Tục bóchâncủaphụnữTrung Hoa Những chiếc giày bé tí bằng lụa, với nhiều màu sắc rực rỡ, làm say lòng người, song đôi khi cũng khiến người ta lo ngại. Bởi vì những hình dáng kỳ thú và kích cỡ của chúng - không tới 8cm-dường như thích hợp cho đôi bàn châncủa búp bê hơn là cho phụnữTrungHoa mang vào chân trong thực tế. Thế nhưng đó là sự thật nghiệt ngã. Xuất phát từ tập tụcbóchân đã có từ hàng ngàn năm qua, nó là bằng chứng cho cổ tục quái dị của đế chế TrungHoa cổ xưa. Truyền thuyết kể rằng, cách đây khoảng hơn ba nghìn năm, Trụ Vương đã cưới nàng công chúa Đắc Kỷ đẹp nhất thế gian. Nhưng nàng cũng là người gian ác nhất trên đời: đó là một con cáo thành tinh, hóa thành mỹ nhân được ma quỷ phái đến để phá hoại đất nước Trung Hoa. Thân thể nàng chỗ nào cũng đẹp một cách hoàn mỹ, nhưng duy chỉ có đôi chân là của con cáo. Và để che đậy đôi bàn chân hồ ly đó, Đắc Kỷ đã phải dùng dải băng lụa dài để bó chúng lại. Họa sĩ Frédéric Pineau giải thích: "Loại truyền thuyết như thế thì nhiều lắm và trong nền văn hóaTrungHoa người ta thường khó mà phân biệt được đâu là huyền thoại, đâu là thực tế. Nhưng, người ta biết rằng tập tụcbóchân ở phụ nữ đã có từ rất sớm, khoảng thiên kỷ đầu tiên. Người ái thiếp của một ông vua chư hầu lúc ấy là một vũ nữ quyến rũ có đôi chânbó trong đôi giày giống như các vũ công múa ba lê của phương Tây. Nhiều quý bà trong triều đình cũng bắt đầu bắt chước bóchân để có được dáng đi lảo đảo và ẻo lả". Cho đến giai đoạn thống trị của người Mãn Châu, vào 1644, tụcbóchân chỉ được thực hiện trong tầng lớp quý tộc và vương giả. Sau đó các tầng lớp khác trong xã hội cũng bắt chước theo. 90% bé gái TrungHoa ngày xưa, khoảng 5 hay 6 tuổi, đều phải đau khổ vì tụcbóchân này. Sự tăng trưởng của đôi bàn chân đã phải ngưng lại để cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng 7,5cm: đó là đôi bàn chân bông sen vàng! đôi giày bé tí sẽ được làm tại nhà và hôm trước ngày bóchân lần đầu tiên, người mẹ của bé gái sẽ đặt đôi giày đầu tiên lên bàn thờ tử thần của lòng khoan dung. Các bà mẹ phải tiến hành tụcbóchân cho con gái họ vì lo lắng cho tương lai của con họ. ở TrungHoa thời xưa, phụnữ phải phục tùng uy quyền của người cha, sau đó đến người chồng và nếu chồng qua đời sớm phải nghe theo người con trai. Cho nên cô gái TrungHoa sẽ hạnh phúc nếu tìm được người chồng tốt. Hãy nghe lời kể của một nhà truyền giáo phương Tây vào thế kỷ 19: "Cô gái có đôi bàn chân bé khoảng 7cm, thậm chí thật gớm ghiếc, sẽ có nhiều cơ may lấy chồng hơn một thiếu nữ có đôi bàn chân bình thường". Người phụnữ có "gót sen vàng" được đánh giá là thượng lưu(!), có thể đạt tới một địa vị xã hội cao quý. Còn hơn cả mọi phần khác của thân thể phụ nữ, cảm hứng tình dục củaTrungHoa cổ dành phần ưu ái cho đôi bàn chân, hay đúng hơn là cho bề ngoài của chúng. Thế nhưng yêu bàn chân trần của một phụnữ bị coi là một sự đồi bại. Cách đây 7 thế kỷ, triết gia Fang Xun đã nhắc nhở những người chồng: "Nếu anh cởi bỏ đôi giày và dải băng bóchân ra, cảm xúc thẩm mỹ sẽ bị phá đổ mãi mãi". Những đôi giày bông sen vàng vô cùng phong phú. Chúng được làm bằng lụa đỏ, màu của ngày hôn lễ và bên trong giày thường được trang trí cảnh ái ân mà người vợ trẻ sẽ đón nhận trên chiếc giường trong đêm tân hôn. Từ trước đó, cô dâu phải thêu những đôi giày bông sen vàng cho mẹ chồng. Về mặt cá nhân, cô dâu phải có ít nhất 4 đôi giày như thế. Con số lý tưởng là 16 đôi, tức mỗi mùa dùng 4 đôi. Cũng theo quy định, trong thời gian tang chế kéo dài 5 giai đoạn trong 27 tháng, lụa và màu đỏ được thay bằng vải trắng và các màu sậm. Sau Cách mạng Trung Quốc, vào 1949, tụcbóchân đã giảm bớt do ảnh hưởng của phương Tây và sau đó mất hẳn. Họa sĩ Frédéric Pineau cho biết: "Bây giờ những phụnữ bó châncủaTrung Quốc chỉ còn có những đôi giày bé tí có dây buộc thật nhạt nhẽo buồn tẻ do các cửa hàng nhà nước cung cấp mà thôi". Những đôi giày bông sen vàng ngày nay là những cổ vật bảo tàng mà những bà cụ Trung Quốc nhập cư ở phương tây không chịu từ bỏ. Beverley Jackson, tác giả của một trong những cuốn sách hiếm hoi về đề tài này, đã nhìn thấy những chiếc giày bé tí này và đã lặng lẽ ngấm nghía những chứng tích của một thời tuổi trẻ và vẻ đẹp của phụnữTrung Hoa xưa. (Nguồn: Kiến thức ngày nay 6311) . Sau Cách mạng Trung Quốc, vào 1949, tục bó chân đã giảm bớt do ảnh hưởng của phương Tây và sau đó mất hẳn. Họa sĩ Frédéric Pineau cho biết: "Bây giờ những phụ nữ bó chân của Trung Quốc chỉ. của chúng - không tới 8cm-dường như thích hợp cho đôi bàn chân của búp bê hơn là cho phụ nữ Trung Hoa mang vào chân trong thực tế. Thế nhưng đó là sự thật nghiệt ngã. Xuất phát từ tập tục bó. ngày bó chân lần đầu tiên, người mẹ của bé gái sẽ đặt đôi giày đầu tiên lên bàn thờ tử thần của lòng khoan dung. Các bà mẹ phải tiến hành tục bó chân cho con gái họ vì lo lắng cho tương lai của