TRƯỜNG THPT LÊ XOAY ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: phút; (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 109 Họ, tên học sinh: lớp……… Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, đồng đẳng liên tiếp thì thu được 70,4 gam CO 2 và 39,6 gam nước. CTPt của hai ancol là A. C 3 H 7 OH và C 4 H 9 OH. B. CH 3 OH và C 2 H 5 OH. C. C 4 H 9 OH và C 5 H 11 OH. D. C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH. Câu 2: Cho sơ đồ sau: C 2 H 6 →C 2 H 4 → C 2 H 5 Cl→ C 2 H 4 →C 2 H 5 OH → C 2 H 5 ONa Số phản ứng tách, phản ứng thế và phản ứng cộng khi thực hiện các phản ứng theo sơ đồ trên là A. 1, 2, 2. B. 1, 1, 3. C. 2, 2, 1. D. 2, 1, 2. Câu 3: Cho hợp chất A có công thức C 3 H 5 Br 3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, tạo thành hợp chất B là tạp chức của ancol bậc 2 và andehit. CTCT của A là A. CH 3 -CHBr-CHBr 2 . B. CH 3 -CBr 2 -CH 2 Br. C. CH 2 Br-CH 2 -CHBr 2 . D. CH 3 -CH 2 -CBr 3 . Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt. B. Ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh. C. Nhở dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiên màu xanh. D. Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng gương. Câu 5: Có tối đa bao nhiêu polime được tạo thành từ các ancol bậc 2 có mạch cacbon phân nhánh có cùng CTPT C 6 H 14 O? A. 6. B. 8. C. 9. D. 7. Câu 6: Khối lượng của NaOH cần để trung hòa 2 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7 là: A. 10 mg B. 20 mg C. 40 mg D. 30 mg. Câu 7: Chất 3-MCPD (3-monoclopropandiol) thường lẫn trong nước tương và có thể gây ra bệnh ung thư. Chất này có CTCT là A. CH 3 -C(OH) 2 -CH 2 Cl. B. HO-CH 2 -CH(OH)-CH 2 -Cl. C. CH 3 -CH(Cl)-CH(OH) 2 . D. HO-CH 2 -CH(Cl)-CH 2 -OH. Câu 8: Khi oxi hóa một anken bằng dung dịch KMnO 4 trong môi trường axit thì thu được hai sản phẩm là CH 3 COOH và CH 3 COCH 3 . CTCT của anken là A. CH 2 =C(CH 3 )CH 2 -CH 3 . B. CH 3 CH=CH-CH 2 -CH 3 . C. CH 3 CH=C(CH 3 ) 2 . D. CH 2 =CH-C(CH 3 ) 2 . Câu 9: Hỗn hợp X gồm etilen và hidro có tỉ khối so với hidro bằng 4,25. Dẫn X qua bột Ni nung nóng (hiệu suất 75%), thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so vơi hidro là A. 5,23. B. 10,46. C. 2,71. D. 1,35. Câu 10: Xà phòng hóa hoàn toàn 21,8 gam chất hữucơ X ba chức (chứa C, H, O), thì cần 300 ml dung dịch NaOH 1 M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 24,6 gam muối khan. CTPT của X là A. C 3 H 5 (COOC 2 H 5 ) 3 . B. (C 3 H 7 COO) 3 C 3 H 5 . C. (CH 3 COO) 3 C 3 H 5 . D. (HCOO) 3 C 3 H 5 . Câu 11: Este X không no đơn chức, mạch hở, có tỉ khối so với oxi bằng 3,125, khi X tham gia phản ứng xà phòng hóa thì tạo ra một andehit và một muối của axit hữu cơ. Số CTCT phù hợp với X là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 12: Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một xicloankan có tỉ khối so vơi hidro là 26. Đốt cháy hoàn toàn 1,56 gam X thì thu được 4,84 gam CO 2 . CTPT của ankan và xicloankan lần lượt là A. C 3 H 8 và C 4 H 8 . B. C 4 H 10 và C 3 H 6 . C. C 3 H 8 và C 5 H 10 . D. C 4 H 10 và C 5 H 10. Câu 13: Cho chuỗi biến hóa sau: Trang 1/4 - Mã đề thi 109 C 2 H 2 + H 2 → X, X + Y → Z, Z → T + H 2 , T → polistiren. Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng? A. X là C 2 H 4 . B. Y là C 6 H 6 . C. Z là C 6 H 5 -CHCl-CH 3 . D. T là stiren. Câu 14: Khi cho các chất axit axetic, etylenglicol, glixerol và glucozo lần lượt tác dụng với Cu(OH) 2 thì chất hòa tan Cu(OH) 2 tạo dung dịch có màu xanh nhạt là A. axit axetic. B. glucozo. C. glixerol. D. etylenglicol. Câu 15: Cho 100 ml dung dịch ancol etylic 64 0 tác dụng hết với Na dư, thu được V lít khí H 2 (đktc), khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml. Giá trị của V là A. 41,878 lít. B. 34,866 lít. C. 22,4 lít. D. 12,466 lít. Câu 16: Chất A là một ankan ở thể khí. Đốt cháy hoàn toàn 1,2 lít A cần dùng 6,0 lít oxi (đo ở cùng điều kiện). Cho A tác dụng với clo chiếu sáng thì thu được bao nhiêu dẫn xuất monoclo? A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 17: Hidrocacbon A có 8 nguyên tử cacbon trong phân tử. Cứ 1 mol A phản ứng được tối đa 4 mol hidro, nhưng 1 mol A chỉ phản ứng được với 1 mol Br 2 . CTPT của A là A. C 8 H 6 . B. C 8 H 8 . C. C 8 H 10 . D. C 8 H 12 . Câu 18: Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp benzen, anilin, phenol người ta chỉ cần dùng các hóa chất là A. dung dịch NaOH, dung dịch NaCl, khí CO 2 . B. dung dịch brom, dung dịch NaOH, khí CO 2 . C. dung dịch brom, dung dịch HCl, khí CO 2 . D. dung dịch NaOH, dung dịch HCl, khí CO 2 . Câu 19: Cho các axit sau: CH 3 COOH (1), F-CH 2 COOH (2), Br-CH 2 COOH (3), Cl 2 -CHCOOH (4), Cl-CH 2 COOH (5). Thứ tự tăng dần tính axi là A. 1<2<5<3<4. B. 4<2<5<3<1. C. 1<3<5<2<4. D. 1<3<5<4<2. Câu 20: Một hợp chất hữucơ mạch thẳng, có CTPT là C 3 H 10 O 2 N 2 , tác dụng với kiềm tạo thành NH 3 , tác dụng với axit thì tạo thành muối amin bậc 1. CTCT của hợp chất là A. H 2 N-CH 2 -CH 2 -COONH 4 . B. H 2 N-CH 2 -COOCH 2 NH 2 . C. CH 3 -NH-CH 2 COONH 4 . D. (CH 3 ) 2 N-COONH 4 . Câu 21: Thành phần của chất sát trùng hữucơ DDT gồm 47,43% cacbon, 50,01% clo, còn lại là hidro. CTPT của DDT là A. C 12 H 13 Cl 3 . B. C 14 H 9 Cl 5 . C. C 19 H 15 Cl 5 . D. C 10 H 11 Cl 5 Câu 22: Trong một bình kín chưa hidrocacbon X và hidro. Nung nóng bình tới phản ứng hoàn toàn thu được ankan Y duy nhất. Ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất trong bình trược khi nung gấp 3 lần áp suất trong bình sau khi nung. Đốt cháy 1 lượng Y thì thu được 8,8 gam CO 2 và 5,4 gam H 2 O. CTPT của X là A. C 4 H 6 . B. C 2 H 4 . C. C 3 H 4 . D. C 2 H 2 . Câu 23: Hỗn hợp X gồm C 2 H 6 và C 2 H 4 . Đốt cháy hết X thu được a gam CO 2 và b gam nước. Tỉ số T= b/a có giá trị trong khoảng nào? A. 1,0<T<1,5. B. 1,5<T<2,0. C. T>2,0. D. 0,5<T<1,0. Câu 24: Dung dịch AgNO 3 /NH 3 không làm sạch được khí nào sau đây? A. but-2-in có lẫn axetilen. B. etilen có lẫm but-1-in. C. propen có lẫn propin. D. but-1-in có lẫn propin. Câu 25: Oximen là hidrocacbon mạch hở có trong tinh dầu húng quế, CTPT là C 10 H 16 . Khi hidro hóa oximen, thu được hidrocacbon có CTPT là C 10 H 22. Vậy trong phân tử oximen có A. 4 liên kết л. B. 1 liên kết л. C. 3 liên kết л. D. 2 liên kết л. Câu 26: Đun nóng m1 gam ancol no, đơn chức mạch hở A với H 2 SO 4 đặc ở nhiệt độ thích hợp, thu được m2 gam chất hữucơ B. Tỉ khối của B so với A bằng 1,4375. Hiệu suất phản ứng là 100%. CTPT của A là A. C 3 H 7 OH. B. C 2 H 5 OH. C. CH 3 OH. D. C 4 H 9 OH. Câu 27: Cho các chất sau: etanol, propan-2-ol, pentan-3-ol và 3,3-đimetylbutan-2-ol. Số chất khi tách nước (H 2 SO 4 xúc tác) thu được 1 anken duy nhất là A. 1, 2, 4. B. 1, 2, 3. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 2. Trang 2/4 - Mã đề thi 109 Câu 28: Nung nóng hỗn hợp gồm axetilen và hidro (xúc tác Ni). Sau một thời gian đưa về nhiệt độ ban đầu. Hỗn hợp khí sau phản ứng được chia thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 thì thu được 1,2 gam kết tủa vàng. Phần 2 cho qua bình đựng brom dư, thấy khối lượng bình tăng lên 0,41 gam. Khối lượng axetilen chưa phản ứng là A. 0,27 gam. B. 0,13 gam. C. 0,52 gam. D. 0,26 gam. Câu 29: Để đốt cháy một hidrocacbon X cần 7,68 gam oxi. Cho sản phẩm cháy lần lượt qua hai bình: bình 1 đựng H 2 SO 4 đặc, bình 2 đựng Ca(OH) 2 dư. Khối lượng bình 1 tăng 4,32 gam, bình 2 có m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 12 gam. B. 6 gam. C. 24 gam. D. 36 gam. Câu 30: Hidrocacbon X là đồng đẳng của benzen có công thức thực nghiệm là (C 3 H 4 ) n . CTPT của X là A. C 9 H 12 . B. C 12 H 16 . C. C 15 H 20 . D. C 12 H 16 hoặc C 15 H 20 . Câu 31: Người ta điều chế anilin từ 624 kg benzen với hiệu suất cả quá trình bằng 78%. Khối lượng anilin thu được là A. 580,32 kg. B. 870,48 kg. C. 744 kg. D. 725,4 kg. Câu 32: Để phân biệt các chất etanol, propenol, etylenglicol và phenol có thể dùng A. NaOH và Cu(OH) 2 . B. nước brom và NaOH. C. nước brom và Cu(OH) 2 . D. KMnO 4 và Cu(OH) 2 . Câu 33: Hoà tan 26,8g hỗn hợp hai axit cacboxylic no đơn chức vào nước. Chia dung dịch thành 2 phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất hoàn toàn vào dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư thu được 21,6g bạc kim loại. Phần thứ hai được trung hoà hoàn toàn bởi 200ml dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử hai axit cacboxylic là: A. HCOOH và C 3 H 7 COOH. B. HCOOH và CH 3 COOH. C. HCOOH và C 2 H 5 COOH. D. HCOOH và C 2 H 3 COOH. Câu 34: Cho 12,9 gam este E có CTPT C 4 H 6 O 2 vào 150 ml dung dịch NaOH 1,25 M, cô cạn tới khô thì thu được 13,8 gam chất rắn khan. Tên gọi của E là A. alyl axetat. B. metyl acrylat. C. etyl acrylat. D. vinyl axetat. Câu 35: Cho các polime sau đây: tơ tằm, sợi bông, tơ enang, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat. Số loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozo là A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 36: Hợp chất thơm A có CTPT C 8 H 8 O 2 . Khi cho A phản ứng với NaOH thì thu được hai muối. Có bao nhiêu CTCT phù hợp với A? A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 37: Cho tất cả các đồng phân đơn chức mạch hở, có cùng CTPT C 2 H 4 O 2 lần lượt tác dụng với Na, NaOH và NaHCO 3 . Số phản ứng xảy ra là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 38: Khối lượng phân tử của PVC là 400000. Số nguyên tử clo có trong 1 phân tử PVC là A. 6400. B. 3200. C. 4800. D. 7200. Câu 39: Khi đun hỗn hợp axit oxalic với hai ancol là metanol và etanol (có H 2 SO 4 đặc xúc tác) thì số este tối đa thu được là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 40: Để điều chế 11,35 tấn TNT thì khối lượng benzen cần lấy là (hiệu suất cả quá trình là 80%) A. 7,315 tấn. B. 14,625 tấn. C. 9,75 tấn. D. 4,875 tấn. Câu 41: Hợp chất CH 2 =C(CH) 3 -CH 2 -CH(CH 3 )-CH 3 có tên gọi quốc tế là A. 2,4,4-trimetylbut-1-en. B. 2,4-đimetylpent-1-en. C. 2-metylhex-1-en. D. 2,4-đimetylpent-4-en. Câu 42: Hiện tượng nào sau đây không đúng? A. Lòng trắng trứng gặp HNO 3 tạo thành hợp chất có màu vàng. B. Lòng trắng trứng gặp Cu(OH) 2 tạo thành hợp chất có màu tím. C. Protein đều dễ tan trong nước tạo thành dung dịch keo. Trang 3/4 - Mã đề thi 109 D. Lớp váng nổi lên khi nấu thịt cá là hiện tượng đông tụ protein. Câu 43: Tính khối lượng axit axetic thu được khi lên men 100 lít ancol etylic 8 0 (H=100%, khối lượng riêng ancol etylic bằng 0,8 g/ml)? A. 6678,3 gam. B. 8347,8 gam. C. 6778,3 gam. D. 8437,8 gam. Câu 44: Chất X có CTPT là C 4 H 10 O. Khi oxi hóa X bằng CuO thì thu được chất hữucơ Y có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Mặt khác khi cho anken tạo ra từ X hợp nước (xúc tác H + ) thì cho một ancol bậc 1 và một ancol bậc 3. X có tên là A. ancol butylic. B. ancol tert-butylic. C. ancol isobutylic. D. ancol sec-butylic. Câu 45: Cho α-amino axit mạch thẳng Z có công thức H 2 N-R-(COOH) 2 phản ứng hết với 0,1 mol NaOH tạo thành 9,55 gam muối. Z là A. Axit 2-aminopropandioic. B. Axit 2-aminopentandioic. C. Axit 2-aminobutandioic. D. Axit 2-aminohexandioic. Câu 46: Thủy phân hoàn toàn m gam gạo (chứa 80% tinh bột), lấy toàn bộ dung dịch thu được thực hiện phản ứng tráng gương thì thu được 5,4 gam bạc kim loại. Hiệu suất quá trình thủy phân là 50%. Giá trị của m là A. 13,5 gam. B. 20,25 gam. C. 12,15 gam. D. 10,125 gam. Câu 47: Cho sơ đồ: gỗ → C 6 H 12 O 6 → C 2 H 5 OH →C 4 H 6 → cao su buna. Hiệu suất các quá trình lần lượt là 35%, 80%, 60% và 80%. Khối lượng gỗ cần để sản xuất 1 tấn cao su là A. 44,64 tấn. B. 24,8 tấn. C. 12,4 tấn. D. 22,32 tấn. Câu 48: Dung dịch RCOOH 0,2 M có pH=3. Hằng số K a của axit đó là A. 1,7 x 10 -4 . B. 5,0 x 10 -6 . C. 2,0 x 10 -5 . D. 5,5 x 10 -5 . Câu 49: Hidro hóa 3 gam hốn hợp Y gồm hai andehit no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 3,16 gam hỗn hợp hai ancol. CTPT của hai andehit là A. HCHO và CH 3 CHO. B. CH 3 CHO và C 2 H 5 CHO. C. C 2 H 5 CHO và C 3 H 7 CHO. D. C 3 H 7 CHO và C 4 H 9 CHO. Câu 50: Oxi hóa 1,2 gam andehit fomic, sau một thời gian thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng với AgNO 3 /NH 3 thì thu được 10,8 gam Ag. Hiệu suất phản ứng oxi hóa andehit fomic là A. 70%. B. 65%. C. 75%. D. 60%. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 109 . 1M. Công thức phân tử hai axit cacboxylic là: A. HCOOH và C 3 H 7 COOH. B. HCOOH và CH 3 COOH. C. HCOOH và C 2 H 5 COOH. D. HCOOH và C 2 H 3 COOH. Câu 34: Cho 12,9 gam este E có CTPT C 4 H 6 O 2 . ancol bậc 1 và một ancol bậc 3. X có tên là A. ancol butylic. B. ancol tert-butylic. C. ancol isobutylic. D. ancol sec-butylic. Câu 45: Cho α-amino axit mạch thẳng Z có công thức H 2 N-R-(COOH) 2 . NaCl, khí CO 2 . B. dung dịch brom, dung dịch NaOH, khí CO 2 . C. dung dịch brom, dung dịch HCl, khí CO 2 . D. dung dịch NaOH, dung dịch HCl, khí CO 2 . Câu 19: Cho các axit sau: CH 3 COOH (1),