm. Câu 18: Hỗn hợp các kim loại nào sau đây hoà tan hết trong nước lạnh: A. Na, K, Mg, Ca B. K, Na, Fe, Al C. Ba, K, Na, Ca D. K, Na, Zn, Al Câu 19: Chỉ ra đáp án sai: Khi điện phân điều chế nhôm, thay vì nung nóng chảy Al 2 O 3 , người ta hoà tan Al 2 O 3 trong criolit (Na 3 AlF 6 ) nóng chảy. Việc làm này nhằm mục đích: A. Hạ nhiệt độ nóng chảy của chất điện ly, tiết kiệm năng lượng, thiết bị đơn giản hơn. B. Tăng độ dẫn điện của chất điện ly. C. Tỷ khối của dung dịch chất điện ly nóng chảy nhỏ hơn của Al kim loại sinh ra nên nổi lên trên, bảo vệ Al khỏi bị oxi của không khí ôxi hoá. D. Để tăng thêm khối lượng nhôm thu được. Câu 20: CĐ09 : Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO 3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hoá nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là A. 12,80% B. 15,25% C. 10,52% D. 19,53% Câu 21: Chỉ ra phương pháp điều chế không đúng: A. Điều chế kim loại kiềm bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua. B. Điều chế FeCl 2 bằng cách cho Fe tác dụng với dung dịch HCl. C. Điều chế Al 2 S 3 bằng cách cho Na 2 S tác dụng với dung dịch AlCl 3 . D. Điều chế Al(OH) 3 bằng cách cho NH 3 dư tác dụng với dung dịch AlCl 3 . Câu 22: Để sản xuất nhôm trong công nghiệp, ta dùng cách nào sau đây: A. Dùng kim loại natri đẩy nhôm ra khỏi oxit nhôm ở nhiệt độ cao, hoặc dùng CO khử Al 2 O 3 ở nhiệt độ cao. B. Dùng kim loại magie đẩy nhôm ra khỏi muối của nó trong dung dịch. C. Điện phân Al 2 O 3 nóng chảy. D. Điện phân AlCl 3 nóng chảy. Câu 23: Dung dịch AlCl 3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây? A. NH 3 B. NaOH C. CuSO 4 D. C 2 H 5 ONa Câu 24: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO 3 loãng, chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol khí N 2 O và 0,01 mol khí NO. Cô can dung dịch thu được X gam muối. Giá trị của X là: A. 16,5 gam B. 15,6 gam C. 5,16 gam D. 10,65 gam Câu 25: Trộn 5,4 gam bột Al với 4,8 gam bột Fe 2 O 3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng hoàn toàn, lấy 1/2 hỗn hợp rắn thu được hoà tan vào dung dịch HCl dư. Thể tích khí H 2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là: A. 6,72 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 3,024 lít Câu 26: Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại gồm Al và một kim loại kiềm M vào trong nước. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 5,6 lít khí (ở đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch B để thu được một lượng kết tủa lớn nhất. Lọc và cân kết tủa được 7,8 gam. Kim loại kiềm là: A. Li B. Na C. K D. Rb Câu 27: Cho 200 ml dung dịch AlCl 3 0,75M tác dụng với 800 ml dd NaOH 1M được dung dịch A. Cần phải cho vào dung dịch A bao nhiêu lít dung dịch HCl 1M để lượng kết tủa thu được là cực đại A: 0,5 lít B: 0,4 lít C: 0,35 lít D: 0,2 lít Thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần phải cho vào dung dịch A để xuất hiện 3,9 gam kết tủa là A: 0,45 lít B: 0,65 lít C: 0,8 lít D: Cả A, B đều đúng Câu 29: Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dd HNO 3 thấy tạo ra 11,2 lit hh 3 khí NO, N 2 O, N 2 có tỷ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 : 2. m bằng: A: 1,68gam B: 35,1gam C: 16,8gam D: 2,7gam Câu 30: Cho mg hỗn hợp gồm Al, Al 2 O 3 tan hoàn toàn vào dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được 6,72 lít khí (đktc). Và 68,4g muối sunfat. Giá trị của m là A. 7,8g B. 15,6g C. 23,4g D. Đáp án khác Câu 31: ĐH-A-08 Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al 4 C 3 vào dung dịch KOH (dư), thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO 2 (dư) vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là A. 0,40. B. 0,45. C. 0,55. D. 0,60. Câu 32:ĐH-A-08 Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al 2 (SO 4 ) 3 và 0,1 mol H 2 SO 4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là A. 0,05. B. 0,45. C. 0,25. D. 0,35. Câu 33:ĐH-A-08 Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H 2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 5,4. B. 7,8. C. 10,8. D. 43,2. Câu 34:ĐH-A-08 Cho các chất: Al, Al 2 O 3 , Al 2 (SO 4 ) 3 , Zn(OH) 2 , NaHS, K 2 SO 3 , (NH 4 ) 2 CO 3 . Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. Câu 35:ĐH-A-08 Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe 2 O 3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau: - P 1 tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H 2 (ở đktc); - P 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H 2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 29,40. B. 22,75 C. 29,43. D. 21,40. Câu 36-ĐHA-09: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 10% thu được 2,24 lít khí H 2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là A. 101,48 gam. B. 101,68 gam. C. 97,80 gam. D. 88,20 gam. Câu 37-ĐHA-09: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N 2 O và N 2 . Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H 2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 97,98. B. 106,38. C. 38,34. D. 34,08. Câu 38-ĐHA-09: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO 3 loãng, thu được 940,8 ml khí N x O y (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H 2 bằng 22. Khí N x O y và kim loại M là A. NO và Mg. B. N 2 O và Al C. N 2 O và Fe. D. NO 2 và Al. Câu 39-ĐHA-09: Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít H 2 (ở đktc). Thể tích khí O 2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là A. 3,92 lít. B. 1,68 lít C. 2,80 lít D. 4,48 lít Câu 40-ĐHB-09: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H 2 SO 4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH) 2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là A. hỗn hợp gồm Al 2 O 3 và Fe 2 O 3 . B. hỗn hợp gồm BaSO 4 và FeO. C. hỗn hợp gồm BaSO 4 và Fe 2 O 3 . D. Fe 2 O 3 . Câu 41-ĐHB-09: Điện phân nóng chảy Al 2 O 3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m 3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 54,0 B. 75,6 C. 67,5 D. 108,0 Câu 42-ĐHB-09: Hoà tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO 2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH 3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là A. 21,95% và 0,78 B. 78,05% và 0,78 C. 78,05% và 2,25 D. 21,95% và 2,25 Một số bài tự luận: Câu I: (ĐH A-02) Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al 2 O 3 . Hòa tan A trong lượng dư nước, được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO 2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần còn lại chất rắn G. Hòa tan hết G trong lượng dư dung dịch H 2 SO 4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO 4 . Viết các phương trình phản ứng xảy ra . Câu 2. (Bài 246 – GT HH 12) VPTPƯ của nhôm khi tác dụng với các chất trong các TN sau: a, + dung dịch HNO 3 tạo khí không màu, hóa nâu ngoài không khí. b, + dung dịch HNO 3 khí màu nâu. c, + dung dịch HNO 3 , thấy kim loại tan hết nhưng khong có hiện tượng gì. d, + dung dịch HNO 3 tạo khí không màu, không mùi, không hóa nâu ngoài không khí, hơi nhẹ hơn không khí. e, + dung dịch hỗn hợp NaNO 3 và NaOH thấy thoát ra hỗn hợp khí có tỷ khối so với H 2 = 4; mùi khai Câu 3. ĐH QG Hà Nội 98 Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng được dung dịch A1, khí A2. Thêm NH 4 Cl vào A1, lại đun nóng, thấy tạo thành kết tủa A3 và có khí A4 giải phóng ra. Chỉ ra A1, A2, A3, A4 là gì ? Viết các quá trình phản ứng mô tả các quá trình hoá học trên. Câu 4 - ĐH - A-05: Hỗn hợp bột E 1 gồm Fe và kim loại R có hóa trị không đổi. Trộn đều và chia 22,59 gam hỗn hợp E 1 thành 3 phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 bằng dung dịch HCl thu được 3,696 lít khí H 2 . Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 loãng, thu được 3,36 lít khí NO ( là sản phẩm khử duy nhất). 1, Viết các PTPƯ hoá học xảy ra và xác định kim loại R. Các khí đo ở đktc. 2, Cho phần 3 vào 100 ml dung dịch Cu(NO 3 ) 2 , lắc kỹ để Cu(NO 3 ) 2 phản ứng hết, thu được chất rắn E 2 có khối lượng 9,76 gam. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra và tính C M của dung dịch Cu(NO 3 ) 2 . Câu 5. Hòa tan 13,90gam hỗn hợp A gồm Al, Cu, Mg bằng Vml dung dịch HNO 3 có nồng độ 5M vừa đủ giải phóng ra 200,16 lít khí NO 2 duy nhất (đktc) và dung dịch B. Thêm dung dịch NaOh dư vào B, lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao được chất rắn D, dẫn một luồng H 2 dư đi qua D thu được 14,40 gam chất rắn E. 1. Viết các phản ứng xảy ra. Tính tổng số gam muối tạo thành trong B. 2. Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong A. 3. Tính Vml. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 6. (ĐH-B-05): Hòa tan hoàn toàn 1,62 gam Al trong 280 ml dung dịch HNO 3 1M được dung dịch Avà khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác, cho 7,35 gam hai kim loại kiềm thuộc hai chu kỳ liên tiếp vào 500ml dung dịch HCl, được dung dịch B và 2,8 lít khí H 2 (đktc). Khi trộn dung dịch A vào dung dịch B thấy tạo thành 1,56 gam kết tủa. 1, Xác định tên hai kim loại kiềm. 2, Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. Câu 7 (ĐH-A-06) Cho hỗn hợp G ở dạng bột gồm Al, Fe, Cu. Hòa tan 23,4 gam G bằng một lượng dư dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng, thu được 15,12 lít khí SO 2 . Cho 23,4 gam G vào bình A chứa 850 ml dung dịch H 2 SO 4 1M (loãng) dư, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được khí B. Dẫn từ từ toàn bộ lượng khí B vào ống chứa bột CuO dư nung nóng, thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 7,2 gam so với ban đầu. 1) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp G. 2) Cho dung dịch chứa m gam muối NaNO 3 vào bình A sau phản ứng giữa G với dung dịch H 2 SO 4 loãng ở trên, thấy thoát ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị nhỏ nhất của m để V là lớn nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 8. ĐH BKHN-2000: Một hỗn hợp A gồm Ba và Al. Cho 2m gam A tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được 20,832 lít khí. (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích đo ở đktc) a, Tính khối lượng từng kim loại trong m gam A. b, Cho 50ml dung dịch HCl vào dung dịch B. Sau khi phản ứng xong, thu được 0,78 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol/lít của dung dịch HCl. Bài 9: .(ĐH - B - 02) Cho hỗn hợp A có khối lượng m gam gồm bột Al và sắt oxit FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp A trong điều kiện không có không khí, được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ, trộn đều B rồi chia thành hai phần. Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hoà tan hết trong dung dịch HNO 3 đun nóng, được dung dịch C và 3,696 lít khí NO duy nhất (đktc). Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thấy giải phóng 0,336 lít khí H 2 (đktc) và còn lại 2,52 gam chất rắn. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Xác định công thức sắt oxit và tính m. Bài 10: (ĐH-B-03). Hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Fe, Ba. Chia X thành 3 phần bằng nhau: • Phần I tác dụng với nước (dư), thu được 0,896 lít H 2 . 1 • Phần II tác dụng với 50 ml ddịch NaOH 1M (dư), thu được 1,568 lít H 2 . 2 • Phần III tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,24 lít H 2 . 3 (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở ktc). 1 1. Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp X. 2 2. Sau phản ứng ở phần II, lọc, được dung dịch Y. Tính thể tích dung dịch HCl 1M cần thêm vào dung dịch Y để: 1 a) Thu được lượng kết tủa nhiều nhất. b) Thu được 1,56 g kết tủa. Bài 11. Lắc 0,81 gam bột nhôm trong 200 ml dung dịch chứa AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 một thời gian, thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được 100,8 ml khí (đktc) và còn lại 6,012 gam hỗn hợp 2 kim loại. Cho B tác dụng với NaOH dư, được kết tủa, nung đến khối lượng không đổi, được 1,8 gam một oxit. Tính nồng độ của AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 trong dung dịch đầu. ĐS: C M của AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 là: 0,225M và 0,19M. ĐH BKHN 1999 Câu 12. ĐH Huế 2000 Cho 4.15 gam hỗn hợp gồm Fe và Al ở dạng bột vào 200ml dung dịch CuSO 4 0,525M. Khuấy kĩ hỗn hợp để các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 7,84 gam chất rắn (A) gồm hai kim loại và hai dung dịch (B). 1. để hòa tan hoàn toàn chất rắn (A), Cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dung dịch NHO 3 2M ? Biết rằng các phản ứng khí NO duy nhất. 2. Thêm dung dịch (C) gồm Ba(OH) 0,05 và NaOH 0,1M vào dung dịch B. Hãy tính thể tích dung dịch (C) cần vào cho vào (B) dưới dạng hiđroxit. Sau phản ứng, lọc lấy kết tủa, rửa sạch nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m? Câu 14. ĐH GTVT 2000 Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al và sắt oxi Fe X O Y thu được hỗn chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch C, phần không tan D và 0,672 lít khí H 2 . Cho từ từ dụng dịch HCl vào dung dịch C đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất rồi lọclấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi được 5,1gam chất rắn. Phần không tan D cho tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng.Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO 2 . Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, hiệu suất phản ứng bằng 100%. 1. Xác định công thức phân tử của sắt oxi và tính m. 2. Nếu cho 200ml dung dịch HCl 1M tác dụng với dung dịch C đến khi phản ứng kết thúc thu được 6,24 gam kết tủa thì số gam NaOH có trong dung dịch NaOH lúc đầu được bao nhiêu ? Bài 15. Cho 3,58 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe và Cu vào 200 ml dung dịch Cu(NO 3 ) 2 0,5M, đến khi phản ứng kết thúc được dung dịch A và chất rắn B. Nung B trong không khí ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn đuợc 6,4 gam chất rắn. Cho A tác dụng với dung dịch amoniac dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 2,62 gam chât rắn D. 1. Tính phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X. 2. Hòa tan hoà toàn 3,58 gam hỗn hợp X vào 250ml dung dịchHNO 3 a mol/lít được dung dịch E và khí NO bay lên. Dung dịch E tác dụng vừa hết với 0,88 gam bột Cu. Tính a ? Câu 12.Đại học Y Thái Bình 1998 Cho 1,39 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe ở dạng bột phản ứng với 500 ml CuSO 4 0,05M. Khuấy kỹ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 2,16 gam chất rắn B gồm 2 kim loại và dung dịch C. 1, Cần bao nhiêu ml dung dịch HNO 3 0,1M để hòa tan hết chất rắn B, biết rằng các phản ứng chỉ giải phóng khí NO duy nhất. 2, Điện phân dung dịch C ( điện cực trơ) với cường độ dòng 1A, thời gian 32phút 10 giây. Tính khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot. Biết H = 100%. . kiềm. D. Vật bằng nhôm bền trong không khí vì nhôm có tác dụng với oxi nhưng lớp Al 2 O 3 sinh ra rất mỏng nhưng bền, chắc bảo vệ lớp nhôm bên trong. Câu 7: Tách riêng kim loại nhôm ra khỏi hỗn. xuất nhôm trong công nghiệp, ta dùng cách nào sau đây: A. Dùng kim loại natri đẩy nhôm ra khỏi oxit nhôm ở nhiệt độ cao, hoặc dùng CO khử Al 2 O 3 ở nhiệt độ cao. B. Dùng kim loại magie đẩy nhôm. ÔN LUYỆN NHÔM Một số bài trắc nghiệm Câu 1: Dãy các chất nào sau đây đều có tính lưỡng tính: A. Al(OH) 3 ; B. Zn(OH) 2 C. Be(OH) 2 D. A, B, C đúng Câu 2: Phèn nhôm: Al 2 (SO 4 ) 3