Khái niệm, phân loại, đặc điểm tài sản cố định 1.1 Khái niệm TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất từngđơn vị TS có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
BÁO CÁO MÔN HỌC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Đề tài: Nghiên cứu về vấn đề liên quan đến TSCĐ-VCĐ của Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách
Hải Phòng, tháng 12 năm 2020
Trang 2Lời mở đầu
Nền kinh tế nước ta chuyển dần từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế hànghóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chịu sự thách thứccủa nền kinh tế thị trường là sự thách thức lớn của mọi nền kinh tế Sự cạnhtranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất gay gắt bởi vậymột doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững trong nền kinh tế hiện nay tùy vàoquá trình các doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kinh tế tích cực sáng tạo vàcác chỉ tiêu về tiêu thụ, chi phí và lợi nhuận Muốn tồn tại chúng ta đòi hỏicác chủ thể doanh nghiệp phải có bộ máy quản lý sát sao các hoạt động củadoanh nghiệp mình Đặc biệt là việc quản lý và sử dụng hiệu quả Tài sản cốđịnh trong quá trình sản xuất kinh doanh để tối đa hóa lợi ích thu được Trên cơ sở những kiến thức đã học từ nhà trường, em xin được báo cáo về
đề tài: Nghiên cứu về vấn đề liên quan đến TSCĐ-VCĐ của Công ty Cổ phầnCảng Vật Cách
Kết cấu đề tài gồm 4 Chương
Chương I: Lý luận cơ bản về TSCĐ-VCĐ
Chương II: Giới thiệu chung
Chương III: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến TSCĐ-VCĐ của doanhnghiệp
Chương IV: Kết luận và kiến nghị
Trang 3Mục lục
Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TSCĐ – VCĐ 1
I Khái niệm, phân loại, đặc điểm TSCĐ - VCĐ 1
1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm tài sản cố định _11.1 Khái niệm 11.2 Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp 11.3 Đặc điểm _4
2 Khái niệm, đặc điểm vốn cố định 52.1 Khái niệm 52.2 Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định _5
II Nội dung cơ bản về quản trị TSCĐ – VCĐ trong Doanh nghiệp _6
1 Nguyên tắc quản lý tài sản cố định _6
2 Nội dung quản trị vốn cố định. 7
3 Phân cấp quản lý vốn cố định. 9III Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ – VCĐ 10
1 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định _10
2 Hệ số sinh lời tổng tài sản cố định (ROA) 10
3 Suất hao phí của TSCĐ _11
4 Hiệu suất sử dụng vốn cố định _12Chương II: GIỚI THIỆU CHUNG 13
I Giới thiệu về doanh nghiệp 13
1 Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị thực tập. 13
2 Chức năng, nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. 142.1 Chức năng: 142.2 Nhiệm vụ của Cảng Vật Cách: _14
II Giới thiệu về cấu trúc bộ máy quản trị tài chính của doanh nghiệp _14
1 Sơ đồ cơ cấu, tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 16
2 Chức năng, nhiệm vụ bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 17Chương III: NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TSCĐ – VCĐ CỦA DOANH NGHIỆP _19
Trang 4I Nghiên cứu cơ cấu TSCĐ – VCĐ của doanh nghiệp 19
II Tìm hiểu cách thức quản lý TSCĐ – VCĐ của doanh nghiệp 20III Nghiên cứu tình hình tăng giảm TSCĐ – VCĐ của doanh nghiệp _21
IV Nghiên cứu tình hình khấu hao TSCĐ – VCĐ của doanh nghiệp _26
V Đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ – VCĐ của doanh nghiệp 30Chương IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ _33
I Kết luận 33
II Kiến nghị _33
Trang 6Danh mục bảng biểu, hình vẽ, đồ thị
Bảng 1: Cơ cấu Tài sản cố định theo mục đích sử dụng 21
Bảng 2: Cơ cấu Tài sản cố định theo tình hình SXKD 22
Bảng 3:Tình hình khấu hao tài sản cố định 27
Bảng 4: Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ 30
Biểu đồ 1: Tỷ trọng TSCĐ theo mục đích sử dụng 23
Biểu đồ 2: Tỷ trọng TSCĐ theo quá trình tham gia SXKD 23
Trang 7Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TSCĐ – VCĐ
I Khái niệm, phân loại, đặc điểm TSCĐ - VCĐ
1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm tài sản cố định
1.1 Khái niệm
TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từngđơn vị TS có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận TS liênkết với nhau để thực hiện một số chức năng nhất định) tham gia vào nhiềuchu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhàcửa, vật kiến trúc, máy móc, phương tiện vận tải… và thỏa mãn các tiêuchuẩn của TSCĐ hữu hình:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TS đó.+ Nguyên giá TS phải được xác định một cách đáng tin cậy
+ Thời gian sử dụng ước tính lâu dài
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
1.2 Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp
Phân loại tài sản cố định (TSCĐ) là việc phân chia toàn bộ TSCĐ trongdoanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho yêu cầu quản
lý của doanh nghiệp Phân loại TSCĐ giúp doanh nghiệp áp dụng các phươngpháp thích hợp trong quản trị từng loại TSCĐ, từ đó nâng cao hiệu quả quảntrị TSCĐ Có nhiều cách khác nhau để phân loại TSCĐ dựa vào các chỉ tiêukhác nhau
1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện
Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2 loại:TSCĐ hữu hình là những tài sản được biểu hiện bằng những hình thái hiệnvật cụ thể như nhà cửa, máy móc thiết bị…
TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện 1 lượnggiá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh
Trang 8doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đầu tư
và phát triển, bằng sáng chế phát minh, nhãn hiệu thương mại…
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư củadoanh nghiệp vào TSCĐ hữu hình và vô hình, từ đó lựa chọn các quyết địnhđầu tư đúng đắn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp và có hiệuquả nhất
1.2.2 Phân loại theo công dụng kinh tế
Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2 loại:TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh là những TSCĐ hữu hình và vô hìnhtrực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Baogồm: nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị truyền dẫn, máy móc thiết bị sản xuất,phương tiện vận tải; những TSCĐ không có hình thái vật chất khác…
TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ dùng cho phúc lợicông cộng, không mang tính chất sản xuất kinh doanh Bao gồm: nhà cửa,phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, nhà ở và các côngtrình phúc lợi tập thể…
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu TSCĐ và vai trò,tác dụng của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ và tính toán khấu haochính xác
1.2.3 Phân loại theo tình hình sử dụng
Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:TSCĐ đang sử dụng là những TSCĐ đang sử dụng cho các hoạt động sảnxuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạt độngphúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng
TSCĐ chưa cần dùng là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinhdoanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện tại chưa cần dùng,đang được dự trữ để sử dụng sau này
Trang 9TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý là những TSCĐ không cần thiết haykhông phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần đượcthanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy mức độ sử dụng có hiệu quảcác TSCĐ của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơnnữa hiệu quả sử dụng của chúng
1.2.4 Phân loại theo mục đích sử dụng
Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 3 loạisau đây:
TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: là những TSCĐ vô hình hay TSCĐhữu hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp gồm: quyền sử dụng đất, chi phí thành lập doanh nghiệp, vị trí cửahàng, nhãn hiệu sản phẩm,… nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bịphương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý, vườn câylâu năm, súc vật làm việc và (hoặc) cho sản phẩm, các loại TSCĐ khác chưaliệt kê vào 5 loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật…
TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng
TSCĐ bảo quản hộ, cất giữ cho nhà nước, cho các doanh nghiệp khác.Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu TSCĐ theo mụcđích sử dụng của nó, từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục đích sử dụngsao cho có hiệu quả nhất
1.2.5 Phân loại theo quyền sở hữu
Căn cứ vào tình hình sở hữu có thể chia TSCĐ thành 2 loại:
TSCĐ tự có: TSCĐ là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của chủ doanhnghiệp
TSCĐ đi thuê: TSCĐ là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệpkhác bao gồm:
– TSCĐ thuê hoạt động là những TSCĐ doanh nghiệp thuê về sử dụng trong
1 thời gian nhất định theo hợp đồng, khi kết thúc hợp đồng TSCĐ phải được
Trang 10trả lại bên cho thuê Đối với loại TSCĐ này, doanh nghiệp không tiến hànhtrích khấu hao, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinhdoanh trong kỳ.
– TSCĐ thuê tài chính là những TSCĐ doanh nghiệp thuê công ty tài chính,nếu hợp đồng thuê thỏa mãn ít nhất 1 trong 4 điều kiện sau đây:
+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê hợp đồng, bên thuê được quyền sở hữu tàisản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của 2 bên
+ Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuêtheo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại.+ Thời hạn cho thuê tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấuhao tài sản thuê
+ Tổng số tiền thuê tài sản ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trênthị trường vào thời điểm ký hợp đồng
Đối với loại TSCĐ này, doanh nghiệp phải tiến hành theo dõi, quản lý, sửdụng và trích khấu hao như đối với TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp.Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy kết cấu TSCĐ thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp và TSCĐ thuộc sở hữu của người khác mà khaithác, sử dụng hợp lý TSCĐ của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả đồng vốn.1.2.6 Phân loại theo nguồn hình thành
Căn cứ vào nguồn hình thành có thể chia TSCĐ trong doanh nghiệp thành 2loại:
TSCĐ hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu
TSCĐ hình thành từ các khoản nợ phải trả
Cách phân loại này giúp người quản lý thấy được TSCĐ của doanh nghiệpđược hình thành từ nguồn nào, từ đó có biện pháp theo dõi, quản lý và sửdụng TSCĐ sao cho có hiệu quả nhất
1.3 Đặc điểm
Trang 11TSCĐ được tính theo lượng giá trị của TSCĐ ở thời điểm bắt đầu đưa vào sửdụng Loại giá trị này được gọi là giá trị ban đầu hay nguyên giá.
Đặc điểm quan trọng của TSCĐ là tham gia trực tiếp, gián tiếp vào quá trìnhsản xuất kinh doanh Khi nó bị hao mòn dần vào giá trị hao mòn đó đượcchuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ TSCĐ tham gia vàonhiều chu trình kinh doanh, mặc dù bị hao mòn giá trị nhưng vẫn giữ nguyênhình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ
TSCĐ cũng được phân biệt với đầu tư dài hạn, cho dù cả hai loại này đềuđược duy trì quá một kỳ kế toán Nhưng đầu tư dài hạn không phải được dùngcho hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp Ví dụ như đất đai đượcduy trì để mở rộng sản xuất trong tương lai, được xếp vào loại đầu tư dài hạn.Ngược lại đất đai mà trên đó xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp thì nó lại
là TSCĐ
TSCĐ hữu hình ở doanh nghiệp có nhiều loại, có những loại có hình thái vậtchất cụ thể như nhà cửa, máy móc, thiết bị… Mỗi loại điều có đặc điểm khácnhau, nhưng chúng đều giống nhau ở giá trị ban đầu lớn và thời gian thu hồivốn trên một năm
TSCĐ hữu hình được phân biệt với hàng hóa, ví dụ nếu doanh nghiệp muốnmua máy tính để bán thì đó sẽ là hàng hóa, nhưng nếu doanh nghiệp mua để
sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp thì máy vi tính đó lại là TSCĐ hữuhình
2 Khái niệm, đặc điểm vốn cố định
2.1 Khái niệm
Số vốn tiền tệ đầu tư cho mua sắm, xây dựng hoặc lắp đặt tài sản cố định hữuhình và những chi phí đầu tư cho những tài sản cố định vô hình được gọi làvốn cố định của doanh nghiệp Số vốn này mang tính đầu tư ứng trước vì nếuđược sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại đượcsau khi tiêu thụ hàng hóa hay dịch vụ cảu mình
2.2 Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định
Trang 12Những đặc điểm của tài sản cố định trong quá trình sử dụng có ảnh hưởngquyết định và chi phối đặc điểm luân chuyển của vốn cố định Có thể thấyquá trình luân chuyên của vốn cố định có những đặc điểm sau:
+ Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
+ Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần vào trong các chu kỳ sảnxuất kinh doanh Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cốđịnh được luân chuyển và trở thành một khoản chi phí sản xuất (chi phí khấuhao tài sản cố định) tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định.+ Sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành mộtvòng luân chuyển: Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn cố định được luânchuyển vào giá trị sản phẩm dưới dạng khấu hao được tăng lên, song phầnvốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định (giá trị còn lại của tài sản cố định saukhấu hao) thì lại giảm xuống Khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng, giá trịcủa nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm làm ra của doanh nghiệp thìvốn scố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển
II Nội dung cơ bản về quản trị TSCĐ – VCĐ trong Doanh nghiệp
1 Nguyên tắc quản lý tài sản cố định
Các tài sản cố định trong doanh nghiệp phải có hồ sơ riêng
Hồ sơ riêng của tài sản cố định bao gồm:
Biên bản giao nhận tài sản cố định
Hợp đồng mua bán tài sản cố định
Hóa đơn hợp lệ mua tài sản cố định
Các chứng từ và giấy tờ liên quan khác
Tài sản cố định phải được quản lý theo nguyên giá
Để có thể theo dõi chi tiết các tài sản cố định, đặc biệt trong những doanhnghiệp có quy mô tài sản lớn, các tài sản cố định cần được phân loại, đánh số
Trang 13và có thẻ riêng Hơn nữa, tài sản cũng phải được theo dõi theo từng đối tượng
và được phản ánh trong sổ theo dõi
Các tài sản cố định phải được quản lý theo nguyên giá Số hao mòn lũy kế vàgiá trị còn lại trên số sách kế toán, được thực hiện theo công thức sau:Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ – Số haomòn lũy kế
Đối với những tài sản cố định không dùng đến, đang chờ thanh lý nhưng chưahết khấu hao, yêu cầu doanh nghiệp phải quản lý, theo dõi, bảo quản theo quyđịnh hiện hành Việc trích khấu hao cũng phải được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật
Đối với những tài sản cố định đã được khấu hao hết, nhưng vẫn đang thamgia vào hoạt động sản xuất kinh doanh như các tài sản cố định thông thườngkhác, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện việc quản lý
2 Nội dung quản trị vốn cố định
Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinhdoanh của các doanh nghiệp Điều đó không chỉ ở chỗ vốn cố định thườngchiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ýnghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sửdụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốnchậm và dễ gặp rủi ro
Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản là: khai tháctạo lập vốn, quản lý sử dụng vốn và phân cấp quản lý, sử dụng vốn cố địnhtrong doanh nghiệp
1 Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp
Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các doanh nghiệp có thể dựa vàocác căn cứ sau đây:
- Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao đểđầu tư mua sắm
TSCĐ hiện tại và các năm tiếp theo
Trang 14- Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác.
- Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặcphát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn
- Các dự án đầu TSCĐ tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt
2 Quản lý sử dụng vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tưdài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình) và cáchoạt động kinh doanh thường xuyên sản xuất các sản phẩm hàng hoá, dịchvụ) của doanh nghiệp
Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình tháivật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duy trìthường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó Điều đó có nghĩa là trongquá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mátTSCĐ, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng caonăng lực hoạt động của TSCĐ, không để TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn quyđịnh
Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp cần đánh giá đúngcác nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn được vốn để có biện pháp
xử lý thích hợp Có thể nêu ra một số biện pháp chủ yếu sau đây:
- Phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác tìnhhình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn Điều chỉnh kịpthời giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao,không để mất vốn cố định
Thông thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu:
+ Đánh giá TSCĐ theo giá nguyên thuỷ (nguyên giá)
+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục
+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại
- Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp
Trang 15- Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất.
- Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ
- Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi rotrong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân kháchquan như: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chiphí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước, ngoài biện pháp trên cần thực hiện tốt quichế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định đối với các doanh nghiệp.Đây là một biện pháp cần thiết để tạo căn cứ pháp lý ràng buộc trách nhiệmquản lý vốn giữa các cơ quan nhà nước đại diện cho quyền sở hữu và tráchnhiệm của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả
3 Phân cấp quản lý vốn cố định
Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền:
- Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắchiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mục đích
sử dụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc cóhoàn trả
- Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn kinhdoanh có hiệu quả hơn
- Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê hoạtđộng các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao hiệusuất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê khihết hạn Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấu haotheo chế độ quy định
- Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng củamình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theotrình tự, thủ tục quy định của pháp luật
- Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹthuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của
Trang 16doanh nghiệp có hiệu quả hơn Được quyền thanh lý những TSCĐ đã lạc hậu
mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năng phụchồi
Riêng đối với các TSCĐ quan trọng muốn thanh lý phải được phép của cơquan ra quyết
định thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiềnthuê đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật hiệnhành
III Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ – VCĐ
1 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Định nghĩa
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là chỉ số để đánh giá hiệu quả sử dụng tàisản trong doanh nghiệp Đối với TSCĐ, chỉ số này cho biết mỗi đồng tài sảncủa doanh nghiệp trong một kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và các tàisản được sử dụng bao nhiêu vòng
Công thức tính hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Tổngtài sản bìnhquânDoanh thuthuần
Doanh thu thuần: là phần doanh thu còn lại sau khi lấy doanh thu trừ
đi các khoản giảm trừ doanh thu (thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ, chiếtkhấu,…)
Tổng tài sản bình quân: Trung bình cộng giá trị của tài sản đầu kỳ vàcuối kỳ
Trang 17Định nghĩa
ROA (Return on Assets) có nghĩa là Tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tức tỷ suất
đo lường lợi nhuận so với tổng tài sản sử dụng trong một công ty
Mục đích sử dụng
Chỉ số ROA thường được sử dụng để so sánh hiệu suất sử dụng Tài sản cốđịnh của một doanh nghiệp giữa các giai đoạn khác nhau, hoặc so sánh 2doanh nghiệp có cùng quy mô và ngành nghề kinh doanh
ROA được xem là công cụ hiệu quả để kiểm tra việc chuyển đổi vốn đầu tưthành lợi nhuận
ROA còn được sử dụng để đo lường hiệu quả việc đầu tư tài sản, cũng như làđánh giá năng lực quản lý TSCĐ của công ty
Công thức tính ROA
ROA = Doanhthu ròng (hoặc Lợi nhuận sau thuếTổngtài sản bìnhquân X 100%
Doanh thu ròng: Doanh thu ròng là lợi nhuận thu được sau khi khấutrừ đi tất cả chi phí sản xuất, kinh doanh và thuế, hay còn gọi là lợinhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân: Trung bình cộng giá trị tài sản lúc đầu kỳ vàlúc cuối kỳ
Chỉ số ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệpcàng cao Nếu chỉ số ROA lớn hơn 0, nghĩa là doanh nghiệp có lãi và chỉ sốROA bé hơn 0 tức là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ
Để tính chính xác chỉ số ROA đối với TSCĐ, bạn cần loại bỏ lợi nhuận từ cáchoạt động khác, chỉ tập trung vào hoạt động nào có sự tham gia trực tiếp củaTSCĐ
Ý nghĩa chỉ số ROA
Chỉ số ROA giúp các cá nhân trong doanh nghiệp biết rằng họ có khả năngkiếm được bao nhiêu tiền từ số tài sản mình đang quản lý và khai thác sửdụng
Trang 183 Suất hao phí của TSCĐ
Chỉ tiêu suất hao phí của tài sản cố định có thể được sử dụng thay thế cho chỉtiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định với ý nghĩa ngược lại chỉ tiêu này chobiết để tạo ra mỗi đồng doanh thu thuần, DN phải hao phí mấy đồng giá trị tàisản cố định
Suất hao phí của TSCĐ = Tổngtài sản bìnhquân
Công thức tính hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanhthu thuần
Vốncố định bình quânDoanh thu thuần: là phần doanh thu còn lại sau khi lấy doanh thu trừ
đi các khoản giảm trừ doanh thu (thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ, chiếtkhấu,…)
Vốn cố định bình quân: Trung bình cộng vốn cố định đầu kỳ và cuối kỳ
Ý nghĩa
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản
cố định của doanh nghiệp càng cao
Trang 19Chương II: GIỚI THIỆU CHUNG
I Giới thiệu về doanh nghiệp
1 Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị thực tập
Công ty cổ phần Cảng Vật Cách có trụ sở tại Km 9 – đường 5 – Quán Toan,Hồng Bàng, Hải Phòng Vị trí bãi Cảng nằm ở hữu ngạn Sông Cửa Cấm, cáchHải Phòng về phía thượng lưu 12km, có chế độ thủy triều là Nhật triều vớimức nước cao nhất là 4m, đặc biệt cao 4,23m, mực nước thủy triều thấp nhất
là 0,48m, đặc biệt thấp nhất là 0,23m cảng nằm cách xa trung tâm thành phố,luồng lạch ra vào còn nhiều hạn chế do độ bồi đắp phù sa lớn, do vậy hàngnăm cảng phải thường xuyên nạo vét khơi thông dòng chảy để đảm bảo chotàu ra vào được thuận lợi
Xí nghiệp xếp dỡ Vật Cách bắt dầu được xây dựng từ năm 1965, ban đầu chỉ
là những bến cảng thuộc dạng mố cầu có diện tích mặt bến (8m x 8m) Xínghiệp có 5 mố cầu bằng, lúc đầu chỉ có một lượng phương tiện rất thô sơ vàlạc hậu, lao động thủ công đánh than, lfm các loại hàng rời là chủ yếu Dotình hình của đất nước ngày càng có nhu cầu cao hơn về xếp dỡ các mặt hàngtại Xí nghiệp, Xí nghiệp đã cơ cấu lại tổ chức và có biện pháp đổi mới muasắm thêm các thiết bị để đáp ứng với yêu cầu của chủ hàng và phục vụ đấtnước Trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (năm 1968-1975) Xí nghiệpcũng là nơi trung chuyển vũ khí chiến lược, lương thực phục vụ chi viện giảiphóng Miền Nam, thống nhất đất nước và góp phần xây dựng CNXH
Xí nghiệp xếp dỡ Vật Cách là một thành viên của Cảng Hải Phòng, nằm cách
xa trung tâm cảng, vì vậy trong công việc đôi lúc còn gặp rất nhiều khó khăn,phương tiện kỹ thuật lạc hậu Song với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo và toànthể cán bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp, Xí nghiệp đã ngày càng đượcđổi mới Xí nghiệp đã đầu tư mua thêm nhiều thiết bị nâng có tính năng tácdụng rất cao trong khâu xếp dỡ hàng hóa Từ đó đáp ứng được nhu cầu của thịtrường, chủ hàng, nâng cao đời sống cho các bộ công nhân viên trong toàn Xínghiệp Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước ngày một cao hơn.Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước chuyển đổi nền kinh
tế thị trường theo hướng của Nhà nước Cảng Hải Phòng đã thực hiện đúng
Trang 20chủ trương đó, tách Xí nghiệp xếp dỡ Vật cách ra khỏi cảng Hải Phòng Ngày
03 tháng 07 năm 2002 theo quyết định số 2080/2002/QĐBGTVT, Xí nghiệpxếp dỡ Vật Cách được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Cảng Vật Cách.Công ty được thành lập với nguồn vốn điều lệ là 12 tỷ đồng Việt Nam ( trong
đó có 30% vốn của cảng Hải Phòng, còn lại 70% vốn do các cổ đông trongcông ty đóng góp) Kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2002 công ty chính thức đivào hoạt động
2 Chức năng, nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.2.1 Chức năng:
Chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất cụ thể như: sức lao động trình độ tay nghềcủa cán bộ công nhân viên chức, phương tiện, công cụ xếp dỡ, kho bãi để tiếpnhận hàng hoá thông qua cảng đáp ứng yêu cầu của chủ hàng, chủ phươngtiện
Thường xuyên liên tục làm tốt công tác tiếp thị tạo điều kiện thuận lợi chokhách hàng nhằm thu hút được nhiều chủ hàng đến với cảng, để tạo thêm việclàm cho công nhân có mức thu nhập ổn định và tăng thêm nguồn doanh thucho xí nghiệp
2.2 Nhiệm vụ của Cảng Vật Cách:
Phục vụ cho các chủ hàng, chủ phương tiện hay nói cách khác là hàng tàu xếp
dỡ Container, hàng hoá khác từ tàu vào kho bãi của cảng hoặc lên xe của chủhàng… và ngược lại
Giao nhận và bảo quản hàng trong kho bãi đảm bảo an toàn
tuyệt đổi hàng hoá của các chủ hàng
Tổ chức cho cán bộ công nhân viên có đời sống ổn định để an tâm sản xuất đểđạt được năng suất, chất lượng hiệu quả cao
Tổ chức dịch vụ vận tải đường dài trực tiếp đa hàng từ cảng đến thẳng khocủa chủ hàng để tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho công nhận
II Giới thiệu về cấu trúc bộ máy quản trị tài chính của doanh nghiệp